Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

(1) Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống

Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống [I]



1.Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài – những tảng đá hộc xây đắp nền móng.
Mươi năm trở lại đây, tôi thường băn khuăn tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi: Thứ nhất: văn học hậu hiện đại liệu đã có ở Việt Nam hay chưa? Thứ hai: nếu có, thì đó là hiện tượng nội sinh hay ngoại nhập? Tôi biết, muốn trả lời câu hỏi thứ hai này, phải giải đáp tiếp một câu hỏi khác: khi xuất hiện ở Việt Nam, vốn là hiện tượng mang tính quốc tế, liệu văn học hậu hiện đại có những đặc điểm riêng, mang bản sắc dân tộc hay không? Việc giải đáp những câu hỏi nói trên tựu trung vẫn không vượt ra ngoài những cặp phạm trù quen thuộc: quốc tế và bản địatruyền thống và cách tân trong văn học.
Về câu hỏi thứ nhất, gần chục năm về trước, tôi đã có lời giải đáp. Trong tham luận đọc tại Hội thảo quốc tế do Viện Văn học Việt Nam và Viện Harvard – Yenching tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm 2006, tôi đưa ra nhiều chứng lí để khẳng định văn học hậu hiện đại thực sự đã xuất hiện ở việt Nam. Do hồi ấy nhiều cây bút mà giờ đây ai cũng thừa nhận là nhà văn hậu hiện đại, nhất là Đặng Thân, vẫn chưa xuất hiện, hoặc chưa trở thành nổi tiếng, nên chất liệu được tôi đem ra phân tích trong tham luận của mình chủ yếu là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Dựa vào cấu trúc văn bản và thi pháp nghệ thuật, ai cũng nghĩ, sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp chưa thể vượt ra ngoài phạm trù hiện đại. Nhưng đọc kĩ, – xin nhắc lại, khi Đặng Thân chưa xuất hiện, – tôi thấy không một ai trong hàng ngũ các nhà văn Việt Nam thể hiện “tâm thức hậu hiện đại” sâu sắc đến thế như hai cây bút nói trên. Bức tranh thế giới bằng ngôn từ và môtip truyện kể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài là những cơ sở vững chắc cho phép tôi rút ra kết luận như vậy.

“Dò” đáy khủng hoảng kinh tế

“Dò” đáy khủng hoảng kinh tế

(DĐDN) - Năm 2012 sắp qua song nền kinh tế vẫn bộc lộ vô số khó khăn. Liệu điều này có kéo sang năm 2013 ? Hãy cùng các chuyên gia kinh tế ““Dò” đáy khủng hoảng kinh tế” tại Hội nghị bàn tròn do Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Tập đoàn Truyền thông Lê tổ chức.
Các diễn giả tham gia hội nghị bàn tròn
Hội nghị diễn ra vào lúc 10h ngày 28/12/2012, tại Press-Club (59 Lý Thái Tổ, Hà Nội) và được báo Diễn đàn Doanh nghiệp tuờng thuật trực tuyến tại địa chỉ http://www.dddn.com.vn.
Tham gia hội nghị có các chuyên gia kinh tế, doanh nhân:
- Ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương
- PGS TS Phạm Tất Thắng- Nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên cứu thương mại
- GS.TSKH Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trường Bộ Tài nguyên – Môi trường
- Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó TGĐ Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C
Hội nghị tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính:
- Vấn đề 1: Bức tranh thị trường tài chính - tiền tệ 2013
- Vấn đề 2: Bất động sản khi nào chạm đáy?
- Vấn đề 3: Thị trường tiêu dùng – Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?

Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:
Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

Tuổi Trẻ - Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn - Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”.

Xem video phỏng vấn tướng Vịnh do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện
“Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:

Tombe La Neige - Amado Salvatoire

Tombe La Neige

Amado Salvatoire


        


Tombe La Neige
The snow is falling

Tuyết Rơi
Salvatore Adamo
Salvatore Adamo
Salvatore Adamo

Tombe la neige
Tu ne viendras pas ce soir
Tombe la neige
Et mon coeur s'habille de noir
Ce soyeux cortege
Tout en larmes blanches
L'oiseau sur la branche
Pleure le sortilege

Tu ne viendras pas ce soir
Me crie mon désespoir
Mais tombe la neige
Impassible manege

Tombe la neige
Tu ne viendras pas ce soir
Tombe la neige
Tout est blanc de désespoir
Triste certitude
Le froid et l'absence
Cet odieux silence
Blanche solitude

Tu ne viendras pas ce soir
Me crie mon désespoir
Mais tombe la neige
Impassible manege


The snow is falling
You won't come tonight
The snow is falling
And my heart is dressed in black
This silky procession
All in white tears
The bird on the branch
Mourns the magic

You won't come tonight
My desperation cries out to me
But the snow is falling
Imperturbable carrousel

The snow is falling
You won't come tonight
The snow is falling
All is white with desperation
Sad certainty
The cold and the absence
This hateful silence
White loneliness

You won't come tonight
My desperation cries out to me
But the snow is falling
Imperturbable carrousel

Ngoài kia tuyết rơi đầy
Anh không đến bên em chiều nay
ngoài kia tuyết rơi rơi
trong băng giá tim em tả tơi
đâu đây đám tang u buồn
mắt ai vương lệ thẫn thờ
lũ chim trên cành ngu ngơ
khóc thương ai đời bơ vơ.

(3) Toán học Việt Nam: Không đùa với cơm áo


Việt Nam đầu tư về tiền của cho khoa học còn quá ít, và lương trả cho người làm khoa học còn quá thấp. Lương chính thức trung bình của cán bộ giảng dạy nghiên cứu quá thấp (dưới 1 triệu đồng một tháng), không đủ cho họ sống và nuôi gia đình, nên họ phải làm nhiều việc "tay trái", có rất ít thời giờ dành cho khoa học.



GS Đỗ Đức Thái của ĐHSP Hà Nội (một người rất tích cực nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu sinh ở VN được phong GS cách đây mấy năm khi 42 tuổi, trẻ nhất trong đợt phong GS đó) có than phiền với tôi là bản thân anh cũng mất quá nhiều thời gian cho việc "kiếm cơm".

1.000$ và 50.000$
Để so sánh, lương của một GS toán ở Mỹ có thể trên một trăm nghìn đô la một năm, đủ để cho GS đó có một cuộc sống khá thoải mái về vật chất.
Ngay ở một số nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, lương của những người làm khoa học cơ bản khá cao, đủ để cho họ sống mà không phải ngày nào cũng lo chuyện "cơm áo gạo tiền", yên tâm mà làm việc.
Một anh bạn tôi ở Brazil mới có bằng TS được ba năm có lương hơn 2000$/tháng. Các GS ở các trường ĐH lớn ở Trung Quốc có lương trên 1000$/tháng, và dễ dàng được cấp tiền vé máy bay đi dự các hội nghị quốc tế.
Ở Liên Xô cũ, lương của một người làm toán trung bình được quãng 300-400 rúp một tháng (so với giá cả thời đó: bàn là 7 rúp một cái, tủ lạnh 300 rúp một cái, ăn uống dưới 1 rúp một bữa), đủ để cho họ sống tương đối thoải mái tuy không phải là giàu có đặc biệt, yên tâm làm việc theo đúng ngành nghề của mình. Khi Liên Xô sụp đổ, hệ thống giá cả thay đổi, các nhà toán học của Nga toàn tầm cỡ quốc tế nhưng lương không đủ sống nên bỏ ra nước ngoài làm việc rất nhiều.

(2) Toán học Việt Nam: 'ăn hại, tự sướng'?


Một số người có học (kể cả ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài) cho rằng những người làm toán là "ăn hại, tự sướng". Suy nghĩ này có lẽ xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế về toán học và ứng dụng của toán học.

SV ĐH rất nhiều ngành khác nhau cần được học toán hiện đại (cao cấp) ở một mức nào đó, vì nó cần thiết trong các ngành khác (Ảnh: LAD)
Ứng dụng của toán học hiện đại vào đời sống thường không trực tiếp, mà gián tiếp qua những khoa học, công nghệ khác, và bởi vậy nhìn bề ngoài khó thấy, khó cảm nhận. Nhưng trong bất kỳ ngành nào cũng có thể chỉ ra các ứng dụng của toán học.

Xin kể vài ví dụ. Vật lý hiện đại luôn đòi hỏi đến công cụ, lý thuyết mới của toán học hiện đại (phương trình vi phân, hình học vi phân, lý thuyết biểu diễn, đại số toán tử, v.v.), và có những nhà vật lý hàng đầu như Edward Witten cũng đồng thời là những nhà toán học lớn.

(1) Toán học Việt Nam: Danh và thực


Tháng 1/2006, GS Toán ĐH Toulouse Nguyễn Tiến Dũng, nhân vật trong bài "Cần thêm ít nhất 50 TS Toán mỗi năm" đã có bài viết khá kỹ lưỡng "Vài suy nghĩ về Toán học Việt Nam" mà theo anh, "trong quá trình viết bài này, đã nhận được sự góp ý của nhiều đồng nghiệp và người thân, bạn bè, giúp cho bài viết tốt lên".
Được sự đồng ý của tác giả, VietNamNet đăng tải bài viết này (tác giả chia làm 7 phần) và mong nhận được ý kiến của bạn đọc, như lời tác giả "nếu bạn đọc nàocó ý kiến phê bình hay trao đổi". Tòa soạn có lược bớt một số đoạn trong bản thảo bài viết. Các đầu đề các mục do tòa soạn đặt.

Phần 1: Toán học Việt Nam: Danh và thực
Các nhà toán học thế giới gặp gỡ tại một hội nghị toán học
VN mạnh về Toán: Nhầm!

Rất nhiều người ở VN cho rằng nước ta có một nền toán học mạnh trên thế giới. Nếu tôi không nhầm, báo chí trong nước từng viết "VN là trung tâm toán học đứng thứ 10 thế giới", sau có đổi lại thành "đứng thứ 10 trong số các nước đang phát triển".

(3) Đọc Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời” Của Bà Nguyễn Thụy Nga


Đọc Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời”
Của Bà Nguyễn Thụy Nga
Nguyễn Hồng Trân
27-Jun-2012
PHẦN III
Con đường đi vào Nam của cô Nga thật gian nan nguy hiểm. Cô đi theo chuyến tàu bí mất không số. Nhớ lại chuyến đi này cô viết:
“Tôi xuống Hải Phòng ở trong một căn nhà mà bấy giờ tôi cũng không biết ở đâu nữa. Tôi cũng không cho Thành biết. Vào một đêm trời tối đen như mực, chú Đỗ Trình đưa tôi đi xe trên một đoạn đường rồi dừng lại. Đồng chí Đỗ Trình giao tôi cho đồng chí Tư Phước (trưởng bến) đưa tôi xuống tàu rồi đưa vào một cabin, chỉ cho tôi cái giường bên dưới. Đồng chí ấy nói:
-Cùng đi một chuyến với chị có 4 cán bộ sĩ quan cao cấp quân đội.
Tàu chạy tới sáng tôi mới nhân ra đồng chí năm gần phía ngang tôi là đại tá quân y Nguyễn Thiện Thành. Hai giường trên là đại tá Hoàng Thế Thiện chuyên làm chỉnh ủy quân đội và một bên nữa là đại ta Xuyên Khung “ông Thủy tổ đặc công”, một đại tá nữa năm bên ngoài (tôi quên tên) là chuyên gia về thông tin. Riêng anh Nguyễn Thiện Thành thì tôi biết trước. Vì khi chuẩn bị đi anh Ba có nói:
-Anh bác sĩ Thành theo lẽ thì anh ấy đi chuyến trước, nhưng anh xin giữ anh ấy lại đi chuyến này để chăm sóc giùm em.
Trời sáng hẳn tôi mới nhìn rõ mặt từng người.

(2) Đọc Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời” Của Bà Nguyễn Thụy Nga

Đọc Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời”
Của Bà Nguyễn Thụy Nga
Nguyễn Hồng Trân
27-Jun-2012
PHẦN II
Sau khi chuyến tàu của Ba Lan đưa đoàn người tập kết ra Bắc cập bến Sầm Sơn Thanh Hoá vào dịp Tết âm lịch. Mọi người ở lại ăn Tết vài ngày rồi phân tán đi về các nơi quy định. Mẹ con cô Nga sau đó được đưa về Hà Nội và được các đồng chí lãnh đạo đến thăm hỏi rồi bố trí cho mẹ con cô nơi ăn chốn ở và tạo điều kiện cho cô tham gia công tác ở Hà Nội. Trong thời gian đầu sống ở miền Bắc chưa quen, hai mẹ con gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống, cũng như về môi trường thời tiết… Nhưng rồi cô Nga và con gái Vũ Anh cũng vượt qua và quen dần cuộc sống thực tại trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả miền Bắc lúc bấy giờ. Trong HK cô đã ghi:
“Mấy ngày ở Thanh Hoá, tôi thấy chị em phụ nữ vác cày, dắt trâu đi cày từ mờ đất, gió thổi, rét lạnh căm căm. Nhớ đến đời sống ở Miền Nam, tôi thấy thương đồng bào Miền Bắc vô cùng…
Từ Thanh Hoá, tôi được đưa về ở một phòng tại số 6 Chu Văn An, Hà Nội. Anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng có đến thăm mẹ con tôi. Sau đó tôi được anh Huỳnh Kim Ảnh (Phó bệnh viện Việt Xô) kêu tôi vào khám thai và giữ tôi lại ở bệnh viện để học “Phương pháp đẻ không đau”. Tôi đem Anh Vũ theo. Nhưng chưa học được buổi nào thì tôi đã đẻ rớt rồi. Chắc vì xa anh Ba tôi buồn và cũng vì đi tàu thuỷ sóng gió vật vã nên tôi bị sanh non. Bác sĩ nói tôi sanh sớm một tháng gì đó. Sanh ra thằng bé da còn nhăn nheo, hai lỗ tai nó còn xếp gấp lại. Vũ Anh nói:
“Mẹ ơi mẹ sanh em sao nhỏ nhoi giống con mèo quá vậy?”

(1) Đọc Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời” Của Bà Nguyễn Thụy Nga

Đọc Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời”
Của Bà Nguyễn Thụy Nga
Nguyễn Hồng Trân
27-Jun-2012
LTS: Hồi Ký “Bên Nhau Trọn Đời” của bà Nguyễn Thụy Nga qua bài đọc của tác giả Nguyền Hồng Trân không những hấp dẫn như một quyển tiểu thuyết trinh thám, mà lại còn có thể đóng góp như một nguồn tài liệu cho lịch sử trong giai đoạn liên quan. Những dữ kiện chính trị làm phông nền liên kết các câu chuyện đã làm cho bài viết có giá trị khả tín rất cao. Chính cái tâm tình ngay thật, lời lẽ không bóng bẩy, cầu kỳ, lý tưởng cao cả và thực tiễn, chứ không có tính cách mông lung, hay chính trị mồi chài ,... đã thuyết phục độc giả một cách tự nhiên. Những hy sinh, tri thức cũng như ý thức về thời cuộc của một bậc nữ nhi trong thời chiến như thế, thật đáng cho ta khâm phục. Tác giả Hồng Trân viết bài đọc về quyển Hồi Ký của bà Nguyễn Thụy Nga là việc làm rất đáng hoan nghênh. (SH)

Từ 1/3/2013, rút tiền ATM sẽ mất phí

Từ 1/3/2013, rút tiền ATM sẽ mất phí

Từ ngày 1/3, chủ thẻ sẽ không còn được miễn phí rút tiền tại ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ như hiện nay.
Năm 2013 thu phí ATM nội mạng

Ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó có biểu phí mới về các giao dịch thẻ được thực hiện tại máy rút tiền tự động (ATM).
Theo đó, từ ngày 1/3/2013 đến hết năm 2013, phí rút tiền nội mạng được khống chế không quá 1.000 đồng mỗi giao dịch. Sang năm 2014, mức phí này sẽ tăng gấp đôi và gấp ba vào năm 2015. Các giao dịch rút tiền ngoại mạng sẽ mất tối đa 3.000 đồng mỗi giao dịch và quy định này có hiệu lực từ ngày 1/3/2013.
Biểu phí được áp dụng từ 1/3 năm sau

Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?


Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà Nội ngày nay

Bốn thập niên đã trôi qua kể từ chiến dịch không kích tàn khốc của Hoa Kỳ vào Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 12/1972 nhưng hiện vẫn còn nhiều đánh giá không đồng nhất về con số phi cơ B-52 bị bắn rơi.
Quan điểm ai đã 'thắng' sau trận oanh tạc làm chết nhiều thường dân Bắc Việt Nam cũng vẫn còn nhiều khác biệt như trong phần tổng hợp sau:
Nhìn từ Hà Nội
Kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không"
'Cuộc chiến của Hà Nội'
Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?

Tại Việt Nam từ trước tới nay đã có các chi tiết khác nhau về số pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ bị Bắc Việt Nam bắn rơi ngay trên báo chí nhà nước.

Một bài trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam về ‘Trận Điện Biên Phủ trên không‘ hôm 14/02/2004 viết: "Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52,". "Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị."

Công nghiệp tình dục ở Thái Lan


Ngành công nghiệp tình dục ở Thái Lan phát triển mạnh đến mức nhiều người tưởng rằng chính phủ đang tổ chức và quản lý khá tốt. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài đó là những sự thật bất ngờ.

Từ năm 1934, mại dâm được coi là hợp pháp ở Thái Lan. Nhưng đến năm 1960, nước này buộc phải thông qua đạo luật chống mại dâm dưới áp lực của LHQ. Theo luật, không ai được tham gia vào hoạt động mua bán dâm, cả đồng tính và không đồng tính. Ai vi phạm sẽ bị phạt 2000 baht (khoảng 1,3 triệu đồng) hoặc bị giam lên tới 2 tháng.

Lãnh địa của những “bố già mại dâm”

Theo TS. Chatsumarn Kabilsingh, giáo sư về tôn giáo và triết học tại ĐH Thannasat ở Bangkok, người đã nghiên cứu về mại dâm ở Thái Lan, ngành công nghiệp mại dâm của Thái Lan bắt đầu “cất cánh” từ những năm 1960, khi Mỹ lập các căn cứ quân sự ở đây để tham chiến ở Việt Nam. Sau khi những căn cứ này bị dỡ bỏ, mại dâm tiếp tục phát triển dưới nhiều hình thức: gái bar, ca sĩ, bạn nhảy, hay nhiều nghề “bao” khác.

Trong thời gian này, Thái Lan thu về khoảng 16 triệu USD mỗi năm. Nhiều người coi đây là ngành giúp ích cho những phụ nữ muốn thoát khỏi nghèo đói và giúp đỡ gia đình ở nông thôn, nhưng không ít quan điểm cho rằng đây là điều ô uế, đáng hổ thẹn. Sau chiến tranh, ngành du lịch của Thái Lan phải thế chỗ để tạo ra doanh thu cho đất nước, từ đó sinh ra những điểm nóng như Pattaya.

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

Bài này đọc từ năm ngoái và lưu lại để xem cá nhân, hôm nay đọc lại vẫn thấy hay nên tôi xin lỗi tác giả cắt bỏ vài đoạn và để ở chế độ mở để nhiều người đọc được.

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

Hai người Nhật chào nhau

Phạm Hoài Nam 5.2011. Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.
Càng biết thêm về họ tôi càng phục họ hơn. Đó là một dân tộc có nhiều điểm rất đặc biệt. Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những gì đã lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hãnh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đã từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả – đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức: ĐÔNG LA LỊCH SỬ NHÌN QUA LỖ ĐỒNG XU

ĐÔNG LA LỊCH SỬ NHÌN QUA LỖ ĐỒNG XU

ĐÔNG LA
Trong bài ben-thang-cuoc-vi-sao-toi-viet?, Huy Đức viết:
“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”; “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Gần như không mấy ai để ý đến câu nói đó của Tuấn Khanh, nhưng tôi thì cứ bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”; “Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc”.
     Những sự thật quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước ai cũng muốn biết, có điều những chuyện con con liên quan đến chính bản thân ta đây còn bị xiên xẹo tùm lum thì những sự thật lớn lao đâu dễ biết được.
       Theo triết học, có cái tận mắt ta nhìn thấy cứ tưởng là sự thật nhưng lại không phải, bởi nó là hiện tượng chứ không phải bản chất. Như than chì và kim cương, người không biết cứ tưởng là hai chất khác nhau, nhưng thực chất chúng lại cùng là các bon. Có những chuyện người thật việc thật vẫn không phải là sự thật bởi chúng chỉ là những mẩu của sự thật mà thôi. Trong khi đó với tôi, sự thật cũng vẫn chưa phải là lịch sử, không phải cái sự thật nào cũng là lịch sử, bởi với mênh mông sự thật trong đời sống thì lịch sử nào chứa cho đủ?
Vậy lịch sử là gì?

Khởi công xây dựng cầu Hữu nghị Trung-Lào bắc qua sông Mê Công tại Lào

Mạng cri.cn Trung Quốc đưa tin:


Ngày 23/12, cây cầu Hữu nghị Trung-Lào bắc qua sông Mê Công trên tuyến đường bộ số 2 của Lào đã chính thức khởi công xây dựng, sau khi khánh thành cây cầu này sẽ phá vỡ nút thắt cổ chai cuối cùng của tuyến đường bộ quốc tế kết nối Việt Nam, Lào và Thái Lan. Việc khánh thành cây cầu này sẽ cải thiện rất lớn tình hình giao thông giữa miền Bắc Lào với Thái Lan và Việt Nam, dẫn dắt sự phát triển kinh tế và xã hội của các tỉnh dọc tuyến đường bộ số 2 của Lào. 

Dự án cây cầu Hữu nghị Trung Lào bắc qua sông Mê Công trên tuyến đường bộ số 2 của Lào có tổng số vốn đầu tư khoảng 31 triệu USD, do Trung Quốc cho vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn Công trình cầu đường Trung Quốc phụ trách xây dựng, cầu có tổng chiều dài 700 mét, rộng 13 mét, hai làn đường hai chiều, tốc độ xe chạy theo thiết kế là 60 km/h, dự kiến khánh thành vào tháng 3 năm 2015.

Tuyến đường bộ số 2 của Lào, tức tuyến đường bộ số 15 Đông-Nam Á, đi từ Hà Nội Việt Nam, qua Lào, tới Băng-cốc Thái Lan. Hiện nay tuyến đường này bị sông Mê-công cắt ngang, xe cộ đi lại đều phải qua phà. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận tải của tuyến đường bộ này, cũng làm tăng thêm thời gian và giá thành kinh tế của xe cộ đi lại. Sau khi khánh thành cây cầu sẽ khiến tuyến đường bộ số 2 nối liền toàn tuyến.

Sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang

Nhà báo & Công luận
Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
1
…SỰ THẬT RA SAO?
 Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác – lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh – Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội – đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.

Tại sao ngày xưa tắm tiên không mắc cỡ

Tại sao ngày xưa tắm tiên không mắc cỡ

Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. 

Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.
Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi' đồ, có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?

Người Latvia nói về các giá trị của thời kỳ Xô viết


Valeri Bukhvalov, tiến sĩ Khoa học giáo dục
Nguồn: baltijalv.lvnewsland.com
Kichbu posted on 27.12.2012
Ngày 30 tháng Mười hai vừa tròn 90 năm thành lập Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết - Liên Xô. Ngày kỷ niệm năm nay thẳng thắn mà nói có ý nghĩa hơn, đặc biệt xét đến kinh nghiệm 20 năm sống trong những điều kiện của "những giá trị dân chủ". Đa số trong chúng ta - sinh ra ở Liên Xô, đa số từ đa số này trở thành những người chân chính ở ngay Đất nước Xô Viết. Những người chân chính trong cách hiểu của tôi - đó là những người đặt những nguyên tắc đạo đức cao hơn lợi ích cá nhân.

Chúng ta đã được những gì với 'những giá trị dân chủ" ai cũng biết, và chúng ta đã mất điều gì từ thời kỳ Xô Viết, sẽ không thừa để nhớ lại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Chẳng có gì là bí mật, rằng những người trẻ tuổi hôm nay thường phải đối mặt với sự lừa dối trắng trợn về cuộc sống của những người dân trong thời kỳ Xô Viết - bảo rằng, thời kỳ chiếm đóng nặng nề, với sự đàn áp dân chủ đủ kiểu và nỗi thống khổ thường xuyên của nhân dân. Vậy thì, về những giá trị xã hội chủ nghĩa mà tôi tin chắc đối với nhiều người và cả hôm nay là những giá trị không còn nghi ngờ gì nữa.

90 năm trước đây Liên Xô xuất hiện trên bản đồ thế giới

Hoài niệm về một Liên Xô yêu dấu, mãi mãi trong tim:


Lyumila Nicolaeva
Nguồn: svpressa.runewsland.com
Kichbu posted on 28.12.2012
Trong những ngày này Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) đã có thể tròn chín mươi tuổi. Nó được "hình thành theo luật pháp" vào tháng 12 năm 1922, và đã tồn tại đúng 69 năm, đến cuối năm 1991, khi Boris Yeltsin "và các đồng chí của mình" từ Belarusia (Shushkevich) và Ukraina (Kravchuk) quyết định "đã đến lúc chấm dứt đất nước này". Liên bang của các nước anh em, của những người khác dân tộc và tín ngưỡng, sống chung một đại gia đình thân thiết, sụp đổ thành những nước tự thân riêng lẻ khác nhau.

Với một số quốc gia trong số họ (Belarus, Kazakhstan) trong những năm gần đây cố gắng tạo dựng một liên minh mới nào đó, nói riêng như liên minh kinh tế. Và mặc dù trao đổi hàng hóa, theo những báo cáo của các nhân vật chính thức, "đang tăng lên không ngừng" trong Liên minh này, các đường biên giới thông thoáng, còn kiểm soát hải quan, nói riêng, từ Belarusia, đã bãi bỏ, nhưng không phải là tất cả. Lý do ở đây nằm ở chỗ nào? Chúng ta với những người láng giềng gần gũi của mình đã đoạt tuyệt với nhau đến thế chăng, không, đúng hơn với họ hàng, sau sự sụp đổ của đất nước to lớn rằng chúng ta không thể sống đoàn kết như đã từng anh em một thời ở Liên Xô? Còn bản thân Liên Xô - người Nga, chẳng hạn, có buồn nhớ về nó không? Và nếu "vâng" (hay "không"), thì tại sao?

Nghe lại bài hát: Quê hương

Quê hương

Vừa đọc bài Ở Tà Xi Láng: Lúc nào cũng như mùa đông, có ảnh một cô giáo giảng bài Quê hương cho bọn trẻ vùng cao trong khi chúng nó đang áo mỏng chân đất ngồi học giữa cái lán trên núi cao rét tới 2-3 độ C... làm mình thấy xót xa quá. 
Quê hương là con diều biếc, là chùm khế ngọt, là cầu tre nhỏ... như trong bài chúng đang học có thật như cuộc sống hàng ngày chúng chứng kiến không ? Chúng nó sau này sẽ là chủ nhân của vùng phên dậu biên giới phía Bắc của tổ quốc đấy.


Quê Hương
Nhạc: Đỗ Văn Thạch,
Thơ: Đỗ Trung Quân

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Ở Tà Xi Láng: Lúc nào cũng như mùa đông

Các bé trên Tây Bắc lúc nào cũng rất ngoan, xinh xắn và dễ thương như trong bộ ảnh dưới đây:

Mai Thanh Hải - Hình ảnh do một cán bộ huyện Trạm Tấu (Yên Bái) mới ghi lại được trong chuyến công tác lên xã vùng cao - đặc biệt khó khăn Tà Xi Láng.

Mình lên Tà Xi Láng tầm 2004-2005, khi tỉnh Yên Bái huy động toàn bộ sức dân, thanh niên, bộ đội, công an trong tỉnh, tập trung đào núi mở đường, phá thế cô lập từ Văn Chấn và trung tâm xã.

Đau lưng: Phòng và chữa



Sau Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.

Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.

12 cách để không bao giờ mắc bệnh tiểu đường


Căn bệnh "giết người âm thầm" này đang xuất hiện ngày một nhiều do thói quen ăn uống vô độ và lối sống ít vận động. Dưới đây là 12 cách lành mạnh để bạn có thể tránh xa căn bệnh này.

Kiểm soát cân nặng

Cứ mỗi 2 kg giảm cân là bạn cũng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, những người quá béo có thể giảm đến 70% nguy cơ bị tiểu đường khi chỉ giảm được 5% số cân nặng, ngay cả khi chưa tập thể dục.

Chọn món khai vị phù hợp

Ăn rau xanh, sa lát trước mỗi bữa ăn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bạn. Người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng có thể hạ thấp lượng đường máu nếu dùng khoảng 2 thìa dấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate.

Trẻ con ở Mỹ sướng hay khổ?

Trẻ con ở Mỹ sướng hay khổ?

Tối hôm qua, tôi nhận được email của cô bạn đang làm một tờ báo thiếu nhi ở Việt Nam, hỏi về đời sống của trẻ em Việt Nam ở Mỹ. Và nhờ thế, tôi có đề tài viết thư cho bạn tuần này.

Bạn biết rồi, cái đề tài “Đời sống của trẻ con ở Mỹ” này thật là rộng lớn và tôi sẽ xin phép chỉ viết một cách chung chung mà thôi.

Phần lớn mọi người đều cho rằng trẻ con ở Mỹ sướng hơn trẻ con ở bất cứ một dân tộc nào trên thế giới bởi vì chúng sống trong một quốc gia giàu mạnh, tiến bộ cho nên chúng có tất cả mọi thứ mà trẻ con ở những nước khác ao ước.

Nếu nói về vật chất thì từ những gia đình giàu có cho đến những gia đình có lợi tức thấp hay còn hưởng trợ cấp xã hội đi nữa, con nít cũng có được đầy đủ áo quần dùng quanh năm, chứ chưa thấy đứa trẻ nào chỉ mặc quần hay áo sờn cũ , rách rưới như ở các quốc gia nghèo mà Việt Nam là một trong số đó.

Gội đầu buổi tối nguy hiểm thế nào?


Gội đầu buổi tối nguy hiểm thế nào?

  
Sau khi gội đầu nước nóng, tóc ẩm ướt, lượng nước lớn sẽ bay hơi, mang theo rất nhiều nhiệt lượng...

Buổi tối sau khi gội đầu, nếu có thời gian nên để tóc khô mới ngủ là tốt nhất. Nhưng nhiều bạn vì đôi khi quá bận, hơn 10 giờ tối mới gội đầu, sau khi gội xong thì mắt cứ sụp xuống không sao mở ra được, vậy là tóc chưa khô đã lăn ra ngủ. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến đau nhức đầu.

Chúng ta cần biết, trong quá trình trao đổi chất, cơ thể thường không ngừng sản sinh nhiệt lượng. Tuy nhiên, nhiệt lượng này cũng đồng thời thông qua quá trình trao đổi máu, bức xạ, truyền dẫn, đối lưu và bốc hơi... không ngừng khuếch tán ra bên ngoài cơ thể.

Bình thường 1gam nước bốc hơi sẽ mang theo 500 calo.
Tản nhiệt tăng sẽ khiến cơ thể bị lạnh. Ảnh minh họa: Internet
 

Sắc màu mùa thu Milan

Đã nhiều lần có dịp ghé thăm Milan, tôi rất thích thành phổ cổ kính này:

Sắc màu mùa thu Milan


Bây giờ ở Đức, Pháp, Thụy Sĩ tuyết đã rơi nhiều, nhưng ở Italy vẫn đang là mùa thu. Xin chia sẻ bộ ảnh đẹp về mùa thu thành phố Milan.

 

Thành phố Milan nằm ở miền bắc Italy, là một trong những thành phố phát triển nhất châu Âu. Không chỉ nổi tiếng là kinh đô thời trang, Milan còn nổi tiếng có nhiều bảo tàng, trường đại học, học viện, cung điện và những công viên lãng mạn.

Khó như… đi làm từ thiện


(Petrotimes) - Những tưởng việc làm từ thiện của nhiều tấm lòng nhân ái mong muốn được giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người thiếu may mắn cả về vật chất lẫn tinh thần là việc làm đáng hoan nghênh và khích lệ, thế nhưng, thực tế của những lần đi làm từ thiện nhiều khi rất phũ phàng đối với những tấm lòng ấy…
“Lại sữa, lại quần áo à?”
Chị H.T (Nam Trung Yên, Hà Nội) không giấu được vẻ xót xa khi kể lại: “Đọc thông tin về hàng trăm cháu bé bị bỏ rơi, được một địa chỉ khá nổi tiếng cưu mang, nuôi dưỡng, chúng tôi rất xúc động và muốn đóng góp một phần nhỏ giúp đỡ các cháu. Vì thế, chúng tôi đã kêu gọi, vận động bạn bè, người quen đóng góp quần áo, sữa, chăn, đồ chơi và hồ hởi mang tới.
Đến nơi, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy thái độ thờ ơ của những người làm việc tại đây và càng sốc hơn nữa khi người tiếp nhận hàng đóng góp vừa ghi chép vào sổ vừa buông một câu thõng thượt: “Lại sữa, lại quần áo à? Chất hàng đống trong kho kia kìa”.
Cùng đến với nhóm chúng tôi là một đoàn Việt kiều cũng đến vì mục đích ủng hộ. Họ được tiếp đón long trọng như những vị khách quý với những nghi lễ trang trọng nhất, còn chúng tôi thì hầu như không có ai thèm để ý. Sau đó, chúng tôi được một chị trong đoàn đó nói nhỏ rằng: “Họ chỉ thích nhận tiền thôi”. Chúng tôi thật sự rất buồn và tự hỏi: Không biết họ nuôi dưỡng các cháu bé vì sự từ tâm thật hay còn vì mục đích khác?”.

Cay xè mắt tại lễ xin lỗi em học sinh lớp 2 bị nghi oan

Cay xè mắt tại lễ xin lỗi em học sinh lớp 2 bị nghi oan

(Kienthuc.net.vn) - "Tôi không mất tiền và em Thẳm hoàn toàn vô tội. Cô thành thật xin lỗi em, gia đình vì đã nghi ngờ oan cho em", cô Nguyễn Thị Thu xin lỗi trước toàn trường và những người chứng kiến.
Sáng nay 27/12, bé lớp 2 bị nghi oan và giao cho công an đã được nhà trưởng tổ chức lễ xin lỗi công khai đầy cảm động. Tại buổi lễ nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục cũng như chính quyền xã Trung Lập Thượng đã chân thành gửi lời xin lỗi.

Sa Pa - 1 trong 5 điểm dừng chân tuyệt vời của Việt Nam

Sa Pa - 1 trong 5 điểm dừng chân tuyệt vời của Việt Nam


(Dân trí) - Tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Lonely Plannet Traveller (Anh) ngày 12/12 đã có bài và ảnh giới thiệu 5 điểm dừng chân tuyệt vời cho kỳ nghỉ của du khách khi tới thăm Việt Nam.

Đó là các điểm: Sa Pa (Lào Cai) - Điểm đi bộ du lịch tốt nhất; Hà Nội - Đô thị lý tưởng để khám phá; Vịnh Hạ Long - Bờ biển đẹp nhất; Hội An - Nơi tốt nhất để trải nghiệm ẩm thực; Đồng bằng sông Cửu Long - Nơi trải nghiệm cuộc sống sông nước.
Du khách nước ngoài thích thú cưỡi trâu khi thăm làng bản Sa Pa.
Du khách nước ngoài thích thú cưỡi trâu khi thăm làng bản Sa Pa.

Giới thiệu về Sa Pa, tạp chí Lonely Plannetr Traveller viết: “Sa Pa như thành phố của bánh xe thời tiết với đủ 4 mùa trong ngày. Sương mù có thể giăng đầy vào sáng sớm, ánh nắng rực rỡ buổi ban trưa, thỉnh thoảng một cơn mưa lúc chập choạng và trời trở lạnh về tối. Cảnh sắc ở nơi đây không đâu sánh bằng với những ngọn núi xa mờ trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang chênh vênh, những màu hoa bất tận, những điệu khèn và lời hát giao duyên say đắm, những phiên chợ rộn ràng vùng cao”.

Chính sách tiền tệ: Hành trình và sứ mệnh kép

TP - “Hành trình” năm 2012, chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế đất nước ra sao? Định hướng năm 2013 sẽ thế nào khi phải tiếp tục “sứ mệnh kép” đảm bảo tăng trưởng kinh tế vĩ mô và giữ ổn định lạm phát? Chuyên trang Tài chính - Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài viết củaVụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN - Nguyễn Thị Hồng gửi riêng cho Tiền Phong.
Năm 2012 mặt bằng lãi suất giảm 5-9% so với cuối năm 2011. Ảnh: H.Vĩnh
Năm 2012 mặt bằng lãi suất giảm 5-9% so với cuối năm 2011. Ảnh: H.Vĩnh.
Nâng cao lòng tin VND
Nhìn lại năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ghi lại những dấu ấn khá đậm nét.Đáng kể, NHNN đã điều hành linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các kênh đưa tiền ra - hút tiền về để điều hành cung ứng tiền phù hợp.

Chính sách tiền tệ không phải thần dược



Theo đánh giá của ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc nghiên cứu Ngân hàng TMCP Maritime Bank, tiền vào các NHTM nhưng lại đẩy vào trái phiếu Chính phủ thay vì đến doanh nghiệp.

Theo đánh giá của ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc nghiên cứu Ngân hàng TMCP Maritime Bank, những khó khăn của nền kinh tế hiện tại không phải trách nhiệm của riêng NHNN đó là cả hệ thống, nợ xấu đã được tích tụ trong một thời gian dài trước đó. Chúng ta không nên quá lạm dụng công cụ chính sách tiền tệ và coi đó là thần dược để giải quyết mọi câu chuyện.

Sự khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay


Học sinh xưa và nay khác nhau những điểm gì
Học sinh thời xưa...

1- Buổi sáng đến trường

Học sinh ngày xưa: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh "ngày xưa" dậy sớm, ôn lại bài cũ , rồi đạp xe đến trường, vừa đi vừa ngắm Hà Nội thân yêu!!!

Học sinh ngày nay: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh "ngày nay" dậy sớm , ngồi bàn trang điểm, soi gương vuốt keo, chải đầu hết cả tiếng, rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo, vừa đi vừa "ngắm" trai , "ngắm" gái !!!

Chào mừng năm mới 2013: QUÀ TẶNG QUÝ GIÁ NHẤT

Chào mừng năm mới 2013:
QUÀ TẶNG QUÝ GIÁ NHẤT (THE GREATEST GIFT)
Năm nay, hãy dành tặng món quà ít tốn kém và quý giá nhất, đó là: CHÍNH BẠN.  Có lẽ bạn không nghĩ nhiều đến việc chính mình là một món quà và thậm chí có thể không cảm thấy mình có nhiều thứ để trao tặng.  Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy điều ngược lại.  Bạn đang ngồi trên một kho báu.  Và bây giờ chúng ta hãy khám phá điều đó.

Sự Liên Đới
Hãy tạo sự liên đới, với bất kỳ ai, với tất cả mọi người, bằng cách đơn giản nhất.  Như Thánh Nữ Therese de Lisieux đã viết, “Đừng bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nhỏ nhoi nào để làm những việc hy sinh bác ái đơn sơ, nơi này bằng một nụ cười, nơi kia bằng một lời nói tử tế; luôn luôn làm những việc bác ái bé nhỏ nhất bằng tất cả tấm lòng yêu thương".  Mối liên kết xã hội có tính quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc. Con người ngày càng cảm thấy bị cô lập, sống càng xa nhau hơn bao giờ hết, và sự cô đơn chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho nhiều người phải tìm kiếm giải pháp trị liệu.

Thống đốc chia sẻ về 1 năm ngồi "ghế nóng"

Người đứng đầu ngành ngân hàng chia sẻ về kết quả của điều hành tiền tệ trong năm 2012 và những vui buồn trong một năm ở cương vị Thống đốc tại buổi gặp mặt báo chí chiều nay.
Nhận định về điều hành chính sách tiền tệ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, ông hài lòng vì những gì làm được. Ông Bình nói: “2012 là một năm vô cùng vất vả với nền kinh tế, song cũng là một năm hoạt động quyết liệt của Chính phủ. Kinh tế vĩ mô luôn bất ổn, nhưng chiều hướng cũng như diễn biến trong chỉ đạo điều hành dứt khoát, nhất quán”. Những điều đã làm được trong năm vừa rồi là từng bước căn bản ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, trong năm 2012, các ngân hàng phần lớn giảm lợi nhuận vì phải "gồng mình" để xử lý nợ xấu. Ảnh: Lan Anh.