Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Một số ảnh chụp khi dạo chơi ở Bern - Thủ đô Thụy Sĩ

Một số ảnh chụp khi dạo chơi ở Bern
- Thủ đô Thụy Sĩ



Một phụ nữ rất nhiệt tình cứ bám lấy mình để chụp ảnh cùng,
chắc họ muốn thể hiện sự mến khách của người dân Thụy Sĩ

Một số ảnh chụp khi dạo chơi ở Genève

Một số ảnh chụp khi dạo chơi ở Genève



Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước

Bài này không có thông tin gì mới, chỉ có điều làm tôi nhớ đến ông Bàng với một kỷ niệm buồn. Đầu tháng 5.2000, khi đang học tại Mỹ, tôi đã xin nghỉ học để đến Sứ quán VN dự lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng (mất ngày 29.4.2000). Lúc đó ông Bàng đang là Đại sứ. Tôi thực sự sốc khi thấy Sứ quán tổ chức một buổi truy điệu cực kỳ luộm thuộm, lề mề và quá đơn giản, kém cả lễ truy điệu của tổ dân phố cho một người dân bình thường, chứ chưa nói tới ông Đồng đã làm Thủ tướng VN suốt 32 năm (1955-1987) và là một người được tất cả chúng ta kính trọng. Nhiều năm sau buổi lễ, tôi vẫn sốc về chuyện này. Qua những nhà ngoại giao thế này, tôi lại nhớ đến anh Nguyễn Văn Sinh, Phó tiến sĩ toán kinh tế đầu tiên của Việt Nam, nói với tôi năm 1983: Nói đến quan chức vô học, vô văn hóa nhất ở nước ta thì đầu tiên phải kể đến dân công an và dân ngoại giao. Lúc đó tôi chỉ cười và không tin. Chỉ sau này đi nước ngoài nhiều, trong đó có cả những khoảng thời gian dài sống và sinh hoạt với dân ngoại giao, tôi mới hiểu anh Sinh nói chính xác.

Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước

Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị "dập" bất cứ lúc nào.

LTS: Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt - Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.

Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.

Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.
Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt - Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.
Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này - dự án bệnh viện Việt - Mỹ.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu của trao đổi với cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.

XAYABURI: CON CỜ DOMINO TRONG CHUỖI ĐẬP Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

XAYABURI: CON CỜ DOMINO TRONG CHUỖI ĐẬP Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 9/12/2011
(Đài RFA 4/12)
Nếu không trì hoán được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài trên toàn hệ thống sinh thái của sông Mê Công và đồng bằng sông Cửu long là không thể lường trước được.
Lịch sử chuỗi đập ở hạ lưu sông Mê Công
Từ những năm 1940, các nhà xây đập Mỹ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mê Công. Năm 1957, giữa thời kỳ Chiến tranh lạnh, với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, một Ủy ban sông Mê Công thành lập bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam với văn phòng thường trực đặt tại Băng Cốc. Ủy ban sông Mê Công thời đó đã có một kế hoạch vĩ mô phát triển toàn diện nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực, trong đó phải kể tới chuỗi những con đập thủy điện trên vùng hạ lưu sông Mê Công. Cho dù có một nửa chiều dài sông Mê công chảy qua Vân Nam nhưng Trung Quốc lúc đó còn là một quốc gia khép kín và đã không được nhắc tới.
Nhưng rồi, Chiến tranh Việt Nam đã lan rộng ra cả ba nước Đông Dương qua hơn ba thập niên, nên kế hoạch xây dựng các đập thủy điện lớn chắn ngang sông Mê Công vùng hạ lưu và các chương trình khai thác đã phải gián đoạn, khiến cho sông Mê Công còn giữ được sự nguyên vẹn thêm một thời gian nữa.
Ngày 5/4/1995, tại Chiang Rai của Thái Lan, bộ trưởng Noại giao Nguyễn Mạnh Cầm đại diện cho Việt Nam đặt bút ký tên trên bản “Hiệp ước hợp tác phát triển bền vững hạ lưu sông Mê Công” với một tên mới là Ủy hội sông Mê Công là không một quốc gia nào có quyền phủ quyết như quy định của Ủy ban sông Mê Công trước kia. Tác giả cũng đưa ra nhận định cách đây hơn một thập  niên là Ủy hội sông Mê Công có thể được coi là một “biến thể và xuống cấp” so với Ủy ban sông Mê Công.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Quá sớm để hạ lãi suất huy động

Một bài viết rất hay của anh Ngọc:

Quá sớm để hạ lãi suất huy động 

Phan Minh Ngọc
http://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2011/12/qua-som-e-ha-lai-suat-huy-ong-bai-dang.html


(VEF.VN) - Khi áp lực lạm phát còn lớn và kỳ vọng lạm phát còn cao, việc hạ trần lãi suất huy động quá sớm sẽ làm trầm trọng thêm làn sóng rút tiền gửi ở ngân hàng đầu tư vào những tài sản bảo toàn giá trị. Mục tiêu lạm phát dưới 10%/năm càng trở nên mong manh.


Trước diễn biến lạm phát có dấu hiệu giảm nhiệt trong những tháng gần đây, Chính phủ đã có những chỉ đạo hạ lãi suất, mà việc đầu tiên là nhắm tới hạ trần lãi suất huy động dự kiến từ 14%/năm xuống còn 12%/năm, trên cơ sở dự báo rằng lạm phát năm 2012 chỉ ở dưới mức 10%/năm.


Trong bối cảnh nhiều bất trắc như hiện nay, dự báo về lạm phát dưới mức 10%/năm và kèm đó là động thái hạ lãi suất huy động xem ra là hơi lạc quan và quá sớm.


Để giải thích cho nhận định trên, trước tiên, ta xuất phát từ quan sát rằng dường như chúng ta vẫn chưa đạt được một đồng thuận về nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam và cách thức chống lạm phát.


Mục đích chính của việc ban hành Nghị quyết 11 là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bằng chính sách tiền tệ thắt chặt - "tội đồ" chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam. Nhưng đến tận hôm nay, vẫn thấy những phát biểu của không ít người quy lạm phát bởi những nguyên nhân như hệ thống phân phối (mà lạ thế, trước đây cho đến tận giờ hệ thống phân phối vẫn thế mà lạm phát đâu có cao?). Thậm chí, lạm phát còn bởi thiếu hụt cung do chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng cao làm doanh nghiệp phá sản (chắc người ta quên mất rằng lãi suất tăng cao cũng sẽ làm giảm tổng cầu, và do đó, cán cân cung cầu không nhất thiết xấu đi, nếu không muốn nói ngược lại).

Bộ Tranh Việt Nam Anh Hùng Dân Tộc

TTX Vàng Anh:

Bộ Tranh Việt Nam Anh Hùng Dân Tộc

Mẹ Âu Cơ bảo vệ lãnh thổ! Y phục dựa theo y phục đồng bào miền núi và vương miện trên trống đồng. Quyền trượng có hoa sen làm đài nâng 2 nhành lúa trĩu hạt bao quanh bản đồ Việt nam – tượng trưng cho dân tộc Việt nam. Tranh vẽ theo lối fantasy.

GDP đầu người Việt Nam năm 2050 khoảng 20.000 USD

Goldman Sachs: 

GDP đầu người Việt Nam năm 2050 khoảng 20.000 USD

Goldman Sachs vừa công bố báo cáo về các nền kinh tế BRICS, trang Business Insider cho hay. Trong đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tới năm 2050 được ngân hàng này dự báo là khoảng 20.000 USD.

Xếp hạng GDP bình quân đầu người của các nước trong nhóm BRICS, N-11 và G-7 - Ảnh: Business Insider.
 
Xếp hạng GDP bình quân đầu người của các nước trong nhóm BRICS, N-11 và G-7 - Ảnh: Business Insider.

Báo cáo đưa ra dự kiến GDP bình quân đầu người của G-7 (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Canada, Italy, Đức) và 4 quốc gia thuộc nhóm BRICS  (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Ngoài ra, còn có 11 quốc gia thuộc nhóm N-11, gồm Việt Nam, Mexico, Nigeria, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines cũng được Goldman nêu tên trong danh sách đánh giá này.

Người lớn giả dối, trẻ lột áo đánh bạn là bình thường thôi…

Nhà văn Nguyên Ngọc: 

Người lớn giả dối, trẻ lột áo đánh bạn là bình thường thôi…

Khi mà những vụ việc này xảy ra không nên đổ lỗi cho ai cả. Đừng đổ hết lỗi cho nhà trường, cũng đừng đổ hết lỗi cho gia đình. Cả gia đình và nhà trường cũng thế thôi, bây giờ chả ai muốn giữ gìn đạo đức, cách sống nữa. Giữ gìn mà làm gì? Bây giờ may ra thì người ta im lặng cố gắng giữ trong nhà người ta- Nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ với Phunutoday xung quanh những vụ lùm xùm trong ngành giáo dục trong thời gian gầy đây.

Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: TGM
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: TGM

PV: - Hiện dư luận đang rất bất bình trước những vụ lùm xùm trong ngành giáo dục như: clip nữ sinh đánh bạn lột áo, rạch mặt, cô giáo bắt học sinh quỳ trước lớp, bắt nằm ra đánh đòn hay bắt bạn này tát bạn khác... Rồi ở gia đình liên tiếp những vụ bạo lực như: đánh con nhập viện vì điểm kém; tức vợ, ghen chồng thiêu sống con trai...

Nhà văn Nguyên Ngọc:
- Cái này phải hỏi “ông Bộ”. Tôi hỏi ông là vì sao thế? Ông phát động thế nào mà bây giờ nó ra như thế? Kết quả của sự phát động của ông ấy đấy.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Dùng Luật TĐKT với Chu Văn An như lấy thúng úp lên trái núi

Sao bây giờ nhiều người dở hơi tưởng mình biết bơi đến thế. Chuyện làm luật nhà văn, luật biểu tình... chưa xong thì lại đến chuyện khen thưởng cho cụ Chu Văn An:

Dùng Luật TĐKT với Chu Văn An như lấy thúng úp lên trái núi

Thứ năm 08/12/2011 07:00
(GDVN) - GS. TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, việc Bộ Nội vụ dùng Luật thi đua khen thưởng đối với “Vạn thế Sư biểu” không khác gì lấy thúng úp lên trái núi.
Xung quanh kiến  nghị của TS Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Nhà nước phong danh hiệu Nhà giáo mẫu mực muôn đời của nền giáo dục Việt Nam, đã có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh kiến nghị này.

Tượng vạn thế sư biểu Chu Văn An trong Văn Miếu.


Trao đổi với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, Chu Văn An có công rất lớn đối với nền giáo dục đời nhà Trần, cũng là một trong những gương sáng về nhân cách của người tri thức. Chính vì nhân cách lớn, kiến thức sâu rộng và uy tín cao, bên ngoài thuần nhã, hiền hòa, bên trong chính trực, kiên định, tạo được sức mạnh cảm hóa, có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội mà Cụ được người đời tôn vinh là “Vạn thế Sư biểu  - Bậc Thầy của muôn đời”.

“Đấy là một sự tôn vinh trong lòng nhân dân. Dù Nhà nước có tôn vinh Cụ bằng văn bản chính thức hay không thì trong lòng dân vẫn có một Vạn thế Sư biểu  như vậy” – GS. TS Thuyết khẳng định.

Ông có biết tôi là ai không ?

Ông có biết tôi là ai không ?

Nguồn: Việt Mỹ Magazine
Biết mình là ai là may mắn lắm rồi.
Biết ai là bạn của mình, càng may mắn hơn.
 
Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước. Một bữa đang ngồi trong quán Cái Chùa (La Pagode), đường Tự Do, Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : "Ông có biết tôi là ai không ?" Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời. Ít lâu sau, tôi được cho biết ông đi theo, làm đàn em cho một ông tướng, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút "hào quang" vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.    

NHỮNG BẤT ỔN TỪ BÊN KIA ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI?..

Bài rất hay:

NHỮNG BẤT ỔN TỪ BÊN KIA ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI?..

Phía Trung Quốc đổ đất đá, lấn suối phân chia, sát biên giới Móng Cái
Mai Thanh Hải - Đến hôm nay, hơn 2.000/10.000 km đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) đã hoàn thành, sau hơn 20 năm chuyển từ ý tưởng thành hiện thực.

Có thể khẳng định, sự xuất hiện của ĐTTBG, không chỉ là khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên - no ấm, mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng và đối sách với âm mưu thâm độc của các thế lực bành trướng.

Cha đẻ của tuyến ĐTTBG là Đại tướng Phạm Văn Trà. Cuối thập niên 80, khi giữ chức Tư lệnh Quân khu 3, Tướng Trà nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh) và rất băn khoăn khi thấy, nhiều nơi sâu vào nội địa 5 -7 km không có dân ở. Trong khi đó, phía Trung Quốc, dân ở rất sầm uất, thậm chí họ còn thả cả trâu bò sang đất ta.
Đường chạy trên biên giới Việt - Lào

Vietnam Risks Stability If Policy Eased, IMF, World Bank Say

Vietnam Risks Stability If Policy Eased,
IMF, World Bank Say
 
By Bloomberg News
(Updates with aid figure in ninth paragraph)
Dec. 6 (Bloomberg) -- Vietnam may undermine progress toward economic stability if it loosens monetary policy now, the International Monetary Fund and World Bank said as the nation struggles with the fastest inflation in Asia.
“The authorities need to move rapidly and decisively to ensure financial sector soundness while re-establishing macroeconomic stability,” Sanjay Kalra, the IMF’s resident representative in Vietnam, said in comments prepared for a conference in Hanoi today. “Failure to do so, or even loosening policies now, would jeopardize the gains already made.”
Vietnam faces an inflation rate close to 20 percent, a trade deficit, slowing economic growth and risks in the banking sector. The government said today gross domestic product may climb about 6 percent this year, lower than 6.8 percent in 2010, and Kalra said a transparent framework for recapitalization and consolidation in the financial sector is “urgently needed.”
Officials should consider raising interest rates again to support the nation’s currency if necessary, and while Vietnam’s foreign-exchange reserves rose in the summer, they “have declined again in an effort to contain renewed pressures on the exchange rate,” Kalra said.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Core inflation

Core inflation
 Tài liệu cũ:
1. What is core inflation?
Core inflation is a widely-used measure of the underlying trend or movement in the average consumer prices. It is often used as a complementary indicator to what is known as “headline” or CPI inflation (see below).
2. How is core inflation different from CPI or “headline” inflation?
Headline inflation refers to the rate of change in the consumer price index (CPI), a measure of the average price of a standard “basket” of goods and services consumed by a typical family. In the Philippines, this CPI is composed of various consumer items as determined by the nationwide Family Income and Expenditure Survey (FIES) conducted every three years by the National Statistics Office (NSO).
Headline inflation thus aims to capture the changes in the cost of living based on the movements of the prices of items in the basket of commodities and services consumed by the typical Filipino household.
On the other hand, core inflation measures the change in average consumer prices excluding certain items in the CPI with volatile price movements. As such, core inflation may be viewed as a measure of underlying long-term inflation and as an indicator of future inflation. Core inflation is usually affected by the amount of money in the economy, relative to production, or by monetary policy.
The graph below shows that headline inflation has been more volatile over the years while core inflation has been more stable, and has effectively captured price trends by taking out the effects of temporary disturbances or shocks on CPI.



Milton Friedman là ai?

Tài liệu cũ:

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Số 10 - Tháng 3/2007

Milton Friedman là ai?

Paul Krugman

Lời toà soạn: Milton Friedman (sinh năm 1912, Nobel 1976), người Mỹ, một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20, vừa từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2006. Để giới thiệu Friedman với bạn đọc, Thời Đại Mới xin dịch bài sau đây của Paul Krugman, một nhà kinh tế ở thế hệ sau Friedman, và tuy không là một đồ đệ của Friedman, đã thẩm định Friedman một cách khá khách quan, chính xác và đầy đủ.

1.

Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ-đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học - ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện, nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển, theo như Keynes viết năm 1936, “thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha.” Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu.

Ca dao, thành ngữ tân thời

Tiếp tục chủ đề Sát thủ:
Bài sưu tầm lưu từ lâu trong máy tính:


Ca dao, thành ngữ tân thời


Trên đời này không có người đàn ông nào xấu,
bởi vì chẳng người đàn ông nào thừa nhận điều này.

Con ơi hãy nhớ câu này
một ngày ăn cướp bằng ba năm làm

Em đi một nửa hồn tui khoái
còn lại nửa kia giả bộ buồn

Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không… liều

Cá không ăn muối cá ươn.
Con không ăn muối..... thiếu iot rồi con ơi.

Muốn thắng trong điền kinh thì tốt nhất là vừa chạy vừa ... rải đinh

Có những điều mà 1 ngưòi không biết, 2 người không biết, 3 người , 4 người... cũng không biết thì đơn giản là họ có biết cái quái gì đâu .

Tiên học lễ hậu học ....... ăn

Có chí thì .......   ghê

Thích thì chiều .......  anh liều..... em té

Con nhà tông không giống lông ..... đỡ giống khỉ

Gần mực thì đen gần đèn thì.......cháy

Thò tay mà ngắt cọng ngò,
thương em đứt ruột ăn tô phở bò ....  thì hết ngay

Thuận vợ thuận chồng ...... con đông mệt quá

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối mặt cự um sùm

Có công mài sắt có ngày...... chai tay

Kiến tha lâu ngày .... mỏi cẳng

Môi hở răng .... hô

Tiền không thành vấn đề, nhưng vấn đề là không có tiền!

Trong cái rủi, lại có cái đen

Bạn có biết ai là người mà bạn ghét nhất và căm thù nhất không?

Đó chính là kẻ thù của bạn.

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh

Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội... nhưng nghèo thì thôi

Sáng CHÁU, chiều EM, buổi tối lem nhem, chẳng biết EM hay là CHÁU
Sáng CHÚ, chiều ANH, buổi tối loanh quanh, chẳng biết ANH hay là CHÚ

Đi một ngày đàng, gặp... ngàn xe chạy ẩu

Một thời để yêu và một... đời để... trả nợ

Đừng trao yêu thương khi quá muộn

Bài cũ lưu trong máy:
­Đừng trao yêu thương khi quá muộn

Hãy xem bạn sẽ làm gì khi ở cạnh người thân, có thể là anh chị em, đặc biệt là ba mẹ mình? Có bao giờ bạn muốn tìm cách để khiến họ cảm thấy thoải mái nhất, hạnh phúc nhất khi ở bên bạn?
Hôm trước tình cờ được đọc một bài viết mang tên”Đời này ta còn được gặp bố mẹ mấy lần?“. Thực sự, mình cảm nhận được không nhiều do lâu nay có điều kiện sống bên cạnh gia đình. Song mình đã suy ngẫm rất kỹ, và nghiệm ra một điều lý thú. Điều quan trọng không phải là bao nhiêu lần bạn gặp người thân, mà là lúc ở bên cạnh họ, bạn làm gì?
Hãy tưởng tượng, bạn có 30 phút bên cạnh một cô gái xinh xắn hay một anh chàng dễ thương, bạn rất muốn làm quen. Nhìn chung, nếu mong muốn đủ mạnh, đa số chúng ta sẽ tìm ra cách khiến cho đối phương ấn tượng, cảm thấy thoải mái, cảm thấy được quan tâm. Có thể bắt đầu từ một nụ cười thân thiện, một lời khen hợp lý, dẫn dắt hai người tích cực tham gia vào một câu chuyện. Khi không khí cởi mở, hai người sẽ có cơ hội trao đổi thông tin liên lạc, rồi hẹn một dịp nào đó gặp lại. Sau khi chào tạm biệt, người đó cảm thấy rất vui vì gặp một người thú vị. Còn bạn, có khi còn phấn khích hơn nhiều, đến tận vài ngày sau, đầu óc vẫn còn miên man nghĩ… về người ấy.
Còn bây giờ, cũng với 30 phút đó, hãy xem bạn sẽ làm gì khi ở cạnh người thân, có thể là anh chị em, đặc biệt là ba mẹ mình? Có bao giờ bạn muốn tìm cách để khiến họ cảm thấy thoải mái nhất, hạnh phúc nhất khi ở bên bạn? Không biết có ai đã từng như mình trước đây không, thực sự mình đã muốn lảng tránh, vì nghĩ rằng họ thật phiền toái.
Có thể đối với những người sống xa nhà, cả năm mới về thăm bố mẹ được may ra một lần thì khoảng thời gian đó là vô cùng quý báu, và họ sẽ trân trọng nó, họ sẽ tìm mọi cách để làm nó trở nên có ý nghĩa nhất. Do đó, có lẽ những người suốt ngày bên cạnh người thân thì cũng nên cố gắng làm như vậy. Hoàn toàn đúng, song thực tế thì…?

Tài chính cho phát triển: Thế giới và Việt Nam

Bài viết cũ của tôi năm 2007:

Tài chính cho phát triển: Thế giới và Việt Nam

I- Về tài chính cho phát triển toàn cầu
(1) Cấu trúc tài chính cho phát triển:
Hiện nay các dòng vốn tư nhân tăng nhanh và trở thành nguồn chủ yếu để tài chính cho phát triển. Chúng và các tác nhân liên quan đến chúng đã hòa nhập rất sâu sắc vào các quá trình phát triển. Vai trò của các quỹ tư nhân tăng lên, ví dụ như quỹ Bill Gate... Tuy nhiên, các nguồn vốn này và các tác nhân liên quan đến chúng vẫn bị xem nhẹ và chưa được chú ý đến trong nghiên cứu xây dựng các chính sách tài chính cho phát triển.
Mặt khác, khi xây dựng cấu trúc hệ thống tài chính mới cho phát triển, cần tập trung xem xét vai trò của nhiều nguồn vốn khác nhau để có thể đề ra các giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn. Ví dụ xem xét vốn tư nhân và vốn ODA có tác dụng bổ sung cho nhau hay thay thế nhau. Đối với nước nghèo, hai nguồn vốn này có tác dụng bổ sung cho nhau, song đối với nước đã vươn lên khá hơn thì trong nhiều trường hợp hai nguồn vốn này lại có thể thay thế nhau. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng còn tuỳ vào việc sử dụng vốn của từng nước, nếu vốn ODA được dùng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì tốt, còn để bổ sung cho ngân sách để chi cho tiêu dùng thì lại không tốt...
Vai trò của các dòng vốn của người lao động ở nước ngoài và kiều dân gửi về nước rất quan trọng, nhất là tại các nước mới nổi lên, song cũng chưa được chú ý trong nghiên cứu xây dựng các chính sách tài chính cho phát triển. Đã xuất hiện một số nhà tài trợ mới; thậm chí một số nước chưa giầu song đã tham gia tài trợ phát triển quốc tế.
Các chính sách áp dụng tại các nước khác nhau có hiệu quả rất khác nhau. Nên nghiên cứu xem viện trợ, quản lý viện trợ nên dựa theo các nhóm nước hay theo các nhóm vấn đề cụ thể ? Đặc biệt, cần nghiên cứu ảnh hưởng của ODA, FDI tới tỷ giá thực của các nước nhận viện trợ. Căn bệnh Hà Lan đã và còn có thể diễn ra tại nhiều quốc gia, khu vực; đây là căn bệnh thường gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Việt Nam cho rằng đối với các nước nghèo, viện trợ tài chính cho phát triển vẫn rất cần thiết. Thách thức chính ở các nước này là tăng cường liên kết và hài hoà các thủ tục để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn viện trợ. Ngoài ra, cần tập trung huy động các nguồn vốn tư nhân từ nước ngoài (kể cả kiều hối) để tài chính cho phát triển.
Đối với các nước mới nổi lên, viện trợ không còn quá quan trọng. Các nguồn tài chính khác cho phát triển đã tăng nhanh và có khả năng thay thế nguồn vốn viện trợ. Do đó, cấu trúc tài chính mới cho phát triển cần được xây dựng theo hướng bổ sung các nguồn vốn mới vào. Ngoài ra, cần tập trung chủ yếu vào khâu phối hợp giữa các tác nhân liên quan đến các dòng vốn tư nhân và các tác nhân liên quan đến các dòng vốn ODA. Không nên và không thể chỉ tập trung phối hợp hành động trong một nhóm các nhà tài trợ như hiện nay, nhất là không nên bó hẹp giữa các nhà tài trợ trong Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC) hoặc giữa các nhà tài trợ này với các nhà tài trợ mới xuất hiện. Phải tăng cường phối hợp hành động giữa các nhà tài trợ và các tác nhân liên quan đến các dòng vốn tư nhân, và giữa các tác nhân liên quan đến các dòng vốn tư nhân với nhau. Hành động tập thể của các nhà tài trợ rất quan trọng.

Các mỏ khí của Việt Nam có thể bị cạn kiệt trong 10 năm tới

Các mỏ khí của Việt Nam có thể bị cạn kiệt trong 10 năm tới


Thứ ba, 06/12/2011 23:20. Theo PV Gas, nguyên nhân là các mỏ khí đang bị khai thác quá mức để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất điện, đạm ngày càng tăng.


Các mỏ khí của Việt Nam có thể bị cạn khiệt trong 10 năm tới
Nhà máy điện Nhơn Trạch đang dùng khí làm nhiên liệu sản xuất điện.
Ngày 6/12, Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) Đỗ Khang Ninh cho biết, hiện Việt Nam chỉ có 2 nguồn khí chính là mỏ PM3 Cà Mau với sản lượng khai thác khoảng 4 triệu m3/ngày và các mỏ Nam Côn Sơn, Bạch Hổ khu vực Đông Nam Bộ với tổng sản lượng khai thác khoảng 20 triệu m3/ngày.

Theo ông Ninh, nguồn khí ở khu vực Đông Nam bộ đang được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) huy động tối đa để phát điện với công suất gấp đôi công suất cung cấp khí được PV Gas cam kết.

“Nếu huy động nguồn khí tốc độ cao như hiện nay thì chúng tôi lo sợ về mặt kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng phá mỏ, tức là sẽ bị ngập nước, hỏng mỏ nếu khai thác không đúng”, ông nói.

Trong khi đó, PV Gas lại đang cam kết cung cấp khí cho các nhà máy điện đạm ở khu vực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo dạng hợp đồng bao tiêu, cung cấp khí lâu dài.

Trường hợp khai thác quá nhiều ở giai đoạn này thì cuối đời mỏ sẽ bị cạn kiệt khí, và nếu điều này xảy ra thì PV Gas sẽ bị phạt vì giao thiếu. Theo tính toán sơ bộ, nếu bị phạt giao thiếu thì PV Gas sẽ thiệt hại hơn 1 tỉ đô la Mỹ cho một hợp đồng sản xuất điện và đạm.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Những người Trung Quốc đòi Nga trả đất đai

Tham vọng đất đai của người Trung Quốc:

Những người Trung Quốc đòi Nga trả đất đai

Китайцы требуют у России земли

Kichbu post on thứ hai, 05.12.2011

 Новость на Newsland: Китайцы требуют у России земли и хотят вернуть компартию

Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc đã quyết định mở microblog của mình trên site phổ biến Sinatương tự Twittercủa Mỹ.
Ngày 1 tháng mười hai những người Nga đã chào các blogger Trung Quốc: “Chào các bạn! Đây là đại sứ quán Nga tại Trung Quốc! Hôm nay chúng tôi mở microblog, mời các bạn, hãy chú ý đến chúng tôi!”
Blog mới trở thành đại diện chính thức duy nhất và đầu tiên của Nga tại Trung Quốc, nơi những người Trung Quốc bình dân có thể tự do bày tỏ tất cả những gì họ nghĩ mà không bị hạn chế. Và những người Trung Quốc đã có cái được nói.
Đúng sau vài giờ trên site đã xuất hiện gần một nghìn nội dung mang tính tiêu cực gửi cho Nga. Không một nhà điều hành nào, hơn thế không một nhà ngoại giao nào chờ đợi từ những người anh em Trung Quốc suốt đờimột biến chuyển như thế.
Trong các thông tin, những người anh em Trung Quốc đã yêu cầu Nga trả lại vùng đất đai của Trung Quốc từ xa xưa” đã được bán cho Nga bởi kẻ phản bội Trung Quốc” cựu tổng bí thư Tszin Tszemin mà họ xem đó là đảo Sakalin, “vùng ngoại đông-bắc”, “ngoại Mông” và các vùng đất phía đông hồ Balkhash, tộng cộng 1,5 triệu km2 đất đai (gấp 5 lần lãnh thổ VN).
Китайцы требуют у России земли и хотят вернуть компартию


















Tự hào Việt Nam

Tự hào Việt Nam

Không một dân tộc nào mà không có ít nhiều kiêu hãnh về nguồn gốc mình, dù là công dân của một siêu cường hay một nhược tiểu.
TỰ HÀO VIỆT NAM 

Không một dân tộc nào mà không có ít nhiều kiêu hãnh về nguồn gốc mình, dù là công dân của một siêu cường hay một nhược tiểu. Cách đây 2 năm, tôi có gặp một anh bác sĩ  người Zimbabwe vừa đến Los Angeles tị nạn. Xứ sở của anh ta là một điển hình về sự sụp đổ toàn diện (a failed state) từ kinh tế, xã hội đến y tế, môi trường. Thực ra trước đó, Zimbawe còn được gọi là Rhodesia và có một mức sống cao nhất Phi Châu. Sự tụt hậu bắt đầu khi ngài Mugabe và đảng cầm quyền dành được độc lập và thống trị nước này suốt 30 năm qua. Tuy vậy, khi nói về đất nước, anh bạn này rất hãnh diện đến độ cực đoan, dù anh ta mới chạy trốn khỏi xứ đó vài ba tháng trước. Trong nhiều trận đá bóng tại Mỹ Quốc, nhiều cư dân Mỹ gốc Mexico đã cổ vũ nồng nhiệt cho đội tuyển Mexico chống lại đội Mỹ, gây nhiều đề tài tranh cãi tại các cộng đồng địa phương. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của mặc cảm thua kém. Tuy vậy, người Mỹ thường có tinh thần yêu nước quá khích hơn các dân tộc châu Âu. Nhiều người lại cho rằng đây là mặc cảm tự tôn?
Ở Việt Nam, đề tài tự hào về dân tộc được nhắc nhở khá nhiều tại mọi kênh truyền thông khắp nước. Sĩ diện của xã hội cũng bày tỏ rất sôi nổi khi năm ngoái, một trận chung kết giữa Việt Nam và Mã Lai sẽ quyết định chức vô địch cho một giải gì đó ở Asean. Cả thành phố chuẩn bị cho một cuộc náo loạn của vài chục ngàn cổ động viên đi bão bằng xe gắn máy trên khắp nẻo đường. Tiếc là Việt Nam đã thua và tôi mất đi một kinh nghiệm quý báu để quan sát sự biểu dương về tự hào dân tộc.
Có lẽ vì lòng yêu nước cực độ, người Việt Nam hay quan tâm lo lắng không biết là người nước ngoài nghĩ gì và có đánh giá cao dân tộc và xứ sở này? Một anh bạn doanh nhân người Anh sống ở Hà Nội hơn 7 năm qua cho biết câu hỏi ông phải trả lời nhiều nhất trong mọi cuộc gặp gỡ quan chức cũng như dân cư là “Ông nghĩ thế nào về Việt Nam?” Trên thế giới, ngay cả người Trung Quốc, nơi sinh ra của văn hoá sĩ diện, cũng không sánh bằng chúng ta về tinh thần tự hào dân tộc.

Chính phủ chỉ đạo NHNN có lộ trình giảm lãi suất,

Giải pháp 2:

Chính phủ chỉ đạo NHNN có lộ trình giảm lãi suất, 
BT Vũ Đức Đam: Lãi suất nhất định sẽ phải giảm
 
Bộ trưởng VP CP Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ chỉ đạo NHNN cần có lộ trình giảm lãi suất. Tuy nhiên việc điều hành lãi suất giảm bao nhiêu và khi nào thuộc về điều hành của Thống đốc NHNN.
Đây là thông điệp của Chính phủ đối với việc điều hành lãi suất.
Tại buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam tái khẳng định lại lộ trình tái cấu trúc ngân hàng, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Mục tiêu đến năm 2015 có từ 1-2 NHTM có quy mô và uy tín trong khu vực.
“Các ngân hàng đã tiến hành tái cơ cấu và nhận sự giúp đỡ từ các cơ quan Nhà nước một cách tích cực. Chính Phủ đảm bảo không để xảy ra đổ vỡ của ngân hàng.” – Bộ trưởng Đam cho biết.
Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến chia sẻ quan điểm về vấn đề tăng trưởng tín dụng cào bằng với các ngân hàng thời gian vừa qua là biện pháp mạnh phù hợp. Tuy nhiên Thống đốc cũng chia sẻ quan điểm sẽ kiểm soát tín dụng theo hướng phù hợp với quy mô, chất lượng, khả năng quản trị của từng ngân hàng.
Bộ trưởng Đam cũng khẳng định tinh thần nghị quyết 11 sẽ tiếp tục trong vài năm tới để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Trả lời câu hỏi về tái cơ cấu đầu tư công, bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết tái cơ cấu không có nghĩa là cắt giảm đầu tư một cách máy móc. Thực tế con số tuyệt đối chi cho đầu tư vẫn tăng, tái cơ cấu là theo hướng giảm tỷ lệ đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội. Mục tiêu là nâng cao chất lượng đầu tư công.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » và tâm tình của một người Việt gốc Pháp

Phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát »
và tâm tình của một người Việt gốc Pháp



Thụy My
Bộ phim tài liệu « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » (Hoang Sa, la meurtrissure) của ông André Menras, một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam và có tên Việt là Hồ Cương Quyết, nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi, đã bị cấm trong buổi chiếu ra mắt dành cho một nhóm thân hữu ngày 29/11 tại Khu du lịch Văn Thánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Hoàng sa và Trường sa là của Việt Nam !

Việc ngăn cấm này đến nay vẫn không rõ lý do, tuy bộ phim có sự hỗ trợ của đài truyền hình thành phố, và trước đó đã được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông André Menras đã nói lên những tâm tư chung quanh bộ phim này.

RFI : Kính chào ông André Menras. RFI Việt ngữ rất hân hạnh được ông dành thì giờ tiếp chuyện hôm nay. Thưa ông, xin ông vui lòng giới thiệu sơ qua về bộ phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát».

André Menras : Cuốn phim này là cả một câu chuyện dài. Tôi đã bỏ ra nhiều năm dài để làm việc, nghiên cứu về luật quốc tế, để đọc các tài liệu, theo dõi các sự kiện tại Việt Nam về các ngư dân ở miền Trung bị hải quân Trung Quốc bức hại. Chủ yếu là các ngư dân ở Lý Sơn, Bình Châu, nơi có nhiều người vợ góa của các ngư dân mất tích. Họ bị mất tích trong cơn bão, nhưng thật ra nhiều khi không phải do bão, mà là do hải quân Trung Quốc ngăn cấm họ đánh cá tại khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa. Vì vậy đương nhiên khi bão tố nổi lên, tàu của họ bị nhận chìm do không được vào tránh bão. Có những chiếc tàu bị chìm, bị mất tích một cách kỳ lạ trong thời kỳ biển lặng, đặc biệt là tại một phần của quần đảo bị chiếm đóng.
Tôi đã nghiền ngẫm kỹ về tất cả những điều trên đây, và cuối cùng quyết định đến với các ngư dân – vì tôi có quốc tịch Việt Nam. Tôi cũng đi đánh cá với họ tại vùng quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và tôi đã vấp phải việc cấm đoán, ngăn trở của lực lượng biên phòng và an ninh. Tôi bèn liên lạc với chủ tịch nước đương nhiệm lúc đó, là ông Nguyễn Minh Triết, vốn là một người có tấm lòng. Ông đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện bộ phim, với sự hỗ trợ của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, và sau nhiều lần liên lạc với Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.

Bộ trưởng Thăng không đi nổi xe buýt!

Từng là lãnh đạo cấp Vụ của một đơn vị quan trọng của một Bộ lớn mà tôi cũng không hiểu nổi. Văn bản số 6323 do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký có nêu rõ: “Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể yêu cầu cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, đơn vị sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần. Định kỳ báo cáo (trước ngày 25 hàng tháng) tình hình triển khai thực hiện, những kiến nghị đề xuất về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải để tổng hợp)… Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan đơn vị trong ngành nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao”. Thế mà nay BT Thăng lại nói là "văn bản khuyến khích, động viên tinh thần CBNV ngành đi xe buýt chứ không bắt buộc", và "Không nên bắt bẻ chữ nghĩa như vậy, quan trọng là mục đích hướng tới là cái gì?". Phải chăng là không làm được thì chối. Cứ cái đà giải thích văn bản thế này thì ai còn tin vào lời hứa của BT nữa.

Bộ trưởng Thăng không đi nổi xe buýt!

GDVN: Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, sẽ không phạt CBNV “trốn” xe buýt và bản thân ông cũng không đi nổi loại phương tiện này.

Liên quan tới thông tin phản ánh rằng có rất ít CBNV Bộ GTVT hưởng ứng văn bản của Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu đi xe buýt, trao đổi qua điện thoại vào tối 2/12, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho hay, đây là văn bản khuyến khích, động viên tinh thần CBNV ngành đi xe buýt chứ không bắt buộc.

“Đây là cuộc vận động, CBNV trong ngành cần gương mẫu đi đầu trong việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng để giảm ùn tắc, dù số cán bộ ít ỏi của Bộ tham gia đi xe buýt cũng góp phần làm giảm kẹt xe".


- Thưa Bộ trưởng, kết quả lớn nhất của việc này là gì?


Theo tôi, quan trọng là nó tạo ra hiệu ứng tốt, qua việc đi xe buýt Bộ GTVT cũng sẽ có thêm đánh giá, phản ánh những tồn tại của hệ thống vận tải này. Vụ Vận tải đã tổng hợp đề xuất giải pháp điều chỉnh hợp lý.


Còn rất nhiều khó khăn đang chờ đợi Bộ trưởng Đinh La Thăng
 
- Trong cuộc trao đổi với phóng viên, đồng chí Vụ trưởng Vụ vận tải cho rằng, văn bản số 6323 do Bộ trưởng ký chỉ mang tính vận động, khuyến khích. Tuy nhiên, thực tế là văn bản lại ghi rõ: "yêu cầu CBCNVC sử dụng xe buýt tối thiểu 1 ngày trong tuần". Tại sao lại có cách hiểu "tréo ngoe" vậy, thưa Bộ trưởng?

Voi ma mút có thể tái sinh

Tin vui:

Voi ma mút có thể tái sinh

Khả năng nhân bản vô tính thành công voi ma mút tăng lên rất cao sau khi các nhà khoa học tìm thấy tủy xương của voi ma mút được bảo quản rất tốt tại vùng Siberia của Nga.

Hình minh họa voi ma mút. Ảnh: disneyjazz.net.
Hình minh họa voi ma mút. Ảnh: disneyjazz.net.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản cho hay, các nhà khoa học của Bảo tàng Voi ma mút của nước cộng hòa Sakha thuộc Liên bang Nga và Đại học Kinki của Nhật Bản phát hiện một xương bắp đùi của voi ma mút trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tại Siberia hồi tháng 8. Tủy bên trong mẩu xương được bảo quản khá nguyên vẹn.
Voi ma mút là một chi voi cổ đại đã tuyệt chủng cách đây chừng 10.000 năm. Lông của chúng dài (lên tới 50 cm) và rậm hơn so với voi hiện đại. Ngà của voi ma mút dài và cong. Chân của chúng chỉ có 4 ngón, trong khi chân của voi hiện đại có 5 ngón. Do chân sau của voi ma mút ngắn nên trọng tâm của toàn thân nghiêng về phía sau, còn vai của chúng nhô cao.

Bài hát hay: Em tắm - Sự thật huyền thoại người con gái Thái tắm tiên

Bài hát hay: Em tắm
Sự thật huyền thoại người con gái Thái tắm tiên

Bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi, người dân tộc Thái, đã được phổ nhạc và
được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi:

Nếu không nghe được thì xin nghe trong bản gốc:
http://yume.vn/news/du-lich/kham-pha-viet-nam/su-that-huyen-thoai-nguoi-con-gai-thai-tam-tien.35A94CA2.html


  Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha (Da cha mẹ cho em)
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem....

Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng gác
Chớ để Tây phá mương

(Có anh đang đứng gác,
Giữ bản mường yên vui) 
 

Sự thật huyền thoại người con gái Thái tắm tiên

Ai đã từng một lần lên Tây Bắc, hay được nghe về chuyện con gái Thái tắm tiên, đều không tránh khỏi sự tò mò. Muốn biết, muốn tìm hiểu nhưng dường như nó đã trở thành huyền thoại, bí ẩn, và không thể khám phá đến tận cùng...