Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Đàm phán Nga-Ukraine; Địch thân Putin thông báo lịch đàm phán lần 3

Đàm phán Nga-Ukraine; Địch thân Putin thông báo lịch đàm phán lần 3
Có dư luận trên mạng cho rằng Nga và Ukraine cố tình kéo dài đàm phán nhiều vòng để giữ gìn thể diện và v
ị thế chính trị cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, để cho người dân Ukraine và thế giới phương Tây thấy Zelensky vẫn là anh hùng, vẫn là đại diện toàn quyền, hợp pháp cho ý chí và nguyện vọng nhân dân Ukraine trong mắt nhân dân Ukraine và nhân dân thế giới. 
Sau khi vở kịch đàm phán "căng thẳng" nhiều vòng ở nước thân Nga là Belarus diễn ra cùng với áp lực bao vây, phong tỏa của Nga đến làm người dân và tướng sĩ Ukraine đói ăn, hết đạn, thì hai bên đàm phán mới nhất trí kết quả đàm phán: Chính quyền Ukraine chấp nhận các yêu cầu quan trọng nhất của Nga. Dĩ nhiên đó là công khai ký kết trước sự chứng kiến của quốc tế, Ukraine vĩnh viễn trung lập, không gia nhập NATO, công nhận Crimea của Nga, Luhansk & Donetsk là quốc gia độc lập, sau đó tổ chức trưng cầu dân ý hoặc cho Quốc hội thông qua.

CNN trích thông báo từ Thủ tướng Đức sau cuộc điện đàm vào hôm 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng vòng đàm phán thứ 3 của Nga và Ukraine đã được lên kế hoạch vào cuối tuần này. Không phải ngẫu nhiên khi đích thân 
Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tin này.

Bề ngoài, vòng đàm phán thứ 2 diễn ra vào hôm 3/3 đã không mang lại bất cứ kết quả nào mà Ukraine cần, CNN dẫn nhận xét từ một nhà đàm phán Ukraine cho hay. Tuy nhiên, đấy chỉ là đóng kịch. Để vở kịch thêm gay cấn, hai bên cung cấp thông tin cho thấy vẫn có bước tiến bộ: các hàng lang nhân đạo cho dân thường đã được thống nhất trong vòng đám phán lần 2.

"Thật không may, kết quả mà Ukraine cần vẫn chưa đạt được. Chỉ có một giải pháp cho việc tổ chức các hành lang nhận đạo," quan chức cấp cao Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết trên mạng xã hội Twitter

Thành phố Ukraine cầu cứu khi bị bao vây

Thị trưởng Mariupol kêu gọi hỗ trợ và mở hành lang nhân đạo khi thành phố mất điện, nước và đang cạn kiệt lương thực do bị lực lượng Nga bao vây.

Vadym Boychenko, thị trưởng thành phố Mariupol, đông nam Ukraine, hôm 4/3 kêu gọi hỗ trợ quân sự và tạo hành lang nhân đạo để sơ tán một số trong 400.000 dân sau 5 ngày bị lực lượng Nga bao vây và liên tục oanh kích.

"Đơn giản là chúng tôi đang bị hủy diệt", Boychenko nói trên truyền hình, cáo buộc lực lượng Nga pháo kích vào các khu dân cư và bệnh viện. "Họ muốn xóa sổ Mariupol và cư dân thành phố".

Quân đội Nga tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine không nhằm mục đích chiếm đóng lãnh thổ, mà để "phi quân sự hóa, phi phát xít hóa" quốc gia láng giềng. Lực lượng Nga cũng bác bỏ cáo buộc nhắm vào dân thường trong các đợt tấn công.

Một phó chỉ huy đơn vị quân đội Azov, thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cho biết quân đội Ukraine đang giữ được thế trận trước nỗ lực tiến công của Nga vào Mariupol, nhưng cần sự hỗ trợ đáng kể.

"Đây là thành phố cuối cùng ngăn tạo hành lang trên bộ dọc miền duyên hải đông nam đến Crimea. Không thể để mất Mariupol", chỉ huy này đăng trên Telegram.

Nga và Ukraine hôm 3/3 đạt thỏa thuận mở hành lang nhân đạo để dân thường sơ tán, bước đột phá rõ ràng đầu tiên sau hai vòng đàm phán. Một số người dân Mariupol đã chạy đến trung tâm thành phố để thoát khỏi trận pháo kích ở ngoại ô, doanh nhân 30 tuổi Ivan Yermolayev cho hay. Yermolayev đang trú ẩn trong tầng hầm nhỏ của ngôi nhà trong thành phố và xếp hàng lấy nước ở một cái giếng.

"Họ đang ở cùng con cái tại khu vực trung tâm thì nghe tin chiến tranh đến gần. "Nhiều người đã khóc lóc, sợ hãi, vô định và hoảng loạn", Yermolayev nói.

Tại Mykolaiv, miền nam Ukraine, Vitaliy Kim, người đứng đầu chính quyền thành phố, cho biết lực lượng Ukraine và Nga đang duy trì thế trận giằng co xung quanh thành phố sau một ngày giao tranh quyết liệt.

"Chúng tôi không bắn nữa. Họ cũng thế", ông thông báo trên Telegram, thêm rằng lực lượng Nga đã rời sân bay quân sự nhưng vẫn ở "ngay gần thành phố". "Tôi không thể gọi đó là chiến thắng bởi đối phương không bị đánh bật, họ mới rút lui một phần".

Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24/2 và chiến sự đã bước sang ngày thứ 10. Lực lượng Nga đã kiểm soát được thành phố lớn Kherson ở miền nam Ukraine và đang bao vây, pháo kích một loạt đô thị, trong đó có thủ đô Kiev và Kharkov, thành phố lớn thứ hai của nước này. Moskva khẳng định chỉ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quân sự.

Phái đoàn hai nước lên kế hoạch tổ chức đàm phán vòng ba vào cuối tuần này nhằm tìm giải pháp cho chiến sự. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán, nhưng vẫn sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự khi các cuộc hội đàm diễn ra, bởi Nga không thể cho phép "cơ sở hạ tầng quân sự" tiếp tục tồn tại ở Ukraine như một mối đe dọa với Nga.

Quốc hội Ukraine hôm 3/3 thông qua nghị quyết kêu gọi Liên Hợp Quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới nước này để "bảo vệ dân thường". Ukraine từng nhiều lần nêu đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc vào khu vực miền đông ly khai của nước này, song không được chấp thuận.

Tỏng hợp từ tin trên mạng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét