NGỰA NGHẼO
Năm Ngựa, Chúc:
Truyện cười dân gian:
Nhất bên trọng, nhất bên khinh
Một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời: - Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi
(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết...
Quan gật đầu: - Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết
Quan cau mày: - Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.
Thơ Hồ Xuân Hương: "Thoạt vào cờ chàng liền nhảy ngựa"
-------------------------------------
Những người muôn năm cũ, chạy tả tơi cả rồi!
NVTPHCM- Hình ảnh ông đồ ôm giấy đỏ lom khom chạy lực lượng an ninh phường ở Văn Miếu vừa qua khiến công chúng xem mà đau. Không đau sao được khi thấy những chữ “Tâm”, chữ “Phúc”, chữ “Hiếu” rơi la liệt ở vỉa hè...
1. Nguyên do của sự việc đáng buồn trên là quy định mới về quy hoạch khu vực hoạt động của các ông đồ do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội ban hành. Theo đó, lần đầu tiên, Sở sẽ tổ chức “Phố ông đồ” cùng CLB Thư pháp UNESCO Việt Nam từ ngày 15/1 tới 15/2/2014 tại Hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Để thực hiện hoạt động trên, sở đã bố trí 36 ki ốt khung sắt, mái vải. Theo tìm hiểu, mỗi căn ki ốt được cho thuê với giá 5 triệu đồng. Và mỗi ki ốt chỉ cho phép 2 ông đồ viết chữ. Bên cạnh đó, chỉ 72 ông đồ này được cấp thẻ hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 72 ông đồ này mới được phép hoạt động hợp pháp ở khu vực Văn Miếu. Những ông đồ không có thẻ sẽ bị cưỡng chế, dừng hoạt động do “kinh doanh trên vỉa hè”, “ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị”...
Trong khi đó, mỗi năm, trung bình có tới hàng trăm ông đồ tới “đất thánh” Nho học để viết chữ. Nên hệ lụy tất yếu là nếu có được thuê hết, chỗ ngồi trong Văn Miếu không đủ cho các ông đồ. Và nữa, giá thuê ki ốt cao, lại không được người dân hưởng ứng nên nhiều ông đồ không vào trong Hồ Văn. Cũng vì thế, cho tới lúc này, "Phố ông đồ" chẳng tấp nập như mong đợi.
Nhưng năm hết Tết đến, ngoài chuyện thu nhập, các ông không đành ngồi nhà. Vậy là bất chấp lệnh cấm, giấy đỏ, mực tàu vẫn được bày bên những con đường dọc Văn Miếu. Tiếp theo là điều gì chắc ai cũng hiểu.
2. Vào đầu thế kỷ XX, “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cội rễ”. Khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến khiến những người theo Nho học chỉ biết kiếm sống bằng việc bán chữ Thánh hiền. Đó là khoảng thời gian khủng hoảng của những ông đồ.
Và cuộc biến thiên khủng khiếp ấy của những đệ tử cửa Khổng sân Trình dường như đã “chạm đáy” khi việc bán chữ cũng chẳng ai mua. Trong hoàn cảnh ấy, nhà thơ Vũ Đình Liên viết bài thơ “Ông đồ” nổi tiếng. Và ông cũng bình luận thêm về các “ông đồ già” như “di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn”.
Thời mạt qua, giờ hàng trăm ông đồ đã trở lại “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua”. Trong đó, có ông đồ già, thầy đồ trẻ, thậm chí, những “cô đồ” vừa ra trường phơi phới xuân xanh cũng xuống đường.
Người Hà Nội lại náo nức xin chữ mỗi độ Xuân về. Con xin chữ mong cha mẹ mạnh khỏe, cha mẹ xin chữ mong con cái đỗ đạt thành tài, đôi lứa xin chữ nguyện cầu hạnh phúc... Xin chữ đầu năm ở Văn Miếu dần lại trở thành thói quen của người Tràng An. Cả một nếp văn hóa đẹp đã phục hưng. Vậy mà...
3. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố dông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái xúm xít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngữ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ. Ông đã bị họ lãng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống”.
Những câu văn trong bài văn mẫu nổi tiếng này chắc nhiều người biết. Và nhiều cô giáo cũng đã coi đó như một công cụ để bình giảng bài thơ “Ông đồ” với các em học sinh khi đứng trên bục giảng.
Song, với hình ảnh ông đồ “chẳng ngồi đấy”, ki ốt bán chữ trong Văn Miếu cũng heo hút người xem, chúng ta biết nói gì đây với những ánh mắt long lanh dưới bục giảng?
PHẠM MỸ/TTVH
( Luc Van Tiên chuyển )
***************************************
Ngựu tầm được Ngưu, Mã tầm được Mã
Nhưng mà đừng: Ngựa non háu đá
Ăn ở phải: Thẳng như ruột ngựa
Đừng có mà: Mó dái Ngựa
Kẻo có ngày gặp bọn: Đầu trâu mặt ngựa và bọn Mồm chó vó ngựa
Tết nhất, đừng quá sức kẻo mà: Thượng mã phong đấy nhá!
Nhưng mà đừng: Ngựa non háu đá
Ăn ở phải: Thẳng như ruột ngựa
Đừng có mà: Mó dái Ngựa
Kẻo có ngày gặp bọn: Đầu trâu mặt ngựa và bọn Mồm chó vó ngựa
Tết nhất, đừng quá sức kẻo mà: Thượng mã phong đấy nhá!
Kiểu tóc Năm Ngựa
Một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
Đĩa thịt gà trên mâm cỗ Tết năm Ngựa
Bé bú tý Ngựa. Điêu khắc đình Diềm, Bắc Ninh
Truyện cười dân gian:
Nhất bên trọng, nhất bên khinh
Một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời: - Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi
(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết...
Quan gật đầu: - Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết
Quan cau mày: - Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.
Thơ Hồ Xuân Hương: "Thoạt vào cờ chàng liền nhảy ngựa"
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðét đồn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
Sưu tầm
http://xuandienhannom.blogspot.com/
********************************************
Ðét đồn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
Sưu tầm
http://xuandienhannom.blogspot.com/
********************************************
Ông Đồ Giáp Ngọ
Nguyễn Điều Chỉnh
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy Ông Đồ Già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Vũ Đình Liên)
Năm nay đào lại nở
Cũng vẫn Ông Đồ xưa
Bỗng dưng chạy tở mở
Trước mắt lũ học trò !!!
Năm nay tết Giáp Ngọ
Bàn dân bỗng trông thấy
Cả đám Ông Đồ xưa
Ôm giấy bút… phóng như ngựa
Hóa ra Ông Đồ khổ !!!
Không tiền thuê chổ ngồi
Làm sao vào Kiosque
Để viết chử “Tâm” thôi !
Ôi Thăng Long hoài cổ …!!!
Ba mươi sáu cái mái che
Thất thập nhị Ông Đồ
Hai Ông… một Kiosque !!!
Hai Ông một Kiosque…
Cọc sắt cắm Hồ Văn…
Thất thập nhị Ông Đồ
Múa bút có “ License”…!!!
Để có được “Patent”
Hai ông phải trả trước
Năm triệu một kiosque
Giấy đỏ buồn mênh mang !!!
Hàng trăm Ông Đồ khác
Không có được “License”
Ngồi bên lề Văn Miếu
Mực đọng sầu trong nghiên !!!
Ông Đồ cho chử lậu
Nhác thấy an ninh Phường
Vơ giấy bút Ông tẩu
Bàn dân ngơ ngác thương !!!
Tội nghiệp cho các chử
“Tâm” , “Phúc”, “Hiếu” tang thương !
Rơi tung tóe trên đường
“Bút Kình Thiên” tự tử …!!!
Tối mùng 2 đau xót
Đọc bài báo Ông Đồ
Thương Ông chạy thấy mẹ… !!!
“Cho Chử”… buồn thấy cha…!!!
Tối Mùng 2 khai bút
Gửi Sĩ Phu Bắc Hà
Ông Đồ muôn năm cũ !
Chạy đi đâu ru mà …? !!!
Những người muôn năm cũ, chạy tả tơi cả rồi!
NVTPHCM- Hình ảnh ông đồ ôm giấy đỏ lom khom chạy lực lượng an ninh phường ở Văn Miếu vừa qua khiến công chúng xem mà đau. Không đau sao được khi thấy những chữ “Tâm”, chữ “Phúc”, chữ “Hiếu” rơi la liệt ở vỉa hè...
1. Nguyên do của sự việc đáng buồn trên là quy định mới về quy hoạch khu vực hoạt động của các ông đồ do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội ban hành. Theo đó, lần đầu tiên, Sở sẽ tổ chức “Phố ông đồ” cùng CLB Thư pháp UNESCO Việt Nam từ ngày 15/1 tới 15/2/2014 tại Hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Để thực hiện hoạt động trên, sở đã bố trí 36 ki ốt khung sắt, mái vải. Theo tìm hiểu, mỗi căn ki ốt được cho thuê với giá 5 triệu đồng. Và mỗi ki ốt chỉ cho phép 2 ông đồ viết chữ. Bên cạnh đó, chỉ 72 ông đồ này được cấp thẻ hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 72 ông đồ này mới được phép hoạt động hợp pháp ở khu vực Văn Miếu. Những ông đồ không có thẻ sẽ bị cưỡng chế, dừng hoạt động do “kinh doanh trên vỉa hè”, “ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị”...
Trong khi đó, mỗi năm, trung bình có tới hàng trăm ông đồ tới “đất thánh” Nho học để viết chữ. Nên hệ lụy tất yếu là nếu có được thuê hết, chỗ ngồi trong Văn Miếu không đủ cho các ông đồ. Và nữa, giá thuê ki ốt cao, lại không được người dân hưởng ứng nên nhiều ông đồ không vào trong Hồ Văn. Cũng vì thế, cho tới lúc này, "Phố ông đồ" chẳng tấp nập như mong đợi.
Nhưng năm hết Tết đến, ngoài chuyện thu nhập, các ông không đành ngồi nhà. Vậy là bất chấp lệnh cấm, giấy đỏ, mực tàu vẫn được bày bên những con đường dọc Văn Miếu. Tiếp theo là điều gì chắc ai cũng hiểu.
2. Vào đầu thế kỷ XX, “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cội rễ”. Khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến khiến những người theo Nho học chỉ biết kiếm sống bằng việc bán chữ Thánh hiền. Đó là khoảng thời gian khủng hoảng của những ông đồ.
Và cuộc biến thiên khủng khiếp ấy của những đệ tử cửa Khổng sân Trình dường như đã “chạm đáy” khi việc bán chữ cũng chẳng ai mua. Trong hoàn cảnh ấy, nhà thơ Vũ Đình Liên viết bài thơ “Ông đồ” nổi tiếng. Và ông cũng bình luận thêm về các “ông đồ già” như “di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn”.
Thời mạt qua, giờ hàng trăm ông đồ đã trở lại “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua”. Trong đó, có ông đồ già, thầy đồ trẻ, thậm chí, những “cô đồ” vừa ra trường phơi phới xuân xanh cũng xuống đường.
Người Hà Nội lại náo nức xin chữ mỗi độ Xuân về. Con xin chữ mong cha mẹ mạnh khỏe, cha mẹ xin chữ mong con cái đỗ đạt thành tài, đôi lứa xin chữ nguyện cầu hạnh phúc... Xin chữ đầu năm ở Văn Miếu dần lại trở thành thói quen của người Tràng An. Cả một nếp văn hóa đẹp đã phục hưng. Vậy mà...
3. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố dông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái xúm xít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngữ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ. Ông đã bị họ lãng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống”.
Những câu văn trong bài văn mẫu nổi tiếng này chắc nhiều người biết. Và nhiều cô giáo cũng đã coi đó như một công cụ để bình giảng bài thơ “Ông đồ” với các em học sinh khi đứng trên bục giảng.
Song, với hình ảnh ông đồ “chẳng ngồi đấy”, ki ốt bán chữ trong Văn Miếu cũng heo hút người xem, chúng ta biết nói gì đây với những ánh mắt long lanh dưới bục giảng?
PHẠM MỸ/TTVH
( Luc Van Tiên chuyển )
***************************************
Hình Ảnh Vui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét