Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

'Khu đèn đỏ' đâu đơn giản chỉ 'ăn bánh trả tiền'

'Khu đèn đỏ' đâu đơn giản chỉ 'ăn bánh trả tiền'

'Ăn bánh trả tiền' có vẻ là cách tốt vừa giải quyết nhu cầu sinh lý, vừa không phạm tất cả những vấn đề rắc rối ở tình huống hai. Nhưng...

Sau sự kiện cô gái bị hiếp dâm gây nổi sóng ở Ấn Độ, vấn đề bảo vệ phụ nữ ở quốc gia này được đưa ra mạnh mẽ hơn. Trong đó có ý tưởng "tiêm hóa chất cho những tội phạm hiếp dâm" mất khả năng tình dục hoàn toàn.
Khi được hỏi quan điểm về ý tưởng này, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng: Cùng với tuyên hình phạt tù, cần tuyên "thiến hóa chất" là một hình phạt bổ sung. Tức là cùng với việc đi tù, đồng thời tiêm loại thuốc đó cho kẻ phạm tội hiếp dâm, để mất khả năng tình dục". Ông Đỗ Văn Đương còn khẳng định: Đây là biện pháp hiệu quả và nhân văn!
Một ý tưởng khác cũng gây tranh cãi không kém về việc nên/ không nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, và cho phép các thành phố mở "khu đèn đỏ" để quản lý hoạt động này một cách chính thống.
Cả hai ý tưởng liên quan đến tình dục này đều khá shock và gây tranh cãi quyết liệt.

Người viết bài này không phải là chuyên gia xã hội học hay nghiên cứu, trong khuôn khổ một bài viết ngắn, chỉ xin đưa ra một góc nhìn về vấn đề xã hội phức tạp này.
"Nhân văn" và "tất yếu"?
Mua bán dâm là một hoạt động thương mại cổ xưa và phổ biến của loài người. Việc dùng hành vi tình dục để trao đổi một quyền lợi hay món hàng hóa nào đó không phải là điều xa lạ. Ngay ở những quốc gia Hồi giáo bị ràng buộc bởi những điều luật đạo đức tôn giáo hà khắc, hoạt động mại dâm vẫn diễn ra âm thầm.
Nói vậy để thấy rằng, chỉ cần ở nơi nào có ... đàn ông và đàn bà, ở đó có mua bán trao đổi hoạt động mại dâm.
Ở Việt Nam, nơi chưa bao giờ công nhận hoạt động mại dâm hợp pháp, nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn tồn tại, nửa kín nửa hở, nhộn nhịp hay kín đáo tùy thuộc vào... thái độ của những nhà quản lý xã hội.
Những thành phố đông dân như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..., nơi mật độ dân số lớn, cuộc sống hối hả cùng nhịp sống cá nhân biệt lập, đối tượng xã hội đa dạng, thì "thị trường mại dâm" cũng phát triển hơn.
Theo số liệu do báo Quân đội Nhân dân đưa ra, dân số khu vực thành thị là 26, 88 triệu người. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 của cả nước là 51,39 triệu người. Nếu tính số người trong tuổi lao động 15 đến 60 (có thể, có khả năng) hoạt động tình dục, thì tỷ lệ này là 58,4% trên tổng dân số 88 triệu người.
Phố đèn đỏ Kabukicho - Tokyo, Nhật Bản
Trong khi đó, lứa tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân gia đình hiện nay là 18- 20. Bỏ qua những yếu tố như hôn nhân tan vỡ, ngoại tình, vợ/ chồng không có khả năng hoạt động tình dục...vv... thì số lượng trong độ tuổi có (nhu cầu) tình dục nhưng không/ chưa có đối tác (ước tính) khoảng 10% tổng dân số =  8,8 triệu người.
Những người thuộc nhóm này sẽ có một số giải pháp: 1) Kiềm chế nhu cầu tình dục. 2) Tìm bạn trai/ gái hoặc đối tác tình dục tạm thời. 3) Tìm đến dịch vụ bán dâm.
Trong tình huống thứ nhất: Quan điểm và 'giải pháp' còn phụ thuộc vào từng người cụ thể, để đi sâu phân tích còn cần một bài viết khác với sự tham gia của các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý.
Tình huống hai: Có vẻ đây là giải pháp lý tưởng nhất cho những người đến tuổi, có nhu cầu quan hệ tình dục, nhưng chưa đủ điều kiện kết hôn. Nhưng thực hiện có thuận lợi không? Không! Đặc biệt ở một quốc gia châu Á, nhất là như Việt Nam.
Có thể chỉ ra những hiện tượng nhìn rõ ngay: Khi "trinh tiết", "cái ngàn vàng" vẫn chiếm đa số bài báo và là nguyên nhân của rất nhiều cuộc hôn nhân bất hạnh, thì giả định "đối tác tạm thời" dường như không (thể) lựa chọn.
Ngay trong tư tưởng người Việt đã không chắc chắn việc quan hệ tình dục (không có quan hệ hôn nhân) có vi phạm đạo đức hay không khi tư tưởng Nho giáo và Tây phương đang cùng chi phối và gây xung đột dữ dội? Nhà trường và cha mẹ vẫn phân vân có "vẽ đường cho hươu chạy" hay không khi trao đổi đề tài tình dục với con? Nhóm lớn khác coi việc nói về tình dục là cấm kỵ, coi quan hệ tình dục không hôn nhân là xấu xa.
Tình huống hai có vẻ lý tưởng nhất, nhưng sẽ còn gây tranh cãi nhiều.
Tình huống ba: 'Ăn bánh trả tiền' có vẻ là cách tốt vừa giải quyết nhu cầu sinh lý, vừa không phạm tất cả những vấn đề rắc rối ở tình huống hai. Nhưng...
Dẫn tới điều gì?
Các nhà quản lý lo ngại việc công khai hóa mại dâm sẽ dẫn tới những trở ngại trong công tác quản lý. Dẫn đến rất nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, đạo lý phương Đông, ảnh hưởng tới sự bình an của những gia đình vốn đang không ít chao đảo trước sự "băng hoại" văn hóa, đạo đức xã hội.
Mại dâm càng không thể là yếu tố thu hút du lịch khi nó không có những điều kiện hỗ trợ như dịch vụ, môi trường, xã hội... Chẳng ai đến một nơi lộn xộn xô bồ chỉ để ngủ với gái mại dâm cả.
Thật ra điều này cũng không phải không có cơ sở. Không ai đảm bảo việc dịch vụ này được thừa nhận, tình trạng lừa gạt lạm dụng và mua bán phụ nữ có gia tăng. Vì trên thực tế ngay khi hoạt động mại dâm bị coi là phạm pháp, vẫn xảy ra nhiều trường hợp các cô gái vì nhiều lý do sa chân vào con đường này không có lối thoát ra. Vậy khi đã hợp pháp hóa, các cô đặt bút ký vào bản "hợp đồng lao động" này, còn cơ hội nào để thoát ra nữa không?
Hợp pháp hóa mại dâm, cụ thể là xây một khu chuyên biệt cho hoạt động này có vẻ như chưa phải là một ý tưởng khả thi. Đơn cử như ở Hà Nội, khu nào sẽ được/ bị chọn là "phố đèn đỏ", về cả điều kiện vật chất (khách sạn, nhà nghỉ có tập trung được trong một khu không?). Điều kiện an ninh xã hội, người dân sẽ chấp nhận chuyện này như thế nào? Còn việc quy hoạch riêng dẫn tới "cưỡng chế" "thu hồi đất" để phục vụ... mại dâm chắc chắn gây ra mâu thuẫn lớn.
Trong giả định này, có lẽ để các khách sạn, nhà nghỉ chủ động đăng ký dịch vụ kinh doanh (nếu hợp pháp hóa mại dâm) thay vì xây một khu biệt lập.
Chưa kể mại dâm luôn đi với bảo kê, ma túy, HIV.. Nên chăng một việc thiết thực hơn là bỏ những trung tâm "phục hồi nhân phẩm", thay vào đó là những trung tâm y tế cộng đồng và hỗ trợ sức khỏe và thông tin cho nhóm đối tượng này?
Giả định chuyển từ nghiệp dư, bán chuyên nghiệp thành một hoạt động chuyên nghiệp, thì người bán dâm có quyền/ nghĩa vụ thực hiện Luật Hôn nhân gia đình hiện hành nữa không? Họ có quyền có gia đình trong khi hoạt động nghề nghiệp không? Hoặc họ mất quyền lợi này cho đến khi "về hưu" chính thức?
Về đối tượng mua dâm, nếu xét trong điều kiện và quan niệm xã hội hiện nay, khách hàng chủ yếu vẫn sẽ là...đàn ông. Ở mặt quan niệm, người phụ nữ bỏ tiền ra mua dâm, hoặc có mối quan hệ tạo nên chủ yếu từ lợi ích tình dục vẫn không được xã hội ủng hộ.
Trên thực tế, khía cạnh pháp lý bảo vệ phụ nữ và trẻ em còn nhiều sơ hở. Phụ nữ vẫn lệ thuộc quá nhiều vào đàn ông, và khả năng người đàn ông lợi dụng yếu tố này để áp đặt vợ vào thế (phải) chấp nhận anh ta mua bán mại dâm là có thể xảy ra. Quan hệ giá thú chắc chắn ảnh hưởng, chưa nói thêm nhiều mối quan hệ và quan điểm đạo đức khác bị tổn thương.
Về ý kiến "thu thuế" và "kinh doanh du lịch", cá nhân người viết cũng không thấy khả thi. Mại dâm chỉ là một mảng nhỏ trong đời sống, là sự giao dịch đơn giản giữa hai đối tượng, không thể coi là một ngành kinh tế để thu lợi, chưa nói đến quan hệ đạo đức.
Mại dâm càng không thể là yếu tố thu hút du lịch khi nó không có những điều kiện hỗ trợ như dịch vụ, môi trường, xã hội... Chẳng ai đến một nơi lộn xộn xô bồ chỉ để ngủ với gái mại dâm cả.
Rất nhiều yếu tố phức tạp, so với ý tưởng "thiến" của đại biểu Đỗ Văn Đương, ý tưởng "đèn đỏ" cũng thách thức không kém.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-02-01-khu-den-do-dau-don-gian-chi-an-banh-tra-tien-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét