Báo chí VN phản ứng với báo cáo của HRW
|
∇ Nghe tường trình
|
Theo bài báo thì VN cũng như các quốc gia khác luôn có những vấn đề nhân quyền cần giải quyết như tình trạng phân hóa giàu nghèo, một số cán bộ, công chức dựa vào quyền lực xâm phạm lợi ích của dân hay tham nhũng, tham ô…, nhưng, bài báo lập luận, việc “đánh giá một quốc gia, một nhà nước qua lăng kỳ thị đối với chế độ chính trị và chỉ căn cứ vào những vụ việc của cá nhân mà không nhìn nhận những quyền và lợi ích của xã hội” là “môt sự ngộ nhận về khoa học, sai lầm về chính trị”.
Vẫn theo Bài báo thì ông Phil Robertson đã “ngộ nhận, thiếu khách quan khi cho rằng tình hình nhân quyền VN 2013 “tiếp tục ngày càng đi xuống” cũng như dẫn chứng của ông “ chẳng có gì mới, vẫn là những thông tin của những trang mạng, những blogger…Đó là một cách nhìn thiếu khách quan, nếu không nói là ác ý…”.
Bài báo khẳng định rằng VN đã đạt được “những thành tựu to lớn về quyền con người” trong năm qua, mà sự kiện đáng chú ý nhất là Quốc Hội thông qua bản Hiến pháp, trong đó, “các quyền và tự do của con người đã được nhận thức và ghi nhận đầy đủ”, “dành riêng một chương” quy định về “ quyền và tự do của con người”, “thể hiện bước tiến mới về tư duy lập pháp” là “bảo đảm quyền con người”.
Không phải chỉ mới đây mà ngay từ khi ông Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn hồi mùng 2 tháng 9 năm 1945 thì cũng hứa hẹn cho người dân có nhiều quyền. Nhưng vấn đề ở đây là lời nói và thực hiện.
- MS Nguyễn Hồng Quang
|
Do đó, bài báo của tờ QĐND kết luận, “ Những cái gọi là ‘điều trần’, ‘báo cáo’, ‘bình luận’ nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền Việt Nam chỉ là cách nhìn phiến diện, thiếu khách quan và càng phơi bày những mưu đồ, động cơ chính trị xấu”.
Nói một đàng làm một nẻo
|
Tôi không có tin. Bởi vì Đảng CSVN nhiều lần nói một đường mà làm một ngã, thành ra mất lòng tin của người dân. Chừng nào họ thực hiện lời nói thì tôi mới có thể tin được. Nhưng lời nói của Đảng CS lúc nào tôi cũng không tin tưởng.
Cũng từ Miền Tây, cư sĩ PGHH Trần Văn Kiệm lưu ý:
Nhà cầm quyền VN, tuy nói với quốc tế nhân quyền, nói trên các đài là sửa đổi Hiến pháp để cho tự do dân chủ, quyền công dân và tự do tôn giáo, nhưng xác thực là họ nói một đàng làm một nẻo.
Về chuyện “lý thuyết suông”, MS Nguyễn Hồng Quang từ Saigòn cũng lưu ý về “nói một đàng làm một nẻo” và từ lâu lắm rồi:
Không phải chỉ mới đây mà ngay từ khi ông Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn hồi mùng 2 tháng 9 năm 1945 thì cũng hứa hẹn cho người dân có nhiều quyền. Nhưng vấn đề ở đây là lời nói và thực hiện.
Cư sĩ PGHH Võ Văn Bửu, từng là nạn nhân của chế độ chỉ vì lý do tín ngưỡng, nhận xét như sau:
VN trên giấy tờ thì ký hết công ước này đến công ước kia với quốc tế, nhưng trên thực tế không bao giờ thực hiện theo những cam kết đó. Chẳng hạn như gần đây, VN ký vào Công ước Quốc tế Chống Tra tấn, thì họ lại chuyển tù nhân lương tâm từ miền Nam ra miền Bắc khiến gặp phải khí hậu rất lạnh ở miền Bắc. Thứ hai là những tù nhân này, như tu sĩ Mai Thị Dung của PGHH hay người trẻ yêu nước Đỗ Thị Minh Hạnh, khi bị bệnh nặng thì không được cho chữa trị. Như vậy là sau khi VN ký Công ước Chống Tra tấn, VN đâu có thực hiện. Do đó, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch công bố về việc VN vi phạm nhân quyền trầm trọng, tôi thấy rất là chính xác. Thực ra CSVN còn vi phạm nhiều hơn nữa.
Lên tiếng tại cuộc họp báo ở trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 16 tháng Giêng vừa rồi, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong những nhân chứng phát biểu tại cuộc họp báo, đã không dằn được nước mắt khi kể lại những hình thức tra tấn mà người con gái thương yêu của bà cùng nhiều tù nhân khác đã phải gần như liên tục gánh chịu, kể cả đòn thù tập thể.
Nếu ai nói nhân quyền VN được cải thiện hơn, thì người đó hòan tòan bàng quan và trong sự mơ hồ, nhìn nhận một cách mù qúang, bị lừa bịp bởi những lời phát biểu của nhà cầm quyền CS mà thôi.
- MS Nguyễn Trung Tôn
|
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn quả quyết:
Vì mình đã sống, đã chứng kiến suốt 40 năm rồi nên mình không tin được những gì mà nhà cầm quyền CSVN nói, dù nói với người dân hay nói với quốc tế. Tất cả những gì họ nói và họ làm hòan tòan đi ngược lại với nhau. Nên chuyện VN gia nhập được vào Hội đồng Nhân quyền, thì có rất nhiều quốc gia chỉ tin vào những gì VN nói mà thôi, chứ họ không nhìn vào thực tế về những gì mà nhà cầm quyền VN đối xử với công dân trong nước.
Trong khi cư sĩ Võ Văn Bửu khẳng định là thật sự ông “chưa thấy VN tôn trọng nhân quyền hay tôn trọng vấn đề gì hết, mà lại càng lúc càng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến”, thì MS Nguyễn Trung Tôn cũng khẳng định:
Nếu ai nói nhân quyền VN được cải thiện hơn, thì người đó hòan tòan bàng quan và trong sự mơ hồ, nhìn nhận một cách mù qúang, bị lừa bịp bởi những lời phát biểu của nhà cầm quyền CS mà thôi. Còn chúng tôi là những người trong nước thì chúng tôi chứng kiến một điều chắc chắn là nhân quyền VN chưa hề có cải thiện.
Theo nhạc sĩ Tô Hải thì điều đáng ngại nhất tại VN hiện giờ là “bộ máy đàn áp”. Và ông báo động rằng “việc đàn áp vì tư tưởng và đàn áp đúng nghĩa của đàn áp thì ở nước ta kinh lắm ! Ở nước ta bất cứ chuyện gì cũng trở thành tội phạm”.
Cách đây ít lâu, LM Phan Văn Lợi từ Huế có nhận xét rằng “đảng không hề thực tâm muốn đổi mới, không hề thực tâm muốn thu phục lòng dân và không hề thực tâm muốn cho đất nước tiến lên trong tự do, dân chủ. Nếu đảng thực sự muốn chỉnh đốn hàng ngũ, tức làm cho mình có khả năng lèo lái quốc gia và thu phục lòng dân, thì đảng phải trả các quyền của người dân lại cho người dân Việt”.
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét