Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Kinh nghiệm điều hành kinh tế: Lý thuyết và Thực tế TQ

Kinh nghiệm điều hành kinh tế: Lý thuyết và Thực tế Trung Quốc
A) Từ những vấn đề lý thuyết...
Những người đã từng học qua một lớp kinh tế vĩ mô đều hiểu nền kinh tế và xã hội đều là những hệ thống khổng lồ và vô cùng phức tạp. Hệ thống không phải là một tập hợp gồm nhiều phần tử rời rạc đơn thuần mà cũng gồm rất nhiều phần tử nhưng các phần tử có mỗi liên kết qua lại chặt chẽ với nhau rất phức tạp; một phần tử thay đổi kéo theo sự thay đổi của hầu hết các phần tử khác. Mặt khác, tính liên kết trong hệ thống làm cho hệ thống có những tính chất mới hoàn toàn mà bản thân mỗi phần tử đều không có; những tính chất mới này trong lý thuyết hệ thống được gọi là tính trồi.

Đặc biệt, mỗi hệ thống đều tự thân vận động và đều vận động với các quy luật và mục tiêu riêng của mình. Ví dụ nền kinh tế là một hệ thống; nó đã vận động từ 700.000 năm nay, tức là ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Nó có quy luật vận động là cơ chế kinh tế thị trường... Không có Đảng và Nhà nước, nó vẫn tự thân vận động. 

Hai Phó Thủ tướng thôi Ủy viên Ban Chấp hành TW

Trên Blog này, đã nhiều lần tôi dự báo vụ Việt Á bắt đầu từ Hải Dương, tức là bắt tạm giam Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương (CDC Hải Dương) và cũng sẽ kết thúc ở Hải Dương, tức là cho Vũ Đức Đam quê Hải Dương về vườn. Tạm thời đến nay dự báo của tôi là đúng nếu ông Đam là quan chức cấp cao nhất bị kỷ luật trong vụ này. Theo wiki, tính đến cuối tháng 12/2022, vụ Việt Á đã có tới 29 vụ án liên quan với 102 bị can tại 25 địa phương, đơn vị, trong đó, có 3 Ủy viên Trung ương Đảng, bị khởi tố và bắt tạm giam. Các đệ tử bị bắt hết mà ông Đam được hạ cánh an toàn thì quá là may mắn, ông Đam nên mổ trâu đốt pháo khao cả làng Cụ Trì quê ông. Trường hợp ông Phạm Bình Minh thì hơi buồn cho ông vì cả hai bố con ông đều có các chức vụ như nhau (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) nhưng năm xưa khi ông bố thôi chức thì nhân dân rất buồn, còn bây giờ ông con thôi chức thì nhân dân lại rất vui. Cả hai ông Đam và Minh chỉ bị xử lý ở mức "Trung ương đồng ý" cho tự nguyện thôi chức về hưu dưỡng già chứng tỏ lửa trong lò cụ Tổng vẫn yếu lắm. Tuy nhiên sự kiện cho tự nguyện thôi chức này chính thức khẳng định hai ông chắc chắn đã dính đến hai vụ test kid Việt Á và 2000 chuyến bay giải cứu nặng đến mức phải bị kỷ luật cắt bỏ mọi chức vụ và thôi công chức. Đây là 2 vụ trấn lột công khai, trắng trợn tổng cộng 8 nghìn tỷ đồng của người dân trong lúc người dân đang hoảng loạn và kinh hoàng do hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến hàng chục nghìn người bỗng dưng phải chết và hàng triệu người nhiễm bệnh không có thuốc chữa, cùng lúc tình hình kinh tế xã hội cũng bi đát chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đổi mới đất nước năm 1986 (tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các năm 2020, 2021 đều dưới 3%). Vì quá hiếm và quá bất nhân, bất nghĩa nên chúng sẽ đi vào lịch sử nghìn năm tới đây của dân tộc. Hai ông là quan chức to chức nhất bị xử lý trong hai vụ này thì bao giờ cũng sẽ bị bêu tên đầu tiên, nên hai ông sẽ phải mang nỗi ô nhục có tính lịch sử không khác gì những kẻ bán nước cầu vinh.
Hai Phó Thủ tướng thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Trung ương họp bất thường đồng ý cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; ông Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII và cho ý kiến về 2 nhân sự để trình thay thế.

Ngày 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định biểu quyết, thống nhất để các nhân sự sau thôi giữ chức vụ:

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

Uống sữa bò tốt hơn hay sữa đậu nành tốt hơn?

Uống sữa bò tốt hơn hay sữa đậu nành tốt hơn?
Jessica Brown BBC 12 tháng 1 2020 - S
ữa đóng vai trò quan trọng trong đời sống mọi loài động vật có vú, ngay từ thuở chào đời. Nhưng một số người cho rằng uống sữa của các loài động vật có vú khác là không cần thiết, không tự nhiên, và thậm chí là không tốt cho sức khỏe. Ý kiến chung là "Ta không nhất thiết phải kiêng sữa, nhưng cũng không nhất thiết phải uống sữa," Virtanen nói. "Sữa có thể thay thế bằng những sản phẩm khác; không có thành phần dinh dưỡng duy nhất hay loại thực phẩm duy nhất nào nhất mực cần thiết cho sức khỏe ta."

Là loài duy nhất uống sữa từ các loài khác, con người có mối quan hệ khác thường với thức uống màu trắng này. Hầu hết các loài sẽ cai sữa ngay khi còn trứng nước, ngay khi chúng bắt đầu cần ăn các loại thực phẩm phức tạp hơn. Vậy tại sao con người vẫn tiếp tục uống sữa?

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Vụ mất 25 quyển sách cổ quý hiếm: Trách nhiệm của ai ?

Vụ này theo tôi phải xử lý hình sự để làm gương. Sách cổ ở nước ta rất hiếm, mà đã hiếm thì bao giờ cũng quý và đắt, thậm chí vô giá. Theo tôi đánh giá thì những bộ sách mất này là vô giá, do đó chắc chắn sẽ phải có người chịu trách nhiệm và phải bị xử lý thật nghiêm, chứ không phải báo mất là xong, thậm chí mất khi nào cũng không biết, chỉ biết mất trong khoảng 5 năm gần đây; quá vô trách nhiệm. Mặt khác, cần mời ngay công an vào cuộc và dùng tất cả các biện pháp nghiệp vụ có thể để làm sao truy tìm lại được cổ vật.
Vụ mất 25 quyển sách cổ quý hiếm: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân như thế nào?
23/12/2022 (LSVN) - Theo Luật sư, cá nhân được giao quản lý kho sách tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm phải có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các cuốn sách cổ, thông báo kịp thời cho lãnh đạo viện khi sách cổ bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại,... Nếu trong quá trình điều tra, xác minh làm rõ vụ việc, có căn cứ chứng minh các cá nhân này có hành vi vi phạm nội quy của Viện, dẫn đến thất lạc sách cổ thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự.

Vừa qua, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã đăng thông cáo về việc 25 cuốn sách bị "thất thoát". Theo đó, khoảng tháng 3 đến tháng 4/2020, cán bộ quản lý kho sách phát hiện dấu hiệu không tìm thấy một số cuốn sách ở vị trí quy định trên giá.

Bangladesh làm ko đủ bán, VN than thở thiếu đơn hàng?

Đọc bài này thấy buồn quá. Dệt may VN không chỉ thua xa Bangladesh hiện tại mà nếu tính tới bốn trụ cột của "xanh hóa" và nhiều yếu tố khác thì trong 10 năm nữa VN cũng không dễ thay đổi để "xanh hóa" và theo kịp Bangladesh được. Theo thống kê GDP đầu người năm 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), của VN là 4163 USD trong khi của Bangladesh chỉ là 2734, chưa bằng 2/3 của VN; vậy là trong lĩnh vực dệt may VN đang và sẽ tiếp tục thua xa Bangladesh trong dài hạn. Điều này rất cần các phân tích, làm rõ và có chính sách hợp lý để ngành này phát triển, vì đây là ngành tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho rất đông người lao động.
Bangladesh làm không đủ bán, vì sao dệt may Việt Nam than thở thiếu đơn hàng?
27/12/2022 Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới nhờ vào việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tận dụng tốt đơn hàng xuất khẩu đồ bảo hộ, đồ phòng chống dịch COVID-19. 
Tuy nhiên dự báo trong năm 2022, Bangladesh sẽ lấy lại vị trí số 2 của Việt Nam (xếp sau Trung Quốc).

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu tại Công ty cổ phần SXTM May Sài Gòn (Garmex Saigon JS) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thị trường BĐS đóng băng và hành động của tôi

Thị trường bất động sản đóng băng và hành động của tôi
1) Bình tĩnh, suy nghĩ thận trọng, sáng tạo và chủ động
Trong bài viết cách đây khoảng nửa tháng (bài: Thời đại khủng hoảng của Nguyễn Tấn Dũng đang trở lại ?), tôi đã viết: thị trường bất động sản (BĐS) đã bắt đầu đóng băng sau cú sốc tăng vọt lãi suất và chính sách siết chặt tín dụng BĐS của Ngân hàng Nhà nước. 
Điều này hoàn toàn bình thường vì thị trường BĐS phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn vay. Lạm phát tăng (dù nhà nước không thừa nhận), các doanh nghiệp đang đình trệ hoặc hết hơi và nợ xấu tăng mạnh buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất (chi phí vốn). Đồng thời lãi suất ở Mỹ và các nước công nghiệp cũng tăng vọt, buộc Ngân hàng Nhà nước cũng phải tăng lãi suất điều hành. Tất cả đều làm dòng tiền đổ vào BĐS bị siết chặt khiến BĐS phải đóng băng.

Kinh dị: Thải độc bằng nước cà phê qua… hậu môn!

Người Việt bây giờ, nhất là lớp trẻ, dường như càng ngày càng lú lẫn; rất là buồn. Tưởng chỉ có một ông già lú hóa ra lớp trẻ cũng đang lú. Con người cũng như mọi động vật khác được tạo hóa thiết kế là một hệ thống hoàn chỉnh lý tưởng, trong đó hệ đường ruột được kết nối từ miệng đến hậu môn. Nó là 1 cái nhà máy sinh học chế biến thức ăn phức tạp chỉ có 1 chiều. Đầu vào là miệng và đầu ra là hậu môn. Nếu quy trình này bị đảo ngược thì hết sức kinh khiếp (ví dụ trường hợp tắc ruột thấp để muộn, miệng sẽ nôn ra phân), không can thiệp nhanh là chết. Vậy mà trong nước đang rộ lên phong trào này; quá nguy hiểm. Quan điểm của tôi là không có cái gì tốt bằng cơ chế tự nhiên, cứ thuận theo tự nhiên là tốt nhất; con người chỉ tác động được chút ít vào đó nhằm điều chỉnh lại cân bằng mỗi khi tự nhiên bị biến dạng do nguyên nhân tạm thời nào đó. Trong kinh tế cũng vậy, dựa theo quy luật kinh tế thị trường là tốt nhất.
Kinh dị: Thải độc bằng cách truyền nước cà phê qua… hậu môn!
Một phương pháp làm đẹp và tăng cường sức khỏe bằng cách truyền nước cà phê qua…hậu môn đang thịnh hành trong giới trẻ Sài Gòn khiến người ta rùng mình sợ hãi. Trang web bán thực phẩm chức năng Happy Life quảng bá về phương pháp thải độc bằng nước cà phê

Tài khoản hướng dẫn phương pháp thụt tháo đại tràng bằng cà phê được bác sĩ cảnh báo là phản khoa học, nhiều nguy hại nếu áp dụng - Ảnh: X.MAI

Bóng đá và du lịch

VN có hai điều thua xa thế giới. Một là con người VN quá ích kỷ, chỉ chăm lo tới lợi ích của riêng mình, không quan tâm tới lợi ích của người khác. Biểu hiện điều này xảy ra ở bất cứ đâu, trong bất cứ lĩnh vực gì, nhưng có 2 chỗ tôi ngày nào cũng gặp: (i) Xếp hàng chen lấn xô đẩy, tìm cách chen ngang; (ii) Luôn tìm cách đi vượt qua mặt người khác đang đi, không chịu nhường đường. Ví dụ tôi là người hay đi bộ, khi sang đường, ở các nước xe cộ luôn đi chậm lại nhường đường cho người đi bộ đi qua và họ đi sau lưng người đi bộ; nhưng ở ta gần như 100% xe đều tìm cách vượt qua trước mặt người đi bộ, buộc người đi bộ phải dừng lại chờ xe qua mới đi tiếp được. Các xe ô tô, xe máy, xe đạp vượt nhau đều cố tình đè đầu, chặn đầu xe khác như vậy. Điều thứ hai làm du khách nước ngoài chán cảnh VN là quá bẩn thỉu, khắp nơi đều có rác và đặc biệt là mùi hôi thối nồng nặc từ cống rãnh bốc lên. Không đâu quan tâm tới làm nhà vệ sinh cho du khách. Ngay ở khu phố cổ Hà Nội, chính quyền có đặt vài buồng vệ sinh công cộng xấu xí bằng nhựa ở một số điểm, nhưng đều bị người dân kinh doanh chất đồ, bán hàng kín xung quanh buồng, du khách không thể và không dám vào các buồng vệ sinh công cộng đó; chưa kể những buồng vệ sinh công cộng này cũng rất bẩn. Đây không phải lỗi của người dân mà là lỗi của chính quyền. Khi chính quyền không quan tâm xử lý thì mới xảy ra những cảnh tôi viết ở trên. VN không thay đổi được những cảnh này thì không bao giờ thu hút được nhiều du khách quốc tế. Hiện nay phần lớn du khách quốc tế đến nước ta là Việt Kiều; họ muốn về với quê hương thì họ buộc phải nhắm mắt bịt mũi chấp nhận, nhưng các du khách văn minh thì không thể chấp nhận.
Bóng đá và du lịch
FB Kim Ngữ 23 tháng 12, 2022 - 
Việt Nam không hề thiếu thắng cảnh thậm chí còn hơn cả Thái Lan, Singapore, Indonesia hay Malaysia nhưng cái Việt Nam thiếu nhất hiện nay là thật tâm xây dựng trên lợi thế thiên nhiên những gì phù hợp chứ không phải ăn xổi ở thì như Phú Quốc hiện nay.
Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân trong cuộc họp tìm cách phát triển du lịch đã ví von: Bóng đá Việt Nam đã thắng Thái Lan, không lý gì du lịch lại để thua.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Về một đại nạn không kịp đến

Đoạn này hay: "Đã một năm đại nạn Covid-19 trôi qua ở Việt Nam, có thể nhìn lại và thấy đại nạn ập đến không chỉ đến từ tự nhiên, mà còn đến từ những cơ hội âm mưu trục lợi phi tổ quốc, phi đồng bào, bất chấp nỗi đau và tiếng rên xiết của người dân trong nguy khốn". Người dân VN đã bị 2 đại nạn là "test kist Việt Á" và "Chuyến bay nhân đạo giải cứu", nhưng vẫn may mắn không dính đại nạn "Nanocovax". Theo tôi, việc tự nguyện cho tiêm một thứ thuốc chưa được phép lưu hành vào cơ thể của mình phải cực kỳ cẩn thận. Nanocovax vừa mới được nghiên cứu trong mấy tháng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã vội vã cho phép tiêm vào bản thân mình là hành động quá nông nổi, nếu không muốn nói là liều lĩnh đến mức ngu xuẩn. Kể cả ông ta chấp nhận tiêm để làm gương cho người khác cũng chưa đến giai đoạn thử trên người như vậy, nhất là với một quan chức cấp rất cao như ông. Không biết PTT Vũ Đức Đam sau khi quảng cáo tiêm Nanocovax có bị di chứng gì không, nhưng rõ ràng lời ăn tiếng nói có vấn đề và uy tín sau hàng chục năm xây dựng chỉ sau hơn 1 năm đã gần như mất sạch. Tương lai phía trước của ông đang vô cùng mù mờ, được hạ cánh an toàn hay vướng vòng tù tội là điều chúng ta không ai có thể dự đoán được... Tôi đoán ông Vũ Đức Đam (cũng như ông Phạm Bình Minh) sẽ chỉ bị thôi chức Uỷ viên Trung ương đảng khoá 13, Uỷ viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 và chức Đại biểu Quốc hội, tức là chưa đến mức bị song khai (khai trừ khỏi Đảng và khai trừ khỏi bộ máy nhà nước). Đó là vì nếu xử lý nặng hơn thì vừa không có "tính nhân văn" như lời cụ Tổng thường nói, vừa làm giảm uy tín của Đảng trong mắt nhân dân và vừa làm tăng nguy cơ "vỡ bình"Người làm Trời nhìn; Luật Nhân Quả không bỏ sót một ai.
Về một đại nạn không kịp đến
FB Tuấn Khanh - Ẩn trong những câu chuyện hào nhoáng dễ làm lay động lòng người trong đại dịch, cũng có chuyện cần nhắc lại, đó là PTT Vũ Đức Đam tình nguyện chích Nanocovax để vận động cho nghiên cứu thương mại này sớm được đưa vào chương trình quốc gia. Không những chích một mũi, mà ông còn chích đến hai mũi để chứng minh về tính hữu hiệu tuyệt đối của vaccine này.

Nếu đã chích đến hai mũi của Nanocovax, vậy thì chắc chắn PTT Võ Đức Đam sẽ không thể chích thêm được các vaccine khác mà Việt Nam đã xin thế giới viện trợ.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chiếc thùng không đáy ?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chiếc thùng không đáy ?
Đọc bản tin hôm nay mình sốc quá. Hơn 911 tỷ đồng ngân sách vừa được Chính phủ phê duyệt bổ sung cho dự án giao thông nổi tiếng tồi tệ nhất Việt Nam đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Tàu: dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đây là mức vốn phê duyệt bổ sung cho giai đoạn 2021 - 2025. Như vậy, so với mức vốn phê duyệt ban đầu là 8.770 tỷ đồng, sau nhiều lần bổ sung, mức vốn đội lên hiện đã lên tới: 18.913 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần vốn phê duyệt ban đầu).

Tàu metro tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Vậy đường sắt Cát Linh - Hà Đông dường như đã thực sự trở thành chiếc thùng tiêu tiền thuế của dân không có đáy. Dự án Cát Linh - Hà Đông khởi công xây dựng từ tháng 10/2011, sau 11 năm khởi công (kéo dài tới 5 đời Bộ trưởng) với nhiều lần phải dừng thi công vì dự án đội vốn, Dự án hiện đã hiện hoàn thành và đi vào vận hành từ cuối năm 2021. Thời gian thi công Dự án cũng như mức đội vốn kỷ lục là các yếu tố khiến dự án Cát Linh - Hà Đông trở nên nổi tiếng.

Đấu thầu ở Việt Nam

Đấu thầu ở Việt Nam
Đây là câu chuyện đùa nhưng trên thực tế nó đã và đang xảy ra ở khắp nơi dưới các dạng biến thể khác nhau.

NHTW của TQ đang bơm tiền nhiều chưa từng có

NHTW của Trung Quốc đang bơm tiền nhiều chưa từng có để giải nguy cho nền kinh tế
Kinh tế Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng với kinh tế Việt Nam vì đều là những nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, lấy khu vực kinh tế nhà nước làm chủ đạo, trong đó các DNNN làm nòng cốt. Những bài học về phát triển kinh tế Trung Quốc  trong năm 2022 rất đáng để chúng ta tham khảo. Có thể nói năm 2022 chắc chắn đã trở thành một năm trong những năm tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ phát triển vừa qua của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. 
Đặc biệt, đây cũng là năm nền kinh tế Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi bắt đầu cải cách, mở cửa 1978. Tuy là một năm đầy biến động và tồi tệ nhưng nền kinh tế Trung Quốc đã kết thúc năm 2022 với một triển vọng khá tích cực và lạc quan. Dưới đây là một số thông tin từ các báo quốc tế, bản dịch qua google.

Cầu mong anh chị em Tổ TT BOT BỜ ĐẬU an toàn

Cầu mong anh chị em Tổ truyền thông BOT BỜ ĐẬU an toàn
Hôm nay 26/12/2022 lại xảy ra cảnh công an đàn áp, bắt người tại BOT BẨN BỜ ĐẬU, làm tôi nhớ lại những vụ công an bắt tống lên xe tù hàng chục người khi anh chị em chúng tôi đấu tranh phản đối BOT BẨN BẮC THĂNG LONG - NỘI BÀI cách đây gần 4 năm. Vô cùng phản cảm và căm phẫn. Không biết cứ thế này thì đất nước sẽ đi về đâu.

Cầu mong anh chị em Tổ truyền thông BOT BỜ ĐẬU an toàn, khỏe mạnh và được trả tự do ngay lập tức. Và cũng cầu mong BOT BẨN này sớm được dỡ bỏ.

Quan điểm của tôi là phản đối BOT giao thông ở VN vì mấy lý do:

1) Trên thế giới rất ít nước làm BOT giao thông, có làm thì họ cũng chỉ 1 số tuyến đường chứ không làm tràn lan khắp nơi như ở nước ta;

2) Người dân VN ít tiền, do đó dân không nên đổ vào làm BOT mà nên đổ vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, nhà nước rút ra khỏi khu vực sản xuất HH&DV, bỏ khu vực đó cho người dân làm.

Nhà nước tập trung vào làm cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông. Dĩ nhiên nhà nước dùng tiền thuế và tài sản công để làm đường thì không có chuyện lập các trạm BOT thu tiền.

Phản đối việc đàn áp, bắt người trái pháp luật

Phản đối việc đàn áp, bắt người trái pháp luật
Ủng hộ Tổ truyền thông BOT Bờ Đậu và nhân dân Thái Nguyên yêu cầu cấp lãnh đạo có thẩm quyền của đất nước ra quyết định dỡ bỏ BOT BẨN này. Phản đối mọi hành động đàn áp, bắt người trái pháp luật của các cơ quan công quyền.
0:39 / 1:23:43

Hoa Nguyen đã phát trực tiếp.

 
Công an phường Trưng Vương Thái Nguyên bắt và giữ người trái pháp luật

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

Tại sao người nước ngoài không muốn trở lại VN ?

Tại sao người nước ngoài không muốn trở lại VN ?
80% - 90% người nước ngoài tới VN không bao giờ dám quay trở lại trừ các nghệ sĩ Hải Ngoại bởi lý do bất ngờ. 
Theo tổng kết của ngành du lịch Việt Nam thì năm 2017, cứ 10 người đến Việt Nam một lần thì có 8 người “say goodbye” không bao giờ trở lại. Thực trạng tệ hại như thế nhưng ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đến 13 triệu lượt khách quốc tế vào năm sau.

Rồi năm 2018 đến 2019 con số vẫn vậy, cũng 80% “một đi không trở lại”. Sau hai năm gián đoạn vì Covid, đến năm 2022 thì tình hình lại khác đi, mà là khác theo hướng tồi tệ hơn. Năm 2022 người ta thống kê, cứ 10 từng đến Việt Nam thì thành phần “never again” lên đến 9 người. Từ 80% khách du lịch quốc tế “tởn tới già” giờ tăng lên thành 90% thì cũng gọi là “tăng trưởng” đấy chứ?

Theo thống kê, cứ 100 người xin thôi quốc tịch Việt Nam thì chỉ có 6 người xin nhập quốc tịch Việt Nam. Những người xin nhập quốc tịch Việt Nam thường là người gốc Việt muốn hồi hương để về sống quê nhà sau khi đã cống hiến hết nội lực cho “bọn tư bản giãy chết” hoặc những người không thể hòa nhập ở xứ người. Con số này sẽ giảm vì thế hệ sau là những người gốc Việt sinh ra ở nước ngoài sẽ không muốn về nước làm gì nữa.

HOA HẬU TRONG VEO

HOA HẬU TRONG VEO
FB Lê Việt Đức - Vui nhỉ, người dân cả nước đã bao giờ được nhìn L... gái xinh trên sân khấu và trên tivi thoải mái và hoàn toàn miễn phí như bây giờ, tự hào quá VN ơi.

Trong truyện “Hoàng đế cởi truồng”
Ngoài đời hoa hậu phường tuồng trong veo
Năm con Mèo phải “meo meo”
Nhưng “méo méo” chắc “lộn lèo” như không

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

GỬI BÁC TRỌNG

GỬI BÁC TRỌNG
FB Lê Việt Đức - Bác Tân bảo bác Trọng chỉ hỏi đám đệ tử của bác một câu duy nhất "Số tiền đấy từ đâu ?" để lo cho các con của chúng sang Mỹ học.
Thực tế bác Trọng đã hỏi nhiều rồi, chúng đều vui vẻ bảo từ chăn lợn, trồng rau vất vả làm thối cả móng tay, đến chồng chạy xe ôm, vợ bán vé số...; nhịn ăn nhịn mặc tiết kiệm từng xu để lo cho con ăn học. Thậm chí có ông còn bảo tiền trăm tỷ có được là do cô em gái ... kết nghĩa tặng cho.

Tại sao TQ không thể xâm lược Đài Loan bằng vũ lực

Tại sao ông Tập Cận Bình không thể xâm lược Đài Loan bằng vũ lực
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022, giới quan sát đã phỏng đoán về những bước đi tiếp theo của ông Tập. Động thái đáng lo ngại nhất là ông Tập sẽ xâm chiếm Đài Loan bằng vũ lực.
Đặc biệt là sau chiến tranh Nga - Ukraine, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và các viện nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã chuyển sự chú ý sang Trung Quốc vì lo ngại rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ nhân cơ hội này để phát động chiến tranh chống lại Đài Loan.