Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Vì sao nhiều ĐBQH 'lưu luyến' Bộ trưởng Vinh?

Mình quý bác Vinh chỉ vì bác dám nói ra nhiều điều bức xúc mà quan chức cấp cao nào cũng biết nhưng không quan chức cấp cao đương chức nào dám nói. Tuy nhiên nói rằng "một nhiệm kỳ không phải là dài nhưng Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã tạo nên những bước ngoặt đáng kể trong tư duy lập kế hoạch, quản lý đầu tư từ trung ương tới địa phương" thì mình hoàn toàn không tin. Thêm nữa bác nói “Không, về làm ruộng thôi! Không làm chuyên gia gì cả. Có quá nhiều Hiệp hội mời về làm Chủ tịch Hiệp hội nhưng mà không thích”. Mình đồ rằng với cách quản lý hội hiện này của nhà nước, những người như bác dù có muốn làm Chủ tịch hội, chưa chắc đã được nhà nước đồng ý; do đó có thích cũng khó mà được nên tốt nhất là đừng mở lời xin xỏ, về làm ruộng thôi. Vả lại tuổi đã già, tiền không thiếu, nói chỉ có dân nghèo nghe, nai lưng ra kiếm sống cho Hội làm gì. Nghe nói ngân sách kiệt quệ, sắp tới nhà nước sẽ không thể hỗ trợ ngân lượng, dự án cho các hội; các hội sẽ phải tự bươn chải mà sống, không biết sẽ còn bao nhiêu hội sống sót tới năm 2020 đây ? Bao giờ xã hội dân sự mới hình thành đây ?
Vì sao nhiều đại biểu 'lưu luyến' Bộ trưởng Bùi Quang Vinh?
08/04/2016 (VTC News) – Nhiều đại biểu tỏ ra nuối tiếc khi phải bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh. Chiều 8/4, Quốc hội đã bỏ phiếu miễn nhiệm 20 thành viên của Chính phủ. Kết quả bỏ phiếu cho thấy Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có nhiều phiếu không đồng ý miễn nhiệm nhất.
Ông Bùi Quang Vinh (Ảnh: Tuổi trẻ) 
Theo đó Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh có 403 phiếu đồng ý miễn nhiệm, 76 phiếu không đồng ý miễn nhiệm trên tổng số 479 đại biểu có mặt. Như vậy, có 81,58% đại biểu Quốc hội đồng ý miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư đối với ông Bùi Quang Vinh, 15,36% đại biểu không đồng ý miễn nhiệm.

Phanh phui chấn động về phở bò Hà Nội

Phanh phui chấn động về phở bò Hà Nội
Thứ Sáu, 08/04/2016 Thịt lợn giả thịt bò, phở bò thực chất là phở lợn, xúc xích bò, giò bò không có thịt bò hoặc làm lượng rất thấp là kết quả mà cơ quan chức năng vừa… công bố. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa công bố kết quả giám sát, kiểm tra thịt bò tươi và các sản phẩm làm từ thịt bò tại nhiều quận trên địa bàn TP. Hà Nội.
Với công nghệ làm giả thịt bò như hiện nay, 
bà nội trợ sẽ khó phát hiện đâu là thịt bò thật.
Kết quả khá sốc khi cơ quan chức năng phát hiện rất nhiều thịt lợn giả thịt bò hoặc các sản phẩm làm từ thịt bò thì không có thịt bò hoặc hàm lượng thịt bò vô cùng thấp. Cụ thể với 44 mẫu thịt bò tươi thì chỉ có 35 mẫu là thịt bò “xịn”, còn lại 1 mẫu thịt trâu, 8 mẫu thịt lợn. Với 12 mẫu thịt nạm bò thì 10 mẫu là thịt bò, 2 mẫu là thịt lợn.

VTC hồ hởi: Miễn nhiệm thêm chức của ông Dũng

Đọc tiêu đề bài này thấy buồn cười vì VTC News hồ hởi phấn khởi quá trước tin này nên giật cái tiêu đề rõ hấp dẫn. Lại nhớ có lần ông Dũng nhắc một vị Bộ trưởng: "Còn cái gì phân cấp được (cho bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp...) thì phân cấp nốt đi"; suy ra VTC News cũng đề nghị "Còn chức vụ gì của ông Dũng thì miễn nốt đi". Ông Dũng hạ lệnh phân cấp tràn lan đến mức các bộ trưởng phải kêu trung ương chẳng còn quyền gì cả, dưới tung hoành phá phách, trên như đười ươi giữ ống.
Đề nghị miễn nhiệm thêm một chức vụ của ông Nguyễn Tấn Dũng
Thứ Bảy, 09/04/2016 (VTC News) - Chiều nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đề nghị miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng an ninh quốc gia. Chiều 9/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trình tờ trình đề nghị miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh Quốc gia.
Ông Nguyễn Tấn Dũng 
Theo đó, căn cứ Điều 88, 89 Hiến pháp nước CHXHCNVN, căn cứ Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét miễn nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh Quốc gia đối với:
Ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên
Ông Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên.

Việt Nam 'sẽ không chấp nhận đối lập'

Việt Nam 'sẽ không chấp nhận đối lập'
Một chuyên gia phân tích chính trị nói dù Việt Nam đang cởi mở hơn về chính trị nhưng sẽ không có chỗ cho một phe đối lập. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ trường Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Queensland (Úc) nói Việt Nam đang sử dụng chế độ “chuyên chế linh hoạt” để giảm bớt “áp lực” nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ chấp nhận sự đối lập chính trị.

Xã hội dân sự đang ngày càng mạnh lên ở Việt Nam
Trao đổi với BBC Tiếng Việt bên lề Hội thảo bàn về Việt Nam sau 30 năm Đổi Mới tại Singapore, ông Hải nói: "Vai trò của xã hội dân sự [vốn đang ngày càng mạnh hơn] sẽ ngày càng được khẳng định. Bản thân với những gì đang xảy ra, tôi cho rằng đó là xã hội Việt Nam đang ngày càng đa nguyên hơn.

VN hoàn tất dàn lãnh đạo mới trước khi đón Obama

VN hoàn tất dàn lãnh đạo mới trước khi đón Obama
Quốc hội Việt Nam hôm thứ Bảy 9/4 chính thức chuẩn thuận 21 vị trí mới trong chính phủ, hoàn tất việc tái cơ cấu dàn lãnh đạo trong Đảng, trước khi có chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam vào tháng tới.

Hình minh họa
Có ba tân phó thủ tướng và 18 thành viên nội các được thông qua, kết thúc quá trình thay đổi chính phủ diễn ra năm năm một lần. Trong số năm gương mặt cũ tiếp tục ở lại có các Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, người đồng thời là Bộ trưởng Ngoại giao, và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Sinh viên lười đọc sách

Sinh viên lười đọc sách
06/04/2016 Hiện các trường ĐH đều áp dụng học chế tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải dành thời gian nhất định tự nghiên cứu. Tuy nhiên, số sinh viên tìm đọc tài liệu trong thư viện rất ít ỏi.
Nhiều sinh viên đến thư viện Trường ĐH Khoa học Xã hội 
và Nhân văn - ĐHQG TP HCM nhưng không đọc sách
Một vòng qua các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, ĐH Nông Lâm TP HCM, Thư viện Trung tâm ĐHQG TP HCM…, chúng tôi nhận thấy dù các thư viện hiện nay rất khang trang, kho sách phong phú, không gian yên tĩnh… nhưng lượng sinh viên (SV) mượn đọc sách tại chỗ rất thưa thớt. Đa số họ mải mê ngồi máy tính hoặc dùng máy tính thư viện để truy cập internet. Nhiều SV còn lợi dụng không gian mát mẻ để chơi game, xem phim, ăn uống, thậm chí nằm ngủ trên bàn thư viện!

Chuyện quái gì đang diễn ra trong giới trẻ?

Chuyện quái gì đang diễn ra trong giới trẻ?
Mâu thuẫn trên Facebook: chém! Va chạm trong giao thông: đâm! Gây gổ trong phòng trọ: tạt a xít… Chuyện quái gì đang xảy ra trong “một bộ phận không nhỏ” giới trẻ vậy, khi “ai làm trái ý chúng là chúng muốn giết ngay người đó”, như lời thoại của một vở tuồng cải lương…? Những vụ án kinh hoàng liên tiếp xảy ra vừa qua có lẽ đã khiến cho hầu hết các nhà xã hội, nhân văn, những người trưởng thành quan tâm đến giới trẻ hẳn phải đau đầu tự hỏi: Có chuyện gì đang xảy ra cho giới trẻ?
Nói “một bộ phận không nhỏ” trong chuyện bạo lực và phạm tội của giới trẻ hiện nay thì không phải là cách nói vơ, nói tránh nữa, mà sự thực là vậy. Theo một thống kê vào năm ngoái, có đến 75% số tội phạm hình sự đang thuộc về giới trẻ, có nghĩa là cứ có 4 kẻ phạm tội thì có 3 kẻ là những người còn trẻ.

Thương vụ lớn của đại gia Phương Hữu Việt

Thương vụ lớn của đại gia Phương Hữu Việt
15/03/2016 - VietABank chưa mấy nổi trội, song người đứng đầu ngân hàng này lại là một doanh nhân tầm cỡ và nổi tiếng. Ông Phương Hữu Việt, sinh năm 1964, có trình độ chuyên môn là tiến sỹ kinh tế. Ngoài việc đảm nhận ghế Chủ tịch VietABank, ông còn là Chủ tịch Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga, Ủy viên Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội… Đế chế của ông mở rộng, trong đó nổi bật có Tập đoàn Việt Phương...
Doanh nhân Phương Hữu Việt 
Hai con nợ thuộc loại lớn nhất tỉnh Quảng Nam là Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH Vàng Phước Sơn sẽ được tái cơ cấu để có thể trả nợ thuế khả thi? Hy vọng đang nằm trong tay doanh nhân Phương Hữu Việt và Ngân hàng TMCP Việt Á, đơn vị có khả năng tham gia nắm cổ phần chi phối tại 2 công ty này.

Giấc mơ định cư ở nước ngoài của người Việt Nam

Giấc mơ định cư ở nước ngoài của người Việt Nam
"...Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài. - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa..." Ảnh: 
Chiếc tàu Cap Anamur 2 cập cảng Hamburg năm 1986 với 286 thuyền nhân Việt Nam trên tàu.
Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi?
Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài. Mới đây nhất, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ Việt Nam phải làm cho đất nước thực sự trở thành nơi đáng sống chứ không phải muốn ra đi. Hòa Ái sơ lược các làn sóng di dân của người Việt suốt hơn 4 thập niên qua cũng như tìm hiểu nguyên nhân vì sao giấc mơ này vẫn còn đó dù chính quyền Hà Nội luôn cho rằng Việt Nam độc lập, ổn định và phát triển.

500.000 USD... một chiếc 'thẻ xanh'

500.000 USD... một chiếc 'thẻ xanh'
07/04/20163 - Hiện tượng các “đại gia Việt” tìm cách đầu tư mua nhà tại Mỹ ngày một nhiều. Hôm qua, ngày 6/4, trong một khách sạn sang trọng tại Hà Nội, một công ty của Mỹ chuyên về đầu tư định cư tại Mỹ, Canada, EU tổ chức một cuộc hội đàm về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 với lời mời hấp dẫn: Chỉ cần đầu tư 500.000 USD vào Mỹ sẽ được cấp “thẻ xanh”.

Một website quảng cáo đầu tư để nhận “thẻ xanh” định cư tại Mỹ. 
Nhà giàu Việt đăng ký đầu tư định cư vào Mỹ đứng… thứ hai thế giới! Lâu nay, tất cả đã quen với khái niệm người Mỹ, doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Thế nhưng thời thế vẻ như đang thay đổi, chính nước Mỹ đang “mời gọi” các nhà giàu Việt.

Lời hứa chống tham nhũng của tân Thủ tướng?

Lời hứa chống tham nhũng của tân Thủ tướng?
Sáng 7 tháng 4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Việt Nam trong đó có cam kết đẩy mạnh sự nghiệp chống tham nhũng. Tất cả những ông lãnh đạo đều nói rất hay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói là tôi thề chống tham nhũng. Phan Văn Khải khi làm Thủ tướng cũng nói là tuyên chiến với phiền nhiễu ở Sài Gòn, nói công khai như thế... rất nhiều vị nói chống tham nhũng nhưng tham nhũng muốn chống thì phải đặt nó ở trong trạng thái là dân có quyền, mà dân không có quyền chỉ có quan có quyền. Quan quyền thì làm sao mà chống tham nhũng được? Cho nên tất cả những điều ấy tôi cho là tào lao, chỉ đánh lừa được người nhà quê ít học, không có thông tin còn với chúng tôi thì chúng tôi không thể tin được bất cứ một lời tuyên bố nào bởi vì trước thể chế như thế này thì làm sao chống được?
Ông Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tuyên thệ nhậm chức 
Thủ tướng Việt Nam vào sáng hôm nay, mùng 7 tháng 4 năm 2016.

Việt Nam lựa chọn gì trong thế giới hôm nay?

Việt Nam lựa chọn gì trong thế giới hôm nay?[1]
 Bài tham gia Hội thảo
"Quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh 
thế giới mới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam" -
của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Hà Nội, ngày 24-03-2016
Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 3 - 2016
I.   Bàn về sự lựa chọn
       Mục đích của hội thảo  "Quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh thế giới mới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam"nhằm đi tìm câu trả lời: Nước ta lựa chọn quyết sách gì cho sự tồn tại và phát triển của mình trong thế giới hôm nay? 
Vào lúc thế giới đang chuyển dịch vào thời kỳ có nhiều biến động mới và rối loạn mới, câu hỏi nước ta lựa chọn gì? như vậy càng trở nên bức thiết.  
Câu hỏi nước ta lựa chọn gì? là thường trực trong quá trình vận động của đời sống đất nước, chí ít đã xuất hiện ngay sau 30-04-1975, khi nước nhà độc lập thống nhất. Trước đó chỉ toàn là chiến tranh và chiến tranh trong một cục diện quốc tế khiến nước ta khó có thể làm gì khác được, nên tạm không tính đến, sẽ để bàn sau. Vậy xin tập trung điểm lại quá khứ từ 30-04-1975 đến nay, để rút kinh nghiệm cho hiện tại, cho tương lai.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

(2) Hitle nổi điên vì thực phẩm bẩn

Hitle nổi điên vì thực phẩm bẩn

(1) Hitle nổi điên vì thực phẩm bẩn

Hitle nổi điên vì thực phẩm bẩn

Con người là loài độc ác nhất

Con người là loài độc ác nhất

‘Bắt TQ’: VN đóng kịch hay bắt đầu cứng rắn?

‘Bắt Trung Quốc’: Việt Nam đóng kịch hay bắt đầu cứng rắn?
Trùng với ngày Cá Tháng Tư năm 2016, lực lượng hải quân “quân với dân như cá với nước” bất chợt lóe sáng: rất có thể là lần đầu tiên, họ đủ can đảm bắt giữ một tàu Trung Quốc. Giả thiết gần nhất đối với dư luận xã hội là có thể phía Việt Nam đã phát hiện ra một âm mưu đủ quy mô và đủ thâm độc của Trung Quốc trong việc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam, do đó bắt buộc phải tỏ ra kiên quyết hơn trong đối phó với tàu Trung Quốc. Nhưng còn nhiều cách hiểu khác, nhất là khi niềm tin dân chúng đã bị đảng cầm quyền ở Việt Nam xúc phạm ghê gớm không chỉ một lần.
Tàu chở dầu của Trung Quốc bị bắt giữ vì 
xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Vụ việc này xảy ra vào đêm 1/4. Sang ngày 2/4/2016, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng thậm chí còn tổ chức họp báo và loan tải việc cơ quan này đang tạm giữ một tàu chở dầu của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam tại khu vực biển Vịnh Bắc Bộ. Đơn vị tiến hành áp tải được nêu rõ là Biên đội 1 thuộc Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Hải Phòng.

Miền Tây trước làn sóng tha phương mới

Chẳng cứ miền Tây, cả nước đang sắp bước vào Miền Tây làn sóng tha phương mới. Hiện nay nhà giầu và quan chức đua nhau cho con đi Âu Mỹ, nhà nghèo (Thanh Nghệ Tĩnh...) cho con đi Lào, Campuchia, Thái Lan và xuất khẩu lao động đi khắp nơi, đi hợp pháp và đi bất hợp pháp.
Miền Tây trước làn sóng tha phương mới
Trong số 25.000 cô gái Việt Nam tới Campuchia tìm kiếm việc làm, nhiều cô gái còn rất trẻ đã bị bán vào các quán bar, massage, karaoke, nhà chứa và buộc phải làm “sex workers” ở Phnom Penh. Chưa có ai đưa ra được con số chính xác bao nhiêu người di cư tìm sinh kế khác, sinh sống thế nào, nhưng làng quê miền Tây bây giờ tìm người gom lúa, hái cam… trả công 150.000 – 200.000 đồng/ngày cũng không dễ kiếm.

Miền Tây đối diện với làn sóng di cư mới. Trong hình: Con gái ông Hiệp (bơi xuồng) đã quen cuộc sống không có đất. Ảnh: Ngọc Đào.

Không nên làm đường vì dân sẽ sắm xe nhiều hơn

Không nên mở thêm đường vì dân sẽ sắm xe nhiều hơn
07/04/2016 TTO - Có những tuyến đường vừa xây dựng mở ra thì xe dồn vào nhiều hơn, sinh ra kẹt xe nặng hơn. Điều này gọi là “hiệu ứng đường ống”... Tại một cuộc hội thảo về giải pháp giảm ùn tắc giao thông, TS Huỳnh Thế Du - Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - cho rằng đối với những trục đường đang triển khai những tuyến vận tải hành khách công cộng thì cần hạn chế việc mở rộng, vì khi tới một mức tắc nghẽn nào đó thì người dân nghĩ đến giao thông công cộng như một thay thế cần thiết.

Xa lộ Hà Nội
Theo ông Du, xây thêm đường chỉ làm cho nhiều người mua sắm và sử dụng xe cá nhân thường xuyên hơn. Kết quả là tình trạng giao thông chỉ giảm nhẹ trong giai đoạn ban đầu khi đường mới xây xong, sau đó tiếp tục tắc nghẽn. Ông Du còn bày tỏ lo lắng sắp tới sẽ không có hành khách đi tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (đang xây dựng) bởi xa lộ Hà Nội được mở rộng, không còn kẹt xe.

Nhìn ngành ôtô Thái Lan ngẫm về Việt Nam?

GS Trần Văn Thọ: Nhìn ngành ôtô Thái Lan ngẫm về Việt Nam?
Một nước muốn có ngành xe hơi phát triển thì trước hết lãnh đạo và quan chức phải quyết tâm chỉ dùng xe sản xuất trong nước. Trong mấy tuần cuối tháng 6/2013, thông tin về ngành xe hơi tại các nước Á châu lại làm tôi bức xúc, đặc biệt khi thấy sự tương phản giữa thành quả phát triển ngoạn mục của Thái Lan và sự trì trệ ở Việt Nam.
Ảnh minh họa
LTS: Đề cập tới những vấn đề rất thiết thực với Việt Nam, cuốn sách Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam mới được NXB Tri Thức xuất bản của GS Trần Văn Thọ - Giáo sư kinh tế học, Đại học Waseda (Tokyo) đã có những gợi ý cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Được sự đồng ý của tác giả, báo Đất Việt xin đăng tải một phần cuốn sách trên.

Đằng sau thống kê thương mại Việt - Trung

Đằng sau những con số thống kê kim ngạch thương mại Việt - Trung
NGỌC VIỆT 07/04/(GDVN) - Tình hình kinh tế hiện nay, “thoát Trung” là không thể, vì vậy phải tương kế tựu kế để khai thác tốt nhất những gì có được trong quan hệ kinh tế Việt–Trung. VOA ngày 8/3 đưa tin, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đoàn Duy Khương hôm 7/3 mô tả Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt hơn 66 tỷ USD năm 2015.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch 
Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Tân Hoa Xã.
Tuy nhiên, thống kê của Trung Quốc cho thấy kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 95,82 tỷ USD trong cùng năm, cao gần gấp rưỡi con số chính thức của Việt Nam. Như vậy, con số thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc về thương mại hai chiều trong năm 2015 lại có sự chênh lệch rất lớn với 29,82 tỷ USD.

Bình luận về tân Thủ tướng Việt Nam

Bình luận về tân Thủ tướng Việt Nam
Từ ngày 07/4/2016, Việt Nam có Thủ tướng mới, ông Nguyễn Xuân Phúc, thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt nội các. Sự kiện này cũng đồng nghĩa với việc bốn chiếc ghế tứ trụ quyền lực cao nhất trong đảng và chính quyền Việt Nam đã có người. Tuy nhiên, bộ máy nhân sự cao cấp mới được sắp xếp đã sẵn sàng vận hành chưa, ê kíp mới có cáng đáng được những khó khăn và thách thức vĩ mô trước mắt về đối nội cũng như đối ngoại hay không?
Tân thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (phải) tặng hoa cho người tiền nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng, tại Quốc hội Khóa 13 hôm 07/4/2016.

'Vì sao lãnh đạo Việt Nam chọn ông Phúc?'

'Vì sao lãnh đạo Việt Nam chọn ông Phúc?'
Bằng việc sớm thay thế Thủ tướng Chính phủ tuần này, trước khi có cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối tháng Năm tới đây, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dường như muốn điều chỉnh trở lại chế độ lãnh đạo tập thể thay vì một lãnh đạo có sự nổi bật và dấu ấn cá nhân, và người ta đã chọn một người có thể đáp ứng lối chơi 'tập thể', được tất cả các bên chấp nhận để thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc (đứng) được giới thiệu tại Quốc hội Việt
 Nam khóa 13 vào chức vụ tân Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC hôm 05/4/2016, một ngày trước khi Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng rời chức vụ theo chính lời của ông mới đây được thuật lại trên truyền thông Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài 'tiêu cực' cho Việt Nam

Đầu tư nước ngoài 'tiêu cực' cho Việt Nam
Lan Phương- Một chuyên gia người Việt cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam bắt đầu “lấn lướt” và gây ra “hệ quả tiêu cực”. Nghiên cứu của Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn từ Đại học Bristol, cùng với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đặt vấn đề tại Hội thảo bàn về Việt Nam sau 30 năm Đổi Mới tại Singapore. Hội thảo này, quy tụ nhiều chuyên gia Việt Nam và nước ngoài, diễn ra từ 7 đến 8/4.
Trả lời BBC Tiếng Việt tại hội thảo, ông Hồ Quốc Tuấn lý giải FDI ở Việt Nam từ ngày đổi mới có vai trò rất quan trọng.
Hồ Quốc Tuấn: Trong giai đoạn sau đổi mới cần lượng vốn rất lớn để đầu tư. Vai trò của FDI trước đây 1/3 là đóng góp cho nền kinh tế. Càng về các năm sau này, vai trò của họ càng ngày càng lớn hơn.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Nhìn thẳng vào nợ xấu!

Nhìn thẳng vào nợ xấu!
Hải Lý- (TBKTSG) - LTS: Theo Tổng cục Thống kê, GDP cả nước quí 1-2016 tăng 5,46%, giảm mạnh so với mức 6,12% cùng kỳ năm ngoái, riêng ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 2,69%. Tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chững lại, lạm phát có khả năng tăng cao trong năm nay... là những vấn đề cần được phân tích và mổ xẻ một cách thấu đáo. Chuyên mục Sự kiện & Vấn đề tuần này của TBKTSG sẽ cung cấp những thông tin sâu về một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế chưa thể thoát ra khỏi khó khăn là nợ xấu.
Bán đấu giá, cắt lỗ nợ xấu, thu hồi được đồng nào hay đồng ấy, là một trong những giải pháp cần tiến hành. Muốn thế, cần nhìn thẳng vào nợ xấu dù cái nhìn có khiến cơ thể đau nhức đến đâu. Ảnh: TUỆ DOANH

Sắp điều chỉnh giá xe ô tô hàng loạt

Sắp điều chỉnh giá xe ô tô hàng loạt
Quốc Hùng, 7/4/2016, (TBKTSG Online) - Có khả năng từ ngày 1-7 tới, hàng loạt dòng ô tô dung tích xi-lanh dưới 1.5L sẽ được đều chỉnh giảm giá từ 500 đến 1.000 đô la Mỹ/xe, trong khi những dòng xe trên 2.5L thì bị đẩy lên cao so với giá bán hiện tại. Đây là nhận định của giới kinh doanh ô tô sau khi Quốc hội ngày hôm qua, 6-4, đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trong đó biểu thuế TTĐB với xe ô tô có nhiều thay đổi so với mức thuế hiện tại và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2016.
Euro Auto đón đầu việc giảm thuế TTĐB với xe dưới 1.5L đã giới thiệu chiếc BMW 2 Series Gran Tourer 7 chỗ động cơ dưới 1.5L -Ảnh: Quốc Hùng

(459) Ảnh vui: Trên phố

Ảnh vui

Ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu sau lễ tuyên thệ

Phát biểu chung chung quá, đáng thất vọng.
Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu sau lễ tuyên thệ
“Là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, tôi sẽ cùng các đồng chí thành viên xây dựng chính phủ vững mạnh, đoàn kết nhất trí, hiệu lực hiệu quả, hành động quyết liệt, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật”, tân Thủ tướng hứa.
Người đứng đầu Chính phủ cam kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám giát, hợp tác của Quốc hội, của Chủ tịch nước, MTTQ Việt Nam và toàn thể nhân dân, Chính phủ và Thủ tướng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được của các Chính phủ tiền nhiệm; nghiêm túc lắng nghe nguyện vọng của đồng bào cử tri cả nước, ra sức khắc phục yếu kém, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tiến hành toàn diện công cuộc đổi mới nền kinh tế, tập trung cải cách hành chính…

Video ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức

Tân Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức
Sáng 7/4/2016, 90% tổng số đại biểu Quốc hội đã nhất trí bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm người đứng đầu Chính phủ. Sau 10 năm khủng khiếp thời ông Nguyễn Tấn Dũng, toàn dân đặt hy vọng vào ông Phúc. Như phát biểu của bà Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, người dân rất hy vọng ông Phúc thực hiện đúng những lời tuyên thệ của mình, thực hiện thật công tâm, với tấm lòng thực sự vì nước, vì dân. Chúc ông luôn luôn mạnh khỏe, bình an và làm việc thật hiệu quả để đất nước phát triển lành mạnh, người dân thực sự cảm thấy được Chính phủ quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ; cuộc sống của người dân thực sự tự do, hạnh phúc.

Tân Thủ tướng: Kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền

Tân Thủ tướng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền
Ngọc Lương (ghi) Thứ Năm, ngày 07/04/2016 (Dân Việt) Ngay sau khi thực hiện nghi thức tuyên thệ, tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng. Tân Thủ tướng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm, bầu ông làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đây là vinh dự to lớn cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tôi sẽ nỗ lực hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tất cả vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc 
tặng 
hoa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, tôi sẽ cùng các đồng chí thành viên nỗ lực xây dựng Chính phủ vững mạnh, đoàn kết nhất trí, hiệu lực, hiệu quả, hành động quyết liệt hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Mười năm Thủ tướng: Công và Tội

Bài này gỡ tội cho ông Dũng bằng cách đổ lỗi cho Quốc hội và Đảng. Tuy nhiên phải thấy chỉ có vài năm gần đây quyền lực của ông Dũng mới giảm xuống, còn trước đó ông nắm quyền uy tuyệt đối, không ai dám trái lời, Quốc hội và Đảng cũng khiếp sợ; ông nói gì tất cả đều phải gật. 
Mười năm Thủ tướng và thông điệp ‘kinh tế thị trường’
06/04/2016 Có vẻ như phía hành pháp, với tư cách là bên trực tiếp thực thi các chính sách, đã phải chịu trách nhiệm quá lớn, trong khi Quốc hội chính là cơ quan đã bấm nút thông qua các chính sách lớn; và các quyết định quan trọng nhất trong nhiều năm qua thường vẫn phải được sự đồng ý của Bộ Chính trị. Nhiều ý kiến cho rằng với đặc thù chính trị của Việt Nam, việc dồn hết trách nhiệm lên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là chưa thật công bằng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Giang Huy
(VNF) - Thử cùng VietnamFinance nhìn lại 10 năm Thủ tướng trên phương diện điều hành kinh tế. Hôm nay (6/4), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chính thức khép lại hai nhiệm kỳ thủ tướng của mình. Để đánh giá đúng và đầy đủ về hai nhiệm kỳ Thủ tướng, có lẽ còn cần thêm rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế, có thể chia hành trình của Thủ tướng thành hai giai đoạn.

Di sản Nguyễn Tấn Dũng


Di sản Nguyễn Tấn Dũng




Xưa "cơm tù", nay "đường tù", dân khổ vì BOT

Đoạn này hay: "quyền lựa chọn của người dân bị tước đoạt một cách tinh vi hơn, bằng chính sách của Nhà nước". Viết thế tức là chửi thẳng thằng nhà nước ra chính sách để cướp tiền xương máu của dân trao cho bọn chủ đầu tư. Tại sao nhà nước yêu chủ đầu tư như thế ? Từ ngày có bác Dũng, bác Thăng mới rầm rộ phát triển loại cướp đúng luật pháp này. Tuy nhiên cũng có mặt lợi là "một ngành nghề mới xuất hiện, thu hút lượng lao động khổng lồ khi mà số lượng trạm thu phí mọc lên dày đặc trên khắp đất nước. Đó là nghề thu phí đường".
Xưa "cơm tù", nay "đường tù", dân khổ vì BOT
Phạm Trung Tuyến (Dân Việt) - Những quán “cơm tù” đã chết, nhưng tư duy “cơm tù” vẫn tồn tại như một di sản của giao thông Việt Nam, đó là "đường tù". Khi năng lực vận tải còn hạn chế do hạ tầng đường bộ yếu kém, thời gian di chuyển trên đường quá dài nên người dân thường xuyên phải đối mặt với nạn “cơm tù” do nhà xe bắt tay với những cơ sở dịch vụ ăn uống trên đường. Phong trào BOT đã làm thay đổi điều này với những con đường mới góp phần rút ngắn thời gian, chấm dứt nạn “cơm tù”, nhưng thay vào đó, là nạn “đường tù”.
Trạm thu phí số 1 (Hưng Yên) trên Quốc lộ 5. Ảnh: Quang Toàn/TTXVN
Khi tuyến Quốc lộ 6 đoạn từ Xuân Mai đến Hòa Bình hoàn thành hồi giữa năm 2015, người dân, và lái xe liên tục vây hãm trạm thu phí Lương Sơn để phản đối việc thu phí cao. Kết quả, không ai có thể tiếp tục phản đối vì đó là tuyến đường độc đạo, không còn một lựa chọn nào khác. Hoặc đóng phí, hoặc không đi lại nữa.

Hết đường sống, xe khách chặn cao tốc phản đối

Hoan hô nhà xe. Người dân cần dũng cảm đứng lên bảo vệ quyền được sống của mình. Đường nào cũng thu phí cao ngất ngưởng, không còn đường miễn phí để đi, trên thế giới làm gì có chính phủ nào khốn nạn với dân như thế ! Chúng còn muốn bán hết các công trình xây bằng vốn ODA để kiếm chác thêm. Khi đó người dân vừa phải trả nợ ODA, vừa phải trả phí sử dụng các công trình này. Kẻ lợi là ai ?
Xe khách chặn cao tốc phản đối tăng phí đường bộ
06/04/2016 Thanh Niên Online - Khoảng 6 giờ 30 ngày 6.4, hai chiếc xe khách loại 45 chỗ ngồi đột ngột đỗ ngang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, gây ùn tắc cục bộ khoảng 15 phút. Ông Lê Xuân Tú, Phó giám đốc Ban quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (BQL cao tốc) cho biết: "Hai chiếc xe này chạy từ bến xe Đồ Sơn (Hải Phòng) đến bến xe Yên Nghĩa (Hà Nội), sau khi qua trạm thu phí phía Hải Phòng đột ngột dừng lại đỗ ngang đường, khiến giao thông trên cao tốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều phương tiện bị cản trở".Hai chiếc xe khách loại 45 chỗ đột ngột đỗ ngang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Ảnh: Vũ Đông

Nhân cách chính trị và biểu tượng đạo sư

Nhân cách chính trị và biểu tượng đạo sư
Việc cựu Tổng thống Myanmar xuống tóc tu Phật, sự kiện này khiến người Việt nhớ lại bậc minh quân triều Trần, Đức Vua Trần Nhân Tông. Từ cổng vàng tột đỉnh quyền lực chính trị bước thêm bước nữa vào cửa chùa, hành trình vĩ đại của nhân cách lớn.
Tướng Thein Sein đã ủng hộ cuộc bầu cử dân chủ tại Myanmar
Vậy thì, khi ôngThein Sein hoàn thành trách nhiệm chính trị với dân tộc, ông muốn bước tiếp bước nữa để hướng đến viên mãn cõi tâm linh và thấu thị giác tánh của chính mình hay tìm thêm quyền lực tôn giáo? Không phải là ông thì không ai trả lời được câu hỏi đó.

5 quán phở trăm nghìn/bát ở Hà Nội

Ăn phở ở 5 quán này, phải trả hàng trăm nghìn/bát
06/04/2016 Hà Nội có nhiều quán phở thật sự đắt, nhưng đâu mới đáng "xắt ra miếng" thì còn chờ vào ý kiến của chính thực khách. Không biết bát phở giá "cực chát" này thực sự ngon và đặc biệt ở mức độ nào nhưng từ khóa "phở 300.000 đồng" đã đủ sức đánh bật những quán phở đắt giá nức tiếng Hà Nội và giành ngôi vị quán quân về tiêu chí đắt đỏ ở đất thủ đô. Nhắc đến phở Hà Nội, nhiều thực khách giờ đã bỏ thêm vào từ điển của mình khái niệm phở 300.000.
Bát phở gà Châm nổi tiếng vì đắt giá. (Ảnh Zing)
1. Phở gà Châm - Yên Ninh
Nói về phở đắt ở Hà Nội, không ai là không biết đến quán phở gà tiếng tăn lừng lẫy phố Yên Ninh. Quán nổi tiếng bởi đông khách một phần, ngon miệng đương nhiên thêm phần nữa, nhưng phần '"to" nhất chắc chắn phải là mức giá không thể bất ngờ hơn cho bất cứ thực khách nào mới ghé lần đầu.

Thầu Trung Quốc “ăn vạ” Việt Nam 1.200 tỷ đồng

Thầu Trung Quốc “ăn vạ” Việt Nam 1.200 tỷ đồng
Ninh Giang – Quốc Dũng - /Thứ Tư, ngày 6/4/2016 VietTimes - “Để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, SCIC đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép TISCO được tiếp nhận nguyên trạng các công việc đã thực hiện bao gồm cả các tồn tại và sai phạm đã được nêu tại các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, của SCIC và của TISCO trước đây”.
TISCO II: Dự án hay "cục nợ"?!
Nguồn tin của VietTimes cho hay, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) Lại Văn Đạo vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính Phủ, để trình bày về phương án “giải cứu” Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của CTCP Gang thép Thái Nguyên (TISCO – thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam).

(458) Ảnh vui: Người đẹp tự sướng và kết cục bất ngờ

Ảnh vui

Đất nước 10 năm trong tay Nguyễn Tấn Dũng

10 năm của ông Dũng là 10 năm đất nước bị tàn phá toàn diện, trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, để lại những hậu quả phải 2, 3 chục năm mới có thể khăc phục được, nhất là văn hóa, giáo dục, đạo lý, kỷ cương. Ký các hiệp định hội nhập theo kiểu ông Dũng, ông Hoàng (Bộ công thương) thì có gì khó; vay vốn, bán tài nguyên ồ ạt, lãng phí tiền thuế của dân và tiền máu của người Việt lao động ở nước ngoài... để làm cơ sở hạ tầng thì có gì khó. Nhìn cơ sở hạ tầng mà xem, có cái nào ra hồn, trong khi nợ nước ngoài đầm đìa và phí giao thông cao khủng khiếp. Nếu không biết làm thì cứ tiếp tục chính sách tăng trưởng của bác Phan Văn Khải tiền nhiệm, chắc chắn đất nước tốt đẹp hơn nhiều. Tuy nhiên cái tâm của ông Dũng làm sao so được với một người tử tế như bác Khải. Chỉ thương cho ông Phúc (thủ tướng kế nhiệm) sẽ phải đi hót... của ông Dũng để lại.
10 năm kinh tế Việt Nam dưới nhiệm kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Mở cửa thị trường, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng là những dấu ấn quan trọng sau 2 nhiệm kỳ của người đứng đầu Chính phủ, song vẫn còn đó không ít thách thức đòi hỏi bộ máy kế nhiệm phải nỗ lực khắc phục. 

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 10 năm
điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau 9 năm 10 tháng giữ trọng trách Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã rời cương vị người đứng đầu Chính phủ sau khi được Quốc hội tiến hành các thủ tục miễn nhiệm hôm nay (6/4). Kinh qua 2 nhiệm kỳ với nhiều biến động của tình hình trong nước và thế giới, Thủ tướng và bộ máy Chính phủ đã để lại nhiều dấu ấn ở cả phương diện đối nội lẫn đối ngoại. Hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội đất nước cũng có nhiều biến chuyển so với bối cảnh 10 năm trước.

Ông Dũng về hưu, đã hoàn thành nhiệm vụ thế nào ?

Thông thường lãnh đạo luôn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nhất là khi về hưu thì cành được đánh giá cao. Văn hóa Việt nó thế, toàn làm văn tế ruồi. Có ai kể tội người sắp chết bao giờ, như ông Dũng kể từ hôm nay cũng coi như chết rồi. Thế mà bác Quang chỉ đánh giá "ông Nguyễn Tấn Dũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao"; điều này chẳng khác nào bảo ông không hoàn thành nhiệm vụ đâu, nhưng vì thương hại nên chúng tôi coi như ông hoàn thành thôi. Đáng nói là khi ông Dũng làm thường vụ Bộ chính trị thì ông Quang chỉ là con tép riu (thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh), nhưng giờ là người đánh giá ông Dũng theo kiểu hạ thấp như vậy. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nói "Thủ tướng cũng được cử tri công nhận là có thái độ kiên quyết trước những hành vi xâm lược của Trung Quốc". Tôi thì không công nhận như vậy. Ông Dũng nói một đằng, làm một nẻo. Nhìn hành động của ông mà xem, 10 năm qua, giả bộ chửi Trung Quốc thì cứ chửi, nhưng trên thực tế cái gì có lợi cho Trung Quốc thì quyết liệt làm, cái gì có hại cho Trung Quốc quyết liệt thì bỏ.
Ông Nguyễn Tấn Dũng rời chính trường
Trong bộ vest đen, cravat xanh quen thuộc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt chặt bàn tay Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân trước khi nhận hoa từ biệt. Chủ tịch nước đọc tờ trình miễn nhiệm Thủ tướng. Kết quả bỏ phiếu được công bố chiều 6/4 cho biết có 418 phiếu tán thành, chiếm 84% tổng số đại biểu và 68 ý kiến không đồng ý để ông Nguyễn Tấn Dũng thôi chức. Với đa số tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận hoa cảm ơn từ Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: Giang Huy.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Quốc hội tặng hoa và gửi lời cảm ơn đến Thủ tướng. "Thời gian đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao", Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày trong tờ trình miễn nhiệm Thủ tướng tại phiên làm việc sáng cùng ngày. 

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Liệu Minh Béo có dám về nước?

Nếu biết những điều đáng sợ này liệu Minh Béo có dám về nước?
06/04/2016 Nhà tù và bạn tù đáng sợ nhưng có nhiều thứ ở Việt Nam còn đáng sợ hơn, hẳn khi bình tâm Minh Béo sẽ phải đắn đo nhiều khi quay về quê hương.  “Ngày trước anh (chị) từng làm việc chung với anh Minh Béo, anh (chị) thấy tính cách anh ấy như thế nào?” Trái với kì vọng bạn đầu, một câu trả lời lạnh như băng buông ra rất nhanh: “Xin lỗi, chắc anh chị nhầm người, tôi chưa từng quen biết hay làm việc chung với Minh Béo bao giờ. Vậy nhé”.
Sự nghiệp tiêu tan, ai dám mời show?
Nghệ sĩ hoạt động t
rong lĩnh vực nghệ thuật nhờ vào tài năng, uy tín và danh tiếng. Khi nghệ sĩ vướng phải scandal, khán giả cũng nhìn họ với ánh mắt khác hẳn dù chưa rõ đúng hay sai. Tương tự như chuyện Minh Béo. Anh là cái tên có tiếng của làng giải trí Việt. Anh được khán giả miền Tây yêu mến bởi sự thật thà, chân chất và vẻ ngài cục mịch dễ thương. Bởi thế, khi thông tin anh bị bắt đã gây sốc cho họ. 

(457) Ảnh vui: Siêu điền kinh

Ảnh vui

(456) Ảnh vui: Khi sập cầu

Ảnh vui

"In tiền lưu niệm gây lãng phí" – NHNN cãi cùn ?

Đúng là cãi cùn. Tốn 1 đồng thuế của dân cũng là lãng phí. Đang lúc ngân sách kiệt quệ, dân đói nghèo và hạn hán, ngập mặn khắp nơi thì bày ra trò in tiền lưu niệm để bán. Bán được 1 tờ thì tặng lẫn nhau và biếu cấp trên cả trăm tờ. Đừng thấy người nước ngoài làm cái gì thì cũng bắt chước và cho là đúng. Đừng thấy họ cho tiền là nhắm mắt bịt mũi để nhận; không ai cho không người khác bao giờ, sẽ có lúc họ lấy lại; nhận tiền của họ bây giờ, chẳng lẽ sẽ từ chối yêu cầu của họ trong tương lai ? Hết sức phản đối cái trò lố lăng này. Chờ khi NHNN thọ được đủ 100 tuổi thì hẵng làm trò.
"In tiền lưu niệm gây lãng phí" – Ngân hàng Nhà nước nói gì?
06/4/2016 (Công lý) - Trước dư luận về việc “in tiền lưu niệm gây lãng phí”, NHNN đã chính thức lên tiếng cho biết đây là việc làm bình thường. Hôm 4/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông báo sẽ phát hành tiền loại mệnh giá 100 đồng để lưu niệm. Đây là loại tiền không có giá trị thanh toán, lưu thông và được phát hành để kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (6/5/1951 – 6/5/2016).
Mặt trước tờ tiền lưu niệm mệnh giá 100 đồng
Sau khi thông báo được phát đi, dư luận đã băn khoăn cho rằng việc in tiền lưu niệm có thể gây ra lãng phí. Cuối ngày 5/4, NHNN đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam

Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam
Cùng các bạn, Rỗi rảnh, cùng nhau đọc những câu tỏ tình mộc mạc của dân quê miền Nam, vui vui, nhẹ nhàng mà ngọt ngào. 
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệt’, biểu ưng cho rồi
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành‘liều mạng’:

"Không ai cứu được Minh Béo, luôn cả Obama"

"Không ai cứu được Minh Béo, luôn cả Obama"
Tú Lâm - Xâm phạm tình dục trẻ em được xếp vào hạng cặn bã của xã hội và ngoài gia đình và thân nhân thì ai cũng muốn tránh xa người phạm tội. Ở xã hội Mỹ khi xâm phạm đến người già, phụ nữ và trẻ em thì coi như lết bằng mo, bò bằng mủng". Những người phạm tội tình dục trẻ em sao khi mãn án nếu là công dân Hoa Kỳ sẽ phải đăng ký với cơ quan chức năng địa chỉ của mình và thông tin đó được cung cấp trên mạng xã hội để các phụ huynh có con trẻ đề phòng. Ngoài ra phải cách xa 300 thước những khu vực có trẻ em như trường học, công viên, nhà giữ trẻ... suốt trọn đời.

SOHA - Theo lời Dũng Taylor, không ai cứu được Minh Béo, kể cả Tổng thống Mỹ - nếu anh bị kết án về tội danh xâm phạm tình dục. Trên trang mạng cá nhân, Dũng Taylor cũng thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình của vụ việc. Anh cũng khẳng định sẽ cố gắng giúp đỡ Minh Béo trong phạm vi có thể.

Ebook gian nan tìm người đọc

Ebook gian nan tìm người đọc
Song Quý (TBKTSG) - Xuất bản điện tử giảm chi phí đầu tư, phát hành... nên giá thành thấp nhưng rủi ro bản quyền lại quá cao. Hơn năm năm chạy theo ebook, các đơn vị làm sách vẫn đang loay hoay với câu chuyện con gà - quả trứng: khách hàng hay nội dung? 
Hiện có nhiều chương trình hấp dẫn để bạn 
đọc chú ý hơn đến ebook. Ảnh: QUÝ HÒA
Những khoản lỗ có tính toán
Sáng 24-3, ngày thứ tư của Hội sách TPHCM lần thứ 9, lượng du khách đổ về Công viên Lê Văn Tám tiếp tục đông. Sau lễ khai mạc tối 21-3, đây là những ngày các đơn vị tham gia chính thức triển khai các chương trình giao lưu, tương tác với bạn đọc.

Có con du học là nhớ… “bơm tiền cho Obama”

Có con du học là…
04/04/2016 Là nghiêm túc nhất, không bao giờ dám trễ hạn… “bơm tiền cho Obama”. Bà xã cười bảo vậy khi đọc báo thấy có cô cậu nào viết bài “Du học là gì”. Trong đó nói nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất là ở nhà gửi tiền sang trễ. Sợ đến nỗi vào siêu thị nhấc hàng lên chọn lại bỏ xuống. Còn sợ hơn cả những ngày tuyết rơi hay tuyết tan, sợ hơn cả trong lớp đọc bài bị bọn bạn bản xứ… cười rầm rộ.
Nghĩ mà thương, cứ bảo đi Tây du học sung sướng nữa đi. Sáng không dậy nổi, lao đến trường bụng đói, nhớ thức ăn Việt… này nọ. Chẳng thế mà tiễn con đi, các mẹ khóc như mưa thương con, bị người ta mắng, đi đến nơi sung sướng bao người mơ, còn khóc khóc gì. Bày đặt. Ngày xưa bao mẹ tiễn con ra trận không biết sống chết, tin tức thì sao. Bây giờ tối ôm điện thoại nói cười hi ha, nhìn nhau, có gì mà khóc.

Quốc hội 14: Những ứng cử viên độc lập đầu tiên bị loại

Những ứng cử viên độc lập đầu tiên bị loại
2016-04-05 Có nhiều ứng cử viên độc lập ra tranh cử vào quốc hội khóa 14. Một số người đã bị loại khỏi danh sách bầu cử sau những hội nghị hiệp thương. Sau đây là một số ý kiến được Kính Hòa ghi nhận từ những ứng cử viên độc lập, cho biết diễn biến của những hội nghị hiệp thương, mong muốn phục vụ đất nước của họ trong tương lai.
Áp phích tuyên truyền cho cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp diễn ra vào ngày 22/5/2016 sắp tới tại Hà Nội.

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào?

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào?
05/04/2016 Công bố của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF năm 2012: năm 1960, thu nhập bình quân đầu người (GDP đầu người) của Nam VN là 223 USD; xếp hàng thứ 4 khu vực Viễn Đông; dưới Singapore (395 USD), Malaysia (239 USD), Philippines (257 USD); trên Hàn Quốc (155 USD), Thái Lan (101 USD), Trung Quốc (92 USD), Ấn Độ (84 USD). Tuy nhiên, GDP đầu người của miền Nam sau đó rớt nặng nề, thậm chí năm 1974 sau khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, GDP đầu người chỉ còn... 54 USD, thấp nhất Viễn Đông.

Khu Thủ Thiêm được quy hoạch từ thời Ngô Đình Diệm (1955-1963) nhưng không thực hiện được - Ảnh tư liệu. 
TTO - Thời "Đệ nhất cộng hòa" (1955-1963) Ngô Đình Diệm, Sài Gòn nằm trong công cuộc "tái thiết thủ đô" của VNCH. Nhưng từ giữa thập niên 1960, Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch.