Vượt qua đại dương bão tố: Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025
T.S. Đinh Trường Hinh và T.S. Nguyễn Tiến Hưng
Tóm tắt. Các dự báo toàn cầu ảm đạm trong vài năm tới đặt Việt Nam vào một hoàn cảnh rất khó khăn, đòi hỏi chính phủ phải có cách quản lý và phối hợp tốt đẹp hơn về các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô. Về kinh tế vĩ mô, ưu tiên trước hết là giảm tác động của các cú sốc bên ngoài (do tăng trưởng quốc tế chậm lại, lạm phát và lãi suất cao hơn) đối với nền kinh tế trong nước. Điều này đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời và uyển chuyển các công cụ của chính sách vĩ mô.
Tuy nhiên, ba mục tiêu quan trọng trong một nền kinh tế mở lại thường xung đột nhau: ổn định tỷ giá, để dòng vốn quốc tế (capital flows) ra vào tự do, và giữ được chính sách tiền tệ độc lập (tức là khả năng điều hành lãi suất trong nước). Kinh tế học gọi là “bộ ba chính sách bất khả thi.”
Trong trường hợp Việt Nam, ba chính sách này lại bị bó buộc thêm do nợ cao. Việt Nam cần xây dựng và thực hiện khuôn khổ nợ trung hạn để đảm bảo tính bền vững của việc trả nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Để giảm tác động của các cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước, Việt Nam có thể dùng chính sách tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt hơn, hoặc hạn chế dòng vốn quốc tế để giữ được chính sách tiền tệ độc lập.
Ngoài ra, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn, Việt Nam cần tiến hành cải cách cơ cấu và kinh tế vi mô nhằm mở rộng lãnh vực tư nhân và thu hẹp lãnh vực quốc doanh để tự do hóa nền kinh tế, bảo vệ lực lượng lao động trong thời kỳ khủng hoảng và nâng cao năng suất lao động.
Xem tiếp trong ảnh.
+14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét