Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Nên xì hết bình cứu hỏa trước khi bỏ vào ô tô

NHỮNG NGƯỜI CÓ Ô TÔ VÀ CẢ BỘ CÔNG AN CẦN BIẾT ĐIỀU NÀY
Đức Bảo Phạm - Bình chống cháy mà Bộ Công an yêu cầu lái xe ô tô mang theo xe có ghi những cảnh báo bằng hơn cả chục thứ tiếng (nhưng tiếc thay không có tiếng Việt cho các quan chức công an đọc), trong đó có 1 đoạn tiếng Anh như sau: Content is under pressure. Protect from sun rays and do not expose temperature over 50 C. Do not punch nor burn the container after use. Keep out of reach of children, keep away sources of ignition. 
Có thể dịch ra tiếng Việt như sau: Chất chứa bên trong có áp suất. Tránh phơi ra nắng hay đặt trong nhiệt độ cao hơn 50 độ C. Không đục cũng như đốt bình sau khi dùng. Giữ xa khỏi trẻ con, tránh những nguồn tạo tia lửa.

Như vậy nếu đem một cái bình trên một chiếc xe ô tô chạy rung lắc suốt ngày, phơi nắng nóng (vì phải để ngoài đường) thì khác gì mang quả bom đặt trong xe. Vì thế nên các nhà sản xuất ô tô không khuyến cáo đem theo bình cứu hoả vì xe con thể tích rất nhỏ, khó để chỗ nào an toàn để tránh nhiệt độ cao. 

Nếu bình chữa cháy bị nổ trong xe thì người thiệt bị hại không thể bắt Bảo hiểm đền vì đã không nghe theo lời khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy nhiên, những người bị thiệt hại có thể kiện Bộ Công an dựa trên những quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 theo các điều khoản sau:

- Trong trường hợp bình chữa cháy nổ làm chết người hay bị thương tích thì căn cứ vào:

Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

- Trong trường hợp bình chữa cháy nổ làm hỏng xe thì căn cứ vào:
Điều 145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Tuy nhiên các cụ đã nói: Được vạ thì má đã sưng! Vì vậy các chủ xe phải biết tuỳ cơ ứng biến để khỏi bị xử phát nhưng lại bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của mình, đặc biệt hiện nay trên thị trường trôi nổi rất nhiều bình chữa cháy dởm của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét