Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Đức Trung biểu diễn piano trước khi nghỉ Noel và năm mới 2013

Đức Trung biểu diễn piano

Hôm nay Trung biểu diễn bài piano mới tập, một điệu nhảy Hunggary (Danse Hongroise) của nhà soạn nhạc Reinhold Glière. Tiếc là cu cậu nhát, thiếu bình tĩnh và chưa thuộc bài nên biểu diễn không hay như chơi ở nhà.


Osin: Vì sao tôi viết "BÊN THẮNG CUỘC"?

Vì sao tôi viết "BÊN THẮNG CUỘC"?


Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: Phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng, hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.

Ông Obama theo chủ nghĩa gì?

Ông Obama theo chủ nghĩa gì?


Từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Mỹ trượt dốc hoài, mãi chưa phục hồi. Vì thế Tổng thống Obama bị dư luận trong nước chê trách nhiều. Trong bối cảnh đó nhiều người Mỹ bắt đầu tranh cãi về vấn đề ông Obama theo chủ nghĩa gì ?
Thế đấy, khi thiên hạ thái bình thì chẳng ai quan tâm chuyện chủ nghĩa hoặc ý thức hệ, nhưng khi rối ren khủng hoảng thì người ta lại bới chuyện ấy ra, chắc là để tìm con dê thế tội.
Thời gian qua Tổng thống Obama chủ trương đưa ra các gói kích thích kinh tế, dùng tiền nhà nước giúp cứu các công ty gặp khó khăn trong ngành tài chính tiền tệ và công nghiệp (như AIG, GM …), qua đó tránh làm tăng nạn thất nghiệp. Ông tài trợ cho việc thực hiện chế độ mới về bảo hiểm y tế để người nghèo cũng mua được bảo hiểm, ông tài trợ cải cách giáo dục… Các chính khách bảo thủ phê phán cách làm ấy có màu sắc chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn việc chính phủ mua lại cổ phần công ty tư nhân bị lên án là nhà nước dúng tay quá sâu vào kinh tế tư doanh, tăng tác dụng quản lý của nhà nước đối với các công ty tư nhân đó. Obama còn chủ trương tăng thuế đánh vào tầng lớp người giàu chỉ chiếm 2% số dân nhưng lại sở hữu 60% của cải xã hội.

Người Trung Quốc bình luận về Diễn từ Nobel của Mạc Ngôn

Người Trung Quốc bình luận về Diễn từ Nobel của Mạc Ngôn

VHNA. Diễn từ Nobel mang tên « Người kể chuyện (Storyteller) » do Mạc Ngôn đọc tại Viện Hàn lâm Thụy Điển (Swedish Academy) hôm thứ bảy 8/12/2012 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc. Hầu hết giới nhà văn nước này đều ca ngợi sự khôn ngoan của Mạc Ngôn thể hiện trong bài nói ấy.
Trước tiên chủ nhân Nobel Văn 2012 nói về bà mẹ đã quá cố của mình, giới thiệu ông đã đi lên con đường văn học như thế nào, và giải thích về quá trình sáng tác mấy tác phẩm chính. Sau cùng ông dùng ba câu chuyện nhỏ để kết thúc bài nói ứng với chủ đề Người kể chuyện.
Bài nói ấy đã được dân mạng Trung Quốc hăng hái bàn thảo. Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn nghệ Thượng Hải Tào Nguyên Dũng nhận xét : Diễn từ này vừa là tổng kết sâu sắc cuộc đời văn học của Mạc Ngôn, vừa là lời giải đáp các vấn đề và chất vấn của dư luận đối với việc ông được tặng giải Nobel.
GS Đại học Bắc Kinh Trương Di Vũ cho rằng diễn từ thể hiện nối quan tâm lớn của tác giả đối với sinh mệnh con người cũng như với sáng tác văn học, thể hiện cá tính của Mạc Ngôn.Nhà văn nổi tiếng Diệp Khai, Phó TBT tạp chí Thu hoạch, tác giả « Mạc Ngôn bình truyện » thức suốt đêm theo dõi tường thuật tại chỗ Mạc Ngôn đọc diễn từ Nobel, sau đó nhanh chóng post lên mạng các nhận xét của mình. Ông cho rằng nỗi đau khổ, tính người, tình yêu, sự thông cảm và khoan dung là những từ khóa chính trong diễn từ Mạc Ngôn. Trước đó, Diệp Khai đã dự đoán chính xác Mạc Ngôn sẽ nhắc tới mẹ mình, vì bà là người quan trọng nhất trong đời ông ; hình ảnh bà từng xuất hiện hoàn chỉnh trong « Phong nhũ phì đồn ». Mẹ Mạc Ngôn là người từng trải lịch sử khổ đau của dân tộc Trung Quốc, cũng là tượng trưng của sự vất vả. Suốt đời bà sống thầm lặng, kiên cường, ngay thẳng, có lòng tự tôn, tốt bụng với mọi người, từng chịu rất nhiều tổn thương nhưng chưa hề làm tổn thương người khác. Hơn nữa bà còn là một tín đồ đạo Ki-tô, suốt đời hướng thiện, giữ được cõi lòng mình yên lành.

LIỆU CHÂU Á CÓ THỰC SỰ ĐI ĐẾN CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG HÒN ĐẢO?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
(The Economist). Tranh chấp xung quanh các quần đảo là một mối đe dọa nghiêm trọng đi với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực.
Những nước châu Á đúng là không nhìn thấy cả thế giới trong một hạt cát, nhưng họ đã nhận ra được những mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia tại các bãi đá nổi và đá ngầm nhỏ bé rải rác xung quanh bờ biển của họ. Mùa Hè này đã chứng kiến một chuỗi những tranh chấp trên biển liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Philíppin. Tháng 9/2012, đã xảy ra nhiều hơn những vụ nổi loạn chống Nhật tại các thành phố ở Trung Quốc do tranh chấp xung quanh một nhóm đảo không người ở mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Toyota và Honda đã đóng cửa các nhà máy của mình. Giữa giọng điệu nóng nảy từ hai phía, một tờ báo Trung Quốc đã đề xuất đầy hữu ích rằng nên bỏ qua con đường ngoại giao vô nghĩa và tiến thẳng đến trọng tâm bằng cách mang đến cho Nhật Bản một quả bom nguyên tử.
May mắn thay, đó chỉ là một lời nói phóng đại kỳ cục: Chính quyền tại Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu tranh chấp một cách muộn màng, nhận thức được những lợi ích kinh tế trong việc duy trì nền hòa bình, Điều này hoàn toàn nghe có vẻ rất hợp lý, cho đến khi người ta xét đến lịch sử – đặc biệt là mối tương đồng giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và của một nước Đức đế quốc trong một thế kỷ trước.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

NGUYÊN PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐOÀN DUY THÀNH: “…LÀM ĐẦY TỚ THẰNG DẠI THÌ CÒN KHỔ BIẾT BAO NHIÊU!”

Bác Đoàn Duy Thành có thời là Thủ trưởng của mình.

“Trong Hội nghị Trung ương sau đó, tôi đã nói về vấn đề Z30 suốt 2 tiếng liền. Tôi nói thẳng rằng làm như thế là trái đạo lý, mất nhân tâm, sai pháp luật, cản đường xây dựng, phát triển…Tôi phải nói căng như thế vì hội nghị Trung ương là cơ hội duy nhất. Nếu ở hội nghị Trung ương mà không ngăn được thì coi như muộn mất rồi, người dân sẽ phải gánh chịu một trận “bão táp” mới sau cải cách ruộng đất mà hậu quả chắc chắn là hết sức nặng nề.

Tôi nói xong, anh Phạm Hùng đứng bật lên, nói: Sáng tạo, rất sáng tạo, tôi ủng hộ anh Thành”. Sau mấy phút giải lao của hội nghị, không khí hội trường im bặt. Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng lên, chậm rãi nói: “Còn đồng chí nào nói đạo lý hơn đồng chí Thành nữa thì cứ phát biểu”. Lúc đó tôi biết anh Ba Duẩn đã ủng hộ mình rồi. Như vậy là câu chuyện về "Z30" đã kết thúc một cách không trống, không kèn.

Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó TT Chính phủ 

Nguyên Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành là người nổi tiếng với câu nói: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo quan điểm của ông, làm một “vị quan” tốt không khó, quan trọng là cái tâm của người “làm quan” với nhân dân, đất nước…. (Văn chương +)


- Thưa nguyên Phó TT Đoàn Duy Thành, ông xuất thân trong một gia đình nho giáo, cả cuộc đời luôn trăn trở chuyện làm người, làm quan sao cho tốt. Vậy suốt cuộc đời mình, ông có bao giờ đặt mục tiêu mình sẽ phải sống như thế nào và trở thành một vị quan như thế nào không?

Đoàn Duy Thành: Tôi nghĩ có những điều mà tôi muốn làm và nhất định phải làm trong cuộc đời tôi: nuôi sống mình – đó là điều bắt buộc; hai là tôi thấm nhuần đạo lý nho giáo “Bạc ư gia giả khởi hậu ư quốc hồ” (bạc với nhà thì không bao giờ tốt với nước được), cho nên với gia đình, từ cha mẹ, vợ con, tôi có thể khẳng định mình rất chu đáo. Một điều quan trọng nữa mà tôi luôn canh cánh trong lòng, từ khi giác ngộ cách mạng, đó là đưa đất nước phát triển vượt bậc. Đó là điều tôi luôn ao ước và nhất định sẽ thực hiện, nếu tôi có đủ quyền để làm. Dù là khi làm ở Hải Phòng hay sau này đã về Trung ương, tôi chưa bao giờ tranh quyền với ai. Nhưng khi “cờ đến tay”, tôi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội.

Khi tôi bị bắt ra Côn Đảo năm 1952, tôi 23 tuổi, ở trong tù tôi vẫn học liên tục, ngay cả lúc bị đánh đến sắp chết, tôi vẫn học. Có bạn tù bảo tôi anh nghỉ ngơi, giữ sức khỏe, không sắp chết đến nơi rồi, nhưng mà tôi vẫn quyết học. Tôi nghĩ đã là con người, mình phải làm những điều có ích. Tôi quan niệm con người sinh ra ai cũng phải có một cái nghề. Cái nghề của mình là cái nghề chính trị, thì phải làm thật tốt cái nghề đó. Tôi học vì muốn rằng động đến cái việc gì mà Đảng và Nhân dân giao phó, tôi cũng phải làm thật tốt. Người ta thường nói: “Làm đầy tớ thằng khôn, còn hơn làm thầy thằng dại”, tôi nói thêm với với anh em đồng chí rằng “làm đầy tớ thằng dại thì còn khổ biết bao nhiêu”. Vì câu nói này mà tôi từng bị lãnh đạo cấp trên hiểu nhầm. Họ nghĩ tôi nói họ. Nhưng thật ra, tôi nói câu đó là cho tôi. Tôi luôn nghĩ mình làm việc gì thì phải biết việc đó, vì thế tôi luôn học tập mọi lúc có thể, mọi cái có thể trong suốt cuộc đời mình. Tôi muốn khi tôi làm thủ trưởng, tôi duyệt một cái đề án nào đó, tôi phải hiểu cái đề án đó là như thế nào. Ví dụ tôi duyệt xây dựng cái cầu thì ít nhất tôi cũng phải hiểu độ tĩnh không là thế nào. Tôi nghĩ đất nước mình là nước nghèo, nếu ai lên giữ một trọng trách nào đó thì mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực mình được giao thì không biết bao giờ mới học và hiểu được công việc của mình để giúp dân. Tôi đi học tất cả những gì có thể, tích lũy nó trong lúc mình chưa có vị trí gì cả, để luôn sẵn sàng nhận mọi công việc được giao.

Tôi học đạo Nho nên luôn tâm niệm rằng, đã làm con người thì phải biết lo cho gia đình, cha mẹ, vợ con; đã làm quan thì phải lo cho dân, cho nước. Khi nào đất nước ổn định, giàu có, không còn người nghèo, pháp luật và các chính sách tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống, mọi người dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì bấy giờ mình mới có thể làm quan ngồi bàn giấy 8 tiếng mỗi ngày, giải quyết mọi việc theo pháp luật. Làm quan như thế thì quả là nhàn hạ, sung sướng. Nhưng với đất nước chúng ta, với những khó khăn đã và đang trải qua, nhiệm vụ làm quan là phải xây dựng đất nước vượt trội lên, để khỏi là một nước nghèo, nước nô lệ, lạc hậu, thì mình phải mất thì giờ lắm. Nếu bất cứ quan chức nào cũng nghĩ được điều đó, tôi tin đất nước sẽ phồn vinh, giàu mạnh, nhân dân sẽ hạnh phúc. Nhưng những người làm quan với tâm thế như thế bây giờ chỉ là một số ít. Còn hầu như chỉ coi đó là một cơ hội tiến thân, vun vén cho bản thân mình.

- Thời ông còn đương chức, ông là người có vẻ thường thích làm những việc khó. Sau ông Kim Ngọc, ông là người thực hiện khoán hộ ở Hải Phòng và được gọi là “ông Kim Ngọc ở Hải Phòng”, ông là người đã can đảm đưa ra đề xuất và thuyết phục các lãnh đạo Trung ương cho nhập 160 tấn vàng để giải quyết lạm phát phi mã. Khi làm những việc đó, có bao giờ ông nghĩ những việc làm đó có thể ảnh hưởng đến “cái ghế” của mình không?

Đoàn Duy Thành: Năm 1986, nước ta mất mùa liên tiếp, ta tự cô lập với thế giới bên ngoài, hàng hoá khan hiếm, lạm phát phi mã tới 780% năm. Nền kinh tế đất nước đang đứng trên bờ vực thẳm. Để kiềm chế lạm phát, các chuyên gia của WB và IMF dự kiến, Việt Nam cần phải có 1,7 - 3 tỷ USD. Tại thời điểm đó, số tiền vài tỷ đô là vượt quá khả năng của nền kinh tế. Trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, tôi đã cho nhập khẩu 160 tấn vàng.

Trong những năm 1969- 1972, khi học ở Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), ngoài bộ tư bản của Marx, tôi còn đọc nhiều tác phẩm của các nhà kinh tế học phương tây như: Adam Smith, Ricardo, Keynes. Đặc biệt, Keynes là một nhà khoa học trong lĩnh vực tiền tệ. Từ những cơ sở lý luận đó, vận dụng vào Việt Nam ở thời điểm đó tôi đã cho rằng, muốn kiềm chế lạm phát, phải tạo thêm lượng hàng hoá cho lưu thông, thêm nữa nhà nước phải có nguồn lực để can thiệp vào thị trường. Trong khi giá vàng thế giới chỉ tương đương với 1,4 triệu đồng/cây thì giá vàng trong nước đang ở mức hơn 4 triệu đồng. Nhập khẩu vàng vừa thu lợi cho ngân sách vừa góp phần làm giảm sự khan hiếm hàng hoá. Đây là một giải pháp có tính khả thi. Vì thế trong cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về kinh tế cuối năm 1987, tôi đã trình bày phương án kiềm chế lạm phát trong đó có việc cho nhập khẩu vàng bán lấy chênh lệch, giải quyết lạm phát. Giải pháp này lúc đó đã không được ủng hộ vì có ý kiến cho rằng “vàng chưa cần bằng lương thực…”.

Khi đó TBT Nguyễn Văn Linh không phản đối nhưng cũng không kết luận kiến nghị của tôi. Giờ giải lao, tôi trao đổi với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, sau khi thuyết phục được Chủ tịch Phạm Hùng, tôi gặp đồng chí Nguyễn Văn Linh và đã thuyết phục được TBT Nguyễn Văn Linh đồng ý. Trong vòng 2 năm, các đầu mối ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã nhập khẩu vàng với số lượng 160 tấn, một con số không tưởng thời điểm đó. Đây có thể coi là một chính sách vô cùng “phá cách” của ta trong hoàn cảnh lịch sử đó. Nhờ những chính sách linh hoạt như vậy, đến năm 1990, mức lạm phát chỉ còn 67%, giảm hơn 10 lần…Tôi đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú nhưng tôi vẫn rất coi trọng lý luận. Không có lý luận như người mù đi trong đêm, mò mẫm, thiếu định hướng không thể tiến nhanh tới đích. Tuy nhiên, hiểu lý luận một cách thấu đáo với đầy đủ bản chất khoa học mới là điều khó. Đã nhiều lần, tôi đề nghị với Bộ Chính trị là sau mấy chục năm đổi mới, nên sớm tổng kết thực tiễn của nền kinh tế thị trường. Đâu là thành tựu, đâu là thất bại cần phải có kết luận rõ ràng, đâu là khuyết điểm cần phải né tránh. Cần phải có một hoạch định dài hạn cho nhiều năm sau.

Tôi làm những việc mà tôi nghĩ là đúng, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế, chính trị, lý luận, khoa học và thực tiễn mà tôi đã được học và chưa bao giờ lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến cái ghế của mình. Đến ngày hôm nay khi không còn “cái ghế” nào, nhưng tôi vẫn luôn tự hào vì mình còn danh dự. Những việc tôi từng làm, không phải ai cũng ủng hộ ngay lúc đó, nhưng đến thời điểm này, không ai có thể nói tôi sai.

- Thưa ông Đoàn Duy Thành, theo như ông nói, làm quan chức tốt phải là người không vì lo cho “cái ghế” của mình mà bỏ qua quyền lợi đất nước. Nhưng bây giờ nhân dân thấy hiếm có quan chức nào lo cho nước, cho dân trước khi lo cho mình. Cá nhân ông ông định nghĩa thế nào là một quan chức tốt? Và làm quan chức tốt, theo ông có phải là một việc khó?

Đoàn Duy Thành: Làm quan chức tốt thì có gì là khó, chỉ là mình có lòng để làm việc đó hay không thôi. Một quan chức tốt thứ nhất là một người phải học hành, có kiến thức hơn người, như thế mới quản lý được người ta. Hai là không vun vén lợi ích cá nhân, không tham nhũng. Chỉ cần như thế, anh đã lôi kéo được nhân dân theo mình. Tôi dám chắc không một người dân nào phản đối Đảng Cộng sản, phản đối các quan chức, các đảng viên, nếu như tất cả họ đều có được lợi ích khi đi theo Đảng. Còn nay nhiều người dân không tin Đảng, vì nhiều cán bộ quan chức, đảng viên thì giàu như thế, mà dân thì nghèo quá….Các cụ xưa có câu, “nước lên thì thuyền lên”, tôi thấy rất chính xác. Dân ta no ấm, thì Đảng ta mới vững mạnh. Nếu chúng ta phản bội lại nhân dân, không thực hiện được những lời hứa với nhân dân, nhân dân sẽ quay lưng với chúng ta.

- Không phải đến bây giờ mà từ khi Đảng mới lên nắm chính quyền, vẫn tồn tại trong xã hội những vụ án tham nhũng. Nhưng ngày đó người ta có tham nhũng, cũng chỉ là tham nhũng ít lương thực, thực phẩm, tham nhũng vài trăm viên gạch để về xây nhà – những cái đó mà giờ gọi là tham nhũng, chắc nhiều người sẽ buồn cười. Vì quan chức bây giờ, tham nhũng hàng trăm triệu, hàng tỷ, hàng chục tỷ hoặc hơn thế. Nếu làm quan chức dễ như ông nói, thì tại sao bây giờ chúng ta có quá ít quan chức tốt và quá nhiều quan chức tham nhũng?

Đoàn Duy Thành: Sẽ dễ nếu như mỗi người làm quan xác định được điều đó. Quan chức của ta hiện này có nhiều người hủ hóa, tham nhũng vì chúng ta đã không giải quyết được căn bệnh lòng tham không đáy. Bản chất của lòng tham là cái tự nhiên trong mỗi con người: lòng tham được sống no ấm, hạnh phúc, học hành; lòng tham lo cho gia đình, vợ con….Lòng tham là cái thúc đẩy xã hội phát triển. Mầm mống của lòng tham đã xuất hiện trong hệ thống quan chức nước ta từ nhiều năm nay, nhưng chúng ta đã không mạnh tay giải quyết nó ngay. Nếu các lãnh đạo hiểu bản chất của lòng tham để kích động lòng tham, hướng họ vào những việc tốt, biến cái tham trở thành động lực để làm việc, để phát triển, thì đất nước sẽ phát triển. Ngày xưa quan chức tham nhũng 1 đồng, còn bây giờ người ta tham nhũng hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng , mà không hề run tay, là vì hệ thống pháp luật của chúng ta có quá nhiều kẽ hở khuyến khích lòng tham phát triển theo hướng có hại. Khi tôi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu của ta đạt khoảng 560 triệu USD. Giờ đây, con số này là trên dưới 100 tỷ USD. Nếu trong điều kiện phát triển kinh tế như thế, mà chúng ta có quá nhiều kẽ hở, từ quản lý kinh tế đến đất đai (đặc biệt là đất đai) thì chúng ta sẽ tạo điều kiện cho lòng tham phát triển, làm hỏng các cán bộ lãnh đạo của ta.

- Nhân nói đến chuyện đất đai, năm vừa qua, Hải Phòng đã khiến dư luận cả nước xôn xao với vụ án đất đai của ông Đoàn Văn Vươn. Ông từng là Bí thư của Hải Phòng và tôi biết ông đã từng giải quyết rất hợp tình hợp lý vụ Z30 – một chỉ thị liên quan đến nhà cửa, đất đai gây nhiều tranh cãi và suýt nữa đã gây ra sai lầm nghiêm trọng nếu như không kịp thời ngăn lại – mà ông chính là người quyết liệt phản đối chỉ thị đó?

Đoàn Duy Thành: Lúc đó đang giữa thời kỳ xây dựng đất nước, Hải Phòng là công trường sôi động nhất của cả nước. Sau khi trung ương cho Hải Phòng thực hiện "khoán sản phẩm trong nông nghiệp" vào cuối năm 1980, Hải Phòng tiếp tục quai đê lấn biển, phát triển giao thông, mở mang đô thị... Như được "cởi trói", nhân dân rất hồ hởi, say sưa lao động. Đời sống kinh tế khá lên, có người dân đã xây được nhà 2 – 3 tầng. Năm 1983, lúc đó tôi đang là bí thư Hải Phòng. Đùng một cái xuất hiện chỉ thị “Z30”. Hà Nội là nơi triển khai đầu tiên. Lúc Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp bàn về "Z30" thì Hà Nội đang triển khai. Chỉ thị “Z30” yêu cầu tịch thu những ngôi nhà 2 – 3 tầng trở lên được xây dựng từ đầu năm 1980. Nếu thực hiện theo chỉ thị, Hải Phòng có cỡ khoảng 1000 nhà vào diện tịch thu. Thời điểm đó, có mấy anh thủy thủ xây nhà to hai, ba tầng đều thuộc diện phải tịch thu cả. Một số anh trong số đó rất sợ. Hôm tôi đến dự tổng kết ở Công ty VOSCO, khi nói chuyện, anh em lo lắng hỏi tôi Hải Phòng có tịch thu tài sản như ở Hà Nội không. Tôi trả lời là Hải Phòng sẽ không làm và tôi sẽ nói rõ chuyện này ở hội nghị Trung ương sắp tới. Tôi còn khuyên anh em là tiết kiệm được tiền cần xây nhà cao và đẹp hơn nữa. Anh em thủy thủ vui lắm. Thấy Hải Phòng không thực hiện, Bộ Nội vụ gọi Giám đốc Công an Hải Phòng lên phê bình. Nhưng tôi kiên quyết giữ vững quan điểm của mình. Tôi nghĩ thế này, chúng ta vào sinh ra tử để giành độc lập dân tộc, để sau khi có độc lập và thống nhất rồi thì tìm cách phát triển kinh tế, đem lại cơm no áo ấm cho nhân dân. Vậy mà giữa lúc nhân dân đang hăng hái xây đắp cơ đồ của thành phố, đang cố gắng vượt qua thời kỳ rất khó khăn của kinh tế đất nước thì cớ sao lại thực hiện cái chỉ thị vô lý như vậy?

Hơn nữa là một chỉ thị quan trọng mà chỉ có yêu cầu truyền miệng, không có văn bản chỉ đạo chính thức. Tôi không cho Hải Phòng làm. Anh Nguyễn Văn An, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh cũng có chung quan điểm với tôi. Tôi có nói với anh An: “Cho dù mất mọi chức vụ trong Đảng và Chính quyền, thì tôi cũng phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ nhân dân”. Hôm đó về đến nhà, tôi trằn trọc không ngủ được, vợ tôi hỏi “Anh định đương đầu đến bao giờ?”. Tôi trả lời: ‘Tôi sẽ đương đầu đến khi không còn cái đầu này”. Trong Hội nghị Trung ương sau đó, tôi đã nói về vấn đề Z30 suốt 2 tiếng liền. Tôi nói thẳng rằng làm như thế là trái đạo lý, mất nhân tâm, sai pháp luật, cản đường xây dựng, phát triển…Tôi phải nói căng như thế vì hội nghị Trung ương là cơ hội duy nhất. Nếu ở hội nghị Trung ương mà không ngăn được thì coi như muộn mất rồi, người dân sẽ phải gánh chịu một trận “bão táp” mới sau cải cách ruộng đất mà hậu quả chắc chắn là hết sức nặng nề.

Tôi nói xong, anh Phạm Hùng đứng bật lên, nói: Sáng tạo, rất sáng tạo, tôi ủng hộ anh Thành”. Sau mấy phút giải lao của hội nghị, không khí hội trường im bặt. Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng lên, chậm rãi nói: “Còn đồng chí nào nói đạo lý hơn đồng chí Thành nữa thì cứ phát biểu”. Lúc đó tôi biết anh Ba Duẩn đã ủng hộ mình rồi. Như vậy là câu chuyện về "Z30" đã kết thúc một cách không trống, không kèn. Từ đó về sau này, không ai nhắc lại nữa, không nơi nào thực hiện, cũng không ai nói thêm gì nữa. Đến năm 1991, trong Hội nghị Trung ương, đồng chí Phạm Hưng, Chánh án TAND Tối cao nhắc lại chuyện này đã nói: “Chỉ thị Z30 đã chết rét”!

Theo tôi, với việc kiên quyết không thực hiện "Z30", chúng ta đã vượt qua được một rào cản để đi đến đổi mới. Nếu chúng ta thực hiện toàn diện "Z30" vào thời điểm đó thì chẳng ai còn dám làm giàu nữa. Tôi từng hỏi các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy Hải Phòng là các anh ở đây có ai không muốn ăn ngon, mặc đẹp không? Nếu các anh cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp thì tại sao các anh lại không khuyến khích dân làm giàu? Câu chuyện về "Z30" luôn nhắc nhở chúng ta, nhất là những người cầm quyền, khi đụng đến quyền lợi của dân phải hết sức minh bạch, công khai, bởi mọi việc làm chúng ta là do dân, vì dân cơ mà. Tôi vì dân mới làm cách mạng. Nếu làm hại dân, làm khổ dân, tôi việc gì phải làm quan.

- Ông là một người thẳng thắn, trong cuộc đời mình, đã bao giờ sự thẳng thắn của ông khiến ông gặp “tai nạn” trong nghiệp làm quan của mình không?

Đoàn Duy Thành: Rất nhiều lần. Như chuyện tôi hay nói câu “Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Làm đầy tớ thằng dại thì còn khổ biết bao nhiêu”. Khi đó một lãnh đạo cấp trên của tôi nghe được câu đó đã tỏ ý trách cứ tôi, cho rằng tôi ám chỉ anh. Nhưng thực sự thì tôi không ám chỉ ai cả. Tôi chỉ nhắc nhở mình như thế, nhưng người lãnh đạo nghe lại hiểu sang chuyện khác. Còn nhiều chuyện nữa mà trong phạm vi một bài phỏng vấn không dễ kể ra.

- Thẳng thắn sẽ khó được lòng cấp trên - đó có phải là lý do mà nhiều người bây giờ cho rằng muốn thăng quan tiến chức thì phải biết luồn cúi, xu nịnh, biết “vo ve”?

Đoàn Duy Thành: Tôi nghĩ cái đó bây giờ đã thành trào lưu. Còn thời chúng tôi, không bao giờ có chuyện đó. Không bao giờ có chuyện chúng tôi đút lót để lên chức này chức kia. Chúng tôi thực hiện việc đó từ trên xuống dưới, nên không bao giờ có những việc khuất tất. Thời tôi còn đương chức, có nhiều người đến gặp tôi tìm cách đưa phong bì, tôi làm hẳn một cái văn bản yêu cầu “nếu các đồng chí còn tiếp tục mang phong bì đến, thì hãy làm cho tôi một cái két ngay tại đây!”. Tôi còn ra văn bản chỉ thị các cấp không ai được được nhận phong bì từ năm 1980. Từ sau đó không còn ai dám cư xử như thế nữa.

- Nhìn lại cuộc đời quan chức của mình, ông thấy mình đã học được những gì, đã làm được những gì thành công nhất?

Đoàn Duy Thành: Tôi nghĩ cái thành công nhất của mình là tôi đã nghĩ tôi làm gì, thì tôi sẽ làm được việc đó và thu được thành công với nó. Vì trước khi làm bất cứ việc gì, tôi cũng chuẩn bị kiến thức rất kỹ lưỡng để làm việc đó. Từ thời bao cấp, tôi đã nghiên cứu rất kỹ về kinh tế thị trường, nên khi bắt tay vào làm kinh tế, tôi tự tin mình đã làm rất tốt.

- Tôi được biết, ông đã có công rất lớn trong việc xây dựng Phòng thương mại Việt Nam (VCCI) trở nên vững mạnh như hiện nay. Lúc ông bước về VCCI và rời khỏi đó sau 10 gắn bó, VCCI đã thay đổi như thế nào?

Đoàn Duy Thành: VCCI nằm trong Bộ Ngoại thương, do chính Bác Hồ ký quyết định thành lập, với nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp quan hệ với các khu vực kinh tế tư bản. Đây có lẽ là một quyết định khá táo bạo trong thời kỳ đó. Tuy nhiên sau đó trong một thời gian dài cho đến trước khi tôi về, hoạt động của VCCI chưa thành công.

Trước đó sau khi rời khỏi cương vị Phó Thủ tướng, tôi về làm Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương. Sau hơn 1 năm làm ở viện, thu được thành công, thì tôi được yêu cầu về làm VCCI do lời đề nghị của anh Sáu Dân (Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Tôi có nói: “Tôi không cần quyền chức, nhưng nếu các anh muốn tôi làm, thì việc gì khó nhất, tôi sẽ làm”. Bấy giờ VCCI bắt đầu tách ra khỏi Bộ Ngoại thương, chẳng có gì ngoài trụ sở 33 Bà Triệu cùng chung với mấy cơ quan khác, nhân lực của VCCI chỉ có vài ba chục người.

Dù thế, tôi vẫn rất tự tin. Tôi tin mình có đủ trình độ để thành công. Như khi tôi rời Hải Phòng lên Trung ương năm 1986, dự trữ của Hải Phòng là 2 triệu USD và 2 vạn tấn gạo, đó là một con số rất lớn trong hoàn cảnh các địa phương cả nước còn nghèo. Tôi lên làm Phó Thủ tướng, đi kiểm tra ngân hàng, có hơn 1 triệu USD, trong khi Hải Phòng có hơn 2 triệu. Anh Phạm Hùng có lần trêu tôi “Ông Thành nhìn đâu cũng ra tiền”. Sở dĩ tôi làm được điều đó vì tôi luôn tiết kiệm từng xu để làm giàu. Có lần tôi có 10 kg quế do anh Hoàng Minh Thắng gửi cho, giá 82 USD/ 1kg. Tôi bán đi, xây cho Đồ Sơn một cái hệ thống máy bơm nước, đến giờ vẫn còn.

Khi về VCCI, tôi chẳng có gì, nhưng tôi không ngại việc. Tôi xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng con người. Tôi quan niệm “con cá sống vì nước, VCCI sống vì doanh nghiệp”, VCCI có doanh nghiệp mới sống vì thế VCCI phải có nhiệm vụ làm tất cả những gì có lợi nhất cho doanh nghiệp, đó cũng là làm lợi cho đất nước. Vì quan niệm thế, tôi thành công. Từ trụ sở ban đầu ở 33 Bà Triệu, sau khi tôi rời khỏi VCCI, VCCI đã có 8 tòa nhà cao tầng làm trụ sở ở các địa phương, cộng với rất nhiều vốn liếng, các phương tiện và các mối quan hệ kinh tế. Ví dụ như trụ sở số 9 Đào Duy Anh, tôi đã xây với 10.000 cây vàng, nhưng không xin chính phủ một đồng nào. Tôi tăng lương cho các cán bộ cấp tương đương vụ phó trở xuống lên 4 lần, còn vụ trưởng trở nên tăng lương 2 lần. Không ai được phép tham nhũng. Nếu tham nhũng tôi sẽ xử lý. Trong giai đoạn đó, những nước đầu tư Việt Nam, từ Mỹ đến Hàn Quốc đến Đài Loan, Nhật Bản… đều qua VCCI để xúc tiến đầu tư ở Việt Nam. Sau 2 nhiệm kỳ, tôi nghỉ hưu, người kế nhiệm tôi ở VCCI đã tiếp quản một VCCI hoàn toàn khác.

- Trong mấy năm vừa qua, tôi đã từng chứng kiến rất nhiều quy định, đề xuất phi lý đến hài hước của các Bộ- Ngành như là: cấm người cao dưới 1m45, nặng dưới 40kg đi xe máy, cấm bán thịt lợn sau 8 giờ giết mổ; hoặc cấm xe máy biển chẵn đi ngày lẻ, xe máy biển lẻ đi ngày chẵn. Thưa ông, những chuyện đó, dù là một người dân bình thường, chẳng được học hành là bao nghe qua cũng thấy nhiều điều không ổn, không phù hợp với thực tế cuộc sống. Vậy mà không hiểu sao các quan chức ký những quyết định này và những người tham mưu cho họ đều không nhận ra. Dĩ nhiên những quy định này sau đó đã “chết yểu”. Nhưng một người luôn quan niệm là quan chức thì phải học hỏi, phải động não, làm việc gì cũng phải có tư duy như ông, ông có cảm thấy bức xúc khi biết những quy định đó?
Đoàn Duy Thành: Những chuyện đó tôi đều cảm thấy không hài lòng. Cả chuyện độc quyền vàng SJC tôi cũng không bằng lòng. Gần đây, những quy định của Bộ Giao thông về thuế hạn chế phương tiện chẳng hạn, tôi cũng không đồng tình. Tôi cho rằng những cán bộ đưa ra những phương án này vừa thiếu trình độ, thiếu tư duy, vừa không hiểu văn hóa xã hội, vừa thể hiện sự quan liêu. Khi còn làm Bí thư Hải Phòng, trong 4 năm 3 tháng, tôi ra 46 nghị quyết, nhưng không nghị quyết nào tôi ra khi chưa có thực tiễn. Tất cả các nghị quyết tôi đều cho lấy kinh nghiệm thực tiễn, tiếp thu ý kiến nhân dân, nếu thành công, nếu được đồng tình ủng hộ rồi mới phát triển thành văn bản chính thức. Có nhiều cán bộ làm luật hiện nay cứ nghĩ gì trong đầu là đưa thành văn bản, chẳng hề có kinh nghiệm thực tiễn, cũng không hề quan tâm đến suy nghĩ của nhân dân. Và kết qủa là như thế!

- Vậy nhìn vào những văn bản “kinh điển” đã được đưa ra thời gian qua, ông có thấy báo động về trình độ quan chức hiện nay? Với “trình độ” đó, họ sẽ làm được gì cho đất nước?
Đoàn Duy Thành: Họ sẽ làm mất tín nhiệm với nhân dân. Đó là điều nguy hiểm nhất.

- Hôm vừa rồi tôi có đọc một bài báo, trong đó đưa ra số liệu điều tra, 50% số vụ kiện tụng đất đai của chúng ta hiện nay đã giải quyết sai, đi ngược lại quy định pháp luật và quyền lợi nhân dân. Chuyện đất đai, như ông nói lúc nãy, là môi trường rất dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, cũng dễ xảy ra những mâu thuẫn và sự phản ứng của nhân dân với chính quyền. Không đâu xa, những vụ việc đã xảy ra như vụ đất đai ở Tiên Lãng hay vụ đất đai của nông dân Văn Giang – Hưng Yên đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực của nhân dân. Vậy luật đất đai của chúng ta đã có những sơ hở gì để dẫn đến những bất cập trong giải quyết chính sách đất đai hiện nay?
Đoàn Duy Thành: Tôi chỉ nói ngắn gọn thế này: một bộ phận quan chức của chúng ta đã chiếm dụng đất đai của nhân dân, không phải bằng roi vọt như thực dân phong kiến ngày xưa mà bằng những văn bản “cộp mác” chính quyền một cách rất “nhẹ nhàng, êm ấm”, không đổ mồ hôi, nước mắt nhưng thu lợi nhuận kinh khủng.

- Qua chuyện Z30 mà ông chia sẻ, tôi tin ông rất có tâm huyết với việc bảo vệ quyền lợi nhân dân, mà cụ thể nhất là vấn đề đất đai, vậy khi nhìn vào con số 50% những vụ kiện tụng đất đai bị giải quyết sai, khiến cho nhân dân thiệt thòi, ông có cảm thấy giật mình?

Đoàn Duy Thành: Tôi đã giật mình lâu rồi chứ không phải hôm nay mới giật mình. Và tôi cũng đã góp ý rất nhiều lần. Nếu chúng ta không thay đổi suy nghĩ, không thay đổi tư duy, thì nguy hiểm sẽ đến. Nhân dân đi theo chúng ta vì mong bớt khổ, họ hi sinh vì nghĩ gia đình họ sẽ hạnh phúc, sung sướng. Nếu chúng ta không làm được điều đó, khác gì chúng ta lừa dối nhân dân.

- Vậy từ những sự cố trong vụ Tiên Lãng (Hải Phòng) và vụ Văn Giang (Hưng Yên), khoan hãy nói chung ta sai hay đúng trong việc đưa ra những văn bản đó, chỉ cần nói đến chuyện chúng ta đã ứng xử với nhân dân trong từng trường hợp cụ thể đó, ông nghĩ cách ứng xử của cán bộ, của chính quyền với dân đã đúng chưa?

Đoàn Duy Thành: Chúng ta đã có những ứng xử cứng nhắc và không cần thiết. Tôi luôn tin sự mềm mỏng sẽ mang đến những kết quả tích cực hơn. Khi tôi còn ở Hải Phòng, lúc đó Hải Phòng có chính sách giải tỏa đất đai khu vực chợ Sắt, nhưng có một số hộ không đi. Tôi viết một lá thư chung cho các hộ, đăng trên báo Hải Phòng. Một lá thư rất nhẹ nhàng thôi, thế là họ đi. Trước đó tôi đã xây dựng khu nhà đền bù trước ở khu vực Trại Chuối rồi cho dân đến xem. Họ đến thấy ổn, lại nghe lời tôi nói sự hi sinh của họ sẽ góp phần đóng góp cho thành phố sạch đẹp, thế là họ đi. Hôm tôi xuống thăm tình hình xem chuyện di dời đến đâu, có một số anh em công an ngăn tôi, vì ngộ nhỡ có ai quá khích phản đối, nhưng tôi gạt đi. Tôi nói nhân dân đồng tình đi, chứ tôi không ép. Và đúng là không ai phản kháng quá khích. Tôi đến thăm còn được nhân dân mời uống nước chè. Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì họ được 2 cái: được đền bù thỏa đáng về vật chất và được khích lệ về tinh thần. Để làm được việc đó, quan trọng nhất là cái tâm của người lãnh đạo. Nếu vì dân sẽ làm được.

- Trong diễn biến gần đây của vụ Văn Giang – Hưng Yên, nguyên Thứ trưởng Bộ TN – MT Đặng Hùng Võ đã đối thoại với bà con Văn Giang – Hưng Yên và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước bà con nếu bản thân mình đã đưa ra quyết định nào đó sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con nhân dân. Câu chuyện trên đã gây ra sự chú ý lớn với dư luận. Không phải chính khách nào khi đã “hạ cánh an toàn” cũng đủ can đảm đứng lên nhận trách nhiệm về những việc họ đã làm khi còn đương chức. Ông đánh giá thế nào về hành động đó?

Đoàn Duy Thành: Tôi hoàn toàn ủng hộ hành động đó và đúng là chẳng phải quan chức nào của ta cũng dũng cảm làm thế.

- Ở ta, không ít quan chức bị phát hiện sai phạm hầu như nặng lắm là “hạ cánh an toàn”, hiếm hoi có trường hợp nào bị xử lý trước pháp luật và nếu có, mức án cũng chưa đảm bảo tính răn đe. Ở nhiều nước, quan chức khi làm sai sẽ biết nhận lỗi trước nhân dân, biết từ chức. Nếu sai phạm nghiêm trọng hơn, họ sẽ bị điều tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa là mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật, tinh thần “thượng tôn pháp luật” luôn được đặt lên hàng đầu. Đã đến lúc quan chức của chúng ta cũng phải biết xin lỗi, biết từ chức, biết chịu trách nhiệm trước pháp luật chưa thưa ông?
Đoàn Duy Thành: Pháp luật do con người làm ra. Nếu người làm ra luật không tuân theo pháp luật, thì pháp luật cũng sẽ là vô nghĩa. “Thượng bất chính, hạ tất loạn” – các cụ ta xưa đã nói. Muốn có sự nghiêm chỉnh tuyệt đối, các quan chức lớn phải làm gương cho các quan chức nhỏ hơn. Còn nếu không mọi việc sẽ vô nghĩa. Chuyện này nói nhiều lắm rồi, nói mãi thì khô miệng, đau họng, khản cổ! Tôi nghĩ người làm cán bộ lãnh đạo nhất định phải biết “tri sĩ”!

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!












LAN HƯƠNG (thực hiện, nguồn: báo Nghệ Thuật Mới số 11, 12/2012; VC+)

Ai đủ sức quản DNNN?

Ai đủ sức quản DNNN?

 Sau 7 năm ra đời, SCIC quản lý vốn Nhà nước ở trên 900 công ty vẫn bị đánh giá là chưa dược như mong muốn. Liệu rằng, một Ủy ban mới thành lập có thể đủ sức quản nổi DNNN, khu vực chiếm tới 27,5% GDP hiện nay?. Vậy mô hình nào phù hợp để quản các ông lớn DNNN?.
“Chưa quản được mẹ khó quản nổi cháu”
Bộ Tài chính mới cho hay, Ngân sách Nhà nước vẫn chưa thu xu nào từ cổ tức của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mà đang để lại cho DN này hoạt động. Mặc dù, quy định hiện hành là các khoản lợi có được từ vốn Nhà nước phải được nộp về Ngân sách.
Ông Bùi Văn Dũng, Trưởng Ban cải cách và phát triển DN, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, SCIC vẫn chưa có kinh nghiệm thực hiện chức năng chủ sở hữu mà chủ yếu là việc kinh doanh vốn Nhà nước. “Siêu” tổng công ty này vẫn chưa chứng minh được là hiệu quả hơn trong việc thực hiện chức năng trên so với các công ty mẹ tại các Tập đoàn, Tổng công ty hiện nay.

Chưa ngã ngũ quyền dự trữ ngoại tệ của người dân

Chưa ngã ngũ quyền dự trữ ngoại tệ của người dân

Đồng tình hạn chế việc dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội lo ngại nếu cấm dự trữ ngoại tệ sẽ ảnh hưởng việc thu hút kiều hối cũng như quyền dự trữ ngoại tệ hợp pháp của người dân.
Thắt chặt quản lý ngoại hối
Việc hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân vừa được đưa ra bàn luận sôi nổi tại phiên họp Thường vụ Quốc hội về Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi chiều này 13/12. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước khi đề nghị sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối hiện hành là hạn chế giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 22, dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung các hoạt động báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thoả thuận không được thực hiện bằng ngoại hối. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đồng tình quan điểm siết tình trạng đôla hóa, các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển không đồng tình với Ủy ban Kinh tế khi cấm toàn bộ. "Về điểm hạn chế quyền công dân khi có ngoại tệ, theo tôi hiểu nếu có ngoại tệ thì dứt khoát phải gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên Ủy an Tài chính Ngân sách cho là không cần thiết. Theo tôi chỉ cần cấm tiêu ngoại tệ chứ không có căn cứ gì hạn chế quyền dự trữ", ông Hiển phân tích.

Thương vợ vì phải bôn ba với 'cơm áo gạo tiền'

Thương vợ vì phải bôn ba với 'cơm áo gạo tiền'

Anh hiểu và thương em nhiều lắm. Hàng đêm khi trời đã về khuya anh nằm và nghĩ tới em sao nước mắt cứ lăn dài trên má. Ngày anh tiễn em ra sân bay, khi em đi rồi anh mới thấy lòng mình hụt hẫng và trống rỗng bao nhiêu.
Gửi vợ yêu!
Vậy là em đã xa anh và con được 11 tháng 3 ngày rồi phải không em? Khoảng thời gian này không dài nhưng cũng không phải là ngắn với những người đang mong đợi một người nào đó có phải không em? Anh biết vì cuộc sống cơm áo gạo tiền mà em phải xa anh và con, đó là một thiệt thòi lớn của em. Anh hiểu và thương em nhiều lắm. Hàng đêm khi trời đã về khuya anh nằm và nghĩ tới em sao nước mắt cứ lăn dài trên má anh. Ngày anh tiễn em ra sân bay, khi em đi rồi anh mới thấy lòng mình hụt hẫng và trống rỗng bao nhiêu.
Khi anh lên taxi trở về nhà, anh chỉ biết khóc thôi bà xã à. Những ngày tháng không em có lẽ đó là những ngày tháng buồn nhất trong cuộc đời anh. Có những lúc anh muốn buông xuôi tất cả nhưng khi nghĩ tới em và con đã tiếp cho anh một sức mạnh phi thường. Anh phải cố gắng lên, cố gắng sống thật tốt để đợi em về.
Em bên đó, nước Nhật xa xôi nay đã vào mùa đông rồi, trời sẽ lạnh lắm. Em phải mặc ấm vào vào, anh và con ở nhà đợi em. Anh một lòng một dạ chung thủy đợi vợ yêu của anh về. Hai năm 27 ngày nữa thôi là em lại về bên anh và con rồi. Em về anh sẽ không bao giờ để em phải xa anh và con một lần nào nữa đâu. Vợ chồng mình có những lúc bất đồng quan điểm, tính anh lại nóng nữa nên anh đã làm bà xã buồn.

Người đàn bà đẹp bỏ chồng con, theo trai

Người đàn bà đẹp bỏ chồng con, theo trai


Thấy chàng trai và cô gái tầm 20 tuổi, tôi gần như như khuỵu xuống, chân tay bủn rủn. Nhiều năm không gặp lại, nhưng tôi vẫn nhận ngay ra đó là các con tôi, những đứa con tôi đã đành lòng vứt bỏ...
LTS: Ở tuổi ngoài 40, Hoàng Thúy Vy vẫn là một người đàn bà nhan sắc rực rỡ, bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thời gian. Cuộc đời chỉ sóng gió và nhiều cay đắng. Nhưng ngay cả trong bộ quần áo tù nhân, chị vẫn khiến nhiều người phải ngoái lại nhìn. Mắt chị đẹp nhưng nụ cười thì buồn. Chị bảo đàn bà tuổi Kỷ Dậu như chị ít ai sướng được. Nhưng chị vẫn biết rằng mình là một người đàn bà may mắn, vì sau rất nhiều lỗi lầm đã gây ra, chị vẫn nhận được tình yêu thương và sự tha thứ của những đứa con bé nhỏ của mình, những đứa con chị đã đành lòng dứt bỏ để chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Tôi đã từ bỏ chồng con như một người đàn bà tồi tệ nhất
Ngày còn trẻ, tôi lúc nào cũng là hoa khôi của vùng. Những lúc tôi soi gương, làm dáng, mẹ vẫn nhìn vào ánh mắt tôi, nhìn vào nụ cười của tôi mà thở dài. Bà bảo rằng, đàn bà có đôi mắt đó, nụ cười đó thì không bao giờ sướng được. Khi đó tôi chưa hiểu những điều mẹ nói, chỉ cười cười nhìn mẹ và trêu mẹ sao mà hay nghĩ ngợi lung tung.
Tôi có mối tình đầu năm 19 tuổi. Người yêu tôi là một anh bộ đội cao to, đẹp trai. Ngày đó, trong đôi mắt mơ mộng của thiếu nữ, tôi thấy người yêu mình là tuyệt vời nhất, giỏi giang nhất, vĩ đại nhất. Anh ấy lại yêu và chiều tôi, nâng niu tôi như nâng niu một bông hoa đẹp. Tôi thường tự hào sánh bước cùng anh đi lại trên những con đường quanh nhà, để bạn bè và hàng xóm xung quanh tha hồ mà xì xào bàn tán, ngưỡng mộ. Tôi vẫn thường khoe với bạn bè về sự chăm sóc mà anh dành cho tôi, để lũ bạn ngồi nhìn tôi ghen tị và thèm muốn. Tôi hạnh phúc với tình yêu đó nên 20 tuổi, tôi đã lên xe hoa về nhà chồng, lòng đầy tự hào vì nghĩ rằng mình là người đàn bà may mắn nhất thế giới.

Bán sách qua mạng ở Mỹ vẫn phải nộp thuế ở Việt Nam

Bán sách qua mạng ở Mỹ vẫn phải nộp thuế ở Việt Nam
Hồng Ngọc thực hiện
(TBKTSG Online) – Thời gian gần đây có một số cá nhân là người Việt Nam có phát sinh thu nhập ở nước ngoài, trong đó có trường hợp bán sách qua mạng Internet trên toàn cầu nhưng nhà mạng này lại có trụ sở ở Mỹ. Liệu những trường hợp này có phải nộp thuế cho thu nhập phát sinh ở nước ngoài hay không?
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi nhanh qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Thịnh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thuế và ông Thịnh khẳng định, người Việt Nam có thời gian cư trú tại Việt Nam trên 183 ngày thì khi sang Mỹ có phát sinh thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào và bất cứ ở đâu vẫn phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế Việt Nam.
- TBKTSG Online: Thưa ông! Nếu như có trường hợp người Việt Nam bán sách qua mạng ở nước ngoài thì họ có kê khai nộp thuế tại Việt Nam hay không?
Ông Nguyễn Đức Thịnh: Nói đến thuế thì chúng ta đừng quá quan trọng chuyện quốc tịch, mà nên quan tâm tới thời gian cư trú. Nếu một cá nhân, bất kỳ là người Việt Nam hay người nước ngoài mà có thời gian cư trú tại Việt Nam trên 6 tháng (cụ thể là trên 183 ngày) thì được xem là đối tượng cư trú tại Việt Nam và có nghĩa vụ kê khai nộp thuế thu nhập phát sinh trên toàn cầu mà ngôn ngữ thuế gọi là “thu nhập toàn cầu”.
Thu nhập toàn cầu ở đây được hiểu là phát sinh ở bất cứ đâu và tôi xin nói lại là một khi anh đã cư trú ở Việt Nam trên 183 ngày thì đều phải kê khai, nộp thuế tại Việt Nam.

Tướng Phạm Tuân bật mí kế hoạch đánh úp B52


VnMedia) - “Trận đánh B52 của tôi rất nhanh, tiếp cận B52 chưa đầy một phút. Khi tiếp cận đằng sau B52 với tốc độ rất cao, 1.500 km/h so với tốc độ của B52 là 900 km/h nên đã vượt qua tất cả”, Trung tướng Phạm Tuân kể.
Vén màn bí mật "siêu" súng trường bắn rơi B52

Xung quanh thắng lợi lịch sử của Điện Biên Phủ trên không, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyên Phi công đoàn Không quân Sao Đỏ Phạm Tuân đã có những chia sẻ thú vị về phương pháp đánh B52 của lực lượng không quân của ta thời bấy giờ tại buổi toạ đàm 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không được tổ chức ngày 10/12 tại Hà Nội.- Là một trong những phi công đã có mặt ngay từ những ngày đầu chiến đấu với B.52 và đã từng nghiên cứu về loại máy bay này. Theo ông, B.52 có thực sự nguy hiểm?B52 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa, cự ly bay hàng chục ngàn km, mang tới 30 tấn bom, xen kẽ bom tấn, bom tạ, bom bi, một tốp 3 chiếc B52 có thể san bằng diện tích 2km2. Vì vậy, B52 được dùng để ném bom chiến lược các mục tiêu diện rộng sân bay, thành phố, trung tâm chính trị, bến cảng và khi bị đánh thì hầu như các mục tiêu bị phá hủy. 

Người Việt Nam 'vô cảm", đúng hay sai?


VnMedia)- Theo thống kê của một cuộc khảo sát độc lập, Việt Nam đứng thứ 13/150 quốc gia “vô cảm” nhất, nhưng lại là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới. Người Việt Nam đang “vô cảm” vì học được sống bình yên, hạnh phúc, được hưởng thụ và cống hiến…

Giật mình với danh sách những quốc gia “vô cảm”

Theo bảng xếp hạng của hãng khảo sát quốc tế Gallup, Việt Nam là nước đứng thứ 13 trong số các quốc gia ít cảm xúc nhất, chỉ sau các nước như Nepal, Ukraina, Nga và Mông Cổ. Theo đó, chỉ có 40% người dân Việt Nam cho biết họ trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc trong một ngày. Cung bậc cảm xúc được đưa ra làm tiêu chí đánh giá ở đây là những câu hỏi đo độ hạnh phúc, ví dụ như hôm qua họ có cười hay không, họ có học hỏi được điều gì đó thú vị hay cảm thấy được tôn trọng hoặc được thư thái không?

Singapore là nước đứng đầu trong danh sách khảo sát này. Nhưng, có một số liệu khác cũng cần được viện dẫn ra đây là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế còn gian nan đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao thì năm 2011 Singapore lại được ghi nhận mức thất nghiệp thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Ảnh đẹp của Hà Linh: dưới trời cao xa xanh

dưới trời cao xa xanh



nắng mùa đông trong veo chiếu lên những tán lá vàng, những tán lá ngời ngợi sống động, mình nghĩ y như mùa đông mang vàng lá mỏng manh ra phơi...

Real Madrid gục ngã trước Celta Vigo

Càng ngày càng thất vọng với HLV J. Mourinho.
Từ đầu mùa giải 2012-2013 đến nay, RM đã mất hẳn vẻ oai hùng truyền thống.


Để đối phương dẫn trước tới hai bàn, thầy trò HLV Jose Mourinho chỉ đủ sức ra về với thất bại 1-2 trong trận lượt đi vòng 16 đội Cup Nhà vua.
Kết quả: Celta Vigo 2-1 Real Madrid
Bàn thắng: Bermejo 58', Bustos 78' - Ronaldo 87'

Thất bại trước Celta Vigo có một phần nguyên nhân từ việc Real chỉ đưa ra sân một nửa đội hình mạnh nhất. Chủ quan đánh giá đối thủ có đẳng cấp thấp hơn, HLV Mourinho cho hai cầu thủ trẻ Antonio Adan và Raphael Varane cùng lão tướng Ricardo Carvalho đá chính ngay từ đầu. Kết quả là đội chủ nhà có hai bàn dẫn trước trong hiệp hai. Mãi đến phút 87 Real mới có bàn danh dự mở ra hy vọng giành vé vào tứ kết.

Real và Ronaldo suýt thua trắng trận lượt đi.

Trận đấu bắt đầu trở nên khó khăn đối với Real khi tiền đạo Karim Benzema dính chấn thương phải rời sân ở phút 32. Bế tắc trong khâu khi bàn, nhưng ngay cả khi đưa Mesut Ozil và Kaka vào sân trong hiệp hai, nhà ĐKVĐ vẫn không xoay chuyển được tình hình.

Clip hay: 'Đi về phía chân trời'

Clip hay: 'Đi về phía chân trời'

Hình ảnh cột cờ Lũng Cú, con đường đầy đá hộc ở Du Già, những đêm mưa tầm tã ở Mù Cang Chải hay rừng Na Hang, đèo Khau Phạ... hiện lên hùng vĩ và tuyệt đẹp. 'Đi về phía chân trời' đang gây 'sốt' trên mạng.
Dài hơn 7 phút, clip kể về chuyện tình của đôi bạn trẻ dệt nên từ những chuyến phượt trên khắp các cung đường đẹp như mơ. Con đường ngoằn nghoèo vắt qua những quả đồi xanh mượt, tiếng chim hót, những dòng suối trong vắt và cả người dân bình dị hiện lên ở các địa danh đôi bạn đi qua khiến người xem xúc động.


Những người thực hiện clip này cho biết, "Đi về phía chân trời" được viết như những trang nhật ký của một hành trình, nơi mỗi "phượt thủ" có thể nhớ về những xúc cảm bồi hồi, sâu lắng trên những cung đường đã qua.

Giáo sư Thuận sẽ về Việt Nam năm tới

Giáo sư Thuận sẽ về Việt Nam năm tới

Giáo sư ngành sinh học Nguyễn Văn Thuận, trường Đại học Konkuk, Hàn Quốc sẽ trở về Việt Nam vào năm tới với dự án phát triển một trung tâm điều trị vô sinh nhằm mang lại hạnh phúc cho những người hiếm muộn.
Nỗi lòng giáo sư 'xây nhà hàng xóm'
Tranh luận về 'ở hay về'

Nỗi lòng tâm sự với mong muốn về Việt Nam của giáo sư nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả VnExpress. Nhưng có hơn 60% độc giả khuyên giáo sư không nên về Việt Nam, điều đó có tác động như thế nào với ông?
Giáo sư Nguyễn Văn Thuận
Giáo sư Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại học Kobe vào năm 2002. Năm 2002-2007, ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công Nghệ Sinh học thuộc Viện RIKEN, Nhật Bản.
Từ tháng 3/2007 đến nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học động vật tại Đại học Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc. Hiện ông là Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á. Ảnh do tác giả cung cấp.

- Thật ra suy nghĩ trở về Việt Nam ấp ủ trong tôi từ lâu, gần đây các đồng nghiệp của tôi tại các trường đại học trong và ngoài nước cũng biết ý định này. Nhiều người trong số đó từng đến thăm và làm việc với tôi tại Đại học Konkuk, họ thấy rõ môi trường làm việc của tôi ở đây, vì vậy nếu ai đó ngạc nhiên khi tôi có ý định trở về để làm lại từ đầu cũng đúng thôi.

Bạn đọc VnExpress đưa ra nhiều ý kiến trái ngược là lẽ thường tình. Ở mỗi góc độ khác nhau suy xét vấn đề, nhiều bạn khuyên tôi không nên về hoặc động viên tôi “về thôi” đều có lý lẽ của họ. Tôi cảm ơn tất cả những lời khuyên và phản biện trái chiều, vì chính họ giúp tôi có quyết định đúng hơn và quyết tâm hơn.
Ban đầu, tôi nghĩ 90% độc giả khuyên tôi đừng về. Nhưng tôi rất vui là có trên 40% độc giả khuyên tôi nên về ở những khoảng thời gian khác nhau. Tôi hiểu, nếu đứng ở góc độ các bạn đang là sinh viên trong nước, làm nghiên cứu sinh, hoặc bắt đầu làm nghiên cứu sau tiến sĩ, tôi cũng sẽ đưa ra ý kiến là chưa nên về như tôi viết trong bài về nỗi lòng giáo sư đi “xây nhà hàng xóm": "Nên xây dựng lý lịch khoa học cho mình, vừa chứng tỏ sự độc lập và tự tin trong nghiên cứu để hòa nhập vào dòng chảy khoa học quốc tế. Nhiều người rất giỏi chưa về quê hương vì gia đình nhỏ hoặc hoàn cảnh cá nhân, có người chọn cách đứng từ xa để xây dựng quê hương thông qua chuyển giao học thuật, cũng như tiếp nhận hoặc giới thiệu sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học. Tất cả đều đáng trân trọng và tôi cũng làm điều này trong suốt 10 năm qua.
Vì sao đến bây giờ giáo sư mới quyết định về nước, mà không phải là ở thời điểm khi vừa hoàn thành nghiên cứu sinh?

'Giáo sư Thuận, hãy về đi anh!'

'Giáo sư Thuận, hãy về đi anh!'

Dù sống ở Hàn Quốc có tốt đến mấy cũng là ở đất khách quê người, nếu như chờ đến khi Việt Nam phát triển các nhà khoa học mới về thì không bao giờ đất nước ta có nền khoa học ngang bằng với các nước, một độc giả góp ý trong diễn đàn bàn về chuyện 'ở hay về'.
Trong cuộc tranh luận về việc đi hay ở của giáo sư Hàn Quốc, một độc giả có tênTôi viết bức thư tay gửi cho VnExpress bày tỏ quan điểm ủng hộ giáo sư Nguyễn Văn Thuận, trường Đại học Konkuk, quay về Việt Nam để cùng các nhà khoa học trong nước xây dựng quê hương. Dưới đây là nội dung bức thư:
Trước tiên tôi chúc anh và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc. Tôi chúc anh thực hiện ước mơ cao cả đó là “Phải về thôi”.
Đọc dòng tâm sự của anh, tôi rất xúc động, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần “Phải về thôi” với tấm lòng hướng về quê hương đất mẹ. Dù đi đâu ở nơi nào đi chăng nữa người Việt đều hướng về nơi chôn nhau cắt rốn.
Tôi ủng hộ ý định muốn về quê hương của anh để cùng chung sức với các nhà khoa học trong nước nghiên cứu tìm ra những công nghệ mới, áp dụng vào phát triển kinh tế giúp đất nước từng bước giàu mạnh. Người xưa đã nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

(3) Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 3)

SAM 2 rời bệ phóng. Ảnh: internet
SAM 2 rời bệ phóng. Ảnh: internet
Tác giả: Marshal Michel, Air & Space Smithsonian Magazine, 01/2001
Tháng 12/1972, các máy bay ném bom B-52 mà những khẩu đội tên lửa của  Bắc Việt đón lõng đã bay đến Hà Nội. Đêm này sang đêm khác, chúng xâm nhập bầu trời thủ đô hầu như theo cùng một đường bay.

7. Phi công tù binh nhìn B-52 qua lỗ khóa và sai lầm chết người của Bộ tư lệnh không quân chiếc lược (SAC).
Khi đợt B-52 thứ nhất đã bay đi, không khí tại các bộ chỉ huy (phòng không) Bắc Việt đã bớt căng thẳng – họ đã nhận đòn B-52 và có thể đánh trả.
Xe chở tên lửa của các tiểu đoàn đã bắt đầu chạy xuyên qua những con đường lầy lội và những tòa nhà đang bốc cháy đến kho nhận những tên lửa mới.
Các chiến sĩ quân giới đã làm việc như điên để lắp tên lửa và xếp lên xe những quả đã được hoàn thành để chở ra trận địa.
Ngay trước nửa đêm, máy bay tiêm kích và yểm trợ của Hoa Kỳ lại xuất hiện trên màn hiện sóng ra đa. Một đợt oanh tạc nữa của B-52 lại sắp diễn ra.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Nông dân đã và đang bị bần cùng hóa như thế nào?

Nông dân đã và đang bị bần cùng hóa như thế nào?

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 11-12-2012, Bằng Lĩnh vừa có một bài báo đặt ra một câu hỏi khẩn thiết và xác đáng: Ai cứu... nông dân? Tác giả đề xuất rằng hiện nay Bộ Xây dựng đang kiến nghị với Bộ Tài chính giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở cho những căn hộ dưới 70 m² sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m² nhằm cứu nguy cho thị trường bất động sản. Bộ Tài chính và Ngân hàng cũng còn nhiều biện pháp khác nhằm “hà hơi thổi ngạt” cho ngành sản xuất vốn từng nảy nòi ra những đại gia mà người dân Việt Nam chỉ mới nghe đến tài sản của họ đã thấy khiếp run. Nay, vài trăm – hay nhiều lắm chắc cũng chưa đến 500 – con người đó đang lâm nguy, khiến Nhà nước đã... vì đại gia mà xúc động, phải bảo nhau ra tay hành động.
Ấy thế mà, cũng theo tác giả Bằng Lĩnh thì có một lực lượng lâu nay mới đích thực là cột trụ sản xuất ra của cải cho xã hội Việt Nam, đã từng là “ân nhân cứu nạn” nền kinh tế đất nước vượt qua nhiều cơn bão suy thoái từ mấy năm nay, đó là NÔNG DÂN, thì không một vị lãnh đạo nào đoái hoài tới, trong khi hàng mấy chục triệu con người thuộc ngành nghề này lại đang sống trong sự khó khăn cùng cực: “Nhưng vấn đề ở chỗ, khó khăn đối với nền kinh tế là khó khăn chung, mà thiệt thòi nhất là nông dân chẳng thấy ai “kêu cứu” giùm. Bên cạnh việc giá nông sản đang giảm thì nông dân hiện đang phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ, mà nguy cơ nhãn tiền là tình trạng “nhập khẩu ngược” nông sản kém chất lượng với giá cực rẻ từ phía Bắc; tình trạng giả mạo xuất xứ Việt; tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng gây hại cho nông sản và việc để cho những tin đồn vô căn cứ phá hoại sản xuất của nông dân tồn tại… Thêm vào đó là việc các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu (như điện, xăng dầu, y tế, giáo dục, cước phí…) liên tục tăng, trong khi giá nông sản không tăng. Người dân phải chi ra nhiều tiền hơn để mua về những thứ không thể không mua, nên khó khăn lại càng khó khăn.
Bài viết của Bằng Lĩnh gợi lên nhiều điều có thể nói là nóng bỏng. Nông dân hiện đang đứng trước nhiều mối đe dọa nguy hiểm mà đe dọa có thể nhìn thấy nhãn tiền là họ bị lũ thương nhân Tàu bất lương đánh lừa bằng mọi cách, từ nhập khẩu ốc bươu vàng, gần đây là nhập đỉa, rồi mua hết móng trâu đến nay là đuôi trâu; mua cả những loại lá cây như điều cùng các loại cây thực phẩm và cây gỗ quý khác; có thời gian lại còn mua khoai để nông dân phá lúa trồng khoai... tất cả đều chỉ nhằm triệt tiêu cho bằng được thế mạnh sản xuất nông nghiệp của nước ta. Khi nông dân đã phá xong về cơ bản các thứ giống tốt, đã bỏ ruộng hoang... thì chúng bèn nhập vào đủ thứ thực phẩm tẩm hóa chất độc hại để chính nông dân tự kết liễu tính mạng của mình một cách êm thấm, ấy là âm mưu của chúng đã hoàn thành. Liệu có ai có đủ tầm nhìn và bản lĩnh đề ra được một chiến lược nhằm đối phó hữu hiệu với những hiểm họa đến một cách âm thầm từ những người bạn “4 tốt” độc ác và có kế hoạch lớp lang như đã dẫn, để giữ vững mạch sống lâu dài của nền kinh tế nông nghiệp của chúng ta hay không? Đó là điều rất đáng cho ta quan tâm.
Tuy nhiên, không phải chỉ có bấy nhiêu. Những gợi ý của tác giả Bằng Lĩnh còn khiến chúng tôi nhớ đến một lá thư của một nông dân chính cống, ông Huỳnh Kim Hải, bút danh Hai Kim, đã gửi lên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây một năm, cũng đã được đăng lên BVN từ ngày 27-11-2011, song đến nay vẫn chưa có chút hồi âm gì từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng. Bức thư kể tỉ mỉ, chi tiết tình cảnh người nông dân đang bị o ép, bóc lột thậm tệ ở hầu như tất cả mọi khâu trong toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp của họ, khiến đọc lên... và ngẫm nghĩ đến câu hát thuở nào “nông dân là quân chủ lực”, không ai mà không nát lòng.
Điều đáng nói là người viết trình bày những điều hết sức đau xót đang đè nặng lên vai những người làm nghề nông (chiếm ít ra cũng 75% dân tộc Việt Nam) trong đó có bản thân mình, nhưng lại với một tiếng nói khách quan, trầm tĩnh hiếm có, không hề gợn một ý chống đối Chính phủ, dầu rằng Chính phủ với những chính sách quan liêu xa cách nông dân từ bao lâu rồi chính là nguyên nhân tai họa của họ.
Nhân bài viết của tác giả Bằng Lĩnh, chúng tôi xin đăng lại dưới đây những lời kêu cứu bi thiết của ông Hai Kim để bạn đọc cùng chia sẻ.
Bauxite Việt Nam



clip_image001Kính gởi: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Tôi tên là Huỳnh Kim Hải, một nông dân làm lúa ở tỉnh Đồng Tháp thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, có viết một số bài báo để đòi hỏi quyền lợi của nông dân với bút danh Hoàng Kim (Đồng Tháp).
Đầu thư, tôi kính chúc Tổng Bí thư và gia đình được nhiều sức khỏe.
Kính thưa Tổng Bí thư,
Thời Báo Kinh tế Việt Nam Online cho biết trong buổi làm việc hôm 13/9 tại Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị các đại biểu làm rõ thêm nhiều vấn đề. Trong đó có chất lượng, tình hình công ăn việc làm, đời sống vật chất của nông dân; nhận thức, giác ngộ chính trị, ý thức làm chủ của nông dân ra sao, hiện nay nông dân đang có tâm tư, nguyện vọng, đòi hỏi gì đối với Đảng, Nhà nước?”.

Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình


Ông Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao của chế độ Trung Quốc
REUTERS/How Hwee Young/Pool/Files
Minh Anh
Thời sự Trung Quốc là đề tài được các báo Pháp hôm nay quan tâm nhiều, từ chính trị, xã hội, y tế cho đến kinh tế. Trong các loạt bài liên quan đến cường quốc số 2 thế giới này. Đáng chú ý nhất là bài viết « Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình » đăng trên mục Lá thư châu Á của báo Le Monde. Brice Pedroletti, thông tín viên của tờ báo cho rằng không những người lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn của những người tiền nhiệm, mà ông còn có ý định muốn biến Trung Quốc thành bá chủ khu vực như thời xa xưa.

Le Monde ghi nhận, quá trình chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc diễn ra trong sự liên tục. Kể từ năm 2011, khi còn là Phó chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình được giao chuyên trách cơ quan phối hợp chính sách về các vấn đề có liên quan đến Biển Đông. Và đường lối cứng rắn này sẽ không được từ bỏ. vào cuối tháng 11 vừa qua, chính quyền đảo Hải Nam ban hành các quy định cho phép lực lượng tuần duyên của họ được quyền khám xét và trục xuất các tàu thuyền qua lại trong vùng lãnh hải rộng lớn mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Đầu tháng 12 này, cãi vã đã nổ ra giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau vụ việc các đoàn tàu đánh cá Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của một chiếc tàu thuộc tập đoàn dầu khí Petro Vietnam.

Người Hà Nội đang mất dần 'nét thanh lịch'

Người Hà Nội đang mất dần 'nét thanh lịch'

Tình trạng xả rác bậy ra đường, coi hè phố như của mình, nói trống không với người lớn tuổi, chặt chém khách, cân điêu bán thiếu... đang thay thế dần cho lối cư xử nhã nhặn, lịch thiệp vốn có của người Hà Nội.
Tại Hội thảo Xây dựng quy tắc ứng xử sáng 8/12, nhiều chuyên gia bày tỏ thực trạng đáng buồn về hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một số người sống ở Hà Nội hiện nay.
Bà Lê Thị Bích Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, lối cư xử nhã nhặn của người Hà Nội đang mất dần, thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, “lệch chuẩn” nhất là giới trẻ. Ngoài đường phố, người ta xả bậy ra đường, vứt rác bừa bãi, coi hè phố như của mình. Chỉ một va chạm nhỏ cũng dễ nổi khùng chửi bới, thậm chí đánh nhau không thương tiếc.
"Ở cơ quan hành chính, người ta hách dịch, hất hàm, nói trống không với khách lớn tuổi", bà Hồng nói.
Văn hóa phục vụ khách hàng đã bị biến đổi, không còn giữ được những nét đẹp vốn có của người Hà Nội xưa. Ngoài bún mắng, cháo chửi là vấn nạn “chặt chém” khách, “đong lừa, cân điêu, bán thiếu”, bán hàng kém chất lượng. Bà Vụ phó dẫn chứng: “Đến các khu di sản như Văn Miếu phải chứng kiến đầu rùa bị mòn nhẵn, người dân vứt rác ra vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè buôn bán. Ứng xử của người Hà Nội hiện nay tôi thấy rất buồn, không khỏi đau lòng”.

7 Top Reasons to Visit Hanoi Vietnam

7 Top Reasons to Visit Hanoi Vietnam


We would like to share 7 reasons to visit Hanoi in Vietnam!
Traveling in Southeast Asia can get a bit same-same after a while. It’s all temples, heat and tourist traps, right? Until you get to Hanoi.
The Vietnamese capital is like a breath of fresh air.
The city is a graceful pastiche of cultural influences from the French and Chinese, while the Vietnamese have stubbornly retained their local ways.
Here are the things that we love about it most and that makes Hanoi stand out from all other cities in Asia:
1. Leap-of-faith traffic
Express faith in humankind; step confidently out on Hanoi roads. Crossing the road in Hanoi is unlike anywhere else.
It's a little bit like bungee jumping. You just have to believe it when people tell you "It's going to be alright, just keep walking!"despite all your instincts telling you not to take the leap.

VAI TRÒ CỦA HỘI NHÀ VĂN VỚI NGƯỜI VIẾT VÀ XÃ HỘI

Chào mừng 55 năm ngày thành lập Hội nhà văn Việt Nam (1957-2012)  


VĂN NGHỆ TRẺ - Vấn đề nâng cao chất lượng hội viên, tiến hành những thay đổi quy chế về đầu tu để có những tác phẩm đạt chất lượng cả về chiều sâu và bề rộng, hay làm thế nào để các tác phẩm văn học tiếp cận đời sống một cách tích cực nhất. Đó là một trong những điều quan trọng nhất mà mỗi nhà văn cần tìm cho mình một hướng đi, và cả Hội nhà văn (tổ chức nghề nghiệp) cũng cần phải có những đổi mới để những vấn đề văn chương đề cập tới vừa mang dấu ấn thời đại nhưng lại có lối đi riêng. Nhằm chào mừng 55 ngày thành lập Hội nhà văn Việt Nam, báo Văn nghệ trẻ xin đăng những ý kiến của các nhà văn về vai trò của Hội nhà văn và vai trò từng cá nhân nhà văn trong mỗi sáng tác của mình.
 
 

Nhà văn Vũ Tú Nam:
NGHỀ VĂN VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC HIỆN NAY

Hội nhà văn thành lập từ tháng 4 năm 1957, đến nay là 55 năm. Điều đáng nói đầu tiên là Hội đã đóng góp rất nhiều trong việc đào tạo bồi dưỡng sử dụng các tác phẩm của các nhà văn.

Diễn từ của Mạc Ngôn tại lễ trao giải Nobel văn học 2012

Diễn từ của Mạc Ngôn tại lễ trao giải Nobel văn học 2012

Thưa các thành viên Viện hàn lâm Thụy Điển, thưa các quý ông, quý bà!
Tôi nghĩ rằng mọi người ở đây, nhờ truyền hình và internet, đã ít nhiều biết đến huyện Cao Mật vùng Đông-Bắc xa xôi. Các bạn có lẽ đã thấy người cha 90 tuổi, anh trai, chị gái, vợ, con gái, thậm chí cả cháu gái 1 năm 4 tháng tuổi của tôi. Nhưng các bạn sẽ không bao giờ thấy mẹ tôi, người đang choán gần hết tâm trí tôi. Nhiều người chia sẻ niềm vinh dự vì giải thưởng này, còn mẹ tôi thì không. 
Mẹ tôi sinh năm 1922 và mất năm 1994. Chúng tôi đã an táng mẹ tại một vườn đào phía Đông làng. Năm ngoái chúng tôi buộc phải chuyển mộ phần mẹ ra xa ngôi làng, để nhường chỗ cho một dự án đường sắt. Khi xới mộ lên, chúng tôi thấy quan tài đã mục và thi hài mẹ bị lẫn đất ẩm. Thế là chúng tôi lấy một ít đất ở đó, thủ tục mang tính tượng trưng ấy mà, và chuyển tới một phần mộ mới. Lúc đó tôi hiểu rằng mẹ đã hòa vào đất, rằng nếu tôi nói với đất mẹ thì cũng là tôi nói với chính mẹ vậy.