Đồng ý với bài viết này. Quan chức cấp thấp thì cũng đang dựa vào đồng lương ngày càng eo hẹp để sống qua ngày; quan chức cấp cao thì cơ quan thuế chẳng dám đụng đến chúng. Thế nên để có tiền tiêu cho đủ loại dự án công trình và hỗ trợ dân nghèo, nhà nước sẽ tăng cường vặt lông đám dân và doanh nghiệp trung lưu chứ bản thân nhà nước đâu có làm ra tiền. Nhưng khổ nỗi bây giờ dân và doanh nghiệp trung lưu cũng làm gì còn mấy lông để vặt. Hết lông vặt vào da thịt chắc nó phải kêu ầm lên, thậm chí có thể quay sang mổ mù mắt những kẻ đến vặt lông như chơi. Khi đó con đường cuối cùng để tồn tại là in tiền tiêu mặc kệ lạm phát bùng nổ. Thực tế trong hơn 1 năm chống dịch vừa qua, giá cả đã tăng ầm ầm nhưng không được cơ quan thống kê XHCN thừa nhận. Điều này có nghĩa là việc in tiền tiêu đã được thực hiện rồi. Vì vậy, ai còn tiền thì nên tranh thủ… ăn phở đi, kẻo năm sau lạm phát tăng tốc, đồng tiền mất giá trầm trọng thì không còn đủ để mua phở được đâu.
Còn tiền thì nên tranh thủ… ăn phở ngay kẻo tiền mất giá
FB Nguyên Tống - Bình thường, khi đài báo TV nói về điều hành kinh tế vĩ mô thì rất nhiều người không hiểu nên cứ thấy con số tăng trưởng này nọ, rồi ảnh đẹp, lời bình hay là… yên tâm. Nhưng bây giờ, đơn giản nhất để thấy năng lực điều hành và quản trị quốc gia thì cứ nhìn vào cách chống dịch là rõ ngay, ai cũng có thể nhận biết.Dân lao động đói thì rõ rồi. Nhưng đến tầm này thì ngay cả “viên chức nhà nước” cũng đã cảm thấy hơi thở của sự yếu kém nó phả vào gáy khi đã và sẽ bị trừ thẳng vào lương các khoản đóng góp, hỗ trợ, từ thiện… Mùa dịch này đã cho thấy từ y tế tới giáo dục và tất cả các thứ khác là không có cái gì được dự báo và dự trữ nguồn lực trước, cứ phải nó xảy ra rồi mới cuống cuồng huy động dân.
Mà dân lao động tự do là đối tượng được hỗ trợ rồi thì chỉ còn dân “lao động không tự do” hỗ trợ thôi chứ còn gì nữa? Đảng và Nhà nước có kinh doanh buôn bán gì đâu mà có tiền? Trăm dâu sẽ phải đổ vào cái đầu tằm ấy thôi, trừ vào lương thôi. Vì lương các vị do NN trả, không chịu trừ thì nghỉ luôn cho khoẻ. Chưa kể thất nghiệp tràn lan, DN chết như rạ thì sẽ không còn nguồn thu thuế, lại cũng sẽ phải đè các vị ra mà vặt thôi. Nói chung là các vị sẽ không mũ ni che tai được lâu nữa đâu.
Còn một lực lượng nữa có thể “đóng góp” là doanh nghiệp thì thế nào? Cuộc khảo sát gần đây trong 21,000 doanh nghiệp thì đã có tới 70% phải đóng cửa vì không đảm bảo được các điều kiện hoạt động hoặc mất thị trường. Đảm bảo sao được khi mỗi tháng phải test cho 1 công nhân 3 lần thôi là đã đi tong 1 triệu. 1,000 công nhân là mất toi 1 tỷ chả giải quyết vấn đề gì. Chỉ 1 CN nhiễm F0 là cũng đóng cửa, cách ly. Nhỡ đang lúc phải giao hàng đúng tiến độ thì bị đối tác phạt hợp đồng cho sạt nghiệp luôn, lại mất luôn cả thị trường. Thà “tự nguyện” đóng cửa mà nghỉ, cho công nhân nghỉ?!
Ví dụ một cái thế để thấy cái cách làm không có tầm nhìn, không có sự đánh giá thấu đáo kỹ lưỡng về các tác động của chính sách tới các hoạt động kinh tế ở tầm cả vi mô lẫn vĩ mô. Thực ra là nếu có học thì sẽ biết là nó đều có các công thức sẵn, chỉ phải giả định các tình huống cho đúng thôi chứ chả phải quá phức tạp đâu. Nền Kinh tế của ta quá nhỏ bé so với các nước để mà dùng công thức của họ mà tính toán.
Nhưng khổ cái là tiến sỹ của ta (làm việc trong bộ máy NN) toàn TS giấy thì làm sao nắm được công thức tính? Mà có biết đi nữa thì Lãnh đạo toàn từ đoàn đội đi lên, làm sao biết mà đưa ra các giả định đúng cho các ông đó tính?
Người có học góp ý cho thì lại ngạo nghễ không nghe?! Còn các nhà đầu tư nước ngoài thì họ nhạy lắm. Thiếu gì “gái đẹp” mà cứ phải ve vãn “em” VN còi cọc, bệnh đầy người, tầm nhìn và trí não thì ở dạng mưa còn không biết vào nhà trú. Đã thế còn hay nhõng nhẽo, nay thế này, mai thế khác, xoay chóng cả mặt?!
Với lại, dịch bệnh này cũng lại làm lộ rõ ra là kinh tế, chuỗi cung ứng của ta phụ thuộc quá nhiều vào Tàu. Trước đây, nước ngoài bỏ Tàu sang làm ăn với ta vì nghĩ ta khác với Tàu. Chứ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, lại vớ phải ông đệ ruột của Tàu thì thà làm với đại ca nó cho xong! Bằng không, sang hẳn Ấn Độ, Asean cho lành.
Hậu quả dịch thì đã nhãn tiền rồi. Dân đói, dân chết thì đếm được rồi. Nhưng hậu quả sau dịch còn khủng khiếp hơn. Mà ngờ rằng chưa ai đong đếm được. VN đang từ “thiên đường ảo” chống dịch tốt năm ngoái rơi thẳng xuống địa ngục năm nay với xếp hạng thứ 121/121 của tổ chức Nikkei danh tiếng.
Nói thiên đường ảo là vì năm ngoái địch nó mới nghi binh thôi, chưa đánh thật. Ta tưởng thật mà xông lên làm hơn 100,000 doanh nghiệp chết đứ đừ, gần 9 triệu lao động bơ vơ. Nhưng mà cứ chiến thắng cái đã. Mọi chuyện tính sau. Thắng Covid xong ta xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Nhưng xây dựng bằng niềm tin hay khẩu hiệu đây? Khi mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã bắt đầu tháo chạy khỏi VN? Các đơn hàng cũng đã chuyển hướng sang đặt các nước khác thì DN trong nước lấy việc gì làm? Đi buôn đất với nhau à? Hay bán sắt vụn nhà xưởng lấy đất xây chung cư? Sau dịch có lẽ sẽ là đống đổ nát còn hơn HN sau 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
Và với 1 khoản vay tới 3 triệu tỷ cho 5 năm tới thì nghĩa là gì? Để dễ hình dung thì kể từ khi Đổi mới 1986 tới 2021, chúng ta cũng chỉ phải đi vay 3 triệu tỷ thôi. Vậy mà giờ làm 1 nhát bằng 35 năm cộng lại thì nghĩa là gì? Bao nhiêu % số đó sẽ đưa vào vận hành kinh tế khi chẳng còn việc gì mà làm? Bao nhiêu % là để trả lương nuôi bộ máy cũng chả còn nhiều việc để làm, chỉ để “ổn định chính trị xã hôi”? Và bao nhiêu % sẽ lại thành… nhà cửa, bất động sản của một số người?
Hay là vay về rồi… gửi NH lấy lãi để tiêu? Rồi để con cháu chúng ta trả nợ? Như kiểu Hoàng Sa Trường Sa mà ta không đòi được thì con cháu chúng ta sẽ đòi như lời Lãnh đạo nào đó đã “hùng hồn” tuyên bố?!
Nói chung là ai còn tiền thì nên tranh thủ… ăn phở đi, kẻo năm sau nó lạm phát tăng giá lên là không ăn được nữa đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét