Đăng bài này vì thích mấy câu: “hiện nay thiên hạ loạn như thế này, nếu người có học như chúng ta đây không làm hết trách nhiệm của mình mà lại đi ẩn cư sống tự do nhàn hạ vậy thì ai lo việc thiên hạ nữa đây?”. "Trách nhiệm của kẻ có học chính là cần làm cho mọi người trong thiên hạ có thể sống với nhau như một nhà, yêu thương nhau, chăm sóc nhau, đây mới là hoài bão của bậc nhân giả”. "Chỉ cần chúng ta kiên trì thì có thể tìm ra con đường. Đúng, sai cũng không sao, đi lại từ đầu là được”. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, tức là nước nhà lúc hưng thịnh hay lúc suy vong, một người dân thường cũng phải có trách nhiệm lo lắng. Vậy mà mang danh nhà giáo, nhà khoa học hay nhân sĩ trí thức... nhưng chúng ta luôn luôn thờ ơ với cuộc khủng hoảng toàn diện của đất nước mãi thế này ư ?
Mang trên vai gánh nặng hai chữ "Thầy"
Khi nhắc đến chữ “Thầy” chúng ta đều mang một cảm giác tôn kính, có lẽ bởi từ xưa tới nay người thầy luôn đóng vai trò khá quan trọng trong xã hội. Thầy giáo là những người truyền thừa giá trị đạo đức, tri thức và nhân văn tới thế hệ tương lai. Thầy thuốc hay bác sỹ là những người cứu chữa con người lúc ốm đau bệnh tật, bảo toàn sinh mệnh cho họ... Do vậy phẩm cách đạo đức của người thầy là vô cùng quan trọng...
Trên thực tế, xã hội nhân loại đã có những biến đổi sâu sắc về quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Sự thịnh hành của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa cá nhân đã làm cho sự thiêng liêng cũng như vai trò của những người thầy ngày càng bị xói mòn.