Chuyên cơ Tổng thống Mỹ "đốt tiền" cỡ nào?
Air Force One - Từ nhiều năm nay, chi phí cho việc di chuyển của Tổng thống Mỹ luôn là chủ đề gây tranh cãi. Đặc biệt, năm 2013, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ phải thắt chặt chi tiêu, thậm chí phải đóng cửa hơn hai tuần vì không đạt được thỏa thuận tăng trần nợ công, dư luận lại được dịp bàn tán về đội chuyên cơ tốn kém này.
Theo số liệu chính thức do Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố trong bản báo cáo “Những chuyến đi của Tổng thống: Chính trị và chi phí”: Air Force One - chuyên cơ dành riêng phục vụ tổng thống ngốn 181.545 USD cho mỗi giờ bay. Quân đội Mỹ - đơn vị chịu trách nhiệm cho các chuyến bay của tổng thống cũng đã thừa nhận con số này.
Cũng theo bản báo cáo trên, trong chuyến công du 8 ngày tới 3 nước châu Phi (từ 26/6 đến 3/7/2013) ngân sách nước Mỹ hao hụt gần 100 triệu USD. Đây được đánh giá là chuyến thăm nước ngoài tốn kém nhất trong thời gian tại chức của ông Obama, theo Washington Post. Riêng chi phí cho Air Force One hết 18,7 triệu USD. Theo các nhà quan sát trong và ngoài nước thì chuyến công du này như một cuộc tập kết quân sự trên lục địa đen một cách không cần thiết với các chuyến bay vận tải chở hàng tấn thiết bị, các loại kính chống đạn lắp lên cửa sổ khách sạn, 56 chiếc xe đặc chủng, trong đó có, 14 xe limousine, tàu chiến thường trực ngoài khơi.
Thường thì các thông tin chi tiết về các chuyến công du nước ngoài của tổng thống được giữ bí mật vì các lý do an ninh và có rất ít thông tin công khai về tổng chi phí. Con số chi phí cho chuyến công du nói trên cũng không được thông báo chính thức, nhưng Nhà Trắng cũng không bác bỏ số tiền mà nhật báo Washington Post đưa ra. Số tiền này theo các chuyên gia an ninh và kinh tế nếu không đúng thì cũng không sai lệch bao nhiêu.
Theo Hawaii Reporter, một chuyến du lịch đến Honolulu của Tổng thống Obama hồi tháng trước tiêu tốn 3,2 triệu USD riêng chi phí cho chuyên cơ đã hết một nửa. Trước đó, năm 2010 chuyến thăm Ấn Độ của ông Obama tốn 200 triệu USD/ngày và chi phí cho chuyên cơ tổng thống nếu tính theo tỉ giá cũng không thấp hơn chuyến công du Nam Phi nói trên bao nhiêu. Thông tin này được một quan chức chính phủ xác nhận với hãng thông tấn PTI.
Tháp tùng ông Obama trong các chuyến công du thường có khoảng 60 quan chức thuộc các bộ, cố vấn an ninh quốc gia, cố vấn cao cấp, thư ký báo chí. Tùy thuộc vào mục đích chuyến đi mà số lượng người có thể thay đổi. Một khi đã bước lên chuyên cơ, phóng viên chỉ được ở khoang dành cho báo chí. Nếu di chuyển ra ngoài khu vực này phải có nhân viên Nhà Trắng hộ tống và các mật vụ giám sát chặt chẽ.
Chuyên cơ HighFlight - AirForceOne của Tổng thống Mỹ Obama
Hơn 180.000 USD/giờ bayTheo số liệu chính thức do Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố trong bản báo cáo “Những chuyến đi của Tổng thống: Chính trị và chi phí”: Air Force One - chuyên cơ dành riêng phục vụ tổng thống ngốn 181.545 USD cho mỗi giờ bay. Quân đội Mỹ - đơn vị chịu trách nhiệm cho các chuyến bay của tổng thống cũng đã thừa nhận con số này.
Cũng theo bản báo cáo trên, trong chuyến công du 8 ngày tới 3 nước châu Phi (từ 26/6 đến 3/7/2013) ngân sách nước Mỹ hao hụt gần 100 triệu USD. Đây được đánh giá là chuyến thăm nước ngoài tốn kém nhất trong thời gian tại chức của ông Obama, theo Washington Post. Riêng chi phí cho Air Force One hết 18,7 triệu USD. Theo các nhà quan sát trong và ngoài nước thì chuyến công du này như một cuộc tập kết quân sự trên lục địa đen một cách không cần thiết với các chuyến bay vận tải chở hàng tấn thiết bị, các loại kính chống đạn lắp lên cửa sổ khách sạn, 56 chiếc xe đặc chủng, trong đó có, 14 xe limousine, tàu chiến thường trực ngoài khơi.
Thường thì các thông tin chi tiết về các chuyến công du nước ngoài của tổng thống được giữ bí mật vì các lý do an ninh và có rất ít thông tin công khai về tổng chi phí. Con số chi phí cho chuyến công du nói trên cũng không được thông báo chính thức, nhưng Nhà Trắng cũng không bác bỏ số tiền mà nhật báo Washington Post đưa ra. Số tiền này theo các chuyên gia an ninh và kinh tế nếu không đúng thì cũng không sai lệch bao nhiêu.
Theo Hawaii Reporter, một chuyến du lịch đến Honolulu của Tổng thống Obama hồi tháng trước tiêu tốn 3,2 triệu USD riêng chi phí cho chuyên cơ đã hết một nửa. Trước đó, năm 2010 chuyến thăm Ấn Độ của ông Obama tốn 200 triệu USD/ngày và chi phí cho chuyên cơ tổng thống nếu tính theo tỉ giá cũng không thấp hơn chuyến công du Nam Phi nói trên bao nhiêu. Thông tin này được một quan chức chính phủ xác nhận với hãng thông tấn PTI.
Tháp tùng ông Obama trong các chuyến công du thường có khoảng 60 quan chức thuộc các bộ, cố vấn an ninh quốc gia, cố vấn cao cấp, thư ký báo chí. Tùy thuộc vào mục đích chuyến đi mà số lượng người có thể thay đổi. Một khi đã bước lên chuyên cơ, phóng viên chỉ được ở khoang dành cho báo chí. Nếu di chuyển ra ngoài khu vực này phải có nhân viên Nhà Trắng hộ tống và các mật vụ giám sát chặt chẽ.
Quá xa xỉ
Ông Demian Brady - Đại diện Hiệp hội Những người đóng thuế bất mãn: Với số tiền cho một giờ bay của tổng thống, một người Mỹ có thể mua một căn nhà khá tươm tất khang trang. Đây là một số tiền quá xa xỉ. Càng ngày chi phí cho các chuyến bay “đốt tiền” càng nhiều, chưa kể, đây mới chỉ là chi phí cho riêng chuyên cơ trong một chuyến công du”.
Chi phí cho chuyên cơ tổng thống còn bị chỉ trích: “Thói công du vô tội vạ” trong đợt chính phủ phải đóng cửa vì tranh cãi nợ công hồi cuối năm 2013. John Berg - Hiệp hội thiện nguyện của những người thất nghiệp ca thán: “Cắt giảm chi phí công du để không phải cắt giảm việc làm”. Hạ nghị sĩ George Holding nói, nên dùng số tiền đó “tài trợ” cho những việc dân sinh hơn. Chính phủ không nên chi quá nhiều tiền cho các chuyến công du, trong khi đất nước còn đang mắc nợ hơn 16.000 tỷ USD.
“Cần phải kìm cương các chi phí đi lại. Chính quyền Obama cho thấy sự lúng túng, không biết nên cắt giảm chi tiêu khi nào và ở đâu. Những con số không nói dối, người dân đã chán những kiểu tiêu tiền thuế của họ vô bổ, cẩu thả, họ cũng như chúng tôi muốn có những cắt giảm rõ ràng cho những vụ “vung tay quá trán” này”, ông George Holding nói với phóng viên Washington Post.
Ông Billy Dale - Cựu trưởng phòng du hành Nhà Trắng từ thời cố Tổng thống Kennedy đến thời cựu Tổng thống Bill Clinton bày tỏ sự khó hiểu khi chuyến công du của ông Obama tới Nam Phi ngốn từng ấy tiền trong lúc dân Mỹ phải thắt lưng buộc bụng.
Sắp thay chuyên cơ
Bản báo cáo của Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, Tổng thống hiện đang sử dụng hai chiếc Boeing 747-200B đã được cải tiến và mang số hiệu quân sự là VC-25 nhưng thường được gọi dưới tên Air Force One. Hai chiếc máy bay này được trang bị giống nhau cả bên trong lẫn bên ngoài. Giá của Air Force One khoảng 325 triệu USD. Mỗi lần Air Force One cất cánh đều được coi đang thực thi một nhiệm vụ quân sự.
Tạp chí Flight Global dẫn lời đại diện Không quân Mỹ cho biết, họ đang tìm kiếm một chiếc chuyên cơ mới cho Tổng thống, bởi hai chiếc máy bay nói trên sẽ “về hưu” vào năm 2017 sau 30 năm hoạt động. Những chiếc máy bay đang được sử dụng là biến thể của Boeing 747-200 chuyên phục vụ yếu nhân, khó bảo trì và ít phổ biến trong hàng không dân sự. “Chi phí bảo trì và nâng cấp máy bay ngày một tăng cao, khiến cho việc mua mới và thay thế chuyên cơ này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết”, nguồn tin Không quân Mỹ cho biết.
Chuyên cơ Air Force One được Nhà Trắng đặt hãng Boeing phiên bản riêng, là một pháo đài đúng nghĩa với hệ thống tên lửa đánh chặn, giảm chấn hạt nhân hiện đại nhất thế giới, có thể bay liên tục hàng tuần với hệ thống tiếp liệu trên không. Air Force One dài 70,4m, cao 19,4 m, sải cánh 59,6m, tốc độ tối đa 1.015km/h, bay liên tục không phải tiếp dầu 12.550km và trần bay là 13.700m. Diện tích sàn máy bay 1.200m2 gồm 6 phòng ngủ, một văn phòng làm việc lớn, một phòng vệ sinh và một phòng hội thảo, phòng bếp có thể phục vụ 100 người cùng lúc. Phòng y tế như một phòng mổ, bác sĩ trực 24/24h. Trung tâm truyền thông có 87 đường điện thoại, 28 đường mã hóa tuyệt mật giúp điều hành công việc khi đang ở độ cao 13km; phòng chứa mã hạt nhân có thể khởi động trong trường hợp khẩn cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét