Làn sóng cán bộ khao khát tâm linh
Nhìn tổng thể, chưa bao giờ Chủ nghĩa CS tại Việt Nam lại rỗng ruột như hiện nay. Các loại lợi ích đặc thù của chế độ CS như giáo dục miễn phí, y tế miễn phí đều đã biến mất. Loại quan hệ sản xuất đặc thù của chế độ đã được thay bằng loại kinh tế tư bản mà CNCS thề sẽ tiêu diệt. Giai cấp công nông, nền tảng của CNCS, đã bị bán đứt cho giai cấp tư bản chủ hãng cả trong và ngoài nước từ lâu. Và nay cả quan điểm vô thần, duy vật cũng đang bị từ cá nhân cán bộ đến tập thể lãnh đạo vất bỏ. Chỉ còn một sợi xích cuối cùng nếu cắt bỏ được thì cả dân tộc sẽ chính thức trả cái cùm CNCS về với lịch sử để nhập vào thế giới văn minh. Đó là hệ thống công an.
Cặp đèn 19 tỷ ông Trần Đại Quang tặng chùa Vĩnh Nghiêm
Năm nào cũng vậy, giữa dòng người lũ lượt chuẩn bị Tết và giữa biển người kiếm lộc đầu năm, có vô số vợ con cán bộ tất bật đến các nơi “linh thiêng”, tôn giáo nào cũng được, dâng cúng rất rộng tay. Và giữa tiếng lâm râm khấn vái đó người ta nghe được cả những câu khuyến mãi: “Nếu Ngài cho chồng con năm mới may mắn, thu nhập khá thì cuối năm con sẽ cúng lớn hơn nữa”.Nhưng không chỉ trông cậy vào vợ con và cũng không chờ đến cuối năm, nhiều cán bộ cho âm thầm tổ chức cúng “giải hạn” ngay tại cơ quan. Đặc biệt một số đơn vị công an len lén mời thầy cúng đến “hòa giải” với các oan hồn đã chết tại đồn.
Rồi không chỉ cán bộ cấp thấp, đến cả Trung tướng Công an Hữu Ước cũng khoe trên khắp báo đài vừa bỏ tiền túi xây xong một khu văn hóa tâm linh, có tên Tâm Linh Ước, bao gồm đình, chùa, nơi thờ tự, suối giải oan, và tháp giải oan. Và cao nhất mà quần chúng biết được cho đến nay là Đại tướng Công an kiêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong thời gian trị bệnh hiểm nghèo năm ngoái, ông cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn và lư hương trị giá 19 tỷ đồng. Chân đèn còn khắc dòng chữ: Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng.
Hiện tượng này đáng kinh ngạc và khó hiểu vì đây là những cán bộ luôn khẳng định mình là Người Cộng Sản. Ai cũng biết nhân sinh quan, vũ trụ quan của Chủ nghĩa CS không có chỗ cho các giá trị hay chủ thể tâm linh. Mọi sự hiện hữu nếu có phải được chứng minh qua duy vật biện chứng. Trên căn bản đó, con người khi chết là hết. Không hề có cái gọi là linh hồn, cõi sau, thiên đàng, hay địa ngục. Mọi niềm tin khác với những khẳng định đó đều bị xem là lạc hậu, là thuốc phiện hay công cụ cai trị của chế độ phong kiến.
Vậy giải thích thế nào về hàng ngũ cán bộ đang ùn ùn đi kiếm thần thánh, tâm linh?
Hiển nhiên tại Việt Nam chẳng có thống kê tâm lý nào cho hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu lắng nghe đủ các phát biểu, cả công khai lẫn riêng tư trong vòng bạn bè, cả lời nói lẫn bài viết và hành động, người ta có thể liệt kê ít là 4 loại lý giải sau đây:
1. Khô cằn tình người.
Phải thừa nhận, dưới mọi chế độ CS, tình người đều khô cằn so với thế giới còn lại. Nhưng trong lòng những con người CS thuần thành thì tình người lại càng là những sa mạc.
Sau 7 thập niên thay thế nhiều loại tình nghĩa con người bằng “tình yêu giai cấp”, người CSVN nay đối diện một thứ tình ảo tưởng, hoàn toàn không có đối tượng. Họ nhận ra các ông tổ cộng sản chẳng có ông nào chịu làm công nông cả mà chỉ mượn danh nghĩa và bắp thịt giai cấp công nông để lên nắm quyền. Sau đó, con cháu họ cũng chẳng dại gì mà làm nông dân hay công nhân. Và đến nay, giới tư bản đỏ chỉ còn xem công nông như những nguồn rắc rối, những thùng thuốc pháo chực nổ, những kẻ phản động dự khuyết. Tóm lại, các quan hệ tình nghĩa con người bị thay thế bằng con số không của tình giai cấp.
Tình cảm gia đình của những người CS cũng khô xác xơ từ lâu. Đa số giới cán bộ trung và cao cấp hiện này đều trải qua cái thời mà chuyện vợ chồng là do “tập thể xây dựng cho”. Nghĩa là tập thể đã sắp xếp để không nhập nhằng giữa máu cách mạng với các loại máu địa chủ, tư bản, hay ngay cả tiểu tư sản. Trên căn bản đó, khó mà có chuyện yêu thương giữa vợ chồng. Sau đó là những năm tháng cha mẹ cũng không dám thố lộ suy nghĩ với đám con “cháu ngoan bác Hồ” của mình vì sợ lọt đến tai đoàn, đảng, và cơ quan. Ngay cả vợ chồng cũng không dám nói hết với nhau vì sợ lộ ra “suy thoái quan điểm lập trường”. Tình gia đình chỉ là khế ước sống chung hộ.
Chính sự cô đơn và khao khát tình thân, đặc biệt lúc càng gần cuối đời, đang thúc đẩy nhiều cán bộ tìm đến những đấng yêu thương vô điều kiện trong các tôn giáo.
2. Nếm mùi bất lực trước bấp bênh cuộc đời.
Hệ thống tranh giành quyền lực liên tục và ngày càng kịch liệt giữa các phe phái trong đảng luôn sản sinh thêm “phe thua”. Trong những năm gần đây, khó còn có thể cậy dựa vào ô dù nào tuyệt đối. Mưa bão trước sau gì cũng đến. Cảnh lên voi xuống chó như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Vũ nhôm, … cứ nhân rộng dần. Tình trạng bấp bênh đó khiến nhiều cán bộ hối hả đi mua “bảo hiểm”, mua “sự phù hộ” của thần thánh.
Bên cạnh đó là loại bấp bênh khác của giới cán bộ lớn tuổi. Sau bao nhiêu năm tin tưởng sức mạnh con người là vô địch, không có thần thánh nào sánh nổi, thì nay trước bóng dáng sự chết đang tới dần, họ mới thấy mình quá bé nhỏ, bất lực, chới với. Những thứ họ dùng làm chỗ dựa vững chắc xưa nay, như số đàn anh phía trên và dàn đàn em phía dưới, khối quyền lực trong tay, khối gia tài đã cất giấu kỹ lưỡng đều vô ích trước thần chết. Sự bất lực bỗng trở thành nỗi run sợ. Sợ đến cốt lõi. Sợ đến độ quên luôn những điều họ đã khẳng định cả đời, như bác Hồ bỗng nhiên bật ra câu “sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin”. Nhưng khác với thời bác Hồ, thời nay đảng đã làm ngơ cho cán bộ đi kiếm thần thánh, kiếm tâm linh chuẩn bị cho “đời sau” sớm hơn nhiều.
3. Quá sợ các món nợ phải trả nơi cõi âm:
Trong hệ thống cai trị của các đảng CS, có thể nói cán bộ nào leo được lên càng cao thì số nạn nhân bên dưới họ chất đống càng nhiều, không chỉ dân chúng mà còn cả các đồng chí của họ nữa. Thí dụ điển hình như (..............................)
Nay đến gần cửa chết, họ đều sợ những oan hồn đang chờ họ ở thế giới bên kia, nơi mà mọi của cải, quyền lực đều phải bỏ lại, ngoại trừ cái hồ sơ cá nhân phải đem theo.
Đó là động cơ khiến nhiều cán bộ hối hả cúng chùa, xây khu tâm linh, … như một kiểu xí xóa nợ, nộp dương đức để trừ âm nghiệp.
4. Quá ân hận về quá khứ của mình.
Phải thừa nhận có nhiều cán bộ như ông Nguyễn Hộ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, Tướng Trần Độ, … đến cuối đời đã thực sự hối hận. Họ nhìn lại đời mình, đời con cháu mình, kể cả nhìn lại con cháu của các nạn nhân của mình mà đau lòng. Và càng đau lòng hơn khi không còn có thể làm gì để sửa lại các hậu quả do chính mình góp phần tạo ra.
Chính sự đau lòng đó đã khiến loại cán bộ này tìm đến Trời Phật để sám hối, để cầu nguyện cho các nạn nhân của họ.
***
Không chỉ 4 loại cá nhân cán bộ hướng đến tâm linh nêu trên đang gia tăng, mà ngay cả tập thể lãnh đạo đảng cũng đang cố tình làm ngơ cho các nhóm “Đạo bác Hồ”, cho đưa tượng “bồ tát HCM” vào các chùa do Nhà nước trụ trì, và ngay cả đưa đội U23 đến “báo công” cho bác Hồ nghe.
Nhìn tổng thể, chưa bao giờ Chủ nghĩa CS tại Việt Nam lại rỗng ruột như hiện nay. Các loại lợi ích đặc thù của chế độ CS như giáo dục miễn phí, y tế miễn phí đều đã biến mất. Loại quan hệ sản xuất đặc thù của chế độ đã được thay bằng loại kinh tế tư bản mà CNCS thề sẽ tiêu diệt. Giai cấp công nông, nền tảng của CNCS, đã bị bán đứt cho giai cấp tư bản chủ hãng cả trong và ngoài nước từ lâu. Và nay cả quan điểm vô thần, duy vật cũng đang bị từ cá nhân cán bộ đến tập thể lãnh đạo vất bỏ.
Chỉ còn một sợi xích cuối cùng nếu cắt bỏ được thì cả dân tộc sẽ chính thức trả cái cùm CNCS về với lịch sử để nhập vào thế giới văn minh. Đó là hệ thống công an.
Trong những ngày linh thiêng đầu năm Mậu Tuất, có lẽ đây là điều cả dân tộc chúng ta, kể cả các cán bộ công an mọi cấp, nên thành khẩn cầu xin.
Khu tâm linh của trung tướng Hữu Ước. Ảnh: internet
CA lập bàn thờ lén. Ảnh: internet
© Vũ Thạch
làm gì đi chăng nữa cũng không thoát được luaj nhân quả, ăn mặn tất khát nước mãi cho đến đời con,đơi cháu,chắt...
Trả lờiXóa