Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

(3) Chỉ đường tìm mộ: Hiện thực khách quan và bí ẩn

Chỉ đường tìm mộ: Hiện thực khách quan và bí ẩn
Sáng hôm sau, chúng tôi dây sớm và chuẩn bị cuộc hành trình. Lúc ấy, tôi mới gặp ba cựu chiến binh chiến trường vốn là bạn chiến đấu của liệt sĩ Sơn. Các anh ấy đều mặc quân phục và mang lon sĩ quan. Người cấp bậc cao nhất là Đại úy. Họ đều đã ra khỏi quân ngũ từ lâu. Làm thủ tục trả phòng, chờ đợi nhau khoảng hơn nửa tiếng chúng tôi mới xuất phát. Đầu tiên là đi ăn sáng.

Tài xế taxi đưa chúng tôi đến một quán khá sạch sẽ trong thành phố. Tôi chọn món bánh cuốn. Tôi rất thích món này. Hầu hết mọi người đều chọn như tôi. Bánh cuốn ở đây, ngon như bánh cuốn Hanoi, chỉ có điều là nước chấm không bằng. Mà ẩm thực Việt cái tinh túy của nó còn nằm ở nước chấm. Nhất là những món bình dân như thế này. Trong bữa ăn, tôi xác định với Vịnh: "Lần đi tìm mộ này sẽ không có kết quả ngay. Nhanh thì hôm sau, chậm thì phải đi tìm một lần nữa".


Từ thành phố Quảng Ngãi đến Đức Phổ khoảng 40 km, tôi mệt quá, nên ngủ chập chờn trên xe. Trên đường đi, Vịnh chỉ cho tôi những địa danh trên bản đồ mà nhà ngoại cảm Năm Nguyện đã hướng dẫn: Trụ sở Ủy Ban Nhân dân xã Phổ Nhân (Trong cuốn băng có nói rõ địa danh này như sau: Các anh sẽ đến xã "Phổ Nhân" hay "Nhân Phổ"); Nghĩa trang liệt sĩ Xã Phổ Nhân...Xe đi lướt qua nên tôi không chụp hình kịp. Anh Việt an ủi tôi: "Không sao thày ah! Lát nữa chúng ta đằng nào cũng phải quay lại nơi đây!". Xe dừng lại ở Ngã Ba giữa đường lộ và một đường mòn lớn như trong bản đồ. Băng ghi âm lời "cậu" Nguyện (Bà Năm Nguyện tự xưng là cậu và mọi người đều gọi bà bằng "Cậu") - nói rõ: "Tuy gọi là đường mòn , nhưng xe oto vào được". Con đường ấy đây:



Cậu Nguyện còn nói rõ rằng: Đi thẳng con đường này sẽ gặp một con suối:


Đây chính là con suối mà "Cậu Nguyện" miêu tả trên bản đồ với ngã ba đường mòn:


Điều kỳ lạ hơn là trong băng ghi âm "Cậu Nguyện" cũng nói rõ thửa ruộng của một ông có tên bắt đầu bằng vần "Th..". Điều này được miêu tả trên bản đồ mà quí vị có thể thấy chữ "Th.." mé bên trái, bên dưới bản đồ, phía trên chữ "lạch nước". Ông ấy đây và tên là Thành.




Ông Thành, chủ miếng ruộng gần mộ Liệt sĩ, 
người có tên vần "Th..." trong băng và ghi trên bản đồ. 

Anh Việt, đã tìm được gia đình ông Thành từ hôm qua và nhờ gia đình giúp cơm nước, nấu đồ cúng giỗ. Con rể ông làm địa chính ở xã, chúng tôi cũng nhờ anh giúp liên hệ với bà con có ruộng chứa mộ phần liệt sĩ để thương lượng đào mộ và bồi thường....

Còn đây chính là thửa ruộng của ông Thành trên bản đồ.


Tuy nhiên có điều là thửa ruộng của bà "H" thì không tìm thấy. Nhưng đó lại chính là người nữ chủ thửa ruộng tên là Hoa Chem (Hay Cheng - do cách phát âm tôi nghe không rõ). Sau con suối quả là có một thung lũng và có một cái đầm lớn mà dân địa phương gọi là Đầm Hồ. Hoàn toàn chính xác một cách kỳ lạ.

Theo hướng dẫn của "Cậu Nguyện" qua băng ghi âm:
"Mộ liệt sĩ nằm cách con suối khoảng 75 m nhìn về hướng Bắc và cách đường mòn khoảng 9 m, cách một cây mít lâu năm khoảng 11 m....".
Chúng tôi bắt đầu quan sát tất cả các khu vực chung quanh. Cảnh quan chỗ chúng tôi quan sát hoàn toàn đúng hệt như sư miêu tả của "Cậu Nguyện" trong băng ghi âm: Có ruộng, lạc và mía, có cây mít từ hơn 30 năm nay....Sự miêu tả chính xác đến mức kỳ lạ, dù cậu Nguyện chưa hề đến nơi đây. Cậu Nguyện còn cho biết rằng: Gần chỗ liệt sĩ Vũ Văn Sơn nằm có một tòa cổ miếu.
Những người dân địa phương cho biết, quả là có tòa miếu cổ này. Nhưng nó đã bị san phẳng vào năm 1967 trong chiến tranh. Bây giờ chỉ còn cái nền miếu. Đây cũng là một địa điểm mà "Cậu Nguyện" yêu cầu chúng tôi phải làm một lễ ở nơi này....
Nơi đây ngày trước 1975 là một vùng chiến tranh. Thửa ruộng mà chúng tôi tìm mộ liệt sĩ nằm giữa hai quả đồi là địa điểm đóng quân của hai bên. Bính lính của cả hai bên đều chết rất nhiều ở đây, tuy không có những trận đánh lớn. Như vậy, khả năng liệt sĩ Sơn nằm ở đây là rất cao. Những cựu quân nhân là bạn chiến đấu của ông - mặc dù vẫn cho rằng anh Sơn hy sinh ở Ba Tơ - nhưng vẫn nhiệt tình cùng gia đình tìm mộ theo hướng dẫn của các nhà ngoại cảm.
Bản thân tôi sau khi xác định vị trí trên bản đồ, dùng con lắc để kiểm tra và dự báo một địa điểm mộ liệt sĩ Sơn có khả năng nằm ở trên thửa ruộng trồng lạc.


Dùng con lắc để tìm vị trí một liệt sĩ Vũ Văn Sơn.

Một người dân địa phương sống ở đây từ 1975, xác định với chúng tôi: Trước đây tại thửa ruộng trồng Lạc này - mà tôi xác định có mộ liệt sĩ - có mấy cái nấm đất, không rõ là mộ, hay đất tự nhiên. Người chủ ruộng sau chiến tranh đã làm bằng nấm mộ để có đất làm ruộng.

Ông Kiên - Người dân địa phương xác định vị trí những nấm đất
trên ruộng trồng lạc (Đậu phộng), trùng khớp với dự báo của tôi.

Tuy nhiên, địa điểm mà tôi xác định lại sai lệch với một điểm định vị khác là cây mít. Nó cách xa cây mít 30 năm tuổi đến trên 70 m. Trong khi Cậu Nguyện xác định chỉ cách khoảng 11 m. Nhưng địa điểm mà tôi xác định này lại đúng với hai vị trí định vị khác: Cách con lộ đúng khoảng 9m và gần 70m so với con suối, lạch được định vị trên bản đồ. Liệu Thiên Sứ tôi có thể sai chăng?

Tôi yêu cầu anh Vịnh và thân nhân gọi điện cho Cậu Nguyện để xác định vị trí tìm mộ của tôi có đúng không. Nhưng anh Vịnh nói: "Thưa thày! Cậu Nguyện yêu cầu chúng tôi phải làm đủ ba lễ ở ba địa điểm yêu cầu đã, sau đó mới đi tìm và xác định mộ liệt sĩ được. Chúng ta chưa làm lễ, gọi Cậu Ngay sợ không linh".

Ba địa điểm đó là:
1 - Nghiã trang liệt sĩ xã Phổ Nhân ghi trên bản đồ.
2 - Tại nền tòa cổ miếu mà cậu Nguyện cho rằng vong linh các liệt sĩ thường tụ về đây.
3 - Tại thửa ruộng được chọn làm địa điểm đào tìm.
Tôi đồng ý thực hiện theo yêu cầu của cậu Nguyện. Chúng tôi bắt đầu thực hiện lễ cúng từ nghĩa trang liệt sĩ là địa điểm ghi trên bản đồ chính xác một cách kỳ lạ.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/15286-chi-duong-tim-mo-liet-si/
còn tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét