Đi ra nước ngoài mới biết mình mất cái gì
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đang lâm bệnh nặng (1), nhưng ông có dành cho đài BBC một bài trả lời phỏng vấn nhỏ (2). Đọc bài này tôi thích nhất câu ông nói "Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm. Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó," rồi ông "ao ước làm sao dân tộc mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Con người yêu thương nhau hơn, tự tin, cởi mở hơn." Đúng là nhiều khi chỉ cần nhìn ánh mắt và dáng đi cũng có thể có vài cảm nhận một cộng đồng ra sao.
Nhớ năm ngoái tôi có dịp tiêu ra 1 tháng ở Thái Lan, và có dịp đi lại các vùng nông thôn, nên cũng có nhiều quan sát giông giống như nhà văn BNT. Lúc đó tôi từng viết nhật kí rằng nhìn ánh mắt của người nông dân Thái Lan tôi thấy họ vui vẻ, hạnh phúc, vì nhìn bề ngoài họ có cuộc sống thoải mái. Dĩ nhiên, cũng có người khổ cực mà có lẽ tôi chưa thấy, nhưng phần lớn tôi thấy là một "bức tranh" tốt.
Gia đình nào cũng có một cái xe pick-up truck. Có gia đình thì có 2 chiếc, một chiếc pick-up và một chiếc "sedan". Nhà cửa vùng nông thôn xây dựng có vẻ đâu ra đó, chứ không vô trật tự như bên mình. Đường xá vào làng có khi đẹp như mơ theo cái đẹp xanh tươi vùng nhiệt đới. Làng nào cũng có một ngôi chùa trang trọng, và dân làng tụ tập ở đó rất thường xuyên. Nhìn như thế thì đời sống vật chất và tinh thần của họ có vẻ tốt hơn so với VN. Cuộc sống an lành như thế nó thể hiện qua ánh mắt, nụ cười cũng không phải là điều gì quá ngạc nhiên.
Còn ở VN, tôi thấy người dân nông thôn có ánh mắt đầy lo lắng, không vui. Thử nhìn ánh mắt của các đứa trẻ VN ở miền quê (3), đó là những ánh mắt đầy lo âu, khoắc khoải, không thấy một tương lai sáng sủa. Một trong những hình làm tôi xúc động nhất là tấm hình kèm theo đây về một em bé chắc độ 6 tuổi, ở trần, đang ì ạch cong lưng khuân gạch trong cái nắng chói chang, nhưng nhìn vào ánh mắt của em sẽ thấy em có vẻ lo sợ và không có tương lai. Bức hình này có thể xem là một bằng chứng về lạm dụng trẻ em lao động! Nhưng thật ra, đó là hình ảnh của tôi ngày xưa. Ngày xưa, tôi cũng đi đồng và vác lúa như thế, nhưng lúc đó tôi đã lên lớp đệ thất chứ không còn quá nhỏ như em này.
Chẳng nói đâu xa, tôi chỉ quan sát những người láng giềng và bà con tôi dưới quê cũng thấy. Người dân dưới quê nợ triền miên. Đầu mùa vụ thì phải vay ngân hàng để mua phân và thuốc trừ sâu, xong mùa lúa thì phải đương đầu với bọn đầu nậu tìm cách giảm giá lúa, bán được thì phải trả nợ ngân hàng, trả xong có khi chẳng còn đồng nào dư! Thế là bắt đầu một mùa vụ khác và lại phải vay ngân hàng, và cái chu trình trên lại tiếp tục. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường càng ngày càng trầm trọng. Thuốc sâu, biết dùng nhiều là có hại đấy, nhưng vẫn phải dùng. Còn đất đai thì càng ngày càng hẹp vì bùng nổ dân số. Với tình trạng đó thì làm sao mà người dân VN thoải mái được. Người nông dân VN không bao giờ dám mơ đến xe hơi như nông dân Thái Lan. Chẳng những ánh mắt của họ buồn, mà người ngoài nhìn vào cũng thấy buồn.
Đúng như Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói, chỉ khi nào mình ra ngoài và có dịp so sánh mình mới biết VN thiếu cái gì. Nếu chỉ xoay quanh cái ao làng mình thì làm sao thấy được thế giới vận hành và chuyển động ra sao. Thấy mình có Honda và cơm gạo đầy đủ, quá tốt so với thời bao cấp, nhiều người tưởng vậy là quá hạnh phúc rồi, và nghĩ đó là nhờ ơn trời biển của đảng và Nhà nước. Nhưng chỉ cần bước qua Thái Lan, hay gần hơn là Kampuchea, họ mới thấy hoá ra nông dân bên đó sống sướng hơn và hạnh phúc hơn nông dân VN.
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)
Còn ở VN, tôi thấy người dân nông thôn có ánh mắt đầy lo lắng, không vui. Thử nhìn ánh mắt của các đứa trẻ VN ở miền quê (3), đó là những ánh mắt đầy lo âu, khoắc khoải, không thấy một tương lai sáng sủa. Một trong những hình làm tôi xúc động nhất là tấm hình kèm theo đây về một em bé chắc độ 6 tuổi, ở trần, đang ì ạch cong lưng khuân gạch trong cái nắng chói chang, nhưng nhìn vào ánh mắt của em sẽ thấy em có vẻ lo sợ và không có tương lai. Bức hình này có thể xem là một bằng chứng về lạm dụng trẻ em lao động! Nhưng thật ra, đó là hình ảnh của tôi ngày xưa. Ngày xưa, tôi cũng đi đồng và vác lúa như thế, nhưng lúc đó tôi đã lên lớp đệ thất chứ không còn quá nhỏ như em này.
Chẳng nói đâu xa, tôi chỉ quan sát những người láng giềng và bà con tôi dưới quê cũng thấy. Người dân dưới quê nợ triền miên. Đầu mùa vụ thì phải vay ngân hàng để mua phân và thuốc trừ sâu, xong mùa lúa thì phải đương đầu với bọn đầu nậu tìm cách giảm giá lúa, bán được thì phải trả nợ ngân hàng, trả xong có khi chẳng còn đồng nào dư! Thế là bắt đầu một mùa vụ khác và lại phải vay ngân hàng, và cái chu trình trên lại tiếp tục. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường càng ngày càng trầm trọng. Thuốc sâu, biết dùng nhiều là có hại đấy, nhưng vẫn phải dùng. Còn đất đai thì càng ngày càng hẹp vì bùng nổ dân số. Với tình trạng đó thì làm sao mà người dân VN thoải mái được. Người nông dân VN không bao giờ dám mơ đến xe hơi như nông dân Thái Lan. Chẳng những ánh mắt của họ buồn, mà người ngoài nhìn vào cũng thấy buồn.
Đúng như Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói, chỉ khi nào mình ra ngoài và có dịp so sánh mình mới biết VN thiếu cái gì. Nếu chỉ xoay quanh cái ao làng mình thì làm sao thấy được thế giới vận hành và chuyển động ra sao. Thấy mình có Honda và cơm gạo đầy đủ, quá tốt so với thời bao cấp, nhiều người tưởng vậy là quá hạnh phúc rồi, và nghĩ đó là nhờ ơn trời biển của đảng và Nhà nước. Nhưng chỉ cần bước qua Thái Lan, hay gần hơn là Kampuchea, họ mới thấy hoá ra nông dân bên đó sống sướng hơn và hạnh phúc hơn nông dân VN.
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)
(1) Ông là tác giả những tập truyện nổi tiếng như “Chuyện kể năm 2000″ (bị cấm lưu hành), Viết về bè bạn, Biển và chim bói cá, Người chăn kiến, v.v. Là nhà văn, mà nhà văn ở VN, và từng là tù nhân, nên ông có cuộc sống rất chật vật. Bạn nào có ý muốn giúp Nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong cơn hoạn nạn thì có thể liên lạc theo trang blog của Kỳ Duyên (đây là nhà báo Kỳ Duyên, chứ không phải MC Kỳ Duyên):
https://kimdunghn.wordpress.com/…/mong-ban-doc-chung-tay-g…/
(2) http://www.bbc.co.uk/…/2014/11/141114_bui_ngoc_tan_interview
(3) http://www.baomoi.com/Am-anh-anh-mat-tre-tho-…/…/8642598.epi
https://kimdunghn.wordpress.com/…/mong-ban-doc-chung-tay-g…/
(2) http://www.bbc.co.uk/…/2014/11/141114_bui_ngoc_tan_interview
(3) http://www.baomoi.com/Am-anh-anh-mat-tre-tho-…/…/8642598.epi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét