Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Vì sao phe thân Nga ở Đông Nam Ukraine đòi độc lập cho khu vực?

Vì sao phe thân Nga ở Đông Nam Ukraine đòi độc lập cho khu vực?
BizLIVE - Ở phía Đông Nam Ukraine đang diễn ra các cuộc biểu tình đòi trưng cầu dân ý đòi độc lập cho khu vực. Theo Tiếng nói nước Nga, người dân nói tiếng Nga đòi liên bang hóa Ukraine. Nhưng Kiev và phe ủng hộ phương Tây từ chối điều đó và sẵn sàng đối phó với ý kiến ​​của nhân dân bằng phương pháp vũ trang. Hơn nữa, Mỹ đã cảnh báo về sự lặp lại “kinh nghiệm Crimea” và cam kết sẽ bảo vệ các đồng minh ở châu Á, nếu tranh chấp lãnh thổ leo thang tại đó.
Ảnh: Reuters.
Khu vực Đông Nam Ukraine từ chối tuân theo ban lãnh đạo Kiev, những người lên nắm quyền trong nước sau cuộc đảo chính vũ trang cuối tháng Hai năm nay. Một trong những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền tự xưng ở Kiev là Lệnh cấm tiếng Nga.

Nếu tính đến chuyện đối với 1/4 dân số Ukraine tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ, và đối với 2/3 dân số tiếng Nga là ngôn ngữ giao tiếp ưa thích, nhiều người Ukraina cảm nhận Lệnh cấm tiếng Nga là hành vi xâm phạm trực tiếp các quyền và tự do của họ.

Ở các thành phố lớn nhất ở vùng Đông Nam Ukraine như Donetsk, Kharkov, Luhansk - nơi phần lớn dân cư là người Nga, dân chúng đã xuống đường từ hai tháng nay để đòi tiến hành trưng cầu dân ý về việc dành cho khu vực nhiều chủ quyền hơn, cả về chính trị và kinh tế.

Các hoạt động phản đối đã dẫn đến mức chiếm các tòa trụ sở của chính quyền địa phương và các cơ quan thành phố khác. Chỉ có các nghị sĩ mới có thể tuyên bố một cuộc trưng cầu. Nhưng nhiều thành viên khóa quốc hội cũ đang ở nước ngoài để tránh thời kỳ bất ổn, vì vậy không thể tập trung được số đông đại biểu để ra quyết định. Kiev tỏ ra hài lòng với tình huống tương tự.

Kiev coi tăng cường các nhà lãnh đạo khu vực và leo thang hoạt động phản đối là bất hợp pháp. Ý tưởng liên bang hóa đất nước do các khu vực phía đông nam Ukraine đưa ra và được Nga ủng hộ không phù hợp với Kiev cũng như đồng minh phương Tây. Họ cho rằng điều đó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đất nước.

Trong khi đó nhà phân tích chính trị Ukraine Sergei Mikheyev khẳng định rằng liên bang hóa là phương tiện duy nhất để giữ gìn sự thống nhất của Ukraine: “Họ sợ rằng sau các cuộc trưng cầu dân ý, bước tiếp theo sẽ là đòi sát nhập vào LB Nga. Nhưng theo ý kiến ​​của tôi, đây là một chính sách thiển cận. Bởi vì một cuộc trưng cầu dân ý về liên bang hóa có thể giảm căng thẳng và giữ Ukraina trong biên giới hiện tại. Trên thực tế, đây là phương tiện duy nhất. Đối với phương Tây, như thường lệ, họ luôn sử dụng tiêu chuẩn kép.

Chẳng hạn, Mỹ cũng là Liên bang, trong đó các bang có quyền hạn rất độc lập, đến mức mà mỗi bang có luật hình sự riêng. Cộng hòa Đức đang quan tâm đến tình hình Ukraina cũng là Liên bang. Không hiểu tại sao phương Tây lại cho rằng liên bang hóa đối với họ là chuyện hoàn toàn chấp nhận được, còn Ukraine thì phải là một nhà nước đơn nhất, mặc dù có những xung đột và mâu thuẫn nội bộ rõ rệt.”

Kiev không che giấu là đã sẵn sàng chống mọi nỗ lực của nhân dân nhằm cải cách nhà nước. Tuy nhiên, ban lãnh đạo mới tranh thủ sự hỗ trợ của phương Tây. Khi thảo luận về Ukraine, kịch bản đề xuất để tăng cường khả năng chiến đấu của NATO tại quốc gia láng giềng và thậm chí cả sự can thiệp trực tiếp của quân đội khối Bắc Đại Tây Dương ngày càng được đề cập đến thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, thái độ hiếu chiến của phương Tây không chỉ giới hạn ở Ukraine. Trên nền tảng các sự kiện gần đây, Mỹ cảnh báo về sự lặp lại những “kinh nghiệm Crimea" và cam kết sẽ bảo vệ các đồng minh của mình, đặc biệt là ở châu Á, nếu tranh chấp lãnh thổ leo thang tại đó. Washington đặc biệt chú trọng theo hướng Bắc Kinh.

Theo ông Daniel Russell, nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ, để buộc Trung Quốc phải từ bỏ các hành động theo kịch bản của Nga, có thể có triển vọng áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Cảnh báo tương tự dành cho Trung Quốc cũng được bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bày tỏ trong chuyến thăm Nhật Bản. Ở Trung Quốc, ý tưởng tương tự của các chính trị gia Mỹ chỉ gây nên sự ngạc nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét