Thời điểm Liên Xô tan rã (1991-1992) tôi đang ở nước Nga và được chứng kiến quá trình chuyển tiếp trong hòa bình từ Liên Xô thành 15 quốc gia. Đời sống người dân Liên Xô lúc đó rất khó khăn, kém xa so với những năm 1980 khi tôi ở đó, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nước Nga khi đó có một chương trình chuyển đổi kinh tế với mục tiêu trong vòng 300 ngày đưa nước Nga từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tôi đã đọc chương trình này, rất hấp dẫn, nhưng theo tôi nó quá viển vông vì việc chuyền đổi một nền kinh tế khổng lồ của Nga trong 300 ngày là điều không tưởng. Thực tế hành động quá vội vàng, thiếu các chuẩn bị cần thiết đã làm nước Nga tiếp tục rơi vào suy thoái ngày càng nặng; tài sản quốc gia bị rơi hết vào tay một số đại gia tư bản và quan lại tham nhũng, trong khi ngân sách quốc gia kiệt quệ, may mà đất nước không tan rã tiếp. Ngược lại, lúc đó tôi đánh giá rất cao chương trình chuyển đổi kinh tế của ông Võ Văn Kiệt ở VN, không phải trong 300 ngày mà ước khoảng 15 năm (1991-2005). Trong 5 năm đầu (1991-1995), chương trình tự do hóa kinh tế toàn diện trên mọi lĩnh vực của ông Kiệt kèm theo phá giá mạnh nội tệ và xây dựng hàng trăm đạo luật để phát triển nền kinh tế dựa trên pháp luật chứ không dựa trên các nghị quyết của Đảng được sự ủng hộ của Tổng bí thư Đỗ Mười nên đã đi đúng hướng và thành công; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này cao nhất trong lịch sử đất nước. Tuy nhiên từ năm 1996 tình hình đã bị đảo ngược; chương trình tự do hóa kinh tế bị chặn lại, thậm chí bị đảo ngược; cơ chế kế hoạch hóa tập trung được phục hồi trên nhiều lĩnh vực; vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò then chốt của các DNNN được đề cao; đầu tư nước ngoài bị hạn chế... 10 năm 1996-2005 là giai đoạn chuyển đổi kinh tế trì trệ, tiến hai bước thì lùi một bước; nền kinh tế phát triển chậm lại. 10 năm 2006-2015 là giai đoạn không có những chuyển đổi kinh tế thực chất; tiến một bước thì lùi một bước. Do đó đến nay, sau 30 năm đổi mới, về cơ bản đất nước vẫn chưa có cơ chế kinh tế thị trường; nhà nước vẫn can thiệp khắp nơi trong nền kinh tế. Trong khi ở VN, TQ thực hiện chuyển đổi tuần tự nên quá chậm thì nước Nga chuyển đổi quá nhanh; cả hai trường hợp này đều kém hiệu quả. Trái lại, phần lớn các nước cựu XHCN ở Đông Âu có quy mô kinh tế nhỏ và đã thực hiện chuyển đổi trong khoảng 10 năm (1991-2000) nên vừa tránh được khủng hoảng, vừa vững bước sang kinh tế thị trường.
1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông Âu không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu. Nhưng sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991, dù chưa bị lật đổ, Mikhail Gorbachev đã hầu như mất hết quyền lực. Chức vụ tổng thống Liên Xô của Gorbachev chỉ còn trên danh nghĩa. Trên thực tế, quyền lực nước Nga do Yeltsin nắm. Quyền lực ở Ukraine thuộc về Kravchuk. Và quyền lực ở Belarus trong tay Shushkevich.
Không ai ngờ rằng sự tan rã nhanh chóng của Liên Xô lại bắt nguồn từ sự không có tiền thanh toán khí đốt của Belarus. Để có tiền thanh toán khí đốt, tổng thống Belarus lúc đó là Stanislav Shushkevich đã muốn cầu cứu Nga nên đề nghị một cuộc gặp mặt với tổng thống Nga và tổng thống Ukraine tại Belarus. Ông Stanislav Shushkevich đã thừa nhận:
“Nền kinh tế đang bị khủng hoảng, chúng tôi không thể chi trả cho nhà cung cấp mà lại không có ai cho chúng tôi vay tiền, vì thế, chúng tôi cầu cứu nước Nga giúp đỡ, để khỏi chết cóng vào mùa đông. Đó cũng là mục đích của cuộc họp mặt”.
“Chúng tôi mời cả Ukraine, vì muốn mọi chuyện được minh bạch và không muốn thỏa thuận gì với Moscow sau lưng Ukraine.”
Nhưng tổng thống vừa đắc cử ngày 1/12/1991 của Ukraine, Leonid Kravchuk lại muốn dành hoàn toàn độc lập khỏi Liên Xô. Nên ông đến Belarus không phải vì mục đích khí đốt của Belarus:
“Tôi không được thông báo gì trước về dầu lửa và khí đốt. Tôi nghĩ tôi đến đây là để thảo luận về Liên Xô. Đất nước đang bị xâu xé vì những mâu thuẫn, người dân mệt mỏi vì khủng hoảng, xung đột, chiến tranh và phải xếp hàng quá dài. Chúng tôi tập trung về Belarus để thảo luận hướng đi cho đất nước, và có thể ký kết một thỉnh nguyện thư, hoặc một bản tuyên bố để kêu gọi sự chú ý đến cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang phải đương đầu.”
Còn tổng thống Nga, Boris Yeltsin muốn nắm trọn toàn bộ quyền lực. Vì thế, ngày 07/12/1991, Boris Yeltsin, Leonid Kravchuk và Stanislav Shushkevich đã nhóm họp tại Belavezha, thuộc Belarus, gần biên giới Ba Lan.
Sau đây là một vài hồi ức của tổng thống Belarus Stanislav Shushkevich về cuộc gặp lịch sử này.
“Hiển nhiên KGB có thể bắt giữ chúng tôi, theo lệnh của Gorbachev, vì KGB thuộc quyền lãnh đạo của Gorbachev, không phải Yeltsin,” Shuchkevich nói.
“Nhưng lãnh đạo của cơ quan mật vụ Belarus, Eduard Shirkovsky, vẫn giữ liên lạc với cơ quan mật vụ của Boris Yeltsin. Cho đến thời điểm hai tuần trước cuộc họp, ông ta khẳng định với tôi là không có nguy cơ xảy ra chuyện bắt bớ chúng tôi.”
“Như thường lệ, trong lịch trình có tắm hơi. Thường sau khi tắm hơi xong, sẽ có tiệc tùng uống rượu. Nhưng lần này khác, thay vì uống rượu, chúng tôi chọn dịch vụ đấm bóp. Cuộc họp được thực hiện đúng truyền thống của Liên Xô, có nhiều thức ăn, nhiều dịch vụ thư giãn và sau đó là đi săn.”
Ngày hôm sau, 08/12/1991, vào lúc 9 giờ sáng, lãnh đạo các nước cùng các thủ tướng và quan chức cao cấp nhóm họp để cùng thương thảo, dù vẫn chưa rõ sẽ thảo luận về chủ đề gì.
Người đầu tiên khơi mào là cố vấn của Nga, Gennadi Burbulis, với tuyên bố rất cực đoan.Đó cũng là khởi đầu của thỏa thuận của chúng tôi, là thỏa thuận duy nhất mà không hề có tranh cãi: “Liên Xô, một thực thể địa chính trị, cũng như một chủ thể của luật pháp quốc tế, sẽ không còn tồn tại”.
Thỏa thuận cũng đồng thời tuyên bố lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không còn quyền lực. Thay vào đó tăng thêm quyền lực cho Yeltsin.
“Theo lời đồn đại, chúng tôi đã soạn thảo thỏa thuận trong trạng thái say rượu,” Shushkevich nói. “Điều này hoàn toàn sai! Tất nhiên, đó là một cuộc họp được sắp đặt theo phong cách Liên Xô, và đồ uống cồn thì rất sẵn, nhưng chẳng ai động đến cả. Tối đa, chúng tôi chỉ làm một ngụm brandy, mỗi khi thông qua một điều khoản.”
Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thông qua 14 điều khoản. Đến 3 giờ chiều, bản thỏa thuận đồng ý hủy bỏ Liên Xô đã sẵn sàng. Bước tiếp theo là công bố với thế giới và lãnh đạo Belarus nhận trách nhiệm này.
“Yeltsin và Kravchuk đùa với tôi: ‘Chúng tôi đề cử anh là người thông báo cho Gorbachev.’ Và sau đó tôi nói: ‘Kravchuk và tôi đề cử anh, Boris Yeltsin, là người sẽ gọi điện cho bạn anh là Tổng thống Hoa Kỳ Goerge Bush.'”
“Tôi quay số của văn phòng Gorbachev ở Moscow, nhưng đường dây được chuyển sang nhiều tổng đài và tôi phải giải thích tôi là ai. Trong khi đó, Yeltsin trong lúc chứng kiến việc tôi gọi cho Moscow đã gọi điện cho Tổng thống Bush. Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev, ở đầu dây bên kia để dịch lại lời của Tổng thống Bush.”
“Tôi nhớ khá rõ, ông Bush đưa ra hai câu hỏi. Đầu tiên là có phải quốc gia kế vị sẽ là nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ Liên Xô? Và câu sau là điều gì sẽ xảy ra với vũ khí hạt nhân của Liên Xô?” Kravchuk nói.
“Chúng tôi không thể thì ông Yeltsin nói, “Đúng, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.'”
Tới lúc đó thì Shushkevich cũng liên lạc được Gorbachev, và một lần nữa, lãnh đạo Ukraine là người cùng nghe.
“Đó là cuộc đàm thoại rất khó khăn,” Kravchuk nói. “Gorbachev giận dữ với Shushkevich, nói, “Các anh đã làm gì vậy? Các anh đã đảo lộn cả thế giới! Mọi người đều đang hoang mang!’ Nhưng Shushkevich vẫn giữ sự trầm tĩnh.”
“Tôi giải thích với Gorbachev về bản thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký. Ông ta phản ứng với thái độ kẻ cả, ‘Thế còn cộng đồng quốc tế thì sao? Các anh có nghĩ đến sự phản ứng của họ không? Và tôi trả lời, ‘Thật sự thì Boris Yeltsin đang nói chuyện với Tổng thống Bush lúc này, và ông Bush không có gì là quan ngại! Trên thực tế, ông ta còn ủng hộ!”
Ngày 8/12/1991 đi vào lịch sử với tuyên bố thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” với 3 thành viên sáng lập là Nga, Ukraine và Belarus, đồng thời cũng là ngày cáo chung Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
17 ngày sau (25/12/1991), tổng thống Nga Boris Yeltsin ký hủy bỏ Hiến pháp Liên bang Xô viết trước mặt Mikhail Gorbachev. Gorbachev từ chức và Liên Xô không còn tồn tại.
(Phần này theo nguồn của: Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô Dina Newman BBC Thế giới vụ: bbc.com/vietnamese/38428251)
HỆ QUẢ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA UKRAINE SAU KHI LIÊN XÔ TAN RÃ
Vấn đề quan tâm bậc nhất của tổng thống Mỹ Goerge Bush trong điện đàm với Boris Yeltsin khi tuyên bố hủy bỏ Liên Xô chính là lực lượng vũ khí hạt nhân.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine trở thành cường quốc hạt nhân số 3 thế giới bao gồm 1.700 đầu đạn hạt nhân, 176 tên lửa liên lục địa và 44 máy bay ném bom chiến lược. Lực lượng hạt nhân của Ukraine nhiều hơn lực lượng hạt nhân của 3 cường quốc là Trung Quốc, Anh và Pháp cộng lại. Ukraine còn có một lực lượng quân đội với 780 000 lính, đứng thứ 2 ở châu Âu sau Nga.
Nhưng vì khó khăn về kinh tế, dưới sức ép của Mỹ và Nga, tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk đã phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) theo đó Ukraine đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không phổ phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Đổi lại, Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Anh đã ký Bản ghi nhớ Budapest, năm 1994 là một thỏa thuận quốc tế về bảo đảm an ninh cho Ukraine sau khi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 Ukraine không còn sở hữu vũ khí hạt nhân nữa.
Năm 2014 tổng thống Nga Putin tiến quân vào Crimea bất chấp thỏa thuận Budapest năm 1994 về đảm bảo an ninh cho Ukraine. Một số nghị sĩ Ukraine đã đề nghị tái trang bị vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Cựu tổng thống Leonid Kravchuk hiện còn sống. Sau khi tổng thống Nga Putin đưa quân vào Crimea Ông sẽ nghĩ gì về quyết định giải giáp vũ khí hạt nhân năm 1994? Ông nghĩ gì về một Bắc Triều Tiên chỉ với mấy đầu đạn hạt nhân đã làm cho bao nước điên đầu?; Một Israel nhỏ bé sở hữu vũ khí hạt nhân làm khuynh đảo Trung đông?; Một Ấn độ, một Pakistan đua nhau phát triển vũ khí hạt nhân?; Một Trung Quốc đang gấp rút tăng cường kho vũ khí hạt nhân để dành quyền thống trị thế giới?
CÓ NƯỚC NÀO CÒN KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI KHÔNG?
1. Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), nước Nga qua các đế chế quyền lực Yeltsin, Putin, Medvedev, Putin đã không kỷ niệm Cách mạng tháng Mười nữa.
Duyệt binh ngày 7/11 hàng năm là nhớ lại cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941. Khi đó quân đội Đức đang cách Matxcova 30 km. 28000 chiến sỹ đã đi thẳng ra mặt trận ngay sau khi kết thúc duyệt binh. Đừng hiểu nhầm duyệt binh ngày 7/11 hiện nay ở Nga là kỷ niệm Cách mạng tháng Mười.
2. Ngoại trừ Việt Nam, hiện nay trên thế giới không có nước nào kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba đều không nhắc đến Cách mạng tháng Mười vào ngày 7/11.
Liên Xô tan rã như thế nào? Và có nước nào còn kỷ niệm Cách mạng tháng 10 không?
fb Nguyễn Ngọc Chu 9-11-2019 - Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), nước Nga qua các đế chế quyền lực Yeltsin, Putin, Medvedev, Putin đã không kỷ niệm Cách mạng tháng Mười nữa. Duyệt binh ngày 7/11 hàng năm là nhớ lại cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941. Đừng hiểu nhầm duyệt binh ngày 7/11 hiện nay ở Nga là kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Ngoại trừ Việt Nam, hiện nay trên thế giới không có nước nào kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba đều không nhắc đến Cách mạng tháng Mười vào ngày 7/11.
Diện tích Liên Xô rất rộng lớn, 22,4 triệu km2
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông Âu không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu. Nhưng sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991, dù chưa bị lật đổ, Mikhail Gorbachev đã hầu như mất hết quyền lực. Chức vụ tổng thống Liên Xô của Gorbachev chỉ còn trên danh nghĩa. Trên thực tế, quyền lực nước Nga do Yeltsin nắm. Quyền lực ở Ukraine thuộc về Kravchuk. Và quyền lực ở Belarus trong tay Shushkevich.
Không ai ngờ rằng sự tan rã nhanh chóng của Liên Xô lại bắt nguồn từ sự không có tiền thanh toán khí đốt của Belarus. Để có tiền thanh toán khí đốt, tổng thống Belarus lúc đó là Stanislav Shushkevich đã muốn cầu cứu Nga nên đề nghị một cuộc gặp mặt với tổng thống Nga và tổng thống Ukraine tại Belarus. Ông Stanislav Shushkevich đã thừa nhận:
“Nền kinh tế đang bị khủng hoảng, chúng tôi không thể chi trả cho nhà cung cấp mà lại không có ai cho chúng tôi vay tiền, vì thế, chúng tôi cầu cứu nước Nga giúp đỡ, để khỏi chết cóng vào mùa đông. Đó cũng là mục đích của cuộc họp mặt”.
“Chúng tôi mời cả Ukraine, vì muốn mọi chuyện được minh bạch và không muốn thỏa thuận gì với Moscow sau lưng Ukraine.”
Nhưng tổng thống vừa đắc cử ngày 1/12/1991 của Ukraine, Leonid Kravchuk lại muốn dành hoàn toàn độc lập khỏi Liên Xô. Nên ông đến Belarus không phải vì mục đích khí đốt của Belarus:
“Tôi không được thông báo gì trước về dầu lửa và khí đốt. Tôi nghĩ tôi đến đây là để thảo luận về Liên Xô. Đất nước đang bị xâu xé vì những mâu thuẫn, người dân mệt mỏi vì khủng hoảng, xung đột, chiến tranh và phải xếp hàng quá dài. Chúng tôi tập trung về Belarus để thảo luận hướng đi cho đất nước, và có thể ký kết một thỉnh nguyện thư, hoặc một bản tuyên bố để kêu gọi sự chú ý đến cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang phải đương đầu.”
Còn tổng thống Nga, Boris Yeltsin muốn nắm trọn toàn bộ quyền lực. Vì thế, ngày 07/12/1991, Boris Yeltsin, Leonid Kravchuk và Stanislav Shushkevich đã nhóm họp tại Belavezha, thuộc Belarus, gần biên giới Ba Lan.
Sau đây là một vài hồi ức của tổng thống Belarus Stanislav Shushkevich về cuộc gặp lịch sử này.
“Hiển nhiên KGB có thể bắt giữ chúng tôi, theo lệnh của Gorbachev, vì KGB thuộc quyền lãnh đạo của Gorbachev, không phải Yeltsin,” Shuchkevich nói.
“Nhưng lãnh đạo của cơ quan mật vụ Belarus, Eduard Shirkovsky, vẫn giữ liên lạc với cơ quan mật vụ của Boris Yeltsin. Cho đến thời điểm hai tuần trước cuộc họp, ông ta khẳng định với tôi là không có nguy cơ xảy ra chuyện bắt bớ chúng tôi.”
“Như thường lệ, trong lịch trình có tắm hơi. Thường sau khi tắm hơi xong, sẽ có tiệc tùng uống rượu. Nhưng lần này khác, thay vì uống rượu, chúng tôi chọn dịch vụ đấm bóp. Cuộc họp được thực hiện đúng truyền thống của Liên Xô, có nhiều thức ăn, nhiều dịch vụ thư giãn và sau đó là đi săn.”
Ngày hôm sau, 08/12/1991, vào lúc 9 giờ sáng, lãnh đạo các nước cùng các thủ tướng và quan chức cao cấp nhóm họp để cùng thương thảo, dù vẫn chưa rõ sẽ thảo luận về chủ đề gì.
Người đầu tiên khơi mào là cố vấn của Nga, Gennadi Burbulis, với tuyên bố rất cực đoan.Đó cũng là khởi đầu của thỏa thuận của chúng tôi, là thỏa thuận duy nhất mà không hề có tranh cãi: “Liên Xô, một thực thể địa chính trị, cũng như một chủ thể của luật pháp quốc tế, sẽ không còn tồn tại”.
Thỏa thuận cũng đồng thời tuyên bố lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không còn quyền lực. Thay vào đó tăng thêm quyền lực cho Yeltsin.
“Theo lời đồn đại, chúng tôi đã soạn thảo thỏa thuận trong trạng thái say rượu,” Shushkevich nói. “Điều này hoàn toàn sai! Tất nhiên, đó là một cuộc họp được sắp đặt theo phong cách Liên Xô, và đồ uống cồn thì rất sẵn, nhưng chẳng ai động đến cả. Tối đa, chúng tôi chỉ làm một ngụm brandy, mỗi khi thông qua một điều khoản.”
Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thông qua 14 điều khoản. Đến 3 giờ chiều, bản thỏa thuận đồng ý hủy bỏ Liên Xô đã sẵn sàng. Bước tiếp theo là công bố với thế giới và lãnh đạo Belarus nhận trách nhiệm này.
“Yeltsin và Kravchuk đùa với tôi: ‘Chúng tôi đề cử anh là người thông báo cho Gorbachev.’ Và sau đó tôi nói: ‘Kravchuk và tôi đề cử anh, Boris Yeltsin, là người sẽ gọi điện cho bạn anh là Tổng thống Hoa Kỳ Goerge Bush.'”
“Tôi quay số của văn phòng Gorbachev ở Moscow, nhưng đường dây được chuyển sang nhiều tổng đài và tôi phải giải thích tôi là ai. Trong khi đó, Yeltsin trong lúc chứng kiến việc tôi gọi cho Moscow đã gọi điện cho Tổng thống Bush. Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev, ở đầu dây bên kia để dịch lại lời của Tổng thống Bush.”
“Tôi nhớ khá rõ, ông Bush đưa ra hai câu hỏi. Đầu tiên là có phải quốc gia kế vị sẽ là nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ Liên Xô? Và câu sau là điều gì sẽ xảy ra với vũ khí hạt nhân của Liên Xô?” Kravchuk nói.
“Chúng tôi không thể thì ông Yeltsin nói, “Đúng, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.'”
Tới lúc đó thì Shushkevich cũng liên lạc được Gorbachev, và một lần nữa, lãnh đạo Ukraine là người cùng nghe.
“Đó là cuộc đàm thoại rất khó khăn,” Kravchuk nói. “Gorbachev giận dữ với Shushkevich, nói, “Các anh đã làm gì vậy? Các anh đã đảo lộn cả thế giới! Mọi người đều đang hoang mang!’ Nhưng Shushkevich vẫn giữ sự trầm tĩnh.”
“Tôi giải thích với Gorbachev về bản thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký. Ông ta phản ứng với thái độ kẻ cả, ‘Thế còn cộng đồng quốc tế thì sao? Các anh có nghĩ đến sự phản ứng của họ không? Và tôi trả lời, ‘Thật sự thì Boris Yeltsin đang nói chuyện với Tổng thống Bush lúc này, và ông Bush không có gì là quan ngại! Trên thực tế, ông ta còn ủng hộ!”
Ngày 8/12/1991 đi vào lịch sử với tuyên bố thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” với 3 thành viên sáng lập là Nga, Ukraine và Belarus, đồng thời cũng là ngày cáo chung Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
17 ngày sau (25/12/1991), tổng thống Nga Boris Yeltsin ký hủy bỏ Hiến pháp Liên bang Xô viết trước mặt Mikhail Gorbachev. Gorbachev từ chức và Liên Xô không còn tồn tại.
(Phần này theo nguồn của: Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô Dina Newman BBC Thế giới vụ: bbc.com/vietnamese/38428251)
HỆ QUẢ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA UKRAINE SAU KHI LIÊN XÔ TAN RÃ
Vấn đề quan tâm bậc nhất của tổng thống Mỹ Goerge Bush trong điện đàm với Boris Yeltsin khi tuyên bố hủy bỏ Liên Xô chính là lực lượng vũ khí hạt nhân.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine trở thành cường quốc hạt nhân số 3 thế giới bao gồm 1.700 đầu đạn hạt nhân, 176 tên lửa liên lục địa và 44 máy bay ném bom chiến lược. Lực lượng hạt nhân của Ukraine nhiều hơn lực lượng hạt nhân của 3 cường quốc là Trung Quốc, Anh và Pháp cộng lại. Ukraine còn có một lực lượng quân đội với 780 000 lính, đứng thứ 2 ở châu Âu sau Nga.
Nhưng vì khó khăn về kinh tế, dưới sức ép của Mỹ và Nga, tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk đã phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) theo đó Ukraine đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không phổ phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Đổi lại, Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Anh đã ký Bản ghi nhớ Budapest, năm 1994 là một thỏa thuận quốc tế về bảo đảm an ninh cho Ukraine sau khi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 Ukraine không còn sở hữu vũ khí hạt nhân nữa.
Năm 2014 tổng thống Nga Putin tiến quân vào Crimea bất chấp thỏa thuận Budapest năm 1994 về đảm bảo an ninh cho Ukraine. Một số nghị sĩ Ukraine đã đề nghị tái trang bị vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Cựu tổng thống Leonid Kravchuk hiện còn sống. Sau khi tổng thống Nga Putin đưa quân vào Crimea Ông sẽ nghĩ gì về quyết định giải giáp vũ khí hạt nhân năm 1994? Ông nghĩ gì về một Bắc Triều Tiên chỉ với mấy đầu đạn hạt nhân đã làm cho bao nước điên đầu?; Một Israel nhỏ bé sở hữu vũ khí hạt nhân làm khuynh đảo Trung đông?; Một Ấn độ, một Pakistan đua nhau phát triển vũ khí hạt nhân?; Một Trung Quốc đang gấp rút tăng cường kho vũ khí hạt nhân để dành quyền thống trị thế giới?
CÓ NƯỚC NÀO CÒN KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI KHÔNG?
1. Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), nước Nga qua các đế chế quyền lực Yeltsin, Putin, Medvedev, Putin đã không kỷ niệm Cách mạng tháng Mười nữa.
Duyệt binh ngày 7/11 hàng năm là nhớ lại cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941. Khi đó quân đội Đức đang cách Matxcova 30 km. 28000 chiến sỹ đã đi thẳng ra mặt trận ngay sau khi kết thúc duyệt binh. Đừng hiểu nhầm duyệt binh ngày 7/11 hiện nay ở Nga là kỷ niệm Cách mạng tháng Mười.
2. Ngoại trừ Việt Nam, hiện nay trên thế giới không có nước nào kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba đều không nhắc đến Cách mạng tháng Mười vào ngày 7/11.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét