Vì sao người nước ngoài đắm đuối Singapore?
Hãy tưởng tượng một thành phố với xe lao nhanh trên đại lộ có cây xanh, đường phố sạch bong và bốn sắc dân chính (Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ và người lai Á Âu) cùng chung sống trong sự bao dung ấm cúng cộng thêm một cộng đồng người nước ngoài mà họ sống và nuôi dạy con cái mà không phải lo tội phạm hoặc sự bất nhã nhỏ nào. Những công viên, bảo tàng, nơi trưng bày nghệ thuật và các biểu tượng kiến trúc của Singapore đều ở đẳng cấp thế giới.Có một lý do (thực tế là có rất nhiều) vì sao Singapore lại được xếp hạng cao trong những lần khảo sát là nơi để sống và làm việc. “Nói tới Singapore là nói tới sự tiện nghi” Richard Martin nói, ông là người nước ngoài đã có tuổi và làm việc cho International Market Assessment. “Nó là một nơi tuyệt vời để làm việc hướng tới khu vực châu Á.”
Nhưng mọi xã hội có các điều kiện kể như lý tưởng luôn luôn có mặt trái của nó. Giá cả sinh hoạt ở Singapore vẫn cứ tăng vọt, đặc biệt khi so sánh với láng giềng Indonesia và Malaysia, và năm 2015 theo số liệu mới nhất của the Economist Intelligence Unit Singapore là thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Gần đây xuất hiện nhiều việc ghét bỏ người nước ngoài. Trong số 5,6 triệu dân thì 1,32 triệu là lao động nước ngoài theo số liệu thống kê của chính phủ Singapore năm 2014. Ước tính mới đây trên trang mạng expatarrivals.com và các trang khác cho hay con số người nước ngoài khoảng 600.000, đây là nói về những người trong cương vị quản lý và chuyên gia có trình độ cao hơn, thu nhập cao hơn nhiều và thường vào theo visa tuyển dụng mà công ty bảo trợ.
Một luật mới yêu cầu chủ doanh nghiệp phải tìm lao động địa phương trong hai tuần rồi mới được mời thuê những người nước ngoài đối với các vị trí dưới S$12.000 (8.760 USD) một tháng, hoặc thấp hơn.
Tìm việc làm
Singapore là nơi thu hút tài năng nước ngoài, đặc biệt về tiếp thị, tài chính và công nghệ thông tin. (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Tuy vậy Singapore vẫn là nơi thu hút tài năng nước ngoài, đặc biệt là về tiếp thị, tài chính và công nghệ thông tin. Thông tin liên lạc, vận tải biển, cơ khí và quảng cáo tất cả vẫn tiếp tục cần đến những người ở phân khúc đòi hỏi cao.
Những tập đoàn có tiếng có mặt ở khắp thành phố, kể cả Microsoft, American Express, Bain & Co, Gunvor Group, Capital Land, DBS Bank, BBDO, McCann-Erickson and Edelman. Về truyền thông, Singapore là đầu mối ở Đông Nam Á của hầu hết các tên tuổi quen thuộc trong thế giới truyền thông như BBC, ESPN, the Discovery Channel, Asian Food Channel.
Một điều ít được biết đến là Singapore là trung tâm chính về lọc dầu và trung tâm của các công ty dầu mỏ như Shell Eastern Trading. Thành phố cũng đã đầu tư cho các quận với các tên tuổi như là Biopolis và Fusionopolis cũng như cho một Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia để hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghiệp, đặc biệt đi sâu vào lĩnh vực y sinh, kỹ thuật vi điện tử và hóa học.
Tin vui là tiền lương nhìn chung là cao. Theo số liệu Khảo Sát Cho Người Ngoại Quốc 2014 của HSBC thì 45% hoặc gần một nửa người nước ngoài được trả lương hơn S$250.000 (183.295 USD) một năm. Cũng theo khảo sát trên thì 62% số người nói rằng thu nhập còn lại sau thuế là cao hơn so với thu nhập nếu làm việc ở nước họ.
“Tiền thuê nhà, tiền rượu, tiền xe hơi, mọi thứ cho người nước ngoài đều tăng giá,” Roberto Versace, người gốc Ý làm nghề quản ly vốn, nói. “Mỗi khi tôi ở New York hoặc London tôi thấy giá cả có vẻ rất rẻ. Và tôi cũng biết nhiều người châu Âu đang muốn quay trở lại đó.
Vấn đề tiền nong
Mặc dù năm 2015 Singapore được xếp là thành phố đắt đỏ nhất nhưng nó vẫn quyến rũ được người nước ngoài tới (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Thực trạng giá lớn nhất là ở chính những lĩnh vực mà người nước ngoài cảm thấy bị ảnh hưởng nhất, đó là giá nhà ở, trường học quốc tế, chăm sóc y tế và chi phí cho hàng xa xỉ như rượu ngon.
Thuế hải quan là cao đối với xe nhập cảng ở tất cả các nước Châu Á, nhưng ở Singapore lại hoàn toàn là một ngưỡng khác. Ngoài giá cả cao, thuế đường cao, phí bảo trì cao, tiền xăng dầu và phí đỗ xe cao, tất cả nhằm làm những người muốn dùng xe từ bỏ ý định để đường khỏi bị quá tải. Thí dụ một xe sedan BMW 320i có giá S$223.800 (162.220 USD) trong khi đó Giấy Xác Nhận Sở Hữu Xe có thể lên S$60.000 (43.500 USD) cho thời gian 10 năm.
Một căn hộ hai phòng ngủ hạng sang ở trung tâm thành phố có giá thuê S$10.000 (khoảng 7.300 USD) một tháng mặc dù có nhiều lựa chọn khác phải chăng hơn. Để đáp ứng tất cả vấn đề này thì lời khuyên tốt nhất là thương lượng sát sao với chủ lao động về hợp đồng và thù lao tốt nhất có thể để hỗ trợ bổ sung. Cần lưu ý là nhiều công ty Singapore thích dùng tiền mặt cho chi phí khuyến khích thông qua tiền giảng dạy hoặc các khoản mục khác. Nhưng Versace (đang sắp hết hợp đồng làm việc 5 năm ở Singapore) cũng cảnh báo là “Những hợp đồng có kèm tiền trợ cấp nhà ở ngày càng ít. Chỉ có những người ở vị trí rất cao thì mới được cho trợ cấp nhà ở đi kèm hợp đồng.”
Ổn định cuộc sống
Đường phố Singapore sạch bóng (Ảnh: Suhaimi Abdullah/Getty Images)
Tiếng Anh được dùng rộng rãi. Chỉ cần bạn có được giấy đồng ý thuê làm việc, được gọi giấy phép hay là visa làm việc, thì mọi thủ tục cơ bản như tài khoản của ngân hàng, thẻ tín dụng, dịch vụ truyền hình cáp và internet sẽ đi theo nhanh chóng.
Thành phố được cho là đặc biệt an toàn ở mọi cấp độ. Không phải lo ngại về an toàn nước uống hoặc an toàn cho trẻ em chơi đùa ngoài nhà hoặc đi chơi một mình ở ngoài phố.
“Chuyển đến ở nơi mới, thuê nhà, xin giấy phép làm việc ở đây là dễ nhất so với bất kỳ 8 hoặc 9 thành phố nào ở châu Á mà tôi đã sống,” Martin nói. “Và lại còn có thêm cộng đồng người nước ngoài đặc trưng của tất cả các nước trên thế giới. Người ta làm quen nhau rất nhanh. Có những câu lạc bộ và hiệp hội lớn. Mọi người cũng đi xe đạp nhiều ở Singapore”
Nhà ở và thuế
Đèn hình con rắn lơ lửng trên một con đường ở Singapore (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Một phần của sức hấp dẫn lớn của Singapore là nó vẫn còn là một thiên đường thuế. Theo tất cả các quy định thì thuế là hợp lý, bạn sẽ không phải đóng thuế nếu một năm bạn ở dưới 183 ngày trên mảnh đất này. Nếu không thì bạn đóng thuế tối đa là 20% ở mức thu nhập cao nhất.
Tất nhiên đây là cái lợi được bù đắp,” Versace nói. “Chi phí cao nhưng thuế lại thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây.”
Lấy visa
Singapore vẫn có truyền thống thích đón nhận người nước ngoài có tài để thúc đẩy nền kinh tế của mình. Thay vì chỉ có đơn thuần một “visa công việc”, quan điểm tiếp cận của Singapore được tinh giản thành một hệ thống giấy phép thông hành mềm dẻo gồm các thể loại thuê việc được phân hạng. Thậm chí “nghệ sĩ biểu diễn” cũng có thể loại riêng của mình.
Phần lớn những người thuộc lĩnh vực chuyên môn như chuyên gia ngân hàng và giới quản lý sẽ có Thẻ Tuyển dụng, và để có thẻ này thì bậc lương cơ bản là S$3.300 (2.400 USD) một tháng.
Cái hay cái dở
Có một lý do vì sao Singapore được xếp hạng cao qua khảo sát về nơi tốt để sống và làm việc (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Trong khi nhiều điểm tích cực khi sống ở Singapore như các lý do an ninh, tính hiệu quả, ẩm thực tuyệt hảo, trường học hàng đầu và chăm sóc y tế thì cũng có những cái dở.
Việc sống gần sát xích đạo (đừng tới đây nếu bạn muốn có sự thay đổi về mùa, gió mát hoặc trượt tuyết) chỉ có thể được giảm thiểu phần nào nhờ ở thiết kế thông gió và máy điều hòa nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình hơn 30 độ một chút (nóng hơn về ban ngày), nghĩa là không có sự thay đổi thực sự về mùa, trong khi độ ẩm cũng không đổi ở mức 80%. Từ tháng 11 cho tới tháng 1 là những tháng mưa nhiều nhất mặc dù trong năm thường cũng có những cơn mưa ngắn.
Việc sinh sống giữa số đông những người theo chủ nghĩa mua sắm có thể cũng gây mệt mỏi. Nhiều siêu thị ở thành phố, mặc dù rất ấn tượng, có thể trở nên đông đúc với những hàng người xếp hàng vào những ngày hạ giá đặc biệt hoặc chào bán hàng hiệu như túi Vuitton mẫu mã mới hoặc iphone đời mới.
“Ở ngoài rìa thành phố, Singapore đích thực cũng đang lớn mạnh,” Versace nhận xét. “Nhưng ở trung tâm thành phố thì mang tính toàn cầu hóa hơn, cùng một thương hiệu ta gặp nó ở bất cứ đâu. Và trong khi giá cả đang tăng cao thì dịch vụ không phải luôn đạt cấp hạng quốc tế.”
John Krich
(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/03/150329_why_expats_call_this_utopia_vert_cap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét