Chọn “giàu có, tự do, không tôi tớ” hay chọn “đói nghèo, lạc hậu, nô lệ” mà bình yên giả tạo?
Phát biểu tại một diễn đàn quốc tế tại Đà Nẵng hôm 10/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi dũng khí của Hai Bà Trưng và tinh thần dân tộc đầy tự hào của người dân Việt Nam. Các nhà phân tích nhận định rằng đây là một thông điệp mạnh mẽ về vai trò của phụ nữ và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại
Hội nghị APEC, Đà Nẵng, hôm 10/11/2017.
Phát biểu tại Hội nghị Đối thoại của các lãnh đạo và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp trong Hội nghị Hợp tác Phát triển kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trưa thứ Sáu 10/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi Việt Nam là một đất nước mạnh mẽ, ông nhắc đến chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam với hình tượng nữ anh hùng Hai Bà Trưng:
“Hào khí đó cháy bỏng trong con tim của mỗi người yêu nước và mỗi quốc gia. Người dân nước chủ nhà Việt Nam đã nhận biết về hào khí này không phải chỉ cách nay 200 năm, mà có từ gần 2000 năm trước. Vào khoảng năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tiên chinh đánh thức tinh thần dân tộc của người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc.”
Tôi rất ấn tượng về bài phát biểu của ông Trump có nói về Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam chiến thắng quân xâm lược và trở thành nữ vương.
Thật ấn tượng khi Tổng thống Mỹ đến Việt Nam và quan tâm đến sự kiện lịch sử Việt Nam có từ hơn 2000 năm nay.
Khi nghe bài phát biểu của Tổng thống thì tôi hiểu rằng ông muốn nói đến chủ quyền của đất nước, qua hình ảnh Hai Bà Trưng mà tôi còn nhớ: Bà Trưng quê ở châu Phong, Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên, Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Bài phát biểu của ông Trump khiến cho chúng tôi nghĩ đến vai trò của phụ nữ trong việc giành lấy độc lập – tự do. Theo tôi ông Trump nêu các nhân vật lịch sử là gửi đi thông điệp: người dân không chịu làm nô lệ, yêu chuộng tự do, dân chủ và tôn trọng chủ quyền.
Các Bà Trưng đã không chịu kiếp sống nô lệ, đói nghèo, dưới sự cai trị của phương Bắc để có sự bình yên giả tạo.
Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu cũng khá rõ: Ông muốn hợp tác với những nước mà nhà lãnh đạo không độc tài, ám chỉ rằng lãnh đạo Việt Nam không thể cứ tiếp tục áp đặt chế độ độc tài đối với đất nước, và thân phận của nhiều người phụ nữ như blogger Mẹ Nấm, Trần Thị Nga đang bị giam cầm. Có lẽ đây là thông điệp nhắc nhở của ông Trump.
Ông Trump đã nói: “Ngày nay những anh hùng ấy và câu chuyện ấy vẫn là lời nhắc nhở về lịch sử, là câu trả lời cho câu hỏi lớn về tương lai của chúng ta. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng: Chúng ta là ai, chúng ta cần phải làm gì. Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để cùng vươn đến tầm cao mới mà chúng ta chưa bao giờ vươn tới được.”
Nói về vấn đề bảo vệ chủ quyền, Tổng thống Mỹ nhận định: “Chúng ta hiểu rằng không có gì quý hơn độc lập chủ quyền. Chúng tôi sẽ tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của các nước. Đó là cách chúng ta sẽ cùng nhau lớn mạnh.”
Ông Trump cũng từng khẳng định rằng ông chọn những láng giềng tốt, chứ không phải láng giềng đầy mưu mô, thủ đoạn.
Việt Nam từng coi Mỹ là đế quốc xâm lược nhưng họ không lấy đi của Việt Nam một tấc đất nào cả, trong khi đó một 1000 năm đô hộ giặc Tàu thì Trung Quốc luôn luôn xâm lược, lấn chiếm, lãnh thổ, lãnh hải. Vì vậy Việt Nam nên tận dụng quan hệ quốc tế để giữ chủ quyền, và tôi nghĩ Việt Nam nên chọn Mỹ.
Kết thúc bài phát biểu, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, sự thịnh vượng, niềm tự hào, chứ không phải nghèo đói hay sự tôi tớ. Hãy chọn một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, thông thoáng.”
Xin cảm ơn ngài, Tổng thống Donald Trump. Việc phải chọn lựa giữa giàu có, tự do, không tôi tớ hay chọn đói nghèo, lạc hậu, nô lệ mà bình yên giả tạo như lời bọn Hán gian đã từng tiêm nhiễm vào đầu người dân Việt Nam, đó là chính là quyết định của mỗi người dân Việt Nam, nhưng điều đó cũng sẽ quyết định tương lai của đất nước và vận mệnh của chính dân tộc này.
(VietFact)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét