QĐ/TW102 – những quy định lạ lẫm có một không hai
Đào Công Tiến - Quyết định 102 này còn cực đoan, thái quá hơn so với nhiều văn kiện đã có trước nó, ở chỗ không chỉ quay lưng lại mà còn trực diện tấn công vào tinh thần tự do dân chủ, pháp quyền và quyền con người.
Gần một năm trước, Đảng Cộng sản Việt Nam cho ra Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương có đề cập “những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nay, Đảng cho ra tiếp Quy định 102 của Bộ Chính trị về “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Hai văn kiện này, cùng với cương lĩnh, điều lệ và nhiều văn kiện hiện hữu khác của Đảng, đã đưa Đảng tiếp tục trượt dài trên con đường cực kỳ bảo thủ - bảo thủ đến mức ngoan cố, với giáo điều ý thức hệ XHCN theo chủ thuyết Mác – Lênin với độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản, bằng siêu quyền lực và lệ thuộc bởi sự thao túng từ các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc.
1. Hiện tình thế giới, cả trên khung lý thuyết và trong đời sống hiện thực, CNXH không còn nữa. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, và nếu có là có ở chỗ CNXH đã chết mà Đảng không cho chôn, để đem lắp ghép với cái này, cái nọ ở mọi lúc mọi nơi. Ngay trong Quy định 102 sự lắp ghép đó cũng không phải hiếm, chẳn hạn như: đem XHCN ghép với dân chủ để có “nền dân chủ XHCN”, ghép XHCN với nhà nước pháp quyền để có “nhà nước pháp quyền XHCN”, và tương tự như vậy, đem XHCN gắn với kinh tế thị trường để có “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, rồi đem rêu rao để cầu xin một sự công nhận - Việt Nam có kinh tế thị trường!
2. Đổi mới từ thập niên 80 buộc Đảng phải chấp nhận “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”, nhưng không lâu sau đó, vì sợ mất CNXH nên Đảng phải “trói” ‘kinh tế nhiều thành phần’ bằng “kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân” và “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Theo đó Đảng cấm đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, quy định này về sau có sửa, nhưng dấu ấn kỳ thị vẫn không dễ phai. Kinh tế dân doanh với tuyệt đại bộ phận thuộc sở hữu tư nhân, quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa không được xem trọng, thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng mức nên chậm lớn mạnh, không đáp ứng được việc làm và thoát cảnh nghèo khó, nên một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ lao động của nền kinh tế đó phải đi làm thuê, làm mướn ở nhiều nơi trên thế giới với cảnh đời “gian truân”, “tủi nhục” khó tránh ở quê người. Kinh tế dân doanh như vậy, nên nền kinh tế quốc dân vẫn yếu từ gốc, tụt hậu so với các nước trong khu vực và chất lượng cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người Việt vẫn còn thấp và chậm được cải thiện.
3. Cũng từ tư duy giáo điều XHCN và bệnh chủ quan duy ý chí , Đảng đã chọn mô hình công ty, tổng công ty “90”, “91” và tập đoàn kinh tế Nhà nước cho nền sản xuất lớn XHCN với kỳ vọng có thể tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vốn đã được chọn bởi tư duy “quan hệ sản xuất XHCN phải đi trước một bước”. Các doanh nghiệp sản xuất lớn XHCN này chiếm giữ những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế và ôm hầu hết nguồn lực quốc gia để rồi thất thoát vì lãng phí và tham nhũng bùng phát. Ở đây cái đích thực của tham nhũng không chỉ là “ăn cắp vặt” tiền của, mà còn chủ yếu là tham nhũng quyền lực và dùng quyền lực để tham nhũng lớn bằng liên kết các nhóm lợi ích bất chính với nhau, thậm chí với cả các tổ chức và cá nhân trong hệ thống quyền lực của Đảng và Nhà nước. Nền sản xuất lớn kỳ vọng XHCN này, ngay công bằng, nhân văn như mong đợi của những người đề xướng ra nó cũng không có. Kỳ vọng về cái gọi là “nền tảng”, là “trụ cột” cũng không thành, mà những doanh nghiệp Nhà nước đó đã và đang là những khối ung nhọt đáng sợ nhất cho nền kinh tế và đời sống xã hội vì thất thoát bới lãng phí và tham nhũng quá lớn, vì lớp “tư sản đỏ” từ đó ra đời nhanh mà tha hóa cũng quá nhanh.
4. Quyết định 102 này còn cực đoan, thái quá hơn so với nhiều văn kiện đã có trước nó, ở chỗ không chỉ quay lưng lại mà còn trực diện tấn công vào tinh thần tự do dân chủ, pháp quyền và quyền con người.
Theo Quy định 102, ngoài những biểu hiện vi phạm kỷ luật phải xử lý là “phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN . . .” như đã đề cập ở trên, còn cần phải xử lý nghiêm khắc bằng hình thức khai trừ đối với các trường hợp đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội công dân”, “đa nguyên”, "đa đảng”.
Tư duy lý luận nào là “bà đỡ” cho những quy định như vậy? Phải chăng là những thứ tư duy lý luận đã đứng mãi bên lề cuộc sống, ôm khư khư cuồng vọng nguyện trung thành vô hạn với “chuyên chế XHCN”, “độc đảng và toàn trị”?
Thể chế pháp quyền với tam quyền phân lập là tài sản vô giá của nhân loại tiến bộ, đã và đang thay cho thể chế chuyên chế độc tài toàn trị, quen thói thò bàn tay lông lá vào cả lập pháp, hành pháp, tư pháp để phá nát ranh giới của sự rành rọt, minh bạch của pháp quyền, nhất là quyền giữ cho tư pháp và tòa án độc lập, trong sạch.
Quyền tự do, dân chủ và nhân quyền, cả những quyền rất hiển nhiên đã từ lâu được ghi trong Hiến pháp nhưng trên thực tế không được thực hiện bởi còn có nhiều rào cản khó vượt từ những quy định như Quy định 102 nầy. Quyền tiếp cận thông tin không vượt qua được rào cản từ sự lạm dụng bí mật, tuyệt mật và bưng bít thông tin. Quyền tự do bày tỏ chính kiến không vượt qua được rào cản từ quy định cấm “đa nguyên”. Quyền tự do hội họp, lập hội cũng không vượt qua được rào cản từ quy định cấm “đa đảng”. Quyền biểu tình mặc dù từ lâu đã có trong Hiến pháp nhưng chưa cho thực hiện vì Quốc hội chưa được làm luật biểu tình.
Dân chủ hóa đời sống xã hội bằng việc từng bước cải cách thể chế chính trị theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh, hòa nhập với đời sống cộng đồng nhân loại là vấn đề nóng bỏng của xã hội, không thể quay lưng lại với đòi hỏi đó được. Quy định 102 của Đảng vì thế không thể là sự gia cố nhằm kiên cố hóa những rào cản đối với tiến trình tự do dân chủ, pháp quyền và quyền con người.
5. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có cả ngàn năm phải đối đầu với mưu đồ đặt đất nước ta vào vị thế lệ thuộc nhằm phục vụ lợi quyền của Trung Quốc. Chỉ tính từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời, các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn để chia rẽ Việt Nam với các quốc gia ĐôngDương, lèo lái buộc Việt Nam chọn giải pháp chia đôi đất nước thành hai miền Bắc, Nam tại vĩ tuyến 17 ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp với Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Sự kiện này diễn ra tại hòa đàm Geneve và bị coi là ươm mầm chia rẽ cộng đồng người Việt lớn nhất và dẫn đến cuộc chiến tranh nóng lớn nhất, kéo dài nhất, đẫm máu nhất và là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới sau Đại Thế chiến thứ II. Với mộng bành trướng bá quyền Đại Hán, Bắc Kinh đã đánh chiếm Hoàng Sa (1974), đánh chiếm Gạc Ma (1988), đứng sau lưng Khơ Me Đỏ đánh Việt Nam ở biên giới Tây Nam (1976-1978), đưa 60 vạn quân đánh Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (1979), đơn phương áp đặt “đường lưỡi bò” xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam, rồi hạ giàn khoan HD981, xây dựng đảo nhân tạo cùng cơ sở hạ tầng với mưu đồ quân sự hóa biển Đông…
Những hành vì xâm phạm chủ quyền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc đối với Việt Nam như đã nêu ở trên, đã bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ XHCN theo chủ thuyết Mác – Lênin” và biện minh rằng “còn Đảng Cộng sản, còn chế độ XHCN là còn tất cả” nên phải giữ gìn cho nhau bằng mọi giá, để cùng ca mãi bài ca “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” đánh đổi cho ru hồn “mơ hồ mất cảnh giác”
Ngoài hiểm họa từ giáo điều XHCN và độc đảng toàn trị phản dân chủ như đã đề cập ở trên, sẽ là một khiếm khuyết lớn không thể chấp nhận được nếu cứ tiếp tục làm ngơ, thậm chí dung túng cho những kẻ “bán nước cầu vinh”, “mơ hồ mất cảnh giác”, "nhu nhược yếu hèn” đối với các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc, gây hậu quả nghiêm trọng mà không bị nghiêm trị, thậm chí còn để yên vị trên đỉnh cao quyền lực của đảng, nhà nước hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác và ra hết quyết định này đến quyết định khác trái với truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất của cộng đồng các dân tộc Việt.
Thay lời kết
Tác giả bài viết này xin mượn mấy câu trong chùm thơ của nhà thơ Thái Bá Tân vừa sáng tác gần đây gởi TBT Nguyễn Phú Trọng với nhan đề “Gởi bác Trọng” để thay lời kết:
Bác [Trọng] nói: “Nếu mất đảng,
Mất chế độ hiện nay
Sẽ là mất tất cả”.
Thật khó hiểu câu này.
Đảng chỉ là tổ chức,
Bé nhỏ và nhất thời.
Nhân dân và tổ quốc
Mới vạn đại, muôn đời.
…
Mất đảng, mất chế độ,
Nhưng các nước Đông Âu
Không hề “mất tất cả”,
Mà văn minh và giàu.
Còn ta, nếu mất đảng,
Chuyện gì sẽ xẩy ra?
Thưa bác [Trọng], xin nói thật,
Là phúc cho nước nhà.
(Facebook Thái Bá Tân https://www.facebook.com/ThaiBaTan02/posts/381903228938240)
Đào Công Tiến
3.2.2018
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 9-2-18
http://www.viet-studies.net/kinhte/DaoCongTien_QuyDinhLaLam.html
1. Hiện tình thế giới, cả trên khung lý thuyết và trong đời sống hiện thực, CNXH không còn nữa. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, và nếu có là có ở chỗ CNXH đã chết mà Đảng không cho chôn, để đem lắp ghép với cái này, cái nọ ở mọi lúc mọi nơi. Ngay trong Quy định 102 sự lắp ghép đó cũng không phải hiếm, chẳn hạn như: đem XHCN ghép với dân chủ để có “nền dân chủ XHCN”, ghép XHCN với nhà nước pháp quyền để có “nhà nước pháp quyền XHCN”, và tương tự như vậy, đem XHCN gắn với kinh tế thị trường để có “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, rồi đem rêu rao để cầu xin một sự công nhận - Việt Nam có kinh tế thị trường!
2. Đổi mới từ thập niên 80 buộc Đảng phải chấp nhận “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”, nhưng không lâu sau đó, vì sợ mất CNXH nên Đảng phải “trói” ‘kinh tế nhiều thành phần’ bằng “kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân” và “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Theo đó Đảng cấm đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, quy định này về sau có sửa, nhưng dấu ấn kỳ thị vẫn không dễ phai. Kinh tế dân doanh với tuyệt đại bộ phận thuộc sở hữu tư nhân, quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa không được xem trọng, thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng mức nên chậm lớn mạnh, không đáp ứng được việc làm và thoát cảnh nghèo khó, nên một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ lao động của nền kinh tế đó phải đi làm thuê, làm mướn ở nhiều nơi trên thế giới với cảnh đời “gian truân”, “tủi nhục” khó tránh ở quê người. Kinh tế dân doanh như vậy, nên nền kinh tế quốc dân vẫn yếu từ gốc, tụt hậu so với các nước trong khu vực và chất lượng cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người Việt vẫn còn thấp và chậm được cải thiện.
3. Cũng từ tư duy giáo điều XHCN và bệnh chủ quan duy ý chí , Đảng đã chọn mô hình công ty, tổng công ty “90”, “91” và tập đoàn kinh tế Nhà nước cho nền sản xuất lớn XHCN với kỳ vọng có thể tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vốn đã được chọn bởi tư duy “quan hệ sản xuất XHCN phải đi trước một bước”. Các doanh nghiệp sản xuất lớn XHCN này chiếm giữ những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế và ôm hầu hết nguồn lực quốc gia để rồi thất thoát vì lãng phí và tham nhũng bùng phát. Ở đây cái đích thực của tham nhũng không chỉ là “ăn cắp vặt” tiền của, mà còn chủ yếu là tham nhũng quyền lực và dùng quyền lực để tham nhũng lớn bằng liên kết các nhóm lợi ích bất chính với nhau, thậm chí với cả các tổ chức và cá nhân trong hệ thống quyền lực của Đảng và Nhà nước. Nền sản xuất lớn kỳ vọng XHCN này, ngay công bằng, nhân văn như mong đợi của những người đề xướng ra nó cũng không có. Kỳ vọng về cái gọi là “nền tảng”, là “trụ cột” cũng không thành, mà những doanh nghiệp Nhà nước đó đã và đang là những khối ung nhọt đáng sợ nhất cho nền kinh tế và đời sống xã hội vì thất thoát bới lãng phí và tham nhũng quá lớn, vì lớp “tư sản đỏ” từ đó ra đời nhanh mà tha hóa cũng quá nhanh.
4. Quyết định 102 này còn cực đoan, thái quá hơn so với nhiều văn kiện đã có trước nó, ở chỗ không chỉ quay lưng lại mà còn trực diện tấn công vào tinh thần tự do dân chủ, pháp quyền và quyền con người.
Theo Quy định 102, ngoài những biểu hiện vi phạm kỷ luật phải xử lý là “phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN . . .” như đã đề cập ở trên, còn cần phải xử lý nghiêm khắc bằng hình thức khai trừ đối với các trường hợp đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội công dân”, “đa nguyên”, "đa đảng”.
Tư duy lý luận nào là “bà đỡ” cho những quy định như vậy? Phải chăng là những thứ tư duy lý luận đã đứng mãi bên lề cuộc sống, ôm khư khư cuồng vọng nguyện trung thành vô hạn với “chuyên chế XHCN”, “độc đảng và toàn trị”?
Thể chế pháp quyền với tam quyền phân lập là tài sản vô giá của nhân loại tiến bộ, đã và đang thay cho thể chế chuyên chế độc tài toàn trị, quen thói thò bàn tay lông lá vào cả lập pháp, hành pháp, tư pháp để phá nát ranh giới của sự rành rọt, minh bạch của pháp quyền, nhất là quyền giữ cho tư pháp và tòa án độc lập, trong sạch.
Quyền tự do, dân chủ và nhân quyền, cả những quyền rất hiển nhiên đã từ lâu được ghi trong Hiến pháp nhưng trên thực tế không được thực hiện bởi còn có nhiều rào cản khó vượt từ những quy định như Quy định 102 nầy. Quyền tiếp cận thông tin không vượt qua được rào cản từ sự lạm dụng bí mật, tuyệt mật và bưng bít thông tin. Quyền tự do bày tỏ chính kiến không vượt qua được rào cản từ quy định cấm “đa nguyên”. Quyền tự do hội họp, lập hội cũng không vượt qua được rào cản từ quy định cấm “đa đảng”. Quyền biểu tình mặc dù từ lâu đã có trong Hiến pháp nhưng chưa cho thực hiện vì Quốc hội chưa được làm luật biểu tình.
Dân chủ hóa đời sống xã hội bằng việc từng bước cải cách thể chế chính trị theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh, hòa nhập với đời sống cộng đồng nhân loại là vấn đề nóng bỏng của xã hội, không thể quay lưng lại với đòi hỏi đó được. Quy định 102 của Đảng vì thế không thể là sự gia cố nhằm kiên cố hóa những rào cản đối với tiến trình tự do dân chủ, pháp quyền và quyền con người.
5. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có cả ngàn năm phải đối đầu với mưu đồ đặt đất nước ta vào vị thế lệ thuộc nhằm phục vụ lợi quyền của Trung Quốc. Chỉ tính từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời, các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn để chia rẽ Việt Nam với các quốc gia ĐôngDương, lèo lái buộc Việt Nam chọn giải pháp chia đôi đất nước thành hai miền Bắc, Nam tại vĩ tuyến 17 ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp với Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Sự kiện này diễn ra tại hòa đàm Geneve và bị coi là ươm mầm chia rẽ cộng đồng người Việt lớn nhất và dẫn đến cuộc chiến tranh nóng lớn nhất, kéo dài nhất, đẫm máu nhất và là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới sau Đại Thế chiến thứ II. Với mộng bành trướng bá quyền Đại Hán, Bắc Kinh đã đánh chiếm Hoàng Sa (1974), đánh chiếm Gạc Ma (1988), đứng sau lưng Khơ Me Đỏ đánh Việt Nam ở biên giới Tây Nam (1976-1978), đưa 60 vạn quân đánh Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (1979), đơn phương áp đặt “đường lưỡi bò” xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam, rồi hạ giàn khoan HD981, xây dựng đảo nhân tạo cùng cơ sở hạ tầng với mưu đồ quân sự hóa biển Đông…
Những hành vì xâm phạm chủ quyền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc đối với Việt Nam như đã nêu ở trên, đã bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ XHCN theo chủ thuyết Mác – Lênin” và biện minh rằng “còn Đảng Cộng sản, còn chế độ XHCN là còn tất cả” nên phải giữ gìn cho nhau bằng mọi giá, để cùng ca mãi bài ca “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” đánh đổi cho ru hồn “mơ hồ mất cảnh giác”
Ngoài hiểm họa từ giáo điều XHCN và độc đảng toàn trị phản dân chủ như đã đề cập ở trên, sẽ là một khiếm khuyết lớn không thể chấp nhận được nếu cứ tiếp tục làm ngơ, thậm chí dung túng cho những kẻ “bán nước cầu vinh”, “mơ hồ mất cảnh giác”, "nhu nhược yếu hèn” đối với các thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc, gây hậu quả nghiêm trọng mà không bị nghiêm trị, thậm chí còn để yên vị trên đỉnh cao quyền lực của đảng, nhà nước hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác và ra hết quyết định này đến quyết định khác trái với truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất của cộng đồng các dân tộc Việt.
Thay lời kết
Tác giả bài viết này xin mượn mấy câu trong chùm thơ của nhà thơ Thái Bá Tân vừa sáng tác gần đây gởi TBT Nguyễn Phú Trọng với nhan đề “Gởi bác Trọng” để thay lời kết:
Bác [Trọng] nói: “Nếu mất đảng,
Mất chế độ hiện nay
Sẽ là mất tất cả”.
Thật khó hiểu câu này.
Đảng chỉ là tổ chức,
Bé nhỏ và nhất thời.
Nhân dân và tổ quốc
Mới vạn đại, muôn đời.
…
Mất đảng, mất chế độ,
Nhưng các nước Đông Âu
Không hề “mất tất cả”,
Mà văn minh và giàu.
Còn ta, nếu mất đảng,
Chuyện gì sẽ xẩy ra?
Thưa bác [Trọng], xin nói thật,
Là phúc cho nước nhà.
(Facebook Thái Bá Tân https://www.facebook.com/ThaiBaTan02/posts/381903228938240)
Đào Công Tiến
3.2.2018
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 9-2-18
http://www.viet-studies.net/kinhte/DaoCongTien_QuyDinhLaLam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét