Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Về điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, định hướng và giải pháp điều hành năm 2012

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
             THÔNG CÁO BÁO CHÍ
   Về điều hành chính sách tiền tệ năm 2011,
định hướng và giải pháp điều hành năm 2012
 1. THỰC HIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2011
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Các nhóm giải pháp điều hành chủ yếu gồm: (1) Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lượng tiền cung ứng, bảo đảm khả năng thanh toán, hỗ trợ tích cực vốn cho các TCTD, ổn định thị trường; (2) Điều hành các mức lãi suất chính sách của NHNN phù hợp với diễn biến thị trường, kết hợp với biện pháp hành chính; (3) Thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; hạn chế cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất để đảm bảo tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất; (4) Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản của thị trường; Thực hiện các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước; (5) Các mặt công tác khác như thanh tra, giám sát ngân hàng, công tác thống kê, phân tích, dự báo, thông tin, truyền thông…cũng được NHNN tập trung triển khai, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành.
* Kết quả đạt được:
- Lượng tiền cung ứng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm, qua đó kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp. Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12%, góp phần đưa lạm phát tăng chậm lại (từ tháng 8 đến nay, lạm phát tăng dưới 1%/tháng); đồng thời góp phần giảm mạnh nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán quốc tế.

Chính sách tiền tệ 2012 và "Vắng mặt” số liệu huy động vốn

Chính sách tiền tệ 2012 và
“Vắng mặt” số liệu huy động vốn

MINH ĐỨC 17/12/2011 

picture 
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trên thị trường vàng, 
"giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng".

Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây báo cáo tổng kết năm của Ngân hàng Nhà nước công bố thiếu vắng những con số về lượng vốn huy động của hệ thống.

Sáng nay (17/12), Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin báo chí về điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, định hướng và giải pháp điều hành năm 2012. Một trong những con số được mong đợi nhất lại không thấy đề cập đến.

Cụ thể, bên cạnh các dữ liệu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, số liệu về tăng trưởng huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng không có trong thông tin công bố.

Số liệu huy động vốn của hệ thống được mong đợi bởi nó phản ánh thực tế có nhiều xáo trộn trong thời gian gần đây, đặc biệt trong tháng 11/2011. Đáng chú ý là thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống trong tháng 11/2011 cũng không được Ngân hàng Nhà nước tập hợp và công bố như thường thấy.

Trước đó, thị trường chờ đợi con số về tình hình huy động vốn của các ngân hàng trước sự xáo trộn của tâm lý người gửi tiền xoay quanh hiệu ứng bất lợi của thông tin tái cấu trúc hệ thống, khi có những lo ngại về khả năng sáp nhập một số ngân hàng nhỏ dù nhiều lần Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ đảm bảo an toàn hệ thống; bên cạnh đó là nhiều biến động trên thị trường vàng với thực tế có những thời điểm người dân đổ xô đi mua vàng.

Chúc mừng nước Nga, đất nước tôi yêu:

Nga chính thức gia nhập WTO

Tổng thư ký WTO Pascal Lamy trao đổi với tổng thống Nga D. Medvedev (REUTERS)

Tổng thư ký WTO Pascal Lamy trao đổi
với tổng thống Nga D. Medvedev (REUTERS)
 
Mai Vân
Sau 18 năm thương lượng gay go, Liên Bang Nga vào hôm nay 16/12/2011 đã chính thức trở thành hội viên thứ 154 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Văn kiện thu nhận Nga đã được ký kết trước bộ trưởng Thương mại 153 nước thành viên, đến Genève để tham gia hội nghị lần thứ 8 của WTO.

Trong bối cảnh các cuộc thương lượng trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha bị bế tắc, kinh tế thế giới bị đình đốn, xu hướng bảo hộ mậu dịch mạnh thêm, việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới được xem là điểm son của hội nghị bộ trưởng lần thứ 8 này.
Phải nói là chưa quốc gia nào gõ cửa WTO lâu như Nga : ròng rã 18 năm, một kỷ lục. Ngay cả Trung Quốc trước đây, nổi tiếng là phải chờ lâu, cũng chỉ mất 15 năm mà thôi.
Cản lực cuối cùng đối với việc kết nạp Nga là thái độ chống đối của thành viên Gruzia. Tuy nhiên vào đầu năm nay, Tbilissi đã thay đổi ý kiến.
Việc Nga gia nhập WTO đã xóa bỏ một nghịch lý tồn tại từ lâu trong Tổ chức Thương mại Thế giới : một quốc gia lớn, nằm trong nhóm G20, tập hợp 20 nền kinh tế quan trọng nhất hành tinh lại phải đứng bên ngoài tổ chức này.
Nếu việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới được chinh quyền Matxcơva thúc đẩy, thì vẫn có nhiều người Nga chống đối vì họ cho là điều đó không có lợi.

Thống đốc Ngân hàng: ‘Việc làm quan trọng hơn lời nói’

Tôi đồng tình với các phát biểu thận trọng và
hợp lý về CSTT năm 2012 của Thống đốc Bình
trong bài trả lời dưới đây. Hoan hô Bác. Nhưng 
đúng như Bác nói: Việc làm quan trọng hơn lời nói.

Thống đốc Ngân hàng: ‘Việc làm quan trọng hơn lời nói’


Trở thành Nhân vật của năm qua bình chọn của bạn đọc VnExpress.net, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có những chia sẻ về quan điểm cá nhân cũng như những thách thức mà ông gặp phải trong năm 2012.
 Thống đốc là Nhân vật của năm do độc giả bầu chọn

 Thống đốc Ngân hàng: 'Ném chuột không vỡ bình'
 Sẽ giảm nhanh các ngân hàng yếu kém


- Nhiều bạn đọc cho rằng Thống đốc là một nhà lãnh đạo khá kiệm lời. Ông nghĩ gì về điều này.

- Trước hết xin cảm ơn độc giả của VnExpress.net đã dành nhiều tình cảm cho cá nhân tôi cũng như ngành ngân hàng. Tôi cho rằng ở cương vị một nhà điều hành thì nói là một việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với bản thân mình, tôi luôn cho rằng việc làm cũng như kết quả mới là yếu tố quyết định và quan trọng nhất.


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng việc làm quan trọng hơn lời nói. Ảnh: Nhật Minh.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng việc làm quan trọng hơn lời nói. Ảnh: Hoàng Hà.

- Năm 2012, quan điểm điều hành tiền tệ của Thống đốc cũng như Ngân hàng Nhà nước trong năm tới sẽ như thế nào?

- 2012 là một năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi Việt Nam thực sự bắt tay vào triển khai các kế hoạch, chiến lược cho 5 - 10 năm tới. Tuy vậy, đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, vĩ mô trong nước chưa vững chắc, nền kinh tế sẽ phải đồng lòng phấn đấu theo phương châm: thắt lưng buộc bụng, đẩy lùi lạm phát, củng cố kinh tế vĩ mô đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với đó là cải cách toàn diện, sâu sắc và quyết liệt nền kinh tế, xây dựng nền tảng cho phát triển nhanh nhưng chất lượng và bền vững trong các giai đoạn tiếp theo.

Do đó, tiền tệ năm 2012 về cơ bản vẫn sẽ là một chính sách chặt chẽ, nhưng được điều hành chủ động và linh hoạt hơn. Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách vừa tháo gỡ khó khăn, tồn tại trước mắt, vừa tạo cơ sở vững chắc cho ổn định kinh tế lâu dài.

Clip Hà Nội nhìn từ trên cao

Clip Hà Nội nhìn từ trên cao

Thủ đô Hà Nội hiện lên với đủ màu sắc, sôi động, nhộn nhịp nhưng không kém phần gần gũi, bình yên trong clip làm bằng kỹ xảo timelapse của Pim Roes, thầy giáo đang sống và làm việc tại đây.

Xem Clip: Bấm vào đây hoặc theo link dưới đây:

http://vnexpress.net/video/xa-hoi/ha-noi-nhin-tu-tren-cao-trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai/2/62333/

Trước đó, từ hơn 10.000 bức ảnh chụp tại nhiều thời điểm khác nhau tại TP HCM, Rob Whitworth, nhiếp ảnh gia người Anh đã tái hiện nhịp sống giao thông hối hả ở thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Xem clip)
Timelapse là kỹ xảo sử dụng nhiều bức ảnh và cho phép phát lại ở tốc độ cao hơn so với thời gian chênh lệch khi chụp từng bức ảnh riêng biệt để tạo cảm giác như thời gian hay vạn vật di chuyển nhanh hơn.
  
90 giây 'đi hết' đại lộ đẹp nhất TP HCM

Bằng thủ thuật làm nhanh hình ảnh, anh Nguyễn Thế Dương (TP HCM) đã giúp độc giả có thể ngắm toàn cảnh đại lộ Võ Văn Kiệt (trước đây là đại lộ Đông Tây) - con đường đẹp nhất TP HCM hiện nay.


Theo anh Dương, để đi hết toàn tuyến dài gần 22 km trong vòng 90 giây, "tốc độ" của ôtô lên tới hơn 500 km/h. Còn ban ngày, với "tốc độ" 420km/h, xe chạy xuyên đại lộ này trong vòng 115 giây.

Với mục đích làm clip là để quảng bá một Việt Nam đang phát triển rất nhanh, ngay khi đưa lên mạng, clip này đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của độc giả.

* Clip: Chạy hết đại lộ Võ Văn Kiệt trong 115 giây

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

VN 2011 - kinh tế khó khăn nhất từ 1991

VN 2011 - kinh tế khó khăn nhất từ 1991


Nông dân cho gạo vào bao ở ngoại thành Hà Nội hôm 10/11/2011
Nông nghiệp và nông dân đã 'cứu' kinh tế Việt Nam trong năm 2011?

Người từng đứng đầu viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của Việt Nam nói với BBC rằng kinh tế trong nước chưa bao giờ gặp những khó khăn như trong năm 2011 kể từ hồi năm 1991, năm đồng minh thân cận Liên Xô sụp đổ.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói bất chấp một số "điểm son", tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 6%, lạm phát hai con số 19%, ít nhất hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản trong khi dự trữ ngoại hối chỉ tăng được nhờ vào lượng kiều hối tới chín tỷ đô la đổ vào Việt Nam.
Mặc dù vậy, ông nói Nghị quyết 11 hồi tháng Hai nhằm thắt chặt tiền tệ và chi tiêu công đã góp phần làm cho lạm phát giảm đi trong những tháng cuối năm.
Ngoài ra cam kết tái cơ cấu kinh tế do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra hồi tháng Mười cũng được cho là một động thái tích cực.
'Thành tựu'
Nói chuyện với BBC hôm 14/12 từ Hà Nội, Tiến sỹ Doanh nhận định:
"Năm 2011 là một năm, theo đánh giá của tôi, là khó khăn nhất từ năm 1991 trở lại đây, tức là trong 20 năm gần đây.
"Nó thể hiện ở chỗ là mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra là 7% nhưng mà thực hiện khoảng 19%.
"Về mục tiêu tăng trưởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện khoảng 5,8%.
"Và tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy.
"Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp."
Nhưng Tiến sỹ Doanh cũng nói năm 2011 "có một số thành tựu đáng lưu ý" trong đó có xuất khẩu tăng 33%, chủ yếu tăng về giá và cán cân thanh toán quốc tế có thặng dự 3,3 tỷ đôla lần đầu tiên trong nhiều năm.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Làm sao để thành đạt hơn?

Làm sao để thành đạt hơn?

Bìa sách của Goldsmith

Mấy hôm nay bận hội thảo Tin học, tôi lại được nghe ông Frank Wagner, chuyên gia cự phách của trung tâm đào tạo Carnegie (chuyên về phát triển nguồn nhân lực và khuyên giải con người làm thế nào để thành đạt), tới nói chuyện.
Đầu đề là “What got you here won’t get you there – Công thành hôm qua chưa chắc giúp cho danh toại ngày mai”, lấy từ cuốn sách của Marshall Goldsmith, nghe nói hay lắm.
Hội trường gần 500 người, không còn chỗ trống, từ 2 giờ đến 5 giờ, vào giờ chết, vừa ăn trưa xong, nhiều bạn đến từ các quốc gia Á, Âu, Phi nên lệch giờ, rất buồn ngủ. Thế mà lão Frank khua kháo, nói hay và vui tới mức, không ai muốn…đi đái.
Câu hỏi là, khi đã thành đạt rồi thì làm thế nào thành đạt hơn nữa. Entry này không dành cho người đã yên phận với cái ghế hiện thời. Xin chia sẻ cùng bạn đọc. Nếu tìm được điều gì hay để làm theo, kể cả thấy cái dở để tránh, thì tác giả blog cũng thấy là may mắn vô cùng.
Câu chuyện đèn đỏ và mụ vợ lắm điều
Frank kể chuyến đi công tác suýt muộn giờ ra máy bay. Các buổi nói chuyện của ông được lập kế hoạch từ mấy tháng và có lẽ khá đắt, cỡ 100.000$/buổi, giá bằng Clinton, tất nhiên trả cho công ty Carnegie.
Dân New York như Frank khá tự tin, lái xe cực gấu, lượn lẹo đủ kiểu và phóng hết tốc độ để kịp giờ. Bà vợ ngồi cạnh nhắc, anh cẩn thận đó, đèn đỏ kìa.
Lão ngước lên và đèn đỏ thật. Tuy vậy, với tính bảo thủ cố hữu, lão lầm bầm, mình lái xe bao nhiêu năm rồi, mắt có mù đâu mà không biết đèn đỏ. Thế là đâm ra cáu. Bà vợ biết nhắc vở không đúng lúc nên ngồi im.

Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa từ phía Trung Quốc

Tài liệu về trận Hải chiến
Hoàng Sa từ phía Trung Quốc

Posted by basamnews on 14/12/2011
BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa do những người lính Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia trận đánh này kể lại, hiếm khi có dịp đọc tài liệu từ phía Trung Quốc nói về trận chiến này. Dưới đây là trận Hải chiến Hoàng Sa đã được tái hiện qua ngòi bút của phía “bạn”, mô tả lại việc họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào. Bài viết này còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.
Trong bài có nói đến hộ tống hạm Nhật Tảo, chiếc HQ-10, mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ”, chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ này, cùng các cụm từ khác như: Tây Sa (tức Hoàng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa), Nam Hải (tức biển Đông), Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Việt (tức Việt Nam Cộng hòa)… cho đúng khẩu khí của người viết. Thêm một điểm cần lưu ý, trong bài tiếng Trung có nhiều chỗ đánh dấu bằng hai dấu hoa thị (**), người dịch không hiểu là gì nên đã để nguyên như vậy. Những chỗ đánh dấu như thế trong bài đa số là tên của các loại vũ khí, nên BTV cho rằng, có thể đó là những chữ đã bị kiểm duyệt, do một số thông tin phía Trung Quốc vẫn còn bảo mật.
————
Canglang.com

Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

07-11-2011
Quốc Trung dịch
Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.
Chương I: Ôn lại trận chiến

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Xây dựng lòng yêu nước từ bài học của người Mỹ và người Nhật

Xây dựng lòng yêu nước từ bài học 
của người Mỹ và người Nhật

Vòng hoa cho các anh hùng tử sĩ Nam, Bắc quân mỗi dịp Noel
về tại nghĩa trang Arlington National – Washington D.C. Hoa Kỳ.

Tác giả: Phạm Hoài Nam

Ai cũng biết chỉ có lòng yêu nước mới có thể giúp cho dân tộc VN thoát ra khỏi bế tắc hiện nay và để được sống đúng với nhân phẩm con người.
Sự khác biệt về giàu nghèo, có hãnh diện về đất nước của mình hay không – chủ yếu là do lòng yêu nước mà ra. Cũng vì lòng yêu nước mà từ đầu thế kỷ 18, đã có những phong trào trí thức người Nhật tìm cách thoát khỏi quỹ đạo văn hóa của người Trung Hoa, đứng đầu là hai nhà tư tưởng Ogyo Sorai và Motoori Norinaga.
Lòng yêu nước đã thúc đẩy người Nhật đi khắp bốn phương học hỏi những tinh hoa của thế giới trở về tạo ra cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân để bắt kịp các nước Tây Phương và thoát được thân phận nô lệ.
-Lòng yêu nước đã khiến cho người Nhật phải biết nhẫn nhục chịu đựng, cố gắng làm việc để vươn lên từ đống tro tàn.
-Lòng yêu nước đã thúc đẩy người Nhật đồng lòng chung sức đương đầu trong cơn khốn khó như cuộc động đất vừa mới xảy ra tại Sendai vào đầu năm nay.
-Lòng yêu nước đã nhắc nhở người Nhật phải luôn luôn gìn giữ thể diện dân tộc…
Và chính lòng yêu nước đã tạo ra một nước Nhật vĩ đại…
Sự khác biệt giữa đất nước chúng ta và nước Nhật cũng chính từ sự khác biệt về lòng yêu nước. Cùng là một nước ở Á Châu, diện tích, dân số, tài nguyên gần như nhau nhưng một nước thì giàu có và được cả thế giới kính nể, còn nước kia thì ngược lại…
Làm sao để xây dựng lại lòng yêu nước? Đây là câu hỏi mà những ai còn có chút quan tâm đến đất nước đều phải ưu tư suy nghĩ.
Trước khi trả lời câu hỏi đó, thiết nghĩ chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao lòng yêu nước của người Việt Nam suy sụp?. Phải chăng nó phát xuất từ hệ lụy của một nền văn hóa yếu kém, những chế độ chính trị khắt nghiệt, những chính sách cai trị thất nhân tâm và những đổ vỡ liên tục của niềm tin!!!.
Lòng yêu nước và niềm hãnh diện dân tộc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người ta không thể hãnh diện về những gì mà mình không yêu thương và cũng rất ít ai có thể yêu thương những gì mà mình không hãnh diện.
Người Việt Nam ngày nay không còn mấy ai hãnh diện về đất nước và dân tộc của mình, ngoài những yếu tố nêu trên, có thể vì trong chính con người Việt Nam của chúng ta, theo quan điểm của người viết, đã thiếu sót một phẩm cách vô cùng cần thiết – đó là tinh thần hào hiệp mã thượng.
Hãy nhìn lại suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chúng ta có được bao nhiên tấm gương của tinh thần này, chúng ta chỉ có lập rồi phá chớ không có tiếp nối, và sau mỗi lần lật đổ một triều đại hay một chế độ là những cuộc giết hại công thần, thanh trừng đẫm máu, những sự trả thù tàn bạo, “nhổ cỏ phải nhổ cho tận gốc” chưa đủ mà có khi còn phải “tru di tam tộc” và nó tiếp tục như thế từ đời này sang đời khác.
Tinh thần hào hiệp mã thượng không phải chỉ thiếu sót ở người lãnh đạo mà càng rõ nét hơn trong những sinh họat tập thể của người Việt Nam, càng đứng trước những thử thách thì khuyết điểm này của người Việt Nam càng hiện ra rõ hơn.
Trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này, người viết chỉ có tham vọng rất khiêm tốn là hy vọng rằng qua bài học về lòng yêu nước của người Mỹ và Nhật chúng ta có thể rút được vài điểm nào đó để tìm cách xây dựng lại lòng yêu nước của người Việt Nam.

Bài học từ lòng yêu nước của người Mỹ

Siêu cường miễn cưỡng?

Siêu cường miễn cưỡng?

 

Tác giả: Cary Huang
Nguyễn Tâm dịch, 06-12-2011
Sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc là điều không cần bàn cãi, nhưng liệu Trung Quốc có khả năng, hoặc thậm chí chỉ là mơ ước, nhằm chiếm đoạt vị thế siêu cường của Mỹ về mặt ngoại giao và quân sự, thì vẫn còn là điều xa vời.
Khi mặt trời lặn ở phương Tây, nó sẽ mọc ở phương Đông. Như cố lãnh đạo Mao Trạch Đông từng tiên đoán về thời hoàng kim của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. “Người cầm lái vĩ đại” [Mao Trạch Đông] đã nhìn thấy trước một kỷ nguyên mới huy hoàng, trong đó giai cấp vô sản sẽ tiêu diệt giai cấp tư sản, và chủ nghĩa xã hội sẽ ném chủ nghĩa tư bản vào đống rác của lịch sử.
Vâng, ít ra Mao có phần đúng về khía cạnh địa lý. Ở nhiều nơi, hiện vẫn còn sự tranh luận dai dẳng là liệu thế kỷ 21 sẽ được biết đến như Thế kỷ Thái Bình Dương hay Thế kỷ châu Á. Sự thay đổi trọng tâm của thế giới từ Tây sang Đông là điều rõ ràng.
Nhưng trong một hoạt động ngoại giao dồn dập và bất ngờ, Washington sốt ruột: “Chưa được nhanh lắm”. Tại một loạt hội nghị thượng đỉnh cấp khu vực tháng vừa qua, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton khẳng định siêu cường duy nhất thế giới – Mỹ –  đến Châu Á là để tiếp tục ở lại, và phác thảo sự xoay chiều chính sách nhằm đảm bảo rằng các thập niên tới sẽ trở thành “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”.
Bà Clinton viết trên báo Foreign Policy, số phát hành tháng qua: “Khi tôi thảo luận với các vị đồng cấp ở châu Á, một chủ đề rõ ràng và nhất quán: Họ vẫn muốn Mỹ là một đối tác can dự và sáng tạo trong các hoạt động giao dịch tài chính, thương mại đang phát triển mạnh. Và khi tôi nói chuyện với giới lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ, tôi nghe thấy được tầm quan trọng như thế nào đối với Mỹ khi mở rộng xuất khẩu và các cơ hội đầu tư ở các thị trường năng động tại Châu Á”.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ tìm cách gia tăng vị thế của họ ở châu Á – Thái Bình Dương, thì một câu hỏi lớn hơn đang gây nhiều tranh luận: dù thế nào đi nữa, một Trung Quốc đang trỗi dậy có nguy cơ lớn đến mức nào đối với Mỹ?
Sử gia từ Đại học Harvard Niall Ferguson nhận xét Mỹ ngày nay giống với Tây Ban Nha và Anh ở thế kỷ 17, vào khoảng năm 1900: đó là những đế quốc thống trị đã đánh giá thấp sự trỗi dậy của các cường quốc mới. Trường hợp của Anh, đó là Đức; còn đối với Mỹ, đó chính là Trung Quốc.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Chúng ta đang thủ tiêu lịch sử

Chúng ta đang thủ tiêu lịch sử

 
Hầm Thủ Thiêm được đổi tên thành 
Hầm qua sông Sài Gòn- ảnh Tấn Thạnh (NLĐ)

TPHCM được thành lập trên nền của Sài Gòn – Gia Định và Chợ Lớn. Trong tâm khảm của thế hệ sau 1975 chúng tôi, nào biết đâu là Lăng Cha Cả, đâu là cầu Công Lý. Nhưng ít nhiều chúng tôi vẫn biết đâu là cột cờ Thủ Ngữ, đâu là Lăng Ông Bà Chiểu hoặc Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Việc những công trình công ích ra rời để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân luôn được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp, dù là những người sinh sau hay trước 1975.Cách đây hơn 15 năm, có lần chở ngoại 3 Bích (nguyên Bí thư Quận Phú Nhuận Đỗ Ngọc Bí) ngang cầu Điện Biên Phủ, ngoại đã kêu tôi dừng lại để nhìn 2 con đường song song kinh Thị Nghè, khi ấy đang được xây dựng, để nói với tôi: “Sau này dòng kinh này sẽ đẹp như sông Seine ở Paris!”. Tiếc là khi hoàn thành công trình này thì ngoại đã không còn. Cũng như khi con đường Đông Tây vừa hình thành, có nhiều cán bộ hưu trí đã đòi được đi trên con đường này để cảm nhận sự đổi thay hàng ngày của Đất Nước.
Thế nhưng đâu rồi cột cờ Thủ Ngữ, hay đâu rồi cái lăng Cha cả ngày xưa. 

THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐÃ HÀNH XỬ HỢP LÝ KHI KÝ CÔNG HÀM 1958

THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐÃ HÀNH XỬ HỢP LÝ KHI KÝ CÔNG HÀM 1958

Luật gia Trần Đình Thu*
Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:
1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:
“Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.
Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:
“Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.
Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?
Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy. 
Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.
Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.
2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:

Sông Mêkông : Cửa ngõ cho Trung Quốc can thiệp võ trang vào Đông Nam Á

Tin lạ: Lào để cho quân đội nước khác tuần tra trên lãnh thổ nước mình ?

Sông Mêkông : Cửa ngõ cho Trung Quốc
can thiệp võ trang vào Đông Nam Á 

Cảnh sát võ trang Trung Quốc chuẩn bị chuyến tuần tra chung đầu tiên trên
sông Mêkông, cảng Quan Lũy, khu tự trị Tây Song bản nạp, Vân Nam, 09/12/2011

Trọng Nghĩa
Bắt đầu từ hôm qua, 10/12/2011, công an võ trang của Trung Quốc bắt đầu được quyền xuôi dòng Mêkông, đi qua Miến Điện và Lào để đến tận miền Bắc Thái Lan. Trên danh nghĩa, đây là một chiến dịch tuần tra hỗn hợp giữa bốn nước, nhằm bảo đảm an ninh cho tàu buôn qua lại trên tuyến giao thương này.


Tuy nhiên, khi chiều theo sức ép của Trung Quốc, nước chủ trương chiến dịch tuần tra chung, ba nước Đông Nam Á tham gia thỏa thuận đã mặc nhiên công nhận quyền can thiệp võ trang của Bắc Kinh vào lãnh thổ của mình.
Nhận định về việc Trung Quốc phát động chiến dịch tuần tra chung trên sông Mêkông vào hôm qua, phóng viên hãng tin Mỹ AP đã nêu bật tính chất khác thường của sự kiện này khi nhấn mạnh rằng : “Từ lâu nay, Trung Quốc đã từng cung cấp cảnh sát cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở hải ngoại, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên mà nước này hoạt động trên lãnh thổ một quốc gia khác mà không theo sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc”.
Đối với AP, chiến dịch tuần tra được tiến hành, đã phản ánh thực tế là ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc luôn đi kèm theo sự xâm nhập kinh tế của họ vào khu vực, đặc biệt là vào các nước nghèo như Lào và Miến Điện. Theo nhiều nguồn tin trùng hợp, sau khi 13 thủy thủ Trung Quốc bị thảm sát trên sông Mêkông, Bắc Kinh đã gây sức ép để cả ba nước, Miến Điện, Lào và Thái Lan, phải đồng ý ký thỏa thuận về tuần tra hỗn hợp.
Tuy nhiên, theo AP, cho dù vậy, việc công an võ trang Trung Quốc được quyền hoạt động trên lãnh thổ các láng giềng Đông Nam Á không phải là không hàm chứa rủi ro chính trị đối với Bắc Kinh, với nhiều quốc gia trong vùng vốn rất cảnh giác đối với sự thống trị của Trung Quốc.

Ảnh đưa bạn Lào đi thăm Quan Sơn, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

Đưa ảnh lên mạng để thuận
tiện cho bạn ở Lào tải xuống:

Ảnh đưa bạn Lào đi thăm Quan Sơn, Hà Tây
(nay thuộc Hà Nội)


Khi có một người đi khỏi thế gian

Bài cũ lưu trên máy tính: 

Khi có một người đi khỏi thế gian

Có một hiện thực luôn luôn hiện ra trước chúng ta toàn bộ sự thật của nó là cái chết. Và trước sự ra đi khỏi thế gian này của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân, quả thực chúng ta có những giờ phút sống chân thực...


Vô cùng thương tiếc và rất nhớ anh Nguyễn Văn Quỳ, người anh, 
người bạn thân thiết của chủ Blog, đã mất vào hè 2010.
Mặc dù là Vụ trưởng, Phó Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nhưng bia mộ của anh rất khiêm tốn. 
Anh đã mất chỉ 2h sau khi hoàn thành 1 báo cáo khoa học.

Có thể là buổi sáng khi chúng ta đang uống cà phê, có thể là một buổi chiều khi chúng ta đang trở về ngôi nhà của mình, và có thể một buổi tối khi chúng ta đang ngủ… chúng ta bỗng nhận được tin nhắn hoặc một cuộc gọi thông báo về một người bạn vừa rời bỏ thế gian. Hoặc trong suốt thời gian thức của mình, chúng ta luôn luôn nghe hoặc đọc những lời cáo phó trên đài truyền thanh, trên báo và trên tivi.


Những lúc đó, tôi thường sống im lặng và toàn bộ thế gian mênh mông hiện ra trước mắt. Trên thế gian mênh mông ấy, có một người quay lại nhìn tôi rồi lặng lẽ ra đi vĩnh viễn. Có thể tôi khóc lặng lẽ, có thể tôi thấy một cái gì đó như sự hư vô ùa qua mình, có thể là một ý nghĩ mới về đời sống, có thể là một nỗi tiếc nuối mơ hồ nhưng dai dẳng, có thể là sự thức dậy của ký ức về người đó, có thể là một câu hỏi vô nghĩa nhưng hình như không còn cách khác: “ Vì sao người ấy lại ra đi?” và có thể nó lại là một sự an ủi cho người vừa mất và cả người còn sống.


Quả thực, trong cách nghĩ thô thiển của mình, tôi luôn luôn bị ức chế bởi thế gian này quá chật chội. Chật đến nỗi cả trong giấc ngủ cũng thấy mình ở trong chen chúc, nồng nặc mùi mồ hôi kẻ lạ và bị vây bủa bởi ngàn vạn con mắt ngờ vực, soi xét. Nhưng khi biết có một người vừa rời khỏi thế gian, kể cả đó là người không hề có bất cứ mối quan hệ nào với mình thì mình cũng cảm thấy thế gian bị bắn thủng và để lại một lỗ hổng.

Hãy bế em ra khoi cuoc doi anh...

Bài cũ lưu trên máy tính:

Hãy bế em ra khoi cuoc doi anh...

Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.

Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.

Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.

Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...

Dew đã bước vào cuộc đời tôi.

Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.

Dew nói: “Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất”. Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.

Hà Nội 21 cửa ô và Hà Nội 5 cửa ô

Báo chí kinh tế chán quá nên quay sang đọc lại các bài giải trí vậy:


Hà Nội 21 cửa ô và Hà Nội 5 cửa ô
08:42' 11/04/2009 (GMT+7)
- Đời nhà Nguyễn, sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có tới 21 cửa ô. Nhưng đến bây giờ hầu hết mọi người chỉ nghĩ Hà Nội có 5 cửa ô. Hỡi ôi, vật đổi sao dời, từ 21 mà sao sau chỉ còn 5? Và biết đâu đó, đến một ngày, Hà Nội sẽ chẳng còn cửa ô nào nữa…
Chính bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao và bài “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi đã làm tôi luôn bị ám ảnh về các cửa ô của Hà Nội. Bài của Văn Cao thật hùng, bài của Nguyễn Đình Thi thật tráng.
Nguyễn Đình Thi viết những lời từng làm xao xuyến hàng triệu con tim (ít nhất tôi đã hát bài này thường xuyên trên môi suốt những năm học phổ thông):
Hà Nội vui sao
Những cửa đầu ô
Tíu tít gánh gồng
Đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...
Phố cổ Hà Nội - Nguồn ảnh: VNN
Còn khi nghe bài hát của Văn Cao có câu “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” tôi vẫn thường nghĩ Hà Nội chỉ có 5 cửa ô. Đó là: Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền và Ô Cầu Giấy. Tôi đã nghĩ thế là nhiều rồi (như Hải Phòng thì cũng chỉ có “5 cầu, 4 cống, 3 cửa ô” - thơ Tố Hữu). Rồi cái thời đi học tôi cứ thường lang thang qua các cửa ô, khi vô tình lúc cố ý. Mỗi cửa ô đều để lại trong tôi những cảm xúc khác nhau. Rồi thì tôi muốn tìm hiểu…

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Như thế mới là đàn ông

Như thế mới là đàn ông

Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, tôi vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ với danh phận của một thằng đàn ông.

Trong mắt vợ tôi, tôi là một người đàn ông đích thực đáng để chăm sóc yêu chiều. Trong mắt tôi, tôi là thằng đàn ông hơn rất nhiều thằng đàn ông khác. Về chuyện này là cả một lĩnh vực triết lý sâu xa, một chủ đề mênh mông sâu sắc mà tiếc thay lâu nay ít ai bàn tới. Mặc kệ chuyện thiên hạ thờ ơ với thiên phận đàn ông, riêng tôi, tôi thầm tự đắc về cái chất đàn ông của mình. Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, tôi bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.

Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, tôi ngồi uống rượu với một người bạn. Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng xuất sang Trung Quốc. Bàn bên cạnh có hai người đàn ông mặc quần áo chàm vừa nốc từng bát rượu đầy vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau. Ngồi né ra xa một chút là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.

Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm. Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức. Cái bàn ọp ẹp chao ngiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn. Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống nhặt những chiếc bát đặt lên bàn rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát. Xong xuôi lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.
Thấy cảnh lạ lùng, tôi thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra. Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây. Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.

Đàn ông

Đàn ông

Nếu bất cứ anh bạn nào lên tiếng khẳng định mình đã là một thằng đàn  ông thực sự. Tôi sẽ xin mời cùng xếp chân vòng tròn trên chiếu mà tranh luận  cho ra ngô ra khoai mới thôi.
Người đầu tiên nói với tôi câu thành ngữ về việc "chúng ta không bao giờ trở thành đàn ông được" là một anh bạn hơn tôi vài tuổi. Đối với tôi, anh là bậc đàn anh trong nhiều thứ, cả về cuộc sống và nghề nghiệp. Đủ cả tri thức và sức khoẻ, đủ cả sự quyết liệt và khôn khéo, thế mà khẳng định như đinh đóng cột rằng; không có người đàn ông nào trở thành người đàn ông thực sự mới lạ chứ!
Lên năm tuổi, anh bảo tôi: Mày đếch phải con trai vì hay khóc nhè. Tất nhiên  là tôi không đồng ý. Tôi khảng khái bảo chắc chắn mình sẽ trở thành một  người đàn ông thực sự. Từ đó tôi không khóc nữa, cho dù có ngã xầy da,  xước đầu gối thì tôi nhất quyết không khóc. Đàn ông con trai mà! Thế rồi tức tốc chạy đi tìm khoe với anh bạn rằng mình đã thành đàn ông như thế nào.
Anh cười khẩy, bảo tôi vẫn chưa phải là đàn ông. Phải học toán giỏi hơn bọn con gái thì mới là đàn ông.Từ năm lớp 1, tôi đã lao vào học toán như điên. Đến năm lớp 4, tôi giải được những bài toán cải cách mà mấy cậu bạn tôi cũng phải bó tay. Tôi mang cái bảng điểm hơn tám phẩy môn toán, nhưng dưới năm phẩy môn tập viết ra để khoe với anh. Chắc mẩm phen này anh sẽ phải ồ lên bởi tôi đã thành một thằng đàn ông thật sự.
Ấy mà cái môi anh vẫn cứ trề ra mới lạ chứ. Anh bảo: Cậu học nhiều quá, mắt cứ cận lồi ra thế kia, chắc chắn không biết chơi song phi, bổ quay hay ném loong. Nếu không biết chơi những trò của con trai thì làm sao gọi là con trai  được. Phải gọi là "ái" mới đúng. Trời, tôi ghét nhất bị gọi là "ái". Vậy là chương trình phấn đấu để trở thành một thằng con trai thật sự của tôi lại bị thay đổi chút ít. Đến năm học cuối cấp hai, tôi đã có thể song phi cao tới bàn cao quá đầu bọn con trai cùng lớp. Chơi ném loong thì hất tung cái ống bơ sữa bò lên tận đầu phố. Bổ vỡ đôi hơn chục con quay của bọn bạn. Tôi mang mấy miếng quay bị vỡ toác ra khoe.
Mặt anh vẫn lạnh lùng, lúc này đã lún phún mấy cái râu dưới mũi. Anh xổ toẹt bảo; đấy là đồ trẻ con. Đàn ông thì phải gánh nước thay bố mẹ chứ. Ai đời nhà có con trai mà cứ để bố mẹ đêm nào cũng thức đến ba, bốn giờ sáng để kẽo kẹt gánh nước thế? Ngay ngày hôm đó, tôi nằng nặc đòi bố sắm cho cái đòn gánh nhỏ. Tối đến, tôi nhất quyết mặc kệ phim hay đến mấy để chầu chực hứng nước gánh từ bên chợ, băng qua đường về. Mẹ tôi xót con bảo; cứ gánh hai nửa thùng một thôi. Tôi bỏ ngoài tai, dù cổ chân va vào thùng nước, xước bật máu. Kiểu gì tôi cũng phải thành một thằng đàn ông. Đến khi học cấp III, tôi khoe nhà mình đã mua được cái máy bơm, mới lắp đường ống nước Hà Lan, nghĩa là bố mẹ tôi không còn phải gánh nước nữa.
Anh vỗ vai tôi, khen vài câu lấy lệ rồi tuôn ra một tràng chân tình. Vâng, anh  bảo tôi vẫn đếch phải là đàn ông. Làm đàn ông thế nào khi mà chưa có bạn gái? Ôi cái sự dễ hiểu thế mà sao tôi có thể quên cơ chứ? Muốn thành đàn ông chân chính thì phải kiếm cho mình một cô nàng.

Phụ nữ

Bài sưu tầm cũ lưu trên máy:
Phụ nữ
Phụ nữ là một động vật quý hiếm nhưng… nguy hiểm nên quý ông mới tốn nhiều giấy mực mà bình loạn.  Nhiều kinh nghiệm về phụ nữ hơn không bao giờ thừa.

"Bồ" tại công sở; ôi, cặp chân dài mới đẹp làm sao!

Danh ngôn về Đàn Bà

Trong đàn bà, tình bạn gần với tình yêu [Thomas Moore] Gió thay đổi chiều mỗi ngày, người đàn bà thì thay đổi mỗi giây. [tục ngữ Tây Ban Nha] Khí giới của đàn bà là những giọt nước mắt. [Shakespeare] Đàn bà hoàn toàn thấy rõ rằng họ càng vâng lời bao nhiêu thì họ càng chỉ huy bấy nhiêu. [Jules Michelet] Khi chúng ta không theo hút được người đàn bà thì đừng đeo đuổi họ nữa. Người đàn bà chỉ bị chinh phục khi người đàn ông đủ sức hấp dẫn họ... Một khi họ thấy bị đeo đuổi, họ sẽ từ khước. [Krassovsky] Đối với người đàn bà, không được yêu là một tai họa; nhưng không được yêu nữa mới thực là một cái nhục. [Montesquieu] Nơi nào có người đàn bà đẹp, thì nơi đó có người đàn ông thở dài. [Tục Ngữ HungGaRi] Người ta có thể quyến rũ người đàn bà bằng sự dối trá, nhưng người ta chỉ có thể chinh phục được họ với tấm lòng thành thật. [Krassovsky] Im lặng là vật qúi gía hơn vàng, nhưng trong tình yêu người đàn bà lại ghét cay ghét đắng. [P.] Khen tặng người đàn bà khác trước mặt người yêu là một sự sỉ nhục không thể tha thứ được. [Bà De Stael] Một nữa ưu sầu của phụ nữ sẽ không còn nếu họ có thể dằn lòng đừng nói những điều mà họ biết là vô ích. Hơn thế nữa, những điều cần giải quyết thì họ lại không nói ra. [George Eliot] Ai có thể cai trị được một người đàn bà thì người ấy có thể cai trị được một nước. [Honoré De Balzac] Khi một người đàn bà hứa yêu anh, anh không nên luôn luôn tin họ, nhưng khi họ bảo không yêu anh. Ấy, anh cũng không đáng tin họ nữa. [Edouard Bourdet].

Câu chuyện bát mì

Truyện hay đọc lại:

Câu chuyện bát mì

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì".Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản. 
o O o
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Chó đẻ

Chuyện hay lưu trên máy tính:
 Chó đẻ

Phạm Thanh Phúc

Sáng nay, thằng Tròn nói với ba nó:
- Ba, con Trung Kiên nhà mình sắp đẻ rồi?
- Chừng nào? Sao tụi bây không cho biết sớm?
- Dạ, khoảng vài ba ngày nữa. Tại bữa nào ba cũng họp hành liên miên
về trễ, mà lại sỉn lút cán nên đâu có khi nào nói được…
- Tụi mày cứ vậy không hà, đợi sát đít mới báo. Thôi, để tao tính!

Tròn là con thứ sáu của Ba Mãn. Ba Mãn là bí thư xã. Theo qui định của
trên thì cán bộ có chức vụ như ba Mãn không được đẻ quá hai con, nhưng
có lẽ ở vùng nông thôn này còn nhiều cây lá rậm rạp, ánh sáng nghiêm
khắc của chủ trương chung chưa rọi tới hết từng chân cây, cỏ lá nên
không chỉ Ba Mãn mà nhiều cán bộ thường thường bậc trung khác cũng đều
đẻ con vượt kế hoạch. Thằng con đầu của Ba Mãn là thằng Gộc, tên khai
sanh là Góc, nhưng tướng tá nó từ hồi mới đẻ đã xù xì, gồ ghề, nên
trong nhà quen miệng gọi là Gộc, từ đó chết danh luôn. Từ ngày lấy vợ
rồi vào làm việc ở ngân hàng huyện, Gộc ít về nhà. Không biết do nó
quá bận bịu công tác, hay là ngán về cái xã nghèo chỉ có hơn mười sáu
cái nhà tường, đường đi sình lầy bám bánh xe, nhậu toàn rượu đế với
cóc ổi, bói cũng không tìm ra được chỗ bán bia. Tất nhiên, đó là
chuyện của tám năm về trước, khi chưa có Khu Công nghiệp Tân Dung được
thành lập; còn sau này, gia đình nào ở đây vốn từng nghèo rớt mùng
tơi, cũng đều có tiền xài rủng rẻng nhờ nhận tiền đền bù đất đai. Xã
đã nhanh chóng ngói hóa với hàng loạt các căn nhà 2, 3 tầng đồ sộ mọc
lên, bảy tám căn biệt thự hạng sang chen chúc  nhau ở mặt tiền đường
hướng ra quốc lộ, mà một trong số đó là nhà của Ba Mãn. Biệt thự của
gia đình Ba Mãn lớn nhất xã, riêng phần nhà rộng đến 800 mét, được xây
kiên cố 4 tầng, với một sân thượng có lan can dát đồng ánh lên màu
vàng chóe mỗi sáng khi mặt trời mọc, lúc  những ánh nắng đầu tiên rọi
vào. Nhưng đó chỉ mới là phần xây dựng nhà, chứ trong khuôn viên rộng
hơn 2000 mét ấy, Ba Mãn còn rước thợ ở Sài Gòn về làm một hồ bơi 40
mét, lát gạch men màu xanh da trời đẹp mắt, gắn dàn đèn chìm để có thể
bơi đêm, hệt như hồ bơi chính qui ở các trung tâm thể thao; phía trái
là nhà để xe lợp tole với chiếc Innova màu đen nhánh được che bên trên
bởi tấm bạt màu đỏ nhạt; phía phải biệt thự, Ba Mãn bày một chiếc bàn
đá mặt vuông, có 6 ghế đá cố định, bên trên là mái lều hình vòm, tất
cả được che bằng lá cọ kết lại- dĩ nhiên, công năng chính của nó là
dùng để…gầy bàn nhậu cho sang đúng theo kiểu các đại gia ở Sài Gòn;
cuối khuôn viên biệt thự, Ba Mãn cho đào một ao hơn 200 mét trồng sen,
thả cá, giữa ao là nhà thủy tạ có cầu gỗ bắc ngang được sơn hai màu
đỏ, vàng như trong phim Tàu. Sang trọng là vậy, nhưng dân trong xã ít
ai tường tận, vì bao quanh khuôn viên biệt thự, Ba Mãn cho xây tường
cao đến 3 mét, bên trên có chăng dây kẽm gai và miểng chai, uy nghi,
kín đáo như một dinh thự thứ thiệt. Tất cả-  theo như Ba Mãn từng
nhiều lần trình bày với các anh bên ủy ban kiểm tra tỉnh ủy mỗi khi có
đơn tố cáo nặc danh-  đều là tài sản hợp pháp, có đầy đủ chứng cứ hợp
pháp và các tài sản đó có được chủ yếu từ tiền Nhà nước đền bù phần
đất đai bị trưng dụng vào khu công nghiệp Tân Dung. Kết quả xác minh
của bên bảo vệ chính trị nội bộ cho thấy đúng như vậy, mà như vậy thì
quá tốt, nói như lời một vị lãnh đạo trưởng đoàn kiểm tra, bởi làm Bí
thư mà gia đình giàu có hợp pháp- điều đó chứng tỏ sự đúng đắn của
việc đi theo Đảng, sự hài hòa của việc phục vụ Nhà nước và lợi ích cá
nhân. Và điều đặc biệt hơn cả là chính sự giàu có đó sẽ khiến những kẻ
xấu, có ý định xấu, ví dụ như muốn…đưa hối lộ chẳng hạn, sẽ chùn tay
lại; người dân thì an tâm hơn khi nghĩ: “Ổng giàu như vậy, đâu có thèm
ăn hối lộ làm gì!”. Tiếng lành đồn xa, nên nghe đâu nhiều khả năng
nhiệm kỳ tới, Ba Mãn sẽ trúng thường vụ huyện ủy không chừng.

Tác động của Chính sách 'Đồng tiền yếu'

Tài liệu cũ lưu trên máy tính của tôi:

Tác động của Chính sách 'Đồng tiền yếu'

Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi tiền đồng mất giá trong chính sách “Đồng tiền yếu”.
Một thực tế đã và đang diễn ra, đó là đồng tiền Việt Nam (VND) đang giảm giá so với đồng dollar Mỹ (USD). Một dollar Mỹ (1 USD) tương đương 10.000 VND – 12.000 VND cách đây hơn 10-12 năm, giờ đã là khoảng 19.500 VND theo giá thị trường (gần gấp đôi). Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tự nhiên, khách quan, do “bàn tay vô hình” của thị trường tự chi phối và điều tiết hay do chính sách can thiệp tỉ giá của ngân hàng nhà nước và chính phủ từ mềm mại, linh hoạt, nhẹ nhàng hay “đột ngột” gây sốc cho thị trường. Điều này tác động đến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nói riêng như thế nào?
Khảo sát trường hợp doanh nghiệp A, B, C, D, E, F như dưới đây:
Assumption:
Export 100USD
VND devalued
2.000VND (18.000VND to 20.000VND)
Profit rate at 10%:
(a) 180.000VND (before devalued) or (b) 10USD; Fixed profit proposed per VND or USD export after all costs and expenses

A
B
C
D
E
F
No
Import Rate
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1
USD paid
$50
$60
$70
$80
$90
$100
2
Incremental charge (VND)
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
3
Profit after devaluation in (a) in VND
80
60
40
20
0
-20
4
Profit after devaluation in (b) in VND
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
5
Incremental profit up to local materials rate
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Note: this means every 10% of local-made material will create 10% profit increasing

Giả thiết:
- Doanh nghiệp trong các trường hợp A, B, C, D, E, F đều thu được doanh số 100 USD khi xuất hàng