Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chỉ người già đọc sách lịch sử ?

Khi những nhà sử học là các quan sử và viết sử theo chỉ đạo từ đâu đó thì lớp trẻ còn không có nhu cầu học và đọc sách sử. Sử gì mà nói đến Điện Biên Phủ nhưng không có từ nào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng tài giỏi khác (Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Cao Văn Khánh, Đặng Kim Giang...). Lưu ý chính Đại tướng cũng là Chủ tịch danh dự của Hội khoa học lịch sử Việt Nam.
Chỉ người già đọc sách lịch sử ?
ĐÌNH NGUYÊN: Gặp ở thư viện tỉnh Nghệ An, ôngNguyễn Văn Giáp, 67 tuổi, trú tại đường Phan Huy Chú, Phường Trung Đô, TP Vinh chia sẻ: “Lớp trẻ bây giờ có nhiều suy nghĩ khác với chúng tôi, họ quan tâmnhiều đến việc vui chơi như thế nào cho bằng bạn bằng bè. Còn chúng tôi thì thích đọc sách, nhất là sách về lịch sử. Những cuốn sách về lịch sử có lẽ chỉ có hưu trí như chúng tôi mới tìm đến đọc mà thôi”.
Chủ Blog thêm ảnh minh họa, và 3 câu thơ:
Chủ tịch đoàn ngồi ghế thật cao,
Xóm thôn gửi điện lên chào,
Đoàn thể ra vào làm lễ dâng hoa...

Cán bộ phòng bạn đọc củathư viện tỉnh Nghệ Ancho biết, những cuốn sách về lịch sử chủ yếu là các bậc hưu trí và những người học về chuyên ngành này mượn. Cũng tại đây qua một kiểm tra ngẫu nhiên 20 người hưu trí làm thẻ đọc và mượn sách thì có tới 19/20 người hưu trí mượn sách lĩnh vực lịch sử để đọc, người còn lại là mượn sách về lĩnh vực y học.


Ông Mai Văn Hùng (Nghi Hải, Cửa Lò) bạn đọc lâu năm của thư viện tỉnh Nghệ An cho biết: “Sau khi về hưu tôi có nhiều thời gian để lên thư viện mượn sách hơn, sách tôi tìm đọc là những sách viết về lịch sử, chiến tranh, hồi ký. Cuộc sống sau khi về hưu nếu không có sách tôi thấy buồn lắm. Đọc sách chẳng những là cách thiết thực giúp tôi bổ sung kiến thức, hiểu biết, tư tưởng ổn định, mà còn là phương pháp rèn luyện sức khoẻ giúp trí não giữ được sự minh mẫn”.

Tại hiệu sách LT3 (120 Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh) số lượng người hưu trí mua sách về lĩnh vực trên khá nhiều. Chiều ngày 28/8/2013 có7 cụ đến cửa hàng. Sách các cụ tìm mua là “Việt Nam văn hoá sử cương” của Đào Duy Anh, “Văn minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên (1944), “Sơ lược lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX” của Đinh Gia Trinh, hay “Văn thơ Lý – Trần”của Viện Văn học…

Ông Nguyễn Hoàng Hân, chủ nhà sách LT3 cho biết: “Hiệu sách của tôi lượng người mua và bán sách khá đông. Thanh niên giới trẻ ngoài tìm tòi sách giáo khoa thì họ mua những cuốn truyện hoặc là những sách thương mại. Còn những sách về lĩnh vực lịch sửthì chỉ các cụ hưu trí, người cao tuổi lui tới. Những cuốn sách này chỗ tôi không có nhiều, hễ có cuốn hay là các cụ lấy hết. Có những cụ tìm hỏi những cuốn sách mà hầu hết các hiệu sách đều không thể tìm thấy”. Ông Hân cho biết thêm: “Có người đến đặt sách để tôi tìm kiếm giúp họ, hễ có là các cụ tới lấy ngay. Có những cụ tìm những cuốn sách lịch sử khi giá của nó chỉ có 2-3 hào, những cuốn sách đó bây giờ kiếm đâu ra.”

Còn chị Trịnh Thị Giang, chủ hiệu Sách Giang Dân (12 Nguyễn Văn Cừ) cho biết : “Các cụ hưu trí thường tìm đọc những cuốn sách tiểu thuyết dã sử, sách về các triều đại,…Tôi còn nhớ cách đây vài hôm có cụ tìm mua cuốn sách “nạn đói 1945 – Những chứng tích lịch sử” nhưng khi được biết tôi vừa bán cuốn đó cho một người khácthì cụ tỏ ra rất buồn”.

Ngoài các cụ hưu trí, ngày nay có ít người tìm đọcsáchlịch sửvà coi đọc sách lịch sử là một việc cần thiết. “ Em rất ít đọc sách vì em thấy cầm trên tay cả một cuốn sách dày đọc sẽ mất rất nhiều thời gian. Khi đọc sách em thường có thói quen lật xem phần mục lục của cuốn sách và chọn lấy những phần em cho là hay để đọc, có cuốn em chỉ đọc phần mục lục để xem các phần và bỏ lại vì không có gì thú vị cả”.

Nguyễn Minh Trang, học sinh của một trường THPT ở thành phố Vinh cho biết.Võ Tuấn Anh, lớp 12A2 Trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh cho biết: “Em dành thời gian nhiều cho các các loại sách để phục vụ cho việc học của em. Những môn như lịch sử không phải là môn em theo học nên em thấy không cần thiết lắm”.

Theo thống kê tại sổ ghi chép ở các đối tượng ở phòng bạn đọc thư viện tỉnh thì 30 sinh viên qua kiểm tra ngẫu nhiên không có một sinh viên nào mượn sách về lĩnh vực lịch sử cả. Đối với sinh viên học chuyên ngành xã hội cũng chỉ có 3/15 sinh viên mượn sách lịch sử. Riêng đối tượng học sinh chuyên lĩnh vực xã hội của trường THPT Phan Bội Châu cũng chỉ có 8/18 em mượn sách lịch sử nghiên cứu.

Cũng tại các thư viện, chúng tôi đã được các bạn trẻ giải bày về việc đọc sách của mình. Một bạn sinh viên nói: “Giới trẻ bây giờ theo xu hướng thời đại chứ sao phải đọc những cuốn sách lịch sử cũ kỹ”. Bạn khác lại cho rằng: “tuổi trẻ là con người của thời đại mới, cần gì đọc sách lịch sử”,và rằng:“những loại sách đó không thiết thực đối với công việc và cuộc sống của tôi, sách lịch sử chỉ dành cho người già, các cụ hưu trí đọc thôi”…

Ra thế! Đến cơ sự này thì không lo không được. Nó không còn chỉ là chuyện đọc sách nữa mà báo hiệu sự rạn vỡ của ý thức dân tộc trong cộng đồng, trong cuộc sống của chúng ta.

Ai lo chuyện này đây?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét