Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Chú ý: ‘CSGT chỉ chào những người lịch sự khi xử lý vi phạm’

Có lẽ ngành công an sắp ra văn bản quy định thế nào là người lịch sự (ví dụ phải ăn mặc đẹp và có sẵn tiền trong túi để nộp phạt...) và áp dụng trên toàn quốc. Dân nghèo cần chú ý theo dõi tin tức để biết, thực hiện.
‘CSGT chỉ chào những người lịch sự khi xử lý vi phạm’
"Cảnh sát chỉ chào hỏi người lịch sự, còn những người vừa dừng xe đã hỏi 'sao mày không chào tao' thì không cần phải chào", Phó cục trưởng Cục CSGT nói.
Đại tá Phạm Minh Tuấn. Ảnh: Quốc Thắng.
Phát biểu trong buổi tập huấn “Nâng cao văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của lực lượng CSGT” tại TP HCM, đại tá Phạm Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT nhận định, tình hình trật tự an toàn giao thông đang "hết sức phức tạp". Ông Tuấn cũng cho rằng, xung quanh vấn đề này ít nhiều là trách nhiệm của người thi hành công vụ.


“Nhiều trường hợp trên đường người dân hỏi về luật sâu quá, CSGT nắm không được dẫn đến bực bội rồi phát biểu tùy tiện dẫn đến xung đột, cãi cọ”, vị Cục phó cho hay và đề nghị CSGT phải thường xuyên tập huấn, nâng cao nghiệp vụ trong cách ứng xử với người dân.

Về quy trình "CSGT phải chào người vi phạm" khi làm việc, đại tá Tuấn cho rằng không phải lúc nào cũng cần thiết. “CSGT chỉ chào hỏi với người lịch sự. Còn với những người vừa dừng xe đã hỏi 'sao mày không chào tao' thì cảnh sát không cần phải chào", đại tá Tuấn nói.
CSGT chỉ chào người lịch sự. Ảnh: Quốc Thắng.


Còn theo thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT TP HCM, hiện nay đa phần người tham gia giao thông đều có ý thức chấp hành tốt. Tuy nhiên, vẫn có những người vi phạm khi bị xử lý đã có hành động cự cãi, thậm chí chống đối. Ngoài đợt tập huấn, công an thành phố cũng như Phòng CSGT đã xây dựng một cẩm nang “Qui trình xử lý các tình huống trong việc chống người thi hành công vụ”.

“Tài liệu này sẽ được phát tận tay các cán bộ chiến sĩ để áp dụng thực tiễn, tránh những tình huống không đáng có”, thiếu tá Phong nói.

Hội nghị tập huấn tiến hành cho 100% cán bộ chiến sĩ lực lượng CSGT. Nội dung giảng dạy sẽ tập trung đánh giá về thực trạng văn hóa ứng xử, giao tiếp của CSGT, kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót và nhân rộng những điển hình tiên tiến.

Quốc Thắng
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/csgt-chi-chao-nhung-nguoi-lich-su-khi-xu-ly-vi-pham-2901900.html
Phát biểu thế khác nào nói với người lịch sự thì CSGT cũng lịch sự, còn với người ko lịch sự thì CSGT cũng ko lịch sự để 2 bên bằng nhau ah. Quy định là chào khi gặp người vi phạm đã áp dụng là phải áp dụng hết lúc đó mới thể hiện là cái hơn chứ, làm người khác tôn trọng mình hơn. Còn nói người dân hỏi luật sâu quá ko biết nên CSGT trả lời bừa là cái sai nữa khi là người thực thi pháp luật phải có kiến thức chứ, trong chuyên môn của mình còn không nắm rõ mơ hồ quá thì hiệu quả của việc thực thi pháp luật ko tốt.  
quá chuẩn...!
Về mặt nguyên tắc, theo điều lệnh của người chiến sỹ Công an nhân dân thì nên chào nhân dân.
300 - 21 giờ trước
 
bàn về vấn đề "lịch sự" thì chỉ trừ một vài "Chí Phèo" ra còn mọi người có mấy ai dám dỡn mặt CSGT. các anh CSGT hãy tỏ ra lịch sự trước và làm việc đúng với lương tâm của mình!
Duy Tuấn - 22 giờ trước
Đồng ý, cảnh sát nên giữ tác phong của mình, hãy lịch sự trước khi mong người dân lịch sự.
Mr.Khanh - 21 giờ trước
Bạn Duy Tuấn nói đúng Like Bạn một cái.
 
Tôi không đồng tình với Đại tá Tuấn. Điều lệ chào là tác phong quân đội, thể hiện sự uy nghi, bản lĩnh của người CSGT. Hiện nay, đất nước đang báo động về hành xử văn hóa giao tiếp giữa người với người. Thiết nghĩ những tác phong đó không những thể hiện tính nghiêm minh mà người dân nhìn vào đó phải học hỏi. Nói như Đại tá thì hiểu nôm na rằng “ anh không hành xử văn hóa với tôi thì tôi cũng chẳng phải hành xử đẹp với anh. Như vậy là “”chết rồi”.  
Tôi đồng tình với bạn Đức Biên
thiên thu - 21 giờ trước
tôi cũng đồng tình với bạn
 
Đại tá Tuấn có thể cho biết thêm thế nào gọi là lịch sự không? Liệu ông Tuấn có thể đưa ra một tiêu chuẩn rõ ràng đề người dân biết mình là người lịch sự không?
Hình như Quang chưa đọc hết câu của Đại tá Tuấn nói?
Tai - 19 giờ trước
@Tai: Dù thế nào đi nữa thì chào hỏi vẫn là 1 trong những quy định khi xử phạt. Cần làm gương cho người dân thực hiện. Chứ không phải nguời dân không đúng rồi CSGT có thể bỏ qua các trình tự đó
 
Chẳng lẽ sau khi dừng phương tiên CSGT sẽ phải để ý xem người dân có lịch sự hay không mới thực hiện chào hỏi? Nếu gặp người bất lịch sự thì mình sẽ phải dùng thái độ bất lịch sự để đối xử lại với họ à? Mình chào người khác là do đẳng cấp, đạo đức và giáo dục của mình tốt chứ không phải xét người ta đáng hay không.

Dù là xét theo luật hay phong tục người Việt thì CSGT cũng nên chào hỏi trước.


  
Anh Việt - 22 giờ trước
 
dù sao cũng phải chào, thể hiện sự nghiêm túc của ngành công an. Đó vừa là quy định, vừa là tác phong người công an nhân dân. Chỉ không chào người bị truy đuổi, bỏ chạy, người bị tình nghi phạm tội, người bị truy nã.
quá đúng
honghue3596 - 21 giờ trước
 
Nếu không nắm đầy đủ luật thì làm sao CSGT có căn cứ để phạt vi phạm của người dân? Hóa ra "trúng" thì phạt mà "không trúng" thì thôi??? Phạt kiểu "ăn may" chăng? Vậy có phải là làm phiền người dân không? Không những phải nâng cao nghiệp vụ trong cách ứng xử với người dân mà còn phải nâng cao hiểu biết về luật để có thể giải thích rõ ràng với người dân  
Dũng - 22 giờ trước
 
Đã là điều lệnh của nghành thì dù gặp mọi trường hợp đều phải thực thi, như vậy mới đúng phong thái của một quân nhân chuyên nghiệp. Hơn nữa việc chào là phép lịch sự tối thiểu và một hành động đẹp. Ai lại chơi cái trò thấy cái xấu thì mình cũng từ bỏ cách hành xử đẹp luôn.  
Tran Quang - 22 giờ trước
 
Làm sao biết người lịch sự và người không lịch sự . ?? Có những người ăn mặc lịch nhưng nói năng không ra gì thì sao Phó Cục Trưởng ??
 
 khi khoác trên người bộ cảnh phục thì tất cả chiến sĩ CA đang đại diện cho chính quyền, cho nhà nước thực thi nhiệm vụ và việc chào đó là điều lệnh, là kỷ luật thể hiện sự nghiêm minh, lịch sự chứ không phải là như ông nói kiểu bằng vai phải lứa . 
 
Đây k chỉ là nghĩa vụ mà còn là văn hóa. Dù ở hoàn cảnh nào trước khi kiểm tra đều cần phải chào.
tb - 22 giờ trước
 
Theo tôi nghĩ dù gặp người có thái đọ như thế nào chăng nữa thì cũng lên chào hỏi . Nhưng sau đó tùy thái độ mà xử lý Và cũng phải tăng quyền cho CSGT nếu chống đối hay có hành vi mất lịch sự thì phải trấn áp như tội phạm hoặc yêu cầu lực lượng 113 đến giải quyết  
ebycka - 22 giờ trước
 
Đó là quy định thì các anh phải làm. Còn ko làm thì đừng đưa ra quy định.
 
Tôi nghĩ về nguyên tử tắc thì csgt fải luôn chào khi thổi fạt. Vì đó là sự thể hiện tính cách khiêm nhường và tôn trong người khác khi thi hành nhiệm vụ v
Minh huy - 22 giờ trước
 
 " đối với Nhân Dân phải kính trọng lễ phép, đối với công việc phải tận tụy ", các trụ sở đều thấy ghi những điều này mà .
Ha - 21 giờ trước
 
lịch sự là do mình, do cái cốt của con người chứ không do người khác tạo ra, không phải đợi người lịch sự với mình thì mình mới lịh sự lại.
 
Sắp tới sẽ có quy định về định nghĩa người lịch sự sao?
Mr.Pen - 22 giờ trước
 
không chào là không lịch sự rồi!
Huy Bình - 22 giờ trước
 
Nếu đã là điều lệnh ngành thiết nghĩ trong mọi trường hợp, anh phải thực hiện. Việc CSGT giơ tay chào công dân là thể hiện nét văn hóa của lực lượng CSGT, thể hiện việc anh được đào tạo bài bản. Nếu vì lý do nào đó công dân dùng lời lẽ khiếm nhã, mà vì thế anh ko chào công dân, thì anh cũng đang tự hạ thấp mình như công dân đó. Việc không chào công dân trong trường hợp này thể hiện văn hóa kém của CSGT  
Hoàng Hải - 22 giờ trước
 
Làm sao phân biệt được người lịch sự vậy? Xin đưa ra một chuẩn mực cụ thể, để biết mà dân làm theo. Con nói 'sao mày không chào tao' hay nhưng câu nào khác là quy về không cần chào lại. nên liệt kê rõ ràng. Bởi khi thấy cán bộ CSGT không chào và bất lịch sự với ng dân, thì ng dân có quyền hỏi và yêu cầu chào.   
Huân Lee - 21 giờ trước
 
Không thể phủ nhận được rằng tình hình giao thông hiện nay rất phức tạp, và các đồng chí CSGT cũng rất vất vả khi xử lý tình huống. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng. thực thi pháp luật là một chuyện, nhưng đôi khi CSGT cũng hơi cứng nhắc khi thực hiện chức năng của mình. Cách đây hơn 10 năm tôi tham gia giao thông, khi vô tình phạm lỗi thì các đồng chí dừng xe, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và hướng dẫn tôi đi sao đúng luật rồi cho qua. Nhưng bây giờ thì khác rồi.  
Phan Hoàng - 22 giờ trước
 
 Là công an nhân dân thì việc chào là cần thiết, đó là điều tối thiểu. 
Phúc - 22 giờ trước
 
Đã quy định là phải thực hiện
TRUNG KIÊN - 21 giờ trước
 
Tôi đồng ý là CSGT khi làm nhiệm vụ chỉ chào những lịch sự , tự biết mình có sai phạm , không cần chào những người kém văn hóa ứng xử hống hách trịch thượng
LAMQUOCTHANG - 22 giờ trước
muốn người khác lịch sự với mình thì phải tôn trọng người ta trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét