Ai chịu trách nhiệm cho thảm trạng giáo dục nước nhà?
FB Mạnh Kim 6-5-2018 Lại xuất hiện một clip ghi lại cảnh một giáo viên trung tâm Anh ngữ mắng chửi học viên bằng thái độ và ngôn ngữ cực kỳ khủng khiếp (trong clip, cô giáo dùng từ “đ.” trước và dùng rất nhiều lần). Thảm cảnh giáo dục và sự suy bại bức tranh giáo dục là không có điểm dừng và sự bát nháo tồi tệ của nó là không có giới hạn. Ai chịu trách nhiệm đây? Bộ Giáo dục phải là nơi chịu trách nhiệm chính và chịu trách nhiệm lớn nhất. Tuy nhiên, một cách chính xác hơn, xã hội cũng phải chịu trách nhiệm. Dù có một hệ thống “tổ chức, ban ngành, đoàn thể các cấp” nhưng gần như chẳng bao giờ các tổ chức này mở miệng.
Các tổ chức phụ nữ, thanh niên, “mặt trận” cũng chẳng bao giờ dám đi vào chiến tuyến chấn chỉnh giáo dục. Thậm chí Ủy ban Giáo dục Quốc hội cũng thỉnh thoảng “diễn” chiếu lệ với những phát biểu nhạt nhẽo liệt kê thực trạng và không bao giờ thẳng thắn đề cập giải pháp.
Một trong những nơi nữa đáng lý cần thể hiện dữ dội hơn là báo chí thì cũng tỏ ra mệt mỏi và buông xuôi. Vì sao giáo dục lại đang bị bỏ mặc? Vì người ta không dám đụng đến tận cùng của vấn đề: yếu tố chính trị và ảnh hưởng của nó lên bộ máy điều hành giáo dục.
Chính vì sự tránh né “kỵ húy” này trong hàng chục năm qua mà giáo dục đã trở nên trì trệ và hỗn độn như hiện nay. Chính vì không dám nói và không nói đến tận cùng mà các thế hệ trẻ đã trở thành nạn nhân của sự suy đồi giáo dục. Chính vì tâm lý “nói để làm gì” và “nói ai nghe bây giờ” đã biến giáo dục thành cái vũng lầy kinh khủng mà tất cả đang bị kẹt vào. Tất cả – xin nhấn mạnh – tất cả.
Học trò hỏng, giáo viên hỏng, ban giám hiệu hỏng, giới chức giáo dục địa phương hỏng, giới chức trung ương hỏng. Nếu tiếp tục im lặng thì cái sự hỏng của giáo dục không chỉ giới hạn trong hệ thống giáo dục. Nó sẽ làm tan nát tương lai đất nước này.
Có quốc gia nào có thể phát triển mà không đặt trên nền tảng giáo dục? Hãy gạt bỏ tâm lý “nói để làm gì” trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mức tồi tệ hiện nay, để con em mình không trở thành nạn nhân một phần từ sự mặc kệ buông xuôi của chính mình.
____
Mời đọc thêm: Giáo Dục Tan Nát, Ai Chịu Trách Nhiệm? (Trí Việt).
Tiên học lễ; Hậu học văn.
Trả lờiXóaTiên học phí; Hậu học thêm.
Thật sự mà nói,nếu nhìn rộng ra hơn thì bạn SV cũng quá mất dạy khi nhiều lần vi phạm mà vẫn ko đóng phạt, cao trào hơn khi nói GV lừa đảo. GV cũng quá nóng tính nên bộc phát lại những đôi co không phù hợp với hình ảnh 1 người làm nghề giáo dục. Thiết nghĩ, GV cũng đã kiềm chế và chịu đựng bạn SV này nhiều lần và lần nay tức nước vỡ bờ và vô tình bị quay lại. Nếu mấy lần trước bạn SV này lăng mạ hay mất dạy với GV kia mà ko bị quay lại liệu có ai biết? Đôi khi XH cứ nhè vào người làm GD mà mắng nhiếc chửi rủa, nhưng chung quy họ cũng là con người, cũng có lúc giận quá mất khôn. Hơn nhau ở chổ GV nào biết kiểm soát và kiềm chế cơn nóng giận của mình thôi, chứ bây giờ mấy bạn SV trẻ cũng trời ơi lắm. AI Làm GIÁO DỤC khắc sẽ hiểu.
Trả lờiXóaNghe bạn nói tôi biết ngay rằng nếu là GV thì bạn cũng là loại gv như thế mà thôi!
XóaKinh hoàng!!!
Trả lờiXóa