Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Nhiều từ ngữ trong luật “không có trong từ điển tiếng Việt”!

Tôi không đồng tình với mấy ý này: "nguyên tắc “chiếm hữu không suy đoán là sở hữu”; chẳng hạn một cái xe trong nhà anh không có nghĩa là của anh, nếu anh chưa đăng ký với cơ quan nhà nước"; "thời điểm xác lập quyền sở hữu phải là thời điểm tài sản đó được đăng ký". Ví dụ tôi mới mua một cái xe máy, chưa đi đăng ký, vậy xe đó không thuộc quyền sở hữu của tôi à ? Lỡ trộm vào lấy thì tôi sẽ không có quyền đi đòi ? Hoặc tôi có mảnh đất, đã xây nhà, nhưng chưa đăng ký nhà, vậy nhà đấy không thuộc sở hữu của tôi à ?

Nhiều từ ngữ trong luật “không có trong từ điển tiếng Việt”!

Mang tới nghị trường một cuốn từ điển tiếng Việt, ĐBQH Siu Hương nói rằng, nhiều từ ngữ trong Luật Dân sự “không có trong từ điển tiếng Việt”. Vì vậy Luật Dân sự sửa đổi đã được QH thảo luận ngày 25.11, bổ sung rất nhiều thuật ngữ mới.
ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) cho biết có những từ ngữ bà không hiểu, người dân không hiểu vì “mang tính pháp lý quá trừu tượng”. Chẳng hạn thuật ngữ “quyền hưởng dụng” và theo cuốn “Từ điển tiếng Việt” xuất bản năm 1992 thì không có từ này. Rất nhiều ĐBQH cũng thắc mắc như bà Hương.


Từ thực tế, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho hay, ông chưa từng ghi nhận những vướng mắc phát sinh thì không lý gì dự thảo luật sửa đổi lại dùng các thuật ngữ mới thay thế cho các khái niệm đang rất phổ biến.

Giao dịch dân sự thay bằng hành vi pháp lý, nghĩa vụ và hợp đồng bằng trái quyền, vật quyền… Những khái niệm này có thể đúng về lý thuyết hàn lâm, nhưng nếu thay đổi sẽ tạo ra xáo trộn trong toàn bộ hệ thống pháp luật, vốn dựa trên những thuật ngữ quen thuộc của Bộ luật Dân sự hiện hành - ông Lộc nói và đề nghị nếu không có những vướng mắc trên thực tế thì không cần thay đổi.

Tại phiên thảo luận sáng 25.11, vấn đề thời điểm xác lập quyền sở hữu, liên quan đến thực tế mua bán khá lộn xộn cũng được ít nhiều đề cập. ĐBQH Trần Du Lịch đề nghị nhấn mạnh nguyên tắc “chiếm hữu không suy đoán là sở hữu”. Chẳng hạn một cái xe trong nhà anh không có nghĩa là của anh, nếu anh chưa đăng ký với cơ quan nhà nước.

Đối với BĐS muốn xác lập sở hữu, theo ông Lịch phải là thời điểm đăng ký lập thuế trước bạ. Ba quyền đối với tài sản là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không thể có nếu không qua thủ tục nộp thuế trước bạ. Đó là nguyên tắc mà nếu phá bỏ sẽ gây rối loạn xã hội.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Nguyễn Công Hồng (ĐBQH Đồng Nai) cũng đồng ý thời điểm xác lập quyền sở hữu phải là thời điểm tài sản đó được đăng ký. 

Đối với quy định bảo vệ quyền của người thứ 3 ngay tình, ông Hồng đề nghị bổ sung cơ sở xác định "ngay tình" hay không. Chúng ta không thể nói "ngay tình" đối với việc cố ý mua một tài sản chưa được đăng ký có thể là tài sản bị chiếm đoạt hoặc không minh bạch. Bởi nếu không rõ ràng thì chúng ta đang tiếp tay cho việc mua bán tài sản kiểu này.

Trước đó với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

3 nhận xét:

  1. Tôi không đồng tình với mấy ý này: "nguyên tắc “chiếm hữu không suy đoán là sở hữu”; chẳng hạn một cái xe trong nhà anh không có nghĩa là của anh, nếu anh chưa đăng ký với cơ quan nhà nước"; "thời điểm xác lập quyền sở hữu phải là thời điểm tài sản đó được đăng ký". Ví dụ tôi mới mua một cái xe máy, chưa đi đăng ký, vậy xe đó không thuộc quyền sở hữu của tôi à ? Lỡ trộm vào lấy thì tôi sẽ không có quyền đi đòi ? Hoặc tôi có mảnh đất, đã xây nhà, nhưng chưa đăng ký nhà, vậy nhà đấy không thuộc sở hữu của tôi à ?

    Trả lờiXóa
  2. Tài sản mình bỏ tiền ra mua mà chưa phải sở hữu của mình thì của ai?

    Trả lờiXóa