Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

LUẬN BÀN VỀ LĂNG MỘ

LUẬN BÀN VỀ LĂNG MỘ

FB Thao Ngoc - Tiếng thơm tự nhiên là những thứ mà chủ nhân không màng tới. Sau khi mất, người ta cũng chỉ cần một khu an táng bằng với khu an táng người thường. Jonh F. Kenedy tổng thống thứ 35 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ có một ngôi mộ cực kỳ khiêm tốn. Chỉ là một khu diện tích vài chục mét vuông lát đá granit thô. Trên mặt đất có tấm bia ghi đầy đủ họ tên, năm sinh năm mất, hết. 
Hay như mộ của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, với diện tích 5m2 và được chôn cất ở nghĩa trang công cộng. Ông mới mất một tuần trước. Không hề nói đến chức vụ tổng thống, bởi chức vụ nó nằm trong lòng người dân rồi, nói làm gì? Tiếng thơm cho đời cũng đã nằm trong lòng dân rồi, nói làm gì?

Chính phủ Hồng Kông ra “Luật Cấm che mặt”...

Nếu luật này được áp dụng ở VN thì 3/4-4/5 dân số các đô thị sẽ đi tù vì ai nấy đều cần dùng khẩu trang khi ra đường.
Chính phủ Hồng Kông ra “Luật Cấm che mặt”, người vi phạm có thể bị phạt 1 năm tù
Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đón một làn sóng mới sau ngày 1/10, để nhanh chóng kiểm soát tình hình, chính phủ Hồng Kông hôm nay (4/10) đã chính thức công bố “Luật Cấm che mặt”. Tương lai, cảnh sát Hồng Kông có quyền yêu cầu người tham gia hoạt động biểu tình bỏ che mặt, nhưng có ngoại lệ. Điều luật này sẽ được thực thi bắt đầu từ thứ Bảy (5/10), người vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt cao nhất là 25.000 Đô la Hồng Kông hoặc bị phạt tù 1 năm.

Đặc khu Trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo công bố “Luật Cấm che mặt” chiều ngày 4/10. (Ảnh từ cắt từ video). Chính phủ Hồng Kông triệu tập hội nghị đặc biệt sáng ngày 4/10

Trung Quốc từ chối cứu nạn tàu cá Việt Nam

Trung Quốc từ chối cứu nạn tàu cá Việt Nam
Uỷ ban quốc gia Ứng phó Sự cố Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cho biết phía Trung Quốc đã từ chối cứu nạn một tàu cá Việt Nam ở khu vực đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa vì cho rằng tai nạn không uy hiếp đến tính mạng con người, đồng thời đề xuất liên hệ với công ty kéo tàu chuyên nghiệp của nước này và phải trả tiền.

Ngày 29/9, tàu cá QNA 90569 TS của Việt Nam bị gãy trục láp, thả trôi tại khu vực đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Uỷ ban quốc gia Ứng phó Sự cố Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (UPSCTTTKCN) đã phối hợp với Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao gửi công hàm đề nghị phía Trung Quốc cử tàu tham gia cứu hộ.

Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng

Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng
Theo các chuyên gia, lúc này mọi phát ngôn và hành động yếu ớt của Việt Nam về Biển Đông chỉ càng khuyến khích Trung Quốc cứng rắn hơn. Việt Nam càng nhân nhượng, thì Trung Quốc càng lấn tới. Điều đó làm nản lòng người Việt ở trong nước cũng như ngoài nước, và làm cho dư luận quốc tế thất vọng không muốn quan tâm đến Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trên thế giới càng cô đơn thì hệ quả đối với Việt Nam càng nguy hiểm. Vì vậy, Việt Nam cần quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông và khởi kiện Trung Quốc, trước khi quá muộn.


Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khủng hoảng Biển Đông lần 2 tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vẫn tiếp diễn. Tàu HD-8 vẫn khảo sát trái phép vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ (cách bờ khoảng 180km), trong khi các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối hoạt động của mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) gây sức ép với Việt Nam và Rosneft. Ngày 3/9/2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn hơn 30 dặm, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Theo South China Morning Post (25/9/2019) Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, đe dọa vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Trong khi đó dự án Cá Voi Xanh (lô 118) vẫn chậm tiến độ. Gần đây có tin đồn ExxonMobill định rút khỏi dự án này. Câu chuyện Cá Voi Xanh tuy còn chưa rõ, nhưng cửa sổ cơ hội cho Việt Nam dường như đang khép lại. Trước đây, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nay lịch sử có thể lặp lại, nếu người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Bài này phân tích một số nghịch lý có thể gây trở ngại cho dự án chiến lược Cá Voi Xanh, dẫn đến hệ quả khó lường, nếu Việt Nam thiếu quyết đoán, hành động quá yếu và quá chậm.

Các tin đồn nửa sự thật


Theo David Hutt, blogger Huy Đức cho biết “ExxonMobil đã thông báo với chính phủ Việt Nam (28/8/2019) là họ định bán lại 64% cổ phần dự án Cá Voi Xanh” (dự kiến sẽ khai thác khí từ năm 2023). Trong khi đó, các quan chức dầu khí Việt Nam đều cho rằng Trung Quốc đang thách thức và gây sức ép với Việt Nam. Yuval Harari nói rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ “hậu sự thật”, nên tin đồn này là “nửa sự thật”.

Theo chuyên gia dầu khí Tim Daiss, Bắc Kinh muốn ép Hà Nội không được hợp tác với ExxonMobil tại dự án Cá Voi Xanh, nhằm đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông. Nếu Cá Voi Xanh bị đình trệ, các dự án điện khí không tiến triển, Việt Nam buộc phải tiếp tục làm điện than, sẽ phải phụ thuộc vào Trung Quốc về an ninh năng lượng.

Theo chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer, “sau Bãi Tư Chính sẽ đến lượt Cá Voi Xanh”. Mỏ Cá Voi Xanh có trữ lượng khí khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây-Lan Đỏ ở Nam Côn Sơn. Trung Quốc theo đuổi chính sách hai mặt: Một mặt họ quấy rối các dự án dầu khí (như với Repsol, Rosneft, ExxonMobil). Mặt khác họ gây sức ép buộc Việt Nam phải khai thác chung với Trung Quốc. Nếu họ không thấy có “tiến bộ” trong việc quấy rối các dự án với Rosneft (gần bãi Tư Chính), họ sẽ thách thức dự án Cá Voi Xanh (với ExxonMobil).

Tuy gây sức ép với Việt Nam và các đối tác là chủ trương nhất quán của Trung Quốc, nhưng trong trường hợp này không phải dễ vì Cá Voi Xanh khác với Cá Rồng Đỏ và Lan Đỏ. Thứ nhất, Cá Voi Xanh nằm ngoài “đường chín đoạn”. Thứ hai, ExxonMobil không phải là Repsol, và Trung Quốc không bắt nạt được Mỹ. Tuy họ không ép được Mỹ hay Nga phải bỏ cuộc (như Tây Ban Nha), nhưng “yếu tố Trung Quốc” có thể tạo ra “hiệu ứng kép” làm phức tạp thêm vấn đề “cơ chế” như thủ tục phê duyệt và giá cả (đấy là chưa kể lợi ích nhóm).

Trung Quốc còn có thể tác động vào nội bộ Việt Nam, làm chậm tiến độ dự án, để phân hóa Việt Nam với Mỹ. Tuy Trung Quốc không dại gì gây căng thẳng quá mức để xảy ra xung đột, nhưng vẫn tiếp tục ép Việt Nam, Malaysia và Philippines, để chứng tỏ rằng các nước này không thể làm được gì để chống lại Trung Quốc, và họ cũng không thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ hay cộng đồng quốc tế. Carl Thayer cho rằng tình trạng ách tắc của dự án Cá Voi Xanh chắc sẽ rõ ràng hơn khi Tổng Bí thư-Chủ tịch Nuớc Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ (dự kiến vào cuối tháng 10/2019), và cho rằng các quan chức cao cấp của PVN sẽ đi cùng đoàn.

Trước tin đồn ExxonMobil có thể bỏ cuộc, ngày 12/9/2019 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có thông tin cho biết những dự án dầu khí ở miền trung, bao gồm các dự án trên biển và trên bờ được tổ hợp nhà thầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí và ExxonMobil triển khai theo kế hoạch”. PVN cũng thông báo “Các dự án dầu khí ở miền Trung Việt Nam (gồm các dự án trên biển và trên bờ) được ExxonMobil, PVN và PVEP triển khai theo kế hoạch”.

Lý giải câu chuyện Cá Voi Xanh


Trong khi Việt Nam đang lên án Trung Quốc cho tàu thăm dò HD-8 và các tàu hải giám vũ trang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần bãi Tư Chính thì ngày 18/09/2019 người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại lên án Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Tuyên bố ngang ngược đó của Bắc Kinh làm dư luận bất bình và các chuyên gia quốc tế phản ứng mạnh.

Theo các chuyên gia Mỹ, đã đến lúc phải thay đổi cục diện tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, vì mỗi khi Trung Quốc dùng sức mạnh cưỡng chế thì các nước khu vực phải rút lui. Theo giáo sư Ryan Martinson (Học viện Hải quân Mỹ), chính quyền Trump cần xúc tiến: (1) Lên án Bắc Kinh đã ép các nước khác phải tuân theo yêu sách bất hợp lý của họ; (2) Cấm các tàu Trung Quốc tiếp cận các hải cảng của Mỹ, và tiến hành khảo sát các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ; (3) Chia sẻ thông tin về những gì đang diễn ra tại Biển Đông.

Trung Quốc dùng tàu hải cảnh vũ trang và dân quân biển xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam để ép Hà Nội (và các đối tác) vào chân tường. Nhưng nếu ExxonMobil định rút khỏi dự án Cá Voi Xanh vì sức ép của Trung Quốc, thì chính phủ Mỹ chắc phải biết và lên tiếng. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tuyên bố (ngày 22/8/2019): “Các công ty Mỹ đứng đầu về thăm dò và khai thác dầu khí, gồm ngoài khơi Biển Đông… Mỹ cực lực phản đối các nỗ lực của Trung Quốc đe dọa hoặc cưỡng bức các nước đối tác phải thôi hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc, nếu không họ sẽ quấy rối các hoạt động hợp tác dầu khí”.

Trong khi các tin đồn lan nhanh thì có mấy cách lý giải khác (ngoài sức ép của Trung Quốc). Ví dụ, ExxonMobil đang tính lại giá trị thương mại của dự án, trong bối cảnh họ phải cắt lỗ và bỏ một số dự án (như ở Bắc Âu và Úc). Có những lý do buộc họ phải xem lại có nên bỏ Cá Voi Xanh không, nếu có quá nhiều carbon dioxide trong mỏ khí, làm giảm khả năng sử dụng khí được khai thác, vì không thân thiện môi trường. Có thể ExxonMobil không muốn rút, nhưng dùng những lý do trên để ép chính phủ Việt Nam điều chỉnh chính sách.

Theo Bill Hayton (Chatham House) nếu tin đồn trên là thật, thì chắc vì lý do thương mại (từ phía ExxonMobil), chứ không phải vì lý do chính trị (do sức ép của Bắc Kinh). Có thể công ty mẹ của Exxon Mobil muốn thoái vốn, nhưng công ty khu vực muốn bán gas với giá cao hơn. Mấy năm qua, ExxonMobil đã thương thuyết với Việt Nam về giá bán khí của Cá Voi Xanh, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Tuy mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài “đường chín đoạn”, nhưng Trung Quốc không muốn ExxonMobil hút gas của cùng bể khí lớn mà họ đã thăm dò gần đó (năm 2014). Ngoài dầu khí, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mang ý nghĩa quốc tế. Điểm cốt lõi là các quốc gia có tôn trọng hiệp ước mà họ đã ký, hay muốn sử dụng vũ lực để đạt được. Đó chính là hòn đá tảng cho trật tự thế giới dựa trên luật lệ.
Theo Greg Poling (AMTI/CSSI) Việt Nam phải đứng vững trước sức ép của Trung Quốc. Cũng như Cá Rồng Đỏ (với Repsol) và Lan Đỏ (với Rosneft) tại Nam Côn Sơn, Cá Voi Xanh (với ExxonMobil) còn quan trọng hơn đối với an ninh năng lượng của Việt Nam cũng như chủ quyền tại Biển Đông. Nhưng nó thực sự không phụ thuộc vào Hà Nội, nếu ExxonMobil thấy đầu tư của họ quá rủi ro (có nhiều khả năng là như vậy). Trước sức ép mà Repsol, Rosneft hay ExxonMobil phải đối mặt, nếu họ định thoái vốn thì Việt Nam không thể làm gì được. Mục tiêu của Trung Quốc là phải tiến tới kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc bất kỳ hoạt động dầu khí nào, ở bất kỳ nơi nào trong khu vực này, cần phải được Trung Quốc cho phép, hoặc phải hợp tác với các công ty của Trung Quốc.

Theo Bennett Murray (trưởng văn phòng DPA) việc gắn khai thác dầu khí với quan hệ giữa các nước lớn là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục khai thác dầu khí trong “đường chín đoạn”. Tuy Trung Quốc muốn ép Việt Nam thôi liên doanh với Rosneft, nhưng Nga vẫn lặng lẽ hỗ trợ Việt Nam. Tại Bangkok bên lề hội nghị ngoại trưởng ASEAN (2/8/2019) khi ngoại trưởng Trung Quốc (Vương Nghị) yêu cầu ngoại trưởng Nga (Sergei Lavrov) dừng các hoạt động hợp tác dầu khí với Việt Nam tại bãi Tư Chính, ngoại trưởng Nga đã khéo léo từ chối.

Nghịch lý Cá Voi Xanh

Theo thông báo (năm 2017) tổng đầu tư cho dự án Cá Voi Xanh vào khoảng 10 tỷ USD và sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 tỷ USD. PVN và ExxonMobil Việt Nam đã ký thỏa thuận khung Hợp đồng Bán khí Cá Voi Xanh, theo đó dự án này sẽ cung cấp khí cho 4 nhà máy điện khí với tổng công suất 3.000 MW (2 nhà máy đặt tại khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, và 2 Nhà máy đặt tại khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi). Mỏ Cá Voi Xanh lớn gấp 3 lần mỏ khí Lan Tây-Lan Đỏ (là mỏ khí lớn nhất hiện nay ở Nam Côn Sơn), và quan trọng hơn nhiều so với mỏ Cá Rồng Đỏ về giá trị kinh tế cũng như giá trị chiến lược.

PVN đề nghị chính phủ chấp thuận cơ chế giá điện khí của dự án nhằm bao tiêu hết sản lượng khí đã cam kết với nhà thầu ExxonMobil… Trong khi Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho rằng mức giá bán điện của dự án này khá cao so với giá bán điện bình quân hiện nay, Bộ Tài chính đề nghị PVN phân tích, đánh giá về tính cạnh tranh giá điện của dự án này với các dự án điện khác. Tập đoàn Điện lực EVN đề nghị phân tích và xem xét lại phương án tài chính được PVN kiến nghị vì phương án này có nguy cơ gặp nhiều khó khăn, sẽ kéo dài quá trình thương thảo, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án này và chuỗi dự án Cá Voi Xanh…

Trong khi ExxonMobil có trách nhiệm khai thác đưa khí vào bờ, PVN có trách nhiệm tìm kiếm nguồn tài chính, đàm phán giá điện với EVN, và làm nhà máy điện khí. Theo PVN (9/9/2019), để làm được việc đó, cần được chính phủ phê duyệt. Theo ông Phạm Xuân Cảnh (thành viên HĐTV PVN) một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh vướng cơ chế nên chậm, hiệu quả không còn như trước. “Các dự án Cá Voi Xanh, Lô B như nồi cơm của PVN, nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách. Nhưng vướng cơ chế nọ kia nên bị chậm trễ hết rồi”.

Theo chuyên gia dầu khí Nguyễn Lê Minh, việc ExxonMobil định rút khỏi Cá Voi Xanh là có thật, nhưng để gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm rút ngắn tiến độ, đi vào khai thác thương mại, chứ không phải do sức ép từ Trung Quốc… ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam thúc đẩy nhanh việc phê duyệt giá bán điện của PVN và EVN.

Tuy việc bán điện của phía Việt Nam không liên quan đến lợi ích kinh tế của ExxonMobil, nhưng nếu không được phê duyệt sớm thì có thể làm chậm tiến độ dự án. Theo ông Minh, bản chất của dự án Cá Voi Xanh hoàn toàn khác với dự án Cá Rồng Đỏ. Trong khi Cá Rồng Đỏ (lô 07-03) nằm ở khu Nam Côn Sơn, cách bờ 550km, không thuộc vùng EEZ nhưng vẫn thuộc thềm lục địa của Việt Nam, Cá Voi Xanh (lô 118) chỉ cách bờ có 88km, nằm sâu trong vùng EEZ của Việt Nam, và nằm bên ngoài “Đường Chín Đoạn” của Trung Quốc.

Theo ông Minh, nếu ExxonMobil định rút, chắc không phải do sức ép của Trung Quốc. Sau này, nếu ExxonMobil rút và chính phủ Việt Nam muốn thay bằng Rosneft thì vấn đề lại khác, vì Nga và Trung Quốc có nhiều ràng buộc kinh tế và chính trị. Hiện nay Rosneft là tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga và Trung Quốc có 9% cổ phần trong Rosneft nên chắc họ có lợi ích chung. Có tin đồn ExxonMobil định bán lại cổ phần Cá Voi Xanh cho Rosneft.

Đến nay, PVN xác nhận có việc ExxonMobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để rút ngắn quy trình phê duyệt, nhằm giúp dự án kịp tiến độ. Hiện nay hợp đồng dầu khí (PSC) của ExxonMobil tại dự án Cá Voi Xanh có thời hạn 20 năm (2009 – 2029), nhưng 10 năm đã trôi qua kể từ khi ký kết, nay dự án mới dừng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (FEED), còn lâu mới có thể đi vào khai thác thương mại. Điều này có thể làm ExxonMobil rất lo ngại.

Năm ngoái, lãnh đạo PVN cho biết tình hình Biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí cũng như kêu gọi nước ngoài đầu tư vào thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của tập đoàn PVN. Nhưng hiện nay ExxonMobil và PVN đều từ chối bình luận chính thức về các tin đồn liên quan đến Cá Voi Xanh, tuy chắc họ đang rất sốt ruột. Ngày 10/9/2019, trong khi đại diện PVN nói rằng “hiện chúng tôi vẫn đang triển khai dự án Cá Voi Xanh và sẽ không đưa ra ý kiến đối với những nguồn tin không chính thống”, thì người phụ trách truyền thông của ExxonMobil cũng nói rằng “Chúng tôi không bình luận về các tin đồn về thị trường hoặc đồn đoán về việc kinh doanh của chúng tôi”.

Thấy cây mà không thấy rừng


Theo Tim Daiss, có ba lý do Cá Voi Xanh không nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Thứ nhất, ExxonMobil là một đại công ty của Mỹ được chính quyền Mỹ hỗ trợ. Trung Quốc có thể ép Repsol phải rút nhưng không thể ép được ExxonMobil. Thứ hai, Cá Voi Xanh nằm ngoài “đường lưỡi bò”, nên Trung Quốc không có lý để gây sức ép. Thứ ba, chắc Trung Quốc không muốn đụng đến một đại công ty của Mỹ trong thị trường dầu khí toàn cầu, vì Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu khí để duy trì nền kinh tế.

Carl Thayer cho rằng dư luận trên mạng xã hội về Cá Voi Xanh chỉ là “tin đồn” vì ExxonMobil chưa thông báo chính thức. Có mấy khả năng về các tin đồn. Thứ nhất, tin đồn đó có thể sai. Thứ hai, Trung Quốc có thể âm thầm gây sức ép với Hà Nội và ExxonMobil dừng thăm dò dầu khí như một phần của xung đột lợi ích với Mỹ. Thứ ba, ExxonMobil có thể rút khỏi Việt Nam vì lý do liên quan đến kế hoạch tái cấu trúc toàn cầu. Thứ tư, ExxonMobil và Việt Nam không nhất trí về giá ga của dự án. Thứ năm, gồm lý do hai, ba, và bốn cộng lại.

Theo đánh giá của ông Minh, khả năng ExxonMobil có rút hay không và Việt Nam có giữ được hay không “hiện nay là 50-50”, phụ thuộc vào chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư- Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Trong khi nhiều người vẫn còn hoang mang chưa biết số phận của Cá Voi Xanh thế nào, lãnh đạo cấp cao của PVN hy vọng chuyến đi Mỹ lần này của ông Trọng sẽ tháo gỡ được ách tắc để triển khai dự án đúng tiến độ, vì Cá Voi Xanh rất quan trọng, không chỉ đối với vận mệnh của PVN mà còn đối với ngân sách nhà nước, an ninh năng lượng, và chủ quyền quốc gia tại Biển Đông.

Theo các chuyên gia, vấn đề bây giờ là song song với việc chỉnh sửa Luật Dầu khí, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ tối đa PVN để phê duyệt dự án Cá Voi Xanh. Hiện nay, PVN vẫn là ngọn cờ đầu của nền kinh tế Việt Nam, tuy giá dầu giảm nhưng vẫn đóng góp 10% cho ngân sách quốc gia. Việc triển khai dự án Cá Voi Xanh không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách (20 tỷ đô la trong vòng 20 năm) mà còn giúp bảo đảm an ninh năng lượng. Việc triển khai dự án này còn đảm bảo cam kết cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm về môi trường đầu tư ổn định và phát triển bền vững trong tầm nhìn dài hạn tại Biển Đông.

Vì vậy, mấu chốt vấn đề là Việt Nam cần sửa Luật Dầu khí đã lỗi thời, không phù hợp với luật quốc tế nên không thu hút được các tập đoàn lớn nước ngoài. Nhưng từ nay đến khi sửa được, nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng. Muốn nhanh hơn phải trình lên Bộ Chính trị. Nhưng nếu không đảm bảo được tiến độ, ExxonMobil có thể rút. Ngày 2/10/2018, Trung ương 8 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó quan trọng nhất vẫn là thăm dò/khai thác dầu khí (mà PVN là trọng tâm).

Trong một thời gian dài, PVN đã phát triển thành một thế lực rất mạnh nên khó kiểm soát, để nhóm lợi ích thân hữu thao túng ngành dầu khí. Gần đây, một số không nhỏ lãnh đạo PVN đã bị bắt và truy tố vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Điều đó dẫn đến hai hệ quả tất yếu. Một là hệ quả tích cực khi nạn tham nhũng và nhóm lợi ích đã bước đầu được kiểm soát. Hai là hệ quả tiêu cực làm cho bộ máy lãnh đạo điều hành PVN bị suy yếu và bất lực, có thể bị các bộ ngành khác lấn át, nên làm ách tắc việc triển khai dự án Cá Voi Xanh.

Trong lúc Bãi Tư Chính đang bị đe dọa, thì dự án Cá Voi Xanh và không gian sinh tồn của Việt Nam ở Biển Đông cũng bị thách thức nếu Việt Nam không kịp thời nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, nhiều người vẫn coi lợi ích thương mại lớn hơn lợi ích chiến lược là như “thấy cây mà không thấy rừng” do thiếu tầm nhìn chiến lược. Để tháo gỡ kịp thời ách tắc về cơ chế và giải cứu Cá Voi Xanh, lúc này Việt Nam cần xác định rõ ưu tiên chiến lược là gì.

Thay lời kết

Theo hình ảnh vệ tinh, trong khi tại eo biển Đài Loan không thấy có dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị lực lượng để tấn công, thì bên kia biên giới Việt-Trung, họ đang tập trung lực lượng lớn tại căn cứ rộng tới 50 arces và 8 acres, cách biên giới 10 km (tọa độ 24° 24’ N, 106° 42’ E). Có hai nguyên nhân Trung Quốc chuẩn bị lực lượng trên đất liền để tấn công Việt Nam. Một là để Lục Quân Trung Quốc cũng có vai trò không kém Hải Quân và Không Quân. Hai là để ép Việt Nam phải từ bỏ 17 vị trí trên các đảo tại Biển Đông.

Có chuyên gia nói, mỏ Cá Voi Xanh còn quan trọng hơn cả tầu ngầm Kilo về giá trị răn đe chiến lược. Nếu ExxonMobil rút, dù vì bất cứ lý do gì, thì tác hại vẫn như nhau. Trong khi Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì để ép ExxonMobil phải rút, thì Việt Nam đáng lẽ phải làm bất cứ điều gì để giữ chân ExxonMobil. Nếu vì thương lượng giá khí và điện kéo dài, và giải quyết các thủ tục chậm chễ làm chậm tiến độ, nên ExxonMobil nản lòng phải rút, thì chẳng khác gì tiếp tay cho Trung Quốc. Nếu định qua đó lấy lại mỏ Cá Voi Xanh để tự mình khai thác thì càng ngây thơ, chẳng khác gì “tự bắn vào chân mình” khi cần thoát hiểm.

Theo các chuyên gia, lúc này mọi phát ngôn và hành động yếu ớt của Việt Nam về Biển Đông chỉ càng khuyến khích Trung Quốc cứng rắn hơn. Việt Nam càng nhân nhượng, thì Trung Quốc càng lấn tới. Điều đó làm nản lòng người Việt ở trong nước cũng như ngoài nước, và làm cho dư luận quốc tế thất vọng không muốn quan tâm đến Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trên thế giới càng cô đơn thì hệ quả đối với Việt Nam càng nguy hiểm. Vì vậy, Việt Nam cần quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông và khởi kiện Trung Quốc, trước khi quá muộn.

Kiến nghị hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời điểm này trên trang FB của bác Bin có 102 bình luận trong đó hơn một nửa là ý kiến bạn đọc và gần một nửa là cám ơn và trả lời của bác Bin. Tuyệt đại đa số ý kiến đồng tình với bác Bin. Mặc dù kính trọng bác Bin nhưng tôi không đồng tình với các kiến nghị của bác vì nhiều lý do không tiện viết ở đây. Quan điểm của tôi là hãy làm đúng 100% theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức là "Hỏa táng. Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi". Đối với Lăng lỡ xây rồi thì biến thành bảo tàng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giống như đang làm với lăng tẩm các vua chúa nhà Nguyễn tại Huế. Không làm tượng sáp Chủ tịch HCM đang nằm ngủ để thay thế thi hài thật. Không cần quân đội, công an gác; chỉ cần bảo vệ trông coi như bảo vệ tại các bảo tàng, di tích. Không thờ cúng tại Lăng; việc thờ cúng được thực hiện tại những quả đồi nơi chôn hộp tro. Nơi chôn tro cũng chỉ cần lực lượng bảo vệ dân sự bình thường... PS. Tôi định đăng ý kiến của tôi lên FB của bác Bin, không ngờ bác để chế độ chỉ bạn bè được cho ý kiến. Vậy thì hầu hết các ý kiến đều ủng hộ bác là đúng rồi; toàn chiến hữu với nhau... Nản với bác quá.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Đình Bin công khai đề nghị lãnh đạo VN hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN ĐÚNG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Thưa các bạn làng Phây,
Vừa qua, tôi có trình lên TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng & BCT Đảng CSVN và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiến nghị với nội dung nói trên.

Kiến nghị trình Quốc Hội tôi đã gửi tới bà Chủ tịch và tất cả các vị Lãnh đạo QH, cũng như tới các vị Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách 63 tỉnh, thành trong cả nước, với lời đề nghị làm ơn giúp cho sao và gửi tới tất cả các vị Đại biểu QH trong Đoàn.
Image result for Nguyễn Đình Bin
Tôi đã nhận được công văn số 299/BDN ngày 13-8-2019 của Ban Dân nguyện của QH, do Trưởng Ban Nguyễn Thanh Hải ký, thông báo “Chủ tịch Quốc hội đã nhận được thư kiến nghị” và “xin trân trọng gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe của Chủ tịch Quốc hội đến ông cùng toàn thể gia đình”.

Lại thêm một phát biểu ngu: Không làm theo tuần tự

Lưu bài này vì vừa đọc tiêu đề đã phải chửi một câu đúng là thằng ngu. Cũng tại diễn đàn này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng có một phát biểu ngu không kém (Việt Nam luôn là nước mạnh nhất thế giới trong các cuộc cách mạng toàn dân). Đất nước tươi đẹp ngày nào đang ngày càng lụn bại vì trong suốt nửa thế kỷ qua đã liên tục phải oằn mình chịu đựng sự lãnh đạo của những thằng ngu như các ông. Không hiểu các ông ngu thật hay giả vờ ngu để được lòng những thằng cấp trên cũng ngu như thế, thậm chí còn ngu hơn thế. Hình như mấy năm nay đang có một phong trào thi đua chém gió hay nói khoác, nói ngược ở đất Hà Nội nghìn năm văn hiến ? Các ông có biết đất nước lụn bại vì các ông toàn làm ngược đời, người ta đi hướng Đông theo quy luật phát triển văn minh của nhân loại thì các ông đi hướng Tây. Rồi khủng hoảng liên tiếp, rồi các ông lại phải quay đầu làm như họ, nhưng thay vì đi tuần tự theo dấu vết của họ để đi nhanh và đi đúng thì các ông đã chọn cách đi tắt đón đầu, tự mình chui vào bụi rậm để rồi toàn dân tiếp tục khổ cực, đất nước tiếp tục lầm than. Các ông làm việc không cần biết quy trình, thứ tự lô gíc của quy luật tự nhiên, xã hội. Việc đáng làm trước thì các ông làm sau, việc cần làm sau các ông làm trước; việc không nên làm thì các ông rất hăng hái làm, việc nên làm thì các ông nhắm mắt bỏ qua... Thất vọng toàn tập, không hy vọng ở ở cái thể chế quái thai này với những nhà lãnh đạo như các ông cả.

Làm cách mạng công nghiệp 4.0 phải là tư duy mới, không làm theo tuần tự
SGGPO 3/10/2019 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về 
Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019
Ngày 3-10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các bộ, ngành có liên quan phối hợp tổ chức khai mạc Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019 với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Việt Nam cần thoát khỏi ngã ba đường

Trong thời kỳ “đổi mới vòng một” (sau 1986), báo Tuổi Trẻ đã trở thành ngọn cờ đầu của báo chí cách mạng, với các phóng sự điều tra dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật”, theo các khẩu hiệu đổi mới như “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” và “đổi mới hay là chết”. Phải chăng lịch sử đang lặp lại, và báo Phụ Nữ đang làm vai trò như báo Tuổi Trẻ trước đây, góp phần thúc đẩy “đổi mới vòng hai”, chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang lũng đoạn thể chế để trục lợi, xô đẩy đất nước vào “màn chót” của bi kịch quốc gia. Nhưng đây là một công việc rất khó khăn và đầy nguy hiểm vì các thế lực thân hữu rất mạnh, sẽ tìm mọi cách chống lại quyết liệt. Vì vậy, Quy định 205-QĐ/TW ngày 24/9/2019 về kiểm soát quyền lực là một chủ trương lớn đòi hỏi cả nước vào cuộc. Đã đến lúc người Việt cần vượt qua định kiến, để tập hợp lại thành sức mạnh mới, góp phần cải tổ thể chế đã lỗi thời và thoát khỏi ngã ba đường, trong đó “dân chủ hóa là con đường nhất định phải tiếp tục tiến lên”.
Việt Nam cần thoát khỏi ngã ba đường
Nguyễn Quang Dy - Năm 2014, sự kiện dàn khoan HD-981 đã làm cả nước bị sốc, xô đẩy Biển Đông vào “khủng hoảng lần đầu” và thúc đẩy Việt Nam phải “đổi mới vòng hai” để thoát khỏi ngã ba đường. Nhưng 5 năm sau, Biển Đông lại “khủng hoảng lần hai”, trong khi Việt Nam vẫn chưa “đổi mới vòng hai”. Nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Nay đã đến lúc Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế trước khi quá muộn.
Image result for báo phụ nữ tp hồ chí minh
Tư bản thân hữu 
Đối với những xã hội chuyển đổi (transitional society) như Việt Nam và Trung Quốc, khi “định hướng XHCN” (socialist orientation) đã trở thành ảo tưởng, thì “Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu” trỗi dậy thành hiện thực. Hệ quả là tham nhũng tràn lan, khoảng cách thu nhập tăng cao, mâu thuẫn xã hội càng lớn, như Minxin Pei đề cập trong cuốn “China’s Crony Capitalism: the Dynamics of Regime Decay” (Minxin Pei, Harvard University Press, 2016). 

Nguyễn Văn Bình: "Giữ tư duy cũ, VN sẽ bị bỏ rơi!"

Ông Bình được đánh giá là người có trình độ nhất trong đám quan chức xôi thịt, hổ lốn, bát nháo của chế độ đang đi vào giai đoạn phát triển tột cùng hiện nay. Ông Bình mới 58 tuổi nên tôi dự báo ông sẽ là Thủ tướng khóa tới. Tuy nhiên đọc các bài viết của ông Bình và về ông Bình, tôi thấy ông phê phán cái hiện tại thì hay, nhưng cái mới cần làm để thay thế là gì thì cũng như mọi quan chức khác, ông đều nói chung chung, thậm chí không đụng tới. Có lẽ ông đang chờ thời cơ, khi nắm được thực quyền, mới tung ra và áp dụng luôn ? Nếu được như thế thì tốt quá. Nhược điểm lớn nhất của ông Bình là chưa từng làm lãnh đạo địa phương và đã có thời quá bó gắn chặt với kẻ bị nhân dân cả nước nguyền rủa là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Văn Bình: "Giữ tư duy cũ kỹ, Việt Nam sẽ bị bỏ rơi!"
Dân trí - "Nếu vẫn có tư duy không quản được thì cấm sẽ khiến đất nước không tận dụng được lợi thời cơ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sẽ bị bỏ rơi...”, khẳng định của ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019, do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức tại Hà Nội ngày 3/10, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã đưa ra nhiều quan điểm về cách tiếp cận và vận dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 mà Việt Nam cần làm để xây dựng đất nước lớn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Diễn đàn. Đề cập ngay về khái niệm, quan điểm Cách mạng Công nghiệp 4.0, ông Bình cho rằng, khi nói đến Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, trong xã hội nảy sinh nhiều tư tưởng, suy nghĩ khác nhau có người bàng quang, rất là thụ động.

BÁO PHỤ NỮ TP NHƯ ĐANG TỨ BỀ THỌ ĐỊCH!

Mình rất ủng hộ các nhà báo và dư luận tố cáo, tấn công các tập đoàn, doanh nghiệp câu kết với quan chức nhà nước để tàn phá tài nguyên đất nước và cướp tiền của dân. Đặc biệt càng phải tố cáo, phơi bày tội ác của các tập đoàn, doanh nghiệp có người và vốn Trung Quốc đứng phía sau bảo kê. Nghe nói Sun Group chính là 1 trong nhiều tập đoàn, doanh nghiệp như thế. Tuy nhiên làm báo chân chính bây giờ khó khăn lắm, khác xưa nhiều lắm. Doanh nghiệp tham nhũng được chính quyền công khai hoặc ngấm ngầm bảo kê nên dù có đủ văn bản luật pháp hỗ trợ, các nhà báo vẫn không thể moi được thông tin, tài liệu để vạch trần tội ác của chúng. Do vậy muốn làm nhà báo chân chính, nhiều khi chúng ta phải chấp nhận viết khi chưa đủ bằng chứng, là phát súng khởi đầu để động viên, khuyến khích, làm gương cho các nhà báo khác noi theo. Khi đó những người tiên phong phải chấp nhận hy sinh; như thế đất nước mới thay đổi. Thời nay nhà báo nào không chấp nhận như thế thì nên về làm ruộng, đừng mang danh nhà báo nhưng chỉ biết ngồi viết bài ca ngợi chế độ, ca ngợi doanh nghiệp để kiếm tiền. Rất mong dư luận ủng hộ nhà báo Thu Trang và báo Phụ Nữ tp HCM. Dù các bài viết của chị chưa có những bằng chứng đủ sức thuyêt phục để buộc Sun Group chấm dứt phá rừng hay đưa Sun Group ra tòa, nhưng ai cũng biết chị viết đúng, kể cả chính phủ và lãnh đạo, nhân viên Sun Group. Nếu dư luận đông đảo ủng hộ chị thì tập đoàn lợi ích sẽ không dám đụng đến chị.
BÁO PHỤ NỮ TP NHƯ ĐANG TỨ BỀ THỌ ĐỊCH!
Fb Vinh Truong Quang - 
Còn con đường nào khác ngắn hơn con đường các nhóm thân hữu phải liên kết với các quan chức chính quyền? Và khi đụng đến các nhóm thân hữu thì luôn nhớ quy luật “Hòn tuyết lăn”-khi cơ quan quản lý tìm cách tăng cường quyền lực để can thiệp và kiểm soát, thì các nhóm lợi ích lại càng tập trung thêm nguồn lực khổng lồ để lobby chính sách! Trở lại với Sun, một mình Sun có phá nát môi trường sinh thái từ núi Bà Nà đến Vườn quốc gia Tam Đảo và nhiều hơn thế được không? Tôi tin là không thể!
Không có mô tả ảnh.
Lần thứ 2 tôi làm cái tựa trên như để góp ý lại anh em, đồng nghiệp về nghề nghiệp!
- Sau loạt bài về Sungroup (sau đây gọi tắt là Sun), ngày 30/09/19 đã có cái đơn tố cáo gửi Bí thư, Chủ tịch và một số cơ quan chức năng TP Hà Nội, liên quan đến em Thu Trang (là PV chính của loạt bài trên). Thư có đề tên (tên thật hay giả, tôi chưa có điều kiện kiểm tra).

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Hộ chiếu VN xếp hạng 90 trên 107 nước năm 2019

Hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 90 trên 107 nước năm 2019
Vũ Kim Hạnh 3-10-2019 Ngày 1/10/2019, hãng Tư vấn đầu tư và định cư Henley & Partners có trụ sở ở London vừa công bố bảng xếp hạng HỘ CHIẾU các nước trên thế giới mới nhất năm 2019. Cở sở xêp hạng khá đơn giản, rõ ràng: Xét số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ mà công dân mỗi nước có thể dùng hộ chiếu đi vào mà không cần xin visa trước, dựa trên cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Hộ chiếu Việt Nam đứng hàng thứ 90 trong số 107 bậc của bảng xếp hạng này. Đầu bảng là những quốc gia nào? Xin thưa, là 2 quốc gia châu Á: Nhật và Singapore vì công dân của họ có thể tự do đi đến 190 quốc gia. Thứ hạng năm nay của hộ chiếu Việt Nam, 90, bị tụt 15 bậc so với năm ngoái (hạng 75), vì chỉ được tự do đi đến 51 quốc gia. Thứ hạng này xếp sau Campuchia (hạng 88, đi đến được 53 nước) và hơn Lào (hạng 92, 49 nước)…

Vài con số đối chiếu: Giữa lúc hộ chiếu của Triều Tiên xếp hạng 100 vì chỉ đi được 39 quốc gia mà không cần visa, thì hộ chiếu Hàn Quốc lại mạnh thứ 2 trên thế giới khi công dân của họ có thể tự do đi đến 188 nước. Ở thứ hạng này, Hàn Quốc có “quyền lực” ngang với với Đức và Phần Lan và mạnh hơn cả Đan Mạch, Ý, Luxembourg (hạng 3); Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển (hạng 4); hay Úc, Hà Lan, Bồ Đào Nha (hạng 5) và Canada, Bỉ, Anh, Mỹ…(hạng 6).

Sau Hàn Quốc, Nhật và Singapore thì các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á xếp hạng tiếp theo là Malaysia (hạng 12, đi được 177 nước), Hong Kong (hạng 18, 168 quốc gia), Brunei (hạng 21, 165 quốc gia), Đài Loan (hạng 31, 145 quốc gia), Macao (hạng 33, 141 nước).

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Các quốc gia châu Á khác đều có hộ chiếu bị xếp trong phần nửa sau của bảng danh sách, bao gồm Trung Quốc (hạng 72, 71 nước), Indonesia (hạng 73, 70 nước), Ấn Độ (hạng 82, 59 nước)…

Hộ chiếu của công dân Việt Nam đang tiến gần hơn về phía nhóm 10 các quốc gia bị xếp vào loại “hộ chiếu tệ nhất”, bao gồm Triều Tiên, Somalia, Syria, Afghanistan, Iraq.

Dù hạng của hộ chiếu thấp, bù lại, chúng ta đang xếp hạng 1 thế giới về quốc gia có thủ đô và thành phố lớn thứ 2 về… ô nhiễm không khí, cùng lúc với những cảnh báo “hàn-phèn-mặn-lụt” do biến đổi khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long.

Biển Đông: 'Né' tên TQ, VN có kế sách riêng?

Biển Đông: 'Né' tên Trung Quốc, Việt Nam có kế sách riêng?
Việc Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đưa vấn đề Biển Đông ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng lại tránh nhắc tên Trung Quốc làm dấy lên tranh luận trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến bất bình cho rằng Việt Nam đã 'gây thất vọng', trong bối cảnh tàu Trung Quốc vẫn quấy nhiễu tại Bãi Tư Chính. Số khác cho rằng nhà nước Việt Nam có kế hoạch riêng 'không thể tiết lộ' trước khi có thể thực sự đưa 'hành vi bắt nạt' của Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh (phải) bắt tay Bộ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (L) tại Hà Nội vào ngày 1/4/2018
Nhưng có thật Việt Nam đang xem xét cơ hội ấy không?
Không nhắc tới Trung Quốc 'một lần nào'

Trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) ở thành phố New York, Mỹ hôm 28/9, ông Phạm Bình Minh đề cập tới 'vụ việc nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam' trong bài phát biểu kéo dài 15 phút.

Báo Phụ Nữ nên củng cố cứ liệu cho Bà Nà, Tam Đảo

Tôi không ưa và không tin nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) nên ít khi đọc bài của ông ta. Đọc bài này của ông với cách viết kiểu vừa dạy dỗ, vừa đe dọa, tôi cho rằng ông ta không có dụng ý tốt là cảnh báo cho ban biên tập báo Phụ Nữ tp HCM và nhà báo Nguyễn Thu Trang. Thực tế nhà báo Thu Trang đã viết rõ những tài liệu mà Huy Đức yêu cầu các phóng viên phải có trong tay (dự án, quyết định phê duyệt dự án và đánh giá tác động môi trường) thì Thu Trang và báo Phụ Nữ không sao lấy được. Đơn giản là chúng nó giấu, ví dụ xem ở đây (được hỏi giấy phép xây dựng của Sun Group, Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Vĩnh Phúc: 'Việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng'. biên tập báo Phụ Nữ tp HCM: Với tất cả những thông tin mà chúng tôi có được thì đến giờ này, dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng...)... Theo tôi, nếu đúng như Huy Đức tự khoe là "Tôi thuộc thành phần khá cực đoan trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên. Càng nơi danh lam thắng cảnh, theo tôi, càng ít có bàn tay con người càng tốt", thì ông ta nên ủng hộ chị Trang bằng cách tự mình đi tìm tài liệu giúp Trang và báo Phụ Nữ tố cáo Sun Group để minh chứng cho tinh thần yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên của ông. Việc ông ngồi chỉ tay năm ngón, phán và viết như bài này chỉ có tác dụng làm lệch mục tiêu phản đối Sun Group đang phá hoại thắng cảnh, phá hoại thiên nhiên, cướp bóc đất nước,... thành mục tiêu chỉ trích Báo Phụ Nữ.
Báo Phụ Nữ nên củng cố cứ liệu cho loạt bài Bà Nà, Tam Đảo
Huy Đức 3-10-2019 - Mãi tới hôm nay tôi mới có thể đọc kỹ loạt bài về Bà Nà, Tam Đảo của báo Phụ Nữ; càng đọc kỹ càng hết sức băn khoăn. Tôi thuộc thành phần khá cực đoan trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên. Càng nơi danh lam thắng cảnh, theo tôi, càng ít có bàn tay con người càng tốt. Tôi cũng cho rằng, các đại gia của VN cũng cần tập làm quen với việc bị báo chí và công chúng chỉ trích. Những Vin, Sun, FLC… cho dù đóng góp thế nào thì quý vị cũng đều là những thế lực. Bất cứ thứ quyền lực nào cũng cần được chế ước.
Phải công nhận, báo Phụ Nữ và phóng viên Thu Trang rất là dũng cảm. Tuy nhiên, báo chí nhà nước điều tra rất khác với một NGO tuần hành bảo vệ môi trường. Dũng cảm thôi chưa đủ. Khác với việc phanh phui một công trình xây trộm. Những dự án của Sun chắc là đã được cấp phép bởi chính quyền. Khi báo Phụ Nữ cáo buộc những công trình đó sai phạm cũng đồng nghĩa với việc cáo buộc cả sai phạm của chính quyền các cấp. Chỉ ra sai phạm của chính quyền là càng cần thiết nhưng cáo buộc bất cứ ai cũng cần có lập luận và bằng chứng rõ ràng.

TQ khoe tên lửa Đông Phong, ‘đe dọa gián tiếp’ VN


Trung Quốc ra mắt tên lửa Đông Phong, ‘đe dọa gián tiếp’ Việt Nam
02/10/2019 
Trung Quốc hôm 1/10 đã trình làng tên lửa hạt nhân chiến lược xuyên lục địa có tên gọi Đông Phong 41, với tầm bắn lên tới 15.000km, trong động thái mà các chuyên gia nhận định là một “tín hiệu” gửi tới các nước tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, và thậm chí cả Mỹ. Tên lửa tầm 800 cây số là nó đã thừa sức bắn tới Việt Nam rồi. Họ đặt ở ngay đảo Hải Nam thì họ bắn tới tận đảo Phú Quốc. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.
Tên lửa Đông Phong 41 được chở qua 
Quảng trường Thiên An Môn hôm 1/10.
Trong cuộc duyệt binh nhân 70 năm ngày lập nước với sự tham dự của 15 nghìn binh sĩ, hơn 160 máy bay cùng với gần 600 các thiết bị quân sự, Đông Phong 41 đã được chở qua quảng trường Thiên An Môn với sự chứng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc khác.

Lạc quan đần độn và nụ cười cam chịu của dân Việt

Người Việt chúng ta luôn lạc quan, chúng ta tươi cười với tất cả. Nhưng đừng tự hào và coi đó là đặc tính. Vì đó là sự yêu đời của những người mắc kẹt trong kiếp nông nô thời hiện đại. Đó là nụ cười đần độn của một dân tộc đang chịu đựng vô vàn khổ cực. Đó là tính trẻ con của những người lớn tuổi. Đó là nụ cười của một đất nước mà "Dân gần trăm triệu ai người lớn ? Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con !!!"
LẠC QUAN ĐẦN ĐỘN - NỤ CƯỜI CAM CHỊU CỦA NGƯỜI VIỆT
Người Việt rất lạc quan và yêu đời. Bạn có thể không tin nhưng đó là sự thật. Nếu đã từng đi những nước khác thì sẽ thấy có điều gì đó luôn khiến người dân nơi này luôn tươi cười cho dù vấn đề hay trở ngại là gì. Người xứ khác khi đến đây cũng ít nhiều bị ấn tượng bởi “tư duy tích cực” và nụ cười không bao giờ tắt trên các đường phố.Trong hình ảnh có thể có: văn bản và ngoài trời
Nhưng tôi nghĩ có gì đó sai sai hoặc không trung thực cho lắm. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, tôi quá rành tính cách con người ở đây. Chúng ta rất thích cười đùa, khi nói chuyện hay tranh luận thường hay dùng những biểu ngữ châm biếm để gây cười, khi có xung đột gì đó với bạn bè thì chúng ta thường cười để giảm mức độ, hay khi có bất kể vấn đề gì thì chúng ta vẫn cười để giữ ôn hoà.

Chính sự lạc quan bất chấp điều kiện đó đã trở thành vấn đề. Nó khiến chúng ta phờt lờ những bất cập xung quanh và theo thời gian, nó ít nhiều tiêu diệt khả năng phản kháng. Để rồi khi xảy ra bất cứ chuyện gì trong đời, thay vì đối mặt giải quyết, chúng ta mặc kệ cho qua và coi đó là một phần trong cuộc sống.

Mỗi ngày đi làm, người dân nơi đây vẫn tươi cười, vì nếu không thì họ chẳng còn biết làm sao để tồn tại được nữa. Họ cũng chẳng biết làm gì để cải thiện đất nước này và cũng không thể hình dung điều đó sẽ diễn ra thế nào. Cho nên họ im lặng và lạc quan.

Mỗi lần mưa ngập đường phố, họ vẫn lội nước để đi làm và về nhà. Vì cảnh này đã trở nên quá quen thuộc rồi. Tới độ họ coi đó là một nét đặc trưng của khu mình sống. Họ lạng lách, họ chia sẻ thông tin đường nào không đi được, họ tranh thủ đi về sớm để tránh ngập và họ lấy điện thoại ra tự sướng để lưu làm kỷ niệm.

Sống trong khói bụi, họ chấp nhận điều đó và mua khẩu trang về đeo. Họ vẫn chia sẻ nhau về thông tin chỉ số không khí nhưng chỉ là bàn tán với nhau trên mạng thôi, còn ở ngoài đời thì đâu lại vào đấy.

Khi thấy ai đó bị tai nạn giao thông, họ ớn cả người nhưng ít nhiều nói thầm, “Hên quá, người đó không phải là mình.” Vì ngày nào mà không có cảnh người bị đụng xe hay một bài báo về ai đó chết khi đang lưu thông trên đường. Nó chỉ là xác suất nhỏ thôi, có gì để lo sợ chứ?

Nếu bị trộm cướp và chia sẻ với người khác, câu đầu tiên họ sẽ nói là: “Thôi, coi như của đi thay người.” Còn chuyện báo cáo với công an thì ít ai nghĩ đến vì người dân nơi đây đã mất niềm tin từ lâu rồi. Có nói cũng như không.

Đi làm giấy tờ bị vòi tiền hay bị treo hồ sơ thì hãy hiểu thầm quy luật “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Cứ vậy mà chi tiền ‘cà phê’ để mọi thứ êm đẹp. Nếu nói với bạn bè trên bàn nhậu thì người ta sẽ phán: “Sống ở đây thì phải biết luật, rừng nào cọp nấy.”

Đất nước ngày càng mục nát, xã hội ngày càng tồi tàn và con người ngày càng suy đồi. Chúng ta chọn phương án trốn chạy hoặc ra đi. Người có điều kiện thì mua hộ chiếu đầu tư, gia đình nào khá giả thì cho con em đi du học, những ai may mắn tìm được một nửa của mình thì nắm trong tay hạnh phúc thông qua hôn nhân. Những cô gái quê nghèo thì nhắm mắt lấy chống tuổi cha chú, những thanh niên bần nông thì bỏ tiền đi xuất khẩu lao động và những ai bế tắc quá thì đi lậu. Còn những ai “muốn thoát nhưng không thể” thì GATO và chửi bới người may mắn hơn mình hoặc an phận với cuộc sống.

Cứ như thế, con người nơi này tiếp tục sống và xã hội tiếp tục phát triển. Người dân nơi đây biết hết về những nạn tiêu cực và tham nhũng. Nhưng họ im lặng, phớt lờ và coi đó là điều họ không thể làm gì được. Nếu rảnh thì họ chửi online và chia sẻ thông tin, nhưng chỉ dừng ở đó thôi. Khi tắt điện thoại hay máy tính thì ai cũng như ai, nhắm mắt mà sống và giả câm để yên ổn.

Nếu bạn khắt khe quá thì cũng không đúng. Vì sống trong một thể chế độc tài, người dân không có quyền cất tiếng để ảnh hưởng đến bộ máy điều hành đất nước. Vì không thể thay đổi thông qua phương tiện góp ý, cũng không có quyền thay đổi, cho nên họ chọn phương án duy nhất còn lại - cam chịu.

Người Việt rất đáng yêu. Chúng ta luôn lạc quan, chúng ta tươi cười với tất cả. Nhưng đừng tự hào và coi đó là đặc tính. Vì đó là sự yêu đời của những người mắc kẹt trong kiếp nông nô thời hiện đại. Đó là sự đần độn của một dân tộc đang chịu đựng vô vàn khổ cực dưới sự cai trị độc tài. Đó là tính trẻ con của những người lớn tuổi. Đó là nụ cười cam chịu của người Việt Nam.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

10 sinh viên xuất sắc được tuyển vào Ban Tổ chức TW

Khiếp thật, đây là những người phải đạt một trong các tiêu chuẩn như: đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (từ giải ba), cấp quốc gia (từ giải khuyến khích) hoặc bằng khen trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế; đạt giải ba trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế; đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Olympic thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian đại học. Giỏi như thế thì làm nhà khoa học hay làm doanh nhân để phát triển đất nước chứ vào đây để làm cái gì, để "bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, phát triển nhân lực; hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học về tổ chức, cán bộ và tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng..." à. Đất nước lại mất đi 10 nhân tài ? Xem ý kiến bạn đọc trên chính trang vnexpress.net này.
Không có mô tả ảnh.
10 sinh viên xuất sắc được tuyển vào Ban Tổ chức Trung ương
2/10/2019 - Quyết định tuyển dụng 10 công chức là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ đã được Ban Tổ chức Trung ương công bố. Theo quyết định công bố ngày 1/10, các công chức tham gia công tác tại các vụ, cục, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương với nghiệp vụ chính là công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, phát triển nhân lực; hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học về tổ chức, cán bộ và tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng...

Ông Nguyễn Thanh Bình (giữa), Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định tuyển dụng cho 10 công chức mới. Ảnh: BTC. Phó Trưởng ban Thường trực Nguyễn Thanh Bình chúc mừng 10 công chức trẻ và đề nghị tất cả nhanh chóng tiếp cận, tìm hiểu lĩnh vực được phân công; chấp hành tốt nội quy đơn vị nhận công tác.

Bờ xôi ruộng mật

Ở nhiều nước, khi bắt buộc phải xây dựng công trình phi nông nghiệp ở địa điểm nào đó, người ta phải dùng các thiết bị cơ giới để vét hết khối đất mặt, dày khoảng 30cm, để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, thay vào lớp đất màu mỡ lấy đi là đổ thêm các lớp sỏi đá. Các nước khác cũng xây thành phố ở trung du và miền núi chứ không xây ở đồng bằng. Ở nước ta, hầu hết các quốc lộ và ngay cả nhiều tỉnh lộ, hai bên đường không còn một thửa ruộng trồng lúa nào. Đó là một sai lầm vô cùng đáng tiếc và ngày càng dẫn đến những tổn thất vô cùng nặng nề.
Bờ xôi ruộng mật
Nguyễn Lân Dũng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân
22/7/2019, Tại Quốc hội, tôi từng mạnh dạn nêu ý kiến: “Cán bộ các cấp không thể không hiểu về cấu tượng”. Sau đó, trong một phiên họp Chính phủ, Thủ tướng nhắc lại ý kiến này. Có lẽ vì không quan tâm đến một khái niệm khoa học rất cơ bản này mà trong rất nhiều năm chúng ta đã nhẫn tâm làm một việc phản khoa học là lấn chiếm biết bao vùng đất có cấu tượng - hay dân gian thường gọi là đất "bờ xôi ruộng mật" - để xây dựng các công trình phi nông nghiệp.
Image result for bờ xôi ruộng mật là gì
Cấu tượng là một thuật ngữ khoa học. Trải qua hàng nghìn năm, các loại vi sinh vật đã tích lũy trong đất một loại hữu cơ gọi là chất mùn. Thành phần của mùn đặc trưng bởi các hợp chất chính: axit humic, axit fulvic, axit ulmic và các muối của chúng. Chất mùn không chỉ là kho dự trữ thức ăn cho cây trồng, quan trọng hơn, chúng liên kết đất lại thành những viên có cấu trúc với kích thước vừa phải.

Có nên xây khu du lịch trên đất ruộng tại xã nghèo?

Đất bờ xôi ruộng mật là đất màu mỡ, phì nhiêu, cho hoa thơm trái ngọt, cây trồng có năng suất cao... Trước đây tôi rất thân và hay nói chuyện cả buổi với giáo sư viện sĩ nông học Đào Thế Tuấn, bác hay nói về đất bờ xôi ruộng mật nhưng tôi nghe xong thì để đó cũng không quan tâm vì tôi thường chỉ quan tâm tới các vấn đề kinh tế vĩ mô và toán kinh tế (và bác cũng vậy, bác chán nông nghiệp rồi vì bác cho rằng không giải quyết được ở thượng tầng thì không thể phát triển được nông nghiệp). Sau này tham gia họp hành, nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay dùng cụm từ này quá (giống như ông ta rất mê cụm từ "quyết liệt") tôi mới lưu tâm và suy nghĩ. Ông thường nhấn mạnh đại ý đất bờ xôi ruộng mật quý lắm, nhất là đất trồng lúa, nên phải quyết liệt bảo vệ, bất cứ đâu muốn chuyển mục đích sử dụng đều phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, tức là phải được phép của ông. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng thì viết ""Bờ xôi ruộng mật" - có lẽ không có từ ngữ nào lại hay đến thế, ngon lành đến thế, thơm tho đến thế. Cây lúa nước đã có hàng nghìn năm lịch sử trên mảnh đất này. Lúa gạo đã nuôi sống tất cả con Hồng cháu Lạc để đủ sức bảo vệ đất nước trải qua biết bao cuộc chiến tranh giữ nước. Người ta ví mảnh đất hình chữ S này như một chiếc đòn gánh với hai đầu là hai thúng lúa gạo thơm ngon, gắn với châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Trên hai châu thổ màu mỡ, cha ông ta đã ra sức chăm bón suốt chiều dài lịch sử để nuôi sống số dân đến nay đã lên đến gần 100 triệu người, lại còn có của ăn của để với thành tựu xuất khẩu gạo có lúc đứng nhất nhì thế giới. Nông dân ai cũng hiểu bờ xôi ruộng mật không dễ gì mà có được. Đó là hương hỏa, là mồ hôi nước mắt của nhiều thế hệ cha ông để lại". Ông Nguyễn Tấn Dũng có cái được là càng làm to thì càng biết nói và dần dần cũng biết nói khá hay, khá thuộc bài, nhưng cái dở là làm thì toàn ngược lại. Ông ta cho phép phá đất ruộng, phá đất rừng tùm lum; chưa có ai phá khỏe như ông này. Nhắc tới đây lại nhớ tới bác Trường Chinh. Hồi năm 1984, có người hỏi bác sao trước đây lại làm đường sắt Thống Nhất chỉ có 1 làn, trong khi thế giới người ta toàn làm 2 làn theo hai chiều đi về và Liên Xô cũng sẵn sàng giúp ta làm 2 làn. Bác bảo có biết làm 2 làn thì mất thêm bao nhiêu ruộng đất nông nghiệp không ? Trước đấy thì bác Tố Hữu bảo "đường ta rộng thênh thang tám thước"... Các bác ấy đều từ nông dân mà ra nên rất quý đất đai và rất ghét ai có nhiều đất đai hơn mình (thế nên mới phải cải cách ruộng đất, tịch thu đất của người có nhiều, tôi không dùng từ địa chủ vì phần lớn họ không phải là địa chủ). Bây giờ ngẫm kỹ hóa ra lời các bác Trường Chinh, Tố Hữu nói đúng. Chưa bao giờ đất đai quý như bây giờ, chưa bao giờ khiếu kiện, cướp, đánh, giết nhau vì đất đai nhiều như bây giờ. Chẳng trách những người như ông Giáp, ông Quang... phải chiếm dăm bảy tới vài chục ha đất để tích cốc phòng cơ cho con cháu mai sau. Bọn tư bản ngu, chẳng đứa nào biết làm như các bác ấy cả.

Có nên xây khu du lịch trên đất ruộng tại xã nghèo?
Diễm Thi, RFA 2019-10-02 Chuyện lấy đất ruộng xây lăng, xây khu vui chơi từng gây bức xúc cho người dân bấy lâu nay nhưng rồi mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Gần đây nhất, tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho chuyển đổi hơn 47 ha đất trồng lúa xây dựng khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy với chi phí hơn 3.000 tỷ đồng.

Bệnh nhân chờ lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa
 tỉnh Hòa Bình. Ảnh chụp 30 tháng 5 năm 2017.
Nhà nước không bảo vệ đất trồng lúa
UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 48 ha đất trồng lúa năm 2019 để xây dựng Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy tại xã Phú Lão huyện Lạc Thủy, do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm 15 % tổng số vốn, phần còn lại là vốn vay và vốn huy động. Dự án này đã được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11 năm 2016.

Tiếc thương Tổng thống Pháp Jacques Chirac

Tôi thích cánh tả thời tổng thống Francois Mitterrand chứ không thích Jacques Chirac thuộc cánh hữu. Nhưng tôi cũng thích J. Chirac hơn tất cả các Tổng thống sau ông của nước Pháp. Người viết bài này hoàn toàn sai về sự phụ thuộc của Pháp vào Mỹ. Nước Pháp luôn giữ quan điểm lập trường riêng và thường chống lại sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong rất nhiều thời điểm quan trọng. Tổng thống Charles de Gaulle đã có 2 lần bác bỏ tư cách thành viên Châu Âu của nước Anh, vì nước này quá thân Mỹ. Ông Tổng thống này cũng ngầm ủng hộ phe cộng sản Việt Nam trong thập kỷ 1960. Dưới sự lãnh đạo của ông, nước Pháp đứng trung lập trong cuộc chiến nhưng ông vẫn cho mở đại sứ quán Pháp tại VN, ủng hộ Campuchia cho VN mượn đất làm đường Hồ Chí Minh để Bắc Việt vận chuyển lương thực, vũ khí và quân đội. Nhờ có ông nên Campuchia đứng trung lập, đã cứu rất nhiều quân nhân Bắc Việt khi thua trận phải chạy sang lánh nạn ở Campuchia. Pháp cũng rất nhiều lần từ chối tham gia các cuộc chiến do Mỹ cầm đầu. Nhìn đám tang ông, mộ ông, khách đến dự... nghĩ đến đám tang, đến mộ của các ông Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Quang... Quá buồn. Văn hóa thấp thì tham lam đến cả sau khi chết. Tôi rất ghét ông Võ Nguyên Giáp, người khởi xướng phong trào bỏ Mai Dịch tìm nơi trăng thanh gió mát để hưởng thụ cuộc sống âm sau khi đã chết. Càng nhìn mộ các quan, càng thấm câu nói của Tổng thống VN Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu "Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!". Tôi cũng không ưa chế độ VN Cộng Hòa và ông Nguyễn Văn Thiệu, nhưng phải thừa nhận ông đã nói được nhiều câu rất đáng nhớ "Sống mà không có tự do là chết", "Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả", "Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó", "Ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản"...

Tiếc thương Tổng thống Pháp Jacques Chirac
FB Nguyen Thanh Quang - Mấy hôm nay cứ ngẫm nghĩ về sự ra đi của ông cựu TT đẹp lão & lịch lãm Jacques Chirac. Ông có 1 sự nghiệp lẫy lừng với không ít thăng trầm & dân Pháp yêu mến ông vì nhờ ông mà lâu lắm người Pháp mới ngẩng đầu tự hào về những thành tựu văn hóa, giáo dục & đặc biệt là tự hào về bản sắc Pháp sau nhiều đời Tổng thống chỉ biết làm theo những gì chú Sam muốn.

Vậy mà khi ông về cõi tiên, ông chỉ muốn được nằm trong 1 khoảnh nhỏ, cạnh con gái mình trong 1 cái nghĩa trang công cộng cùng 35.000 người khác. Còn ở nước nghèo Việt Nam thì sao? Hoành tráng như bậc vua chúa với những con kênh xanh kè đá cùng những cái cầu cũng bằng đá bước vào khu mộ hàng héc ta, vốn là đất bờ xôi ruộng mật trong khi di sản để lại cho đất nước cho đời sau chẳng ai biết là những gì ngoài những cấp hàm, danh hiệu vô nghĩa.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

TQ biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực và Mỹ

Trung Quốc biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực, khuyến cáo Mỹ
Tú Anh 01-10-2019 Theo cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, nguyên tư lệnh tối cao của NATO, nay là giám đốc Viện nghiên cứu Carlyle, chiến lược mới của Trung Quốc dựa trên ba mũi giáp công : máy bay tự hành tàng hình, hỏa tiễn siêu thanh và lực lượng đặc biệt. Vũ khí hạt nhân chỉ đóng vai trò răn đe. Nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc có ba loại đối tượng từ gần đến xa, từ khu vực đến thế giới. Trước tiên là những láng giềng cùng chung vùng biển với Trung Quốc : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong bối cảnh Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, cuộc biểu dương sức mạnh 01/10 rất đáng lo ngại.
Đoàn xe chở tên lửa siêu thanh DF-17 trên Quảng trường Thiên An Môn trong ngày Quốc Khánh 01/10/2019 tại Bắc Kinh.REUTERS/Jason Lee. Theo giới chuyên gia quân sự, các loại vũ khí mà Trung Quốc phô trương trong ngày 01/10/2019 minh họa các tiến bộ vượt bậc của quân đội Hoa lục để có thể « đứng đầu thế giới vào năm 2049 », mục tiêu mà chủ tịch Tập Cận Bình đề ra khi chế độ Cộng Sản được 100 tuổi.

Giàn khoan lớn của TQ làm tăng xung đột với VN

Biển Đông: Giàn khoan lớn của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với Việt Nam
Việc Bắc Kinh điều một giàn khoan khổng lồ đến Biển Đông đang gây quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu mới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại một vùng biển được xem là rất giàu tài nguyên dầu khí. Việc điều giàn khoan Hải Dương 982 đến Biển Đông cũng nhằm gởi một thông điệp đến Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đang củng cố sự kiểm soát của họ trên các vùng biển tranh chấp, xem đây là « mặt trận thứ hai » trong cuộc đối đầu với Mỹ. Giáo sư khoa học chính trị Herman Kraft, Đại học Philippines cho rằng Bắc Kinh cũng muốn gửi đến Manila thông điệp là họ sẵn sàng thăm dò dầu khí chung nếu Philippines bỏ qua một bên phán quyết 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực.

Ảnh minh họa: Một giàn khoan dầu khí trên biển
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 25/09/2019, trích dẫn một bài viết trên trang mạng Trường An Kiếm (Chang An Jian) của Ủy Ban Chính Pháp Trung Ương Trung Quốc, cho biết là Bắc Kinh vừa đưa một giàn khoan dầu hỏa nước sâu xuống hoạt động tại Biển Đông. Theo tờ báo Hồng Kông, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982) đã bắt đầu hoạt động từ hôm 21/09 tại một vùng biển sâu đến 3.000 m ở Biển Đông.

Tư vấn Pháp “lo” an toàn của đường sắt Cát Linh-HĐ!

An toàn là hàng đầu. Đến giờ này mà tư vấn Pháp vẫn lo chứng tỏ tuyến đường sắt này không an toàn thì chắc chắn mãi mãi sẽ không thực sự an toàn. Nếu tổng thầu TQ tiếp tục sửa chữa thì cũng chỉ có tính vá víu để vượt qua khâu kiểm định, rất không đáng tin cậy. Vấn đề là phải xây tốt ngay từ khâu đầu và mọi khâu tiếp theo, chứ xây ẩu dã man nay mới tìm cách sửa lại để đủ mức nghiệm thu thì không ổn chút nào. Mọi người hãy tự bảo vệ mình và gia đình mình bằng cách đừng bao giờ sử dụng cũng như hạn chế đi ngang hay đi cạnh tuyến đường sắt bẩn thỉu này. Với những của nợ có nguy cơ gây chết người cao, giải pháp tốt nhất là phá đi làm lại.
Tư vấn Pháp “lo” hệ thống an toàn của đường sắt Cát Linh - Hà Đông!
Dân trí - “Vận hành dự án là một chuyện, nhưng vấn đề quan trọng là phải an toàn. Quá trình kiểm định Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chúng tôi thấy có nhiều thứ không đồng bộ.” - ông Nguyễn Công Phú - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Apave (Pháp) cho biết.

Tư vấn Pháp “lo” hệ thống an toàn của 
đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Toàn Vũ)
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, dự kiến bắt đầu khai thác thương mại trong tháng 4/2019, nhưng kế hoạch này đã bị “phá sản” và vẫn chưa “chốt” được thời gian bàn giao dự án để khai thác thương mại, do Tổng thầu Trung Quốc không thực hiện đúng các cam kết và chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Thủ tướng, vịt quay Lạng Sơn và hồ Sài Gòn

Thật buồn khi đất nước được lãnh đạo bởi những ông Thủ tướng vịt quay như thế này. Điều quan trọng ở đây không phải là con vịt mà là tư duy thiển cận, đần độn, ngây thơ của người lấy con vịt quay ra để so sánh, rồi kết luận nó là sản phẩm có thể khiến cho Lạng Sơn phát triển. Là một Thủ tướng, người dân kỳ vọng ở ông tầm nhìn những tầm nhìn chiến lược, thấy những gì lớn lao hơn và cái tầm nhìn ấy phải làm cho đất nước và địa phương phát triển vững mạnh... thay vì phát triển đàn vịt. Nhưng không, tư duy của ông chỉ có thế. Từ lâu mình đã bình luận trên Blog này, ông đã lặp lại y nguyên đường đi của cụ Tổng Mượt. Năm xưa đi tới tỉnh nào, huyện này, xã nào cụ Tổng Mượt cũng lặp lại bài ca "trồng cây gì, nuôi con gì" để phát triển; đến mức người dân phải trả lời chúng em đã thử hết rồi, với cơ chế này thì chỉ "trồng cây thuốc phiện, nuôi con cave" thì mới phát triển được thôi.
Thủ tướng, vịt quay Lạng Sơn và hồ Sài Gòn
Mặc Lâm - Nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc người dân Việt Nam ngay tức khắc nhớ trước tiên là những lời phát biểu của ông, nhiều và “lệch chuẩn” đến nỗi có người tỉ mỉ ngồi hệ thống lại những gì ông phát biểu từ khi làm Thủ tướng vào năm 2016, tuy chỉ mới ba năm nhưng đã hoàn chỉnh một danh sách “lời vàng ý ngọc” với nội dung “đầu tàu” và “thủ phủ”.

Ông Nguyễn Xuân Phúc vịt quay
Tới khi không còn tỉnh nào nữa để gán ghép cho trọn bộ những gì mà Thủ tướng mong muốn, ông đã chuyển chủ đề không còn dùng khái niệm “đầu tàu” nữa mà sang những vật thể gần gũi với đời sống người dân hơn, lần này ông chọn con vịt quay Lạng Sơn để chiêu dụ giới đầu tư vào tỉnh này.

Tại sao người LĐ không thiết tha với lương hưu ?

Thực tế không hoàn toàn vì chưa hiểu đúng chính sách BHXH nên nhiều công nhân chọn cách hưởng trợ cấp 1 lần. Hai nguyên nhân khác cũng rất quan trọng. Một là tiền lương quá thấp, không đủ cho cuộc sống tối thiểu trong khi đóng bảo hiểm sẽ mất tới 22% lương, nên bất đắc dĩ họ mới không mua bảo hiểm vì còn tiền đâu mà mua. Hai là như người dân vẫn nói, nhà nước giả vờ trả lương cho người lao động (vì tiền lương quá thấp) nên người lao động giả vờ làm việc cho nhà nước (sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, đến nơi có lãnh đạo giám sát thì làm việc, lãnh đạo đi thì ngồi chơi...). Tiền lương đã mạt hạng như thế thì lương hưu càng thê thảm; nhiều công nhân, giáo viên lương hưu chỉ 1-2-3 triệu thì có ý nghĩa gì ? Đọc đoạn này thấy rõ sự khốn nạn của luật nhà nước: "với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì 1 năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH 1 lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương". Như vậy rõ ràng là cướp chứ còn gì nữa. Người lao động đóng trước không những không được lấy lại đủ, không có lãi, không được bù mất giá do lạm phát cao... mà còn bị mất thêm 0,64 tháng lương. Những chuyện như thế này liệu có làm người dân tin vào chính sách của nhà nước nữa không ? Đặc biệt, tôi căm ghét chế độ lương hưu chỉ có lợi cho quan chức hiện nay. Lúc nghỉ hưu, lương hưu bằng 75% lương đi làm; nhiều quan to, nhất là lực lượng vũ trang, về hưu lương hưu tới 15-18 triệu mỗi tháng. Gặp ai họ cũng khoe khoang suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhảy múa, hết thể dục thế thao thì lại đi du lịch và liên hoan, nhưng mỗi sáng ngủ dậy có thêm 5-6 trăm nghìn thả sức tiêu (chưa kể tiền tham nhũng). Mà họ có công lao to lớn gì cho đất nước đâu, nhất là bộ đội công an thời bình. Ở nước ngoài, đã về hưu, đều không đóng góp gì cho đất nước nữa, thì lương hưu cơ bản như nhau, chênh nhau tối đa 1,5 lần, bất chấp thời đi làm người đóng bảo hiểm triệu đô (do thu nhập cao), người đóng vài trăm đô. Nhưng nói bất công ở VN thì vô cùng nhiều, nhìn đâu cũng phải ghìm cơn nôn mửa. Nản cho đất nước với thể chế không vì người dân này.
Không thiết tha với lương hưu
Thay vì bảo lưu thời gian đóng BHXH để đợi hưởng lương hưu, nhiều người lao động, nhất là với nhóm người lao động sau độ tuổi 35, lại xin nhận trợ cấp BHXH 1 lần. Với việc nhận BHXH 1 lần, NLĐ sẽ rất thiệt thòi. Bởi với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì 1 năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH 1 lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương. Ngoài lương hưu, còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT và định kỳ. Khi qua đời, gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất 1 lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.


Do chưa hiểu đúng chính sách BHXH nên nhiều công 
nhân chọn cách hưởng trợ cấp 1 lần, Ảnh: AN CHI
Cách đây ít ngày chị Nguyễn Thanh Hoa, 41 tuổi, ngụ ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã đi làm thủ tục để tham gia BHXH tự nguyện. Chị Hoa cho biết trước đó chị là nhân viên một công ty kinh doanh dầu nhờn nhưng đến năm 2014 thì xin nghỉ việc sau gần 13 năm tham gia BHXH. Nhận khoản trợ cấp BHXH gần 50 triệu đồng, chị đã đầu tư kinh doanh buôn bán, nhưng công việc không thuận lợi nên chị xin đi làm ở một xưởng may nhỏ. "Khi làm công việc mới, tôi có đến cơ quan BHXH xin hoàn trả số tiền đã nhận để tiếp tục đóng BHXH nhưng không được. Lúc này tôi mới thấy quyết định hồi đó của tôi là sai lầm. Phải chăng tôi chỉ cần cố gắng đóng BHXH tự nguyện thêm 7-8 năm nữa là tôi đã được nhận lương hưu" - chị Hoa chia sẻ.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Tập Cận Bình, "Người cầm lái vĩ đại" phiên bản 2.0

Tập Cận Bình, "Người cầm lái vĩ đại" phiên bản 2.0
Minh Anh 30-09-2019 Lên cầm quyền từ năm 2012, hôm nay, 30/09/2019, lần thứ hai, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm lăng Mao Trạch Đông, nhân dịp Quốc Khánh lần thứ 70. Cai trị Trung Quốc từ gần 7 năm qua không chia sẻ quyền lực và với bàn tay sắt, giới quan sát phương Tây nhận định hình ảnh của Tập Cận Bình, chẳng khác gì một « Người Cầm Lái Vĩ Đại » mới, phiên bản 2.0.
Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, trong lễ kỷ niệm Quốc Khánh
Trung Quốc lần thứ 70, Bắc Kinh, ngày 30/09/2019REUTERS/Thomas Peter

Cục Quản Lý Dược là “tổ chức tội phạm” nhập thuốc dỏm

Cục Quản Lý Dược là “tổ chức tội phạm” trong việc nhập thuốc dỏm, thuốc giả, thuốc kém chất lượng
FB Mai Bá Kiếm 29-9-2019 - Ngày 14/4/1993, tôi ký bút danh Vương Linh viết bài “VỤ QUẢN LÝ DƯỢC BỘ Y TẾ: “CỬA NGÕ” NHẬP THUỐC TÂY DỎM?” đăng trên Báo Phụ Nữ Thứ Tư. Tôi viết tựa theo thể xác định, chị Thế Thanh – Tổng Biên tập, chịu chơi chỉ thêm dấu hỏi vào tựa cho bớt tính khẳng định. Đây là bài viết chống tiêu cực đơn độc, không được các đồng nghiệp hỗ trợ.
Ảnh chụp bài báo cũ của ông Mai Bá Kiếm
Số là, sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, để có nguồn thuốc phục vụ nhân dân, Bộ Y tế đã tiến hành nhập thuốc từ nhiều nước tư bản để thay thế nguồn thuốc XHCN thiếu hụt! Trước nhu cầu đó, nhiều hãng dược nước ngoài mở văn phòng đại diện tại VN để tiếp thị với các công ty dược phẩm & dược liệu quốc doanh. Được Bộ Y tế giao xét duyệt, cấp số luu hành, DS Phan Văn Tín – Vụ trưởng Vụ Quản lý Dược, đã thao túng thủ tục để được hối lộ.

Vì sao VN chưa thể tố cáo TQ xâm lược trước LHQ?

Vì sao Việt Nam chưa thể tố cáo Trung Quốc xâm lược trước LHQ?
Ngày 28/09/2019, trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về tình hình căng thẳng tại Biển Đông. Mặc dù Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm lược với hành động cho tàu công vụ của họ vào hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính (Biển Đông), diễn văn của ngoại trưởng Việt Nam không hề nói đến Trung Quốc, cũng không nhắc một cách cụ thể đến Bãi Tư Chính và các hành vi phi pháp cụ thể của Trung Quốc.
Ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh
 phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 28/09/2019.
Những hành động xâm lấn của Trung Quốc ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông trong ba tháng đã được gợi lên trong nhóm từ « những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, trong đó có những vụ vi phạm chủ quyền và quyền tài phán tại vùng biển của Việt Nam », còn thủ phạm thì được gọi là « các bên liên quan ».

KHỦNG KHIẾP: Ô nhiễm môi trường từ Bắc vào Nam

Chắc bác Tổng Chủ lại hân hoan tự hào: ĐẤT NƯỚC ĐÃ BAO GIỜ ĐƯỢC NHƯ BÂY GIỜ ???
Ô nhiễm môi trường từ Bắc vào Nam
BTV Tiếng Dân 30-9-2019 - Báo Tiền Phong đưa tin: Ô nhiễm Hà Nội lên ngưỡng tím, chuyên gia cảnh báo không tập thể dục buổi sáng. Từ chiều tối 28/9 đến sáng 29/9, TP Hà Nội tiếp tục trong tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở một số điểm đo đã vượt qua ngưỡng đỏ, ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe tất cả mọi người, sang ngưỡng tím, rất có hại cho sức khỏe mọi người. TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch VN khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm ô nhiễm, các trường học hạn chế hoạt động ngoài trời. Người dân hạn chế đi tập thể dục buổi sáng.
Nhiều điểm ô nhiễm không khí lên ngưỡng tím, ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người vào sáng 29/9 ở TP Hà Nội, theo ghi nhận của Hệ thống PAMAir. Ảnh: TP

Bài hay - Lời khuyên về TQ dành cho các bạn VN

Lời khuyên về Trung Quốc dành cho các bạn Việt Nam
David Archibald - Sau khi chiến tranh với TQkết thúc, quan trọng là phải thiết lập các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài. Trước hết, Hoa Kỳ phải chiếm những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Không có nước nào được tham gia vào việc này. Thứ hai, Trung Quốc phải bị thu hẹp, trở về biên giới năm 1949, trước khi họ xâm chiếm Tây Tạng và chiếm giữ những vùng đất của Ấn Độ. Thứ ba, tất cả các tài sản ở nước ngoài của nước này, bao gồm mọi thứ thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc, sẽ bị tịch thu để trả tiền bồi thường chiến phí. Thứ tư, tất cả các khoản nợ được tạo ra để bẫy các quốc gia khác trong chương trình Một Vành đai và Một Con đường sẽ bị hủy bỏ. Thương mại với Trung Quốc thời hậu chiến phải giảm đến mức tối thiểu.

Các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào vùng 
biển Nhật Bản ổn định ở mức 12 lần một tháng.
Từ năm 111 trước Công nguyên, thỉnh thoảng Trung Quốc lại xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam đã viết được những trang sử lâu dài và hào hùng về cuộc chiến đấu chống những cuộc xâm lăng của Trung Quốc, bắt đầu từ hai chị em Bà Trưng, năm 39 sau Công nguyên. Nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây nhất đứng lên đánh đuổi các lãnh chúa Trung Quốc ra khỏi đất nước là Lê Lợi - lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Minh vào năm 1428.

“Thiền sư Thế À” và chuyện sư sãi ở Việt Nam

Tôi rất căm tức quan chức câu kết với các đại gia để biến biển, rừng, đất đai của Tổ Tiên từ ngàn xưa để lại, thành đất của riêng bọn chúng, quây rào bảo vệ chặt và khi người dân muốn lên rừng, xuống biển, đều phải bỏ tiền ra trả cho bọn chúng. Vô cùng phi lý, không ở đâu có chuyện thế này nhưng ở VN thì diễn ra khắp nơi.
“Thiền sư Thế À” và chuyện sư sãi ở Việt Nam
Trúc Nguyễn 30-9-2019 - Các đại gia, các tập đoàn kinh tế cấu kết với các quan chức làm giàu bất chính, bằng cách phá núi, lấn rừng, lấn biển cả chục ngàn hecta để xây chùa, xây các khu tâm linh, phá hoại tài nguyên đất nước… Chúng biến biển, rừng, đất đai của Tổ Tiên từ ngàn xưa để lại, thành đất của riêng bọn chúng, để khi người dân muốn lên rừng, xuống biển, sử dụng tài nguyên của cha ông để lại, cũng phải bỏ tiền ra trả cho bọn chúng.
Thế nhưng, khi trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy về việc cấp hàng ngàn hecta đất tại nhiều địa phương để doanh nghiệp xây chùa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường khẳng định, việc giao đất, cho thuê đất có nhiều sai sót (1). Câu trả lời nhẹ như không và cũng không ai phải chịu trách nhiệm về “nhiều sai sót” này!