Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

La hán trong chùa và La hán ngoài đường

La hán trong chùa và La hán ngoài đường
Chùa Tây Phương là một ngôi chùa nổi tiếng được xây trên đỉnh đồi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17. Chùa Tây Phương có những pho tượng La Hán rất đẹp, rất sinh động, tạc vào thế kỷ 18, được các nghệ nhân mượn đề tài Phật mà miêu tả xã hội đương thời, một xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra. 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Trong chùa có 64 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. 

Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.

Ngoài tượng Phật nghìn tay nghìn mắt nổi tiếng, chùa còn có hai tượng khác mang đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh, đó là tượng thần "nhịn ăn để mặc" và tượng thần "nhịn mặc để ăn". 

Tượng thần "nhịn ăn để mặc" tạc hình một người đàn ông gầy trơ xương nhưng quấn trên mình toàn lụa là, gấm vóc. Tượng "nhịn mặc để ăn" tạc người đàn ông béo mập có ngấn cổ, ngấn bụng, nhưng cởi trần đóng khố.

Chuyện xảy ra cách đây đã 4 thế kỷ, vậy mà vào chính thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 này, ở VN lại xuất hiện một bức tượng y chang như trong chùa Tây phương, chỉ khác là tượng bây giờ là tượng "nhịn ăn nhịn mặc", tượng có xương có da người thật và đi lại được ở ngoài đường.

Thật đúng là chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa. “Đất nước ta có bao giờ được như bây giờ ?”.

ảnh chỉ để minh họa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét