‘Việt Nam vận động hành lang để ông Trọng thăm Mỹ tháng 10’
Chuyên gia chính trị Việt Nam Carl Thayer cho VOA biết chính phủ Việt Nam đã vận động hành lang ở Hoa Kỳ để Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có được lời mời thăm Nhà Trắng và nhiều khả năng chuyến đi Mỹ của nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 10 tới. Cùng lúc, đại diện cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô Washington nói sẽ sẵn sàng tiếp ông Trọng nếu nhà lãnh đạo Việt Nam có nhã ý gặp. “Cho đến hiện nay, bang giao giữa hai bên chỉ là đối tác toàn diện, chưa đến tầm vóc chiến lược. Có thể sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ đồng ý nâng quan hệ này lên tầm chiến lược.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Bí thư -
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, 27/2/2019.
Hôm 27/8, giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia, viết cho VOA trong một email: “Theo các nhà quan sát ở Hà Nội, sau chuyến thăm thành công tới Washington của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5/2017, Việt Nam đã vận động hành lang với Hoa Kỳ để Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được mời đến thăm Washington."Ông Thayer cho biết thêm: “Phía Hoa Kỳ ưa chuộng một cuộc họp của những lãnh đạo đồng cấp, nghĩa là giữa tổng thống và chủ tịch nước. Chỉ sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9/2018 và đồng thời các lãnh đạo Việt Nam quyết định bổ nhiệm Tổng bí thư Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước, thì chuyến thăm của ông Trọng đã trở thành một khả năng.”
Trước đó, hôm 20/8, ông Thayer nói với tác giả David Hutt trong bài viết có tựa đề “Việt Nam đang tiến dần đến khủng hoảng lãnh đạo thế hệ kế thừa” trên tạp chí Asia Times rằng rất có thể chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Washington dự trù vào 10 tới đây sẽ báo hiệu một hành động chính trị dẫn đến đổi hướng cho Việt Nam, đặc biệt trong chính sách đối với Trung Quốc.
Ông Hutt viết: “Ông Trọng đã nhiều lần vượt qua truyền thống của đảng Cộng sản trong lúc nắm quyền lực, cho nên ông ta rất có thể đổi bản thảo về chính sách đối với Trung Quốc.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu về chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhưng chưa được phản hồi.
Nhà Trắng cũng chưa xác nhận chuyến thăm Washington sắp tới của ông Trọng.
Trước đó, ngày 14/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Vào tháng 2/2019, khi thăm Hà Nội và dự thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Trump đã chính thức mời ông Trọng thăm Mỹ.
Hôm 26/8, báo Người Việt dẫn lời một người Mỹ gốc Việt ở thủ đô loan tin rằng Tòa Đại sứ Việt Nam ở Washington đang tìm cách “chiêu dụ” những Việt kiều “có tăm tiếng” trong cộng đồng để gặp ông Nguyễn Phú Trọng khi ông thăm Mỹ.
VOA Tiếng Việt chưa thể kiểm chứng thông tin trên một cách độc lập.
Ông Boby Lý, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC-Virginia-Maryland, nói với VOA rằng ông chưa hay tin về kế hoạch đến thăm cộng đồng gốc Việt vùng thủ đô của ông Trọng, nhưng nhấn mạnh rằng nếu ông Trọng có đến thăm cộng đồng thì ông sẵn sàng đón tiếp.
“Nếu họ muốn gặp gỡ đại diện của cộng đồng ở đây thì tôi sẽ thu xếp để mọi người sẵn sàng gặp ông ấy. Không phải gặp họ nghĩa là hợp tác với họ. Gặp gỡ là một cơ hội xem họ muốn gì.
“Nhiều người sợ rằng việc gặp ông Trọng sẽ bị chụp mũ là ‘hợp tác chung,’ ‘bị gài,’ còn mình làm đúng thì không sợ gì.”
Nhà báo Nguyễn Quốc Khải, một người Mỹ gốc Việt vùng thủ đô Washington, nêu nhận định của ông về chuyến thăm Nhà Trắng sắp tới của ông Trọng:
“Ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ là một điều tốt. Nếu có thêm sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam thì điều đó tốt hơn cho đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
“Có thể qua chuyến thăm này Việt Nam sẽ trở nên độc lập hơn với Trung Quốc, không còn sợ Trung Quốc nữa.
“Tôi mong rằng hai bên sẽ đạt được kết quả khả năng qua chuyến đi này.”
Giáo sư Thayer cho biết thêm rằng trọng tâm chuyến thăm Mỹ của ông Trọng là tăng cường quan hệ kinh tế thương mại, nhất là giải quyết một vấn đề Washington đang rất quan ngại là xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ, cũng như có thể nâng tầm quan hệ song phương giữa hai nước từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược, điều mà Washington đã yêu cầu Hà Nội từ tháng 5/2019.
Cùng nhận định như trên, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên ở bang California nói rằng ông Trọng cũng muốn xoa dịu những lời đe dọa của ông Trump về việc sẽ đánh thuế hàng hóa Việt Nam do tình trạng thương mại không cân bằng. Gần nhất là hôm 26/6, ông Trump chỉ trích Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại.
Ông Lê Minh Nguyên nói:
“Với lời đe dọa của ông Trump, Việt Nam buộc phải điều chỉnh cán cân thương mại trước chuyến viếng thăm của ông Trọng – nhưng chưa chắc là ông Trọng có đủ sức khỏe để thăm.
“Trong năm 2018, thương mại của Việt Nam đối với Mỹ đã thâm hụt gần 40 tỷ đôla. Việt Nam phải điều chỉnh bằng cách nhập thêm hàng của Hoa Kỳ và điều chỉnh các cơ chế thương mại không cân bằng.
“Cho đến hiện nay, bang giao giữa hai bên chỉ là đối tác toàn diện, chưa đến tầm vóc chiến lược. Có thể sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ đồng ý nâng quan hệ này lên tầm chiến lược.”
Giáo sư Thayer nói cần lưu ý rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có “những quan niệm khác nhau về quan hệ đối tác chiến lược.” Chuyên gia Úc quan sát tình hình chính trị Việt Nam nói thêm rằng Hà Nội xem quan hệ đối tác chiến lược là một thỏa thuận rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác trong đó quốc phòng và an ninh chỉ là một lĩnh vực; trong khi Hoa Kỳ lại rất chú trọng vào hợp tác quốc phòng và an ninh.
Hôm 22/5 tại thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiếp Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhằm tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam “thông qua việc làm sâu sắc hơn nữa các quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế, và quan hệ nhân dân hai nước,” theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoài cuộc gặp với ông Pompeo, ông Phạm Bình Minh còn gặp Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Charles Kupperman, Trợ lý Phó Tổng thống Mỹ Keith Kellogg và thăm Ngũ Giác Đài.
(VOA)
Cùng nhận định như trên, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên ở bang California nói rằng ông Trọng cũng muốn xoa dịu những lời đe dọa của ông Trump về việc sẽ đánh thuế hàng hóa Việt Nam do tình trạng thương mại không cân bằng. Gần nhất là hôm 26/6, ông Trump chỉ trích Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại.
Ông Lê Minh Nguyên nói:
“Với lời đe dọa của ông Trump, Việt Nam buộc phải điều chỉnh cán cân thương mại trước chuyến viếng thăm của ông Trọng – nhưng chưa chắc là ông Trọng có đủ sức khỏe để thăm.
“Trong năm 2018, thương mại của Việt Nam đối với Mỹ đã thâm hụt gần 40 tỷ đôla. Việt Nam phải điều chỉnh bằng cách nhập thêm hàng của Hoa Kỳ và điều chỉnh các cơ chế thương mại không cân bằng.
“Cho đến hiện nay, bang giao giữa hai bên chỉ là đối tác toàn diện, chưa đến tầm vóc chiến lược. Có thể sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ đồng ý nâng quan hệ này lên tầm chiến lược.”
Giáo sư Thayer nói cần lưu ý rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có “những quan niệm khác nhau về quan hệ đối tác chiến lược.” Chuyên gia Úc quan sát tình hình chính trị Việt Nam nói thêm rằng Hà Nội xem quan hệ đối tác chiến lược là một thỏa thuận rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác trong đó quốc phòng và an ninh chỉ là một lĩnh vực; trong khi Hoa Kỳ lại rất chú trọng vào hợp tác quốc phòng và an ninh.
Hôm 22/5 tại thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiếp Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhằm tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam “thông qua việc làm sâu sắc hơn nữa các quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế, và quan hệ nhân dân hai nước,” theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoài cuộc gặp với ông Pompeo, ông Phạm Bình Minh còn gặp Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Charles Kupperman, Trợ lý Phó Tổng thống Mỹ Keith Kellogg và thăm Ngũ Giác Đài.
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét