thấy 1 bài viết cũ của tôi đăng trên Diễn Đàn:
Giới thiệu bộ báo giấy Diễn Đàn - Forum
Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt - Mỹ
Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt - Mỹ
1. Thông báo của Ban biên tập Diễn Đàn
Sau một thời gian dài chuẩn bị, hiện nay bạn đọc đã có thể đọc toàn bộ 164 số Diễn Đàn đã được xuất bản dưới hình thức nguyệt san in trên giấy, từ tháng 10/1991 tới tháng 7/2006.
Bạn đọc thân mến,
Sau một thời gian dài chuẩn bị, hiện nay bạn đọc đã có thể đọc toàn bộ các số Diễn Đàn đã được xuất bản dưới hình thức nguyệt san in trên giấy. Những số báo này có thể được tìm trong hồ sơ Trang chủ / tài liệu / báo cũ / số xxx. Điều này có nghĩa : mỗi số xxx có một hồ sơ trong hồ sơ mẹ vừa kể trên. Bạn đọc sẽ thấy trong mỗi hồ sơ "số xxx" ít nhất hai quy chiếu : quy chiếu thứ nhất cho phép đọc bản chụp dạng PDF của số xxx, và quy chiếu thứ nhì cho phép đọc mục lục của số báo ấy ; ngoài ra bạn đọc có thể thấy thêm những bài khác đã được chúng tôi chuyển sang dạng HTML như những bài báo mạng thông thường, những bài này đã được giới thiệu trên báo mạng nhân những dịp đặc biệt khác nhau.
Trang mục lục số xxx cho phép bạn đọc xem nhanh trong số báo ấy có gì, đồng thời cho phép hệ thống tìm lại, theo yêu cầu, các trang phù hợp với những tiêu chuẩn tìm kiếm; thí dụ như một chữ khoá, một tên tác giả... Việc tìm kiếm các bài trên Diễn Đàn đã được chúng tôi trình bày tại đây (điểm 4).
Thí dụ bạn muốn tìm các bài của tác giả Văn Ngọc, bạn chỉ cần đánh máy "Văn Ngọc" (xin ghi cả ngoặc kép) trong khung tìm kiếm của trang chủ trước khi kích chuột vào chữ "tìm kiếm" ở bên cạnh; hệ thống sẽ hiển thị các quy chiếu về những trang có dòng chữ Văn Ngọc, trong số các trang đó có tất cả các mục lục của những số báo giấy trong đó tác giả Văn Ngọc đã viết; cũng như các bài được anh viết sau khi Diễn Đàn chuyển sang hình thức mạng. Tóm lại, hiện nay bạn đọc có thể tìm đọc dễ dàng tất cả các bài của tất cả các tác giả đã viết trên Diễn Đàn từ đầu cho đến nay.
Dưới đây chúng tôi xin có thêm đôi dòng giới thiệu về các số báo cũ:
Số Diễn Đàn đầu tiên được xuất bản tháng 10 năm 1991, số cuối cùng được xuất bản tháng 7 năm 2006. Trong thời gian đó chúng tôi xuất bản đều đặn 11 số báo một năm, mỗi tháng một số, trừ tháng 8 là thời gian toà soạn nghỉ hè. Mỗi số bình thường có 32 trang, khổ A4 với khổ chữ vào loại nhỏ. Mỗi năm có hai số đặc biệt vào dịp Tết và vào dịp sinh nhật báo, những số này có số trang nhiều hơn, từ 40 đến 60 trang, tuỳ điều kiện.
Trong một khoảng thời gian dài như vậy, công nghệ tin học đã thay đổi nhanh, và điều đó có ảnh hưởng nhẹ đến việc bạn đọc sử dụng các số báo được số hoá ở đây. Đời sống của báo giấy Diễn Đàn được chia làm ba giai đoạn rõ rệt :
- Trong thời gian xuất bản 80 số đầu việc mã hoá chữ Việt chưa thống nhất và cũng chưa hoàn chỉnh, chúng tôi dùng một bộ chữ riêng do một thân hữu (anh Phan Đình Thìn) sáng tạo và cho phép sử dụng, chương trình dàn trang hoạt động trên máy Mac-Intosh. Vì nhiều lý do, với 80 số báo đầu hiện nay chúng tôi không có cách nào số hoá ngoài cách đơn giản nhất là quét ảnh (scan). Muốn tạo ra một bản mã hoá Unicode như hiện nay thì chỉ có cách nhận dạng hay đánh máy lại, một phương pháp mà chúng tôi không có khả năng thực hiện toàn bộ. Các bản chụp bằng cách quét ảnh có độ mịn 200ppi, in ra được theo khổ của nguyên bản nhưng không sắc nét lắm. Chọn lựa này cho phép đọc rất tốt trên màn ảnh và tạo ra các tập tin đủ nhẹ để bạn đọc không phải đợi lâu khi hạ tải từ máy chủ của Diễn Đàn trên mạng.
- Từ số 81 đến số 131, vì đã có bộ mã chuẩn của nhà nước Việt Nam, chúng tôi chuyển sang dùng bộ mã ấy (thường được gọi dưới tên mã ABC) ; thêm nữa, kể từ đó một quy trình lưu trữ "bản kẽm điện tử" dùng đưa cho nhà in được thực hiện tương đối tốt. Bản kẽm điện tử đó được chuyển sang dạng pdf phổ thông hơn, và lưu trữ ở đây. Với một số trang ngoại lệ – cũng hiện diện trong giai đoạn sau – khi vì lý do kỹ thuật bản điện tử của một vài trang nào đó bị mất trong một số báo nào đó, thì chúng tôi phải trở lại phương pháp quét ảnh ; ngoài ra cách dàn trang để in và để đọc theo kiểu pdf có một số khác nhau nhỏ, do đó khi bạn đọc so sánh bản giấy mình có và bản lưu trữ ở đây có khi thấy vài khác biệt không đáng kể về hình thức.
- Từ số 132 cho đến số cuối 164 chúng tôi lại đổi bộ mã một lần nữa, lần này để theo chuẩn quốc tế Unicode.
Với các số báo được lưu trữ dưới dạng pdf thực sự số hoá – chứ không phải do quét ảnh – bạn đọc có thể đọc bằng cách phóng to đến đâu cũng vẫn rõ nét ; thêm nữa, các bạn đọc biết kỹ thuật tin học có thể chép ra từng bài và chuyển sang các dạng số hoá để xử lý văn bản một cách rất dễ dàng với Unicode, và tương đối khó hơn với mã ABC.
Có lẽ bạn sẽ tìm thấy trong kho báo này nhiều tên tuổi quen thuộc, có lẽ bạn sẽ cho rằng mỗi số báo còn có vài bài còn nguyên giá trị, dù là thơ văn, bình luận, hay biên khảo. Và, mặc dù điều này có lẽ ít người quan tâm, những trang tin tức thời sự được tóm lược mỗi tháng trong suốt thời gian gần 15 năm đó thực sự cho thấy một cái nhìn toàn cảnh, không quá thừa chi tiết và có tính tổng hợp cao của cả một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam.
Mời bạn vào xem.
Diễn Đàn
Lai Tran Mai:
Giới thiệu một số báo Diễn Đàn đã sưu tầm và đăng lại 1 bài viết cũ của tôi (Xem trong Mục lục, bài "Đầu tư nước ngoài"):
Bài mở đầu số này "Nhìn lại" của anh Nguyễn Ngọc Giao (xem trong trang gốc theo đường link sau sẽ dễ hơn so với xem trong Blog này: http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-041/pdf-41/view ).
Anh Giao và nhiều thành viên của "Diễn đàn" là những người một thời đã đứng về phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Bản thân anh Nguyễn Ngọc Giao, một trí thức Việt kiều tại Pháp, đã từng phiên dịch cho Cố vấn Lê Đức Thọ thời kỳ Hội đàm Paris 1968-1973. Anh Giao và nhiều thành viên của "Diễn đàn" cũng đã chủ trì viết bản "Tâm thư kêu gọi cải cách" trong phong trào “chuyển lửa về quê hương” thời kỳ Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ 1989-1990.
Đặc biệt anh Lê Văn Cường, thành viên "Diễn Đàn", giáo sư toán đại học Paris 1 và Sorbonne, đã về nước làm việc với chúng tôi nhiều lần kể từ năm 1985, sau này đã hướng dẫn anh em chúng tôi thực tập về toán tại CEPREMAP (trước gọi là Trung tâm ứng dụng toán vào công tác kế hoạch hóa, nay gọi là Trung tâm nghiên cứu kinh tế và áp dụng) ở Paris, và liên tục về nước giảng dạy trong khoảng 15 năm gần đây (trước đó anh bị cấm về nước).
Ngoài các anh kể trên còn có các giáo sư toán, giáo sư kinh tế như các anh Trần Hải Hạc (Tổng biên tập Diễn Đàn), Hà Dương Tường (Chủ nhiệm tờ Diễn Đàn)... đều là thành viên tích cực của báo Diễn Đàn cũng như phong trào "chuyển lửa về quê hương" và đã từng được chúng tôi mời đến cơ quan tại VN để trao đổi thông tin khoa học và hợp tác nghiên cứu.
Trong "Bên thắng cuộc - Quyền bính", Huy Đức viết:
Trong "Bên thắng cuộc - Quyền bính", Huy Đức viết:
Ngày 22-1-1990, nhóm Nguyễn Ngọc Giao gửi về Việt Nam bản Tâm thư kêu gọi cải cách với mức khởi đầu có ba mươi tư người ký, gồm: Vĩnh Anh (Canada), Lê Văn Cát (Tây Đức), Huỳnh Trí Chánh (Nhật), Nguyễn Văn Chuyển (Nhật), Lê Văn Cường (Pháp), Nguyễn Ngọc Giao (Pháp), Lê Thành Khôi (Pháp), Lâm Thành Mỹ (Pháp), Bùi Văn Nam Sơn (Tây Đức), Phạm Ngọc Thuần (Pháp), Trương Phước Trường (Úc)… Những người ký tâm thư, sau đó, hoặc không được cấp visa về nước, hoặc bị thẩm vấn, có người được nêu tên trong suốt 14 năm trời ở “Bảo tàng tội ác Mỹ - Ngụy”; danh sách 34 người ký tên đầu tiên được niêm yết ở trụ sở các tỉnh đội và cơ quan công an; nhân viên sứ quán ở nhiều nước (kể cả đại sứ) được chỉ thị ngăn chặn đồng bào ký tên hay thúc ép rút tên nhưng bức Tâm thư vẫn có hơn 700 người ký.
(xem trong: http://wwwvietnamquehuong.blogspot.ch/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh-dau.html )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét