Hãy lên tiếng đi, ông Bộ trưởng
Cánh Cò - Người Việt hình như bị đày đọa bởi những ông, bà bộ trưởng trước khi bị sách nhiễu, bóc lột bởi những tay du kích tại địa phương mình. Lô thuốc chủng 288 ngàn liều vẫn nằm im lặng chờ cơ chế. Người dân vừa đói vì giãn cách không được buôn bán kiếm cơm, vừa sợ vì chưa ai được tiêm chủng trong khi thuốc thì trơ gan cùng với … cơ chế, thử hỏi có niềm đau nào hơn sự tắc trách đến vô lương này?Có dốt lắm người dân cũng biết rằng cứu bệnh như cứu hỏa, một giây một khắc chần chừ là một giây khắc đẩy bệnh nhân tới hố tử thần nhanh hơn. Trong cái lây lan cực nhanh của dịch bệnh sau một thời gian im ắng, Việt Nam bắt đầu chu kỳ nếm vị đắng mà Mỹ, Âu châu rồi Ấn Độ đã trải qua.
Người dân bắt đầu hoảng hốt, chính phủ bắt đầu đổ mồ hôi vì dịch… đâu đâu cũng thấy một khung cảnh im ắng và đầy đe dọa của con virus khủng khiếp “cúm tàu” hoành hành. Mỗi ngày người ra theo dõi con số người dính bệnh nhiều hơn theo dõi thời sự đang xảy ra trên thế giới. Con Covid-19 đáng sợ hơn bọn Trung Quốc ở Biển Đông.
Người dân sợ, chính phủ sợ nhưng trong cái chính phủ ấy một ông Bộ trưởng tỏ ra không sợ sự nghiêm trọng của vấn đề, đó là ông Bộ trưởng Y tế, cái bộ đang “đầu sóng ngọn gió” với sự lây lan chưa kiểm soát nỗi.
Ông Bộ trưởng không sợ vì ông tin rằng trước ông, đang cùng tại chức với ông, và ngay cả sau này không Bộ trưởng nào bị cách chức, vào tù vì cái sự không sợ ấy. Ông có cái lý không sợ vì ông biết trong guồng máy này cái bị lên án không phải là ông mà là “cơ chế”. Cụm từ thần thánh có thể hóa giải mọi sai lầm, ngu dốt, tha hóa và ngay cả lương tâm của quan chức cán bộ nhà nước.
Cái được cho là cơ chế ấy là sự ngăn cản một cách cố ý lô vắc xin 288.000 liều thuộc hợp đồng mua trước giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC với Công ty AstraZeneca (Anh) về nước vào tối 25-5. Cho tới bây giờ, sáng ngày 17 tháng 6, nó vẫn nằm trong kho do chưa có cơ chế chuyển giao.
Chính “cơ chế” của Bộ Y tế làm ách tắc lô vác xin rất cần thiết cho người dân này và cái cơ chế ấy được chủ trương, vận hành, kiểm soát bởi người có quyền lực cao nhất là ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Ông là Bộ trưởng mới nhậm chức và từng được biết là một bác sĩ năng nổ, nhiệt thành chống dịch bệnh. Trong bức thư ngày 12/5, ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế với lời lẽ hết sức “rổn rảng”:
" Chúng ta không được phép chậm trễ, không được phép ngơi tay. Trách nhiệm bảo đảm sức khỏe, cuộc sống của nhân dân và sự bình an của đất nước đang nằm trên vai chú ng ta. Tôi tin tưởng rằng toàn ngành Y tế sẽ chung một nhịp đập vì sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc . Các Thầy thuốc hãy luôn giữ vững tinh thần, không quản gian nguy, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó"
Vậy mà lô thuốc chủng 288 ngàn liều vẫn nằm im lặng chờ cơ chế. Người dân vừa đói vì giãn cách không được buôn bán kiếm cơm, vừa sợ vì chưa ai được tiêm chủng trong khi thuốc thì trơ gan cùng với … cơ chế, thử hỏi có niềm đau nào hơn sự tắc trách đến vô lương này?
Cho dù biện bạch cách nào thì ông Bộ trưởng cũng phải lên tiếng chứ không nên lấy cái tiêu chí im lặng mà đối đãi với người dân nữa. Hãy trả lời chúng tôi có phải ông là người đẻ ra cái cơ chế này hay không? Nếu không thì bằng cách nào mà ông lại có thể bình thản trước sự tha hóa gần như bất lương của chính cái bộ mà ông đang đứng đầu?
Người dân sợ, chính phủ sợ nhưng trong cái chính phủ ấy một ông Bộ trưởng tỏ ra không sợ sự nghiêm trọng của vấn đề, đó là ông Bộ trưởng Y tế, cái bộ đang “đầu sóng ngọn gió” với sự lây lan chưa kiểm soát nỗi.
Ông Bộ trưởng không sợ vì ông tin rằng trước ông, đang cùng tại chức với ông, và ngay cả sau này không Bộ trưởng nào bị cách chức, vào tù vì cái sự không sợ ấy. Ông có cái lý không sợ vì ông biết trong guồng máy này cái bị lên án không phải là ông mà là “cơ chế”. Cụm từ thần thánh có thể hóa giải mọi sai lầm, ngu dốt, tha hóa và ngay cả lương tâm của quan chức cán bộ nhà nước.
Cái được cho là cơ chế ấy là sự ngăn cản một cách cố ý lô vắc xin 288.000 liều thuộc hợp đồng mua trước giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC với Công ty AstraZeneca (Anh) về nước vào tối 25-5. Cho tới bây giờ, sáng ngày 17 tháng 6, nó vẫn nằm trong kho do chưa có cơ chế chuyển giao.
Chính “cơ chế” của Bộ Y tế làm ách tắc lô vác xin rất cần thiết cho người dân này và cái cơ chế ấy được chủ trương, vận hành, kiểm soát bởi người có quyền lực cao nhất là ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Ông là Bộ trưởng mới nhậm chức và từng được biết là một bác sĩ năng nổ, nhiệt thành chống dịch bệnh. Trong bức thư ngày 12/5, ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế với lời lẽ hết sức “rổn rảng”:
" Chúng ta không được phép chậm trễ, không được phép ngơi tay. Trách nhiệm bảo đảm sức khỏe, cuộc sống của nhân dân và sự bình an của đất nước đang nằm trên vai chú ng ta. Tôi tin tưởng rằng toàn ngành Y tế sẽ chung một nhịp đập vì sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc . Các Thầy thuốc hãy luôn giữ vững tinh thần, không quản gian nguy, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó"
Vậy mà lô thuốc chủng 288 ngàn liều vẫn nằm im lặng chờ cơ chế. Người dân vừa đói vì giãn cách không được buôn bán kiếm cơm, vừa sợ vì chưa ai được tiêm chủng trong khi thuốc thì trơ gan cùng với … cơ chế, thử hỏi có niềm đau nào hơn sự tắc trách đến vô lương này?
Cho dù biện bạch cách nào thì ông Bộ trưởng cũng phải lên tiếng chứ không nên lấy cái tiêu chí im lặng mà đối đãi với người dân nữa. Hãy trả lời chúng tôi có phải ông là người đẻ ra cái cơ chế này hay không? Nếu không thì bằng cách nào mà ông lại có thể bình thản trước sự tha hóa gần như bất lương của chính cái bộ mà ông đang đứng đầu?
https://www.rfavietnam.com/node/6835
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét