Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Cử nhân kinh tế treo biển tìm việc trên phố

Cử nhân kinh tế treo biển tìm việc trên phố

Có bằng đại học tài chính ngân hàng, chứng chỉ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, biết lập trình MATLAB, C++..., Huỳnh Ngọc Thành, một tân cử nhân tại TP HCM vẫn phải đạp xe, treo biển, "tự tiếp thị" trên phố để tìm việc.

Đạp xe suốt một ngày trời trên các tuyến phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, Huỳnh Ngọc Thành - tân cử nhân 22 tuổi tại TP HCM - chỉ mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.
“Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ UBCKNN (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ: ...”. Bằng chính nét chữ của người tự giới thiệu, những nội dung trên được ghi vào hai tấm giấy carton gắn vào mặt trước ghi đông và mặt yên sau xe đạp để người đi đường có thể đọc được. 

Trong lúc 105 công ty chứng khoán đang phải giải bài toán làm sao tồn tại, thì cơ hội có việc làm cho người mới tốt nghiệp trong ngành có vẻ hẹp hơn. Ảnh: Vĩnh Nguyên
Quệt mồ hôi trán, Thành tâm sự, anh ra trường vào tháng 7/2011. Từ đó đến nay, Thành đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng vẫn chưa được gọi. Có công ty đăng quảng cáo trên mạng, đến nơi, anh lại gặp môi giới đa cấp, phải đóng 100.000 đồng mà vẫn không có việc. Có nơi gọi phỏng vấn rồi chưa thấy trả lời. "Không thể nằm chờ mãi, tôi chọn hình thức tự tiếp thị cá nhân thế này để mong có nhà tuyển dụng nào tình cờ để mắt đến", Thành nói.

Ban Bí thư trung ương đảng cấm “nhiệt liệt chào mừng”

Ban Bí thư trung ương đảng cấm “nhiệt liệt chào mừng”

 

page[11] Ban Bí thư trung ương đảng vừa ban hành văn bản nhắc nhở yêu cầu cấm treo khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng”.
          Công văn số 2430/CV VPTW, gửi các tỉnh ủy thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc trung ương, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp trực thuộc trung ương, văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chính phủ. Đồng gửi: các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch quốc hội, Phó Thủ tướng chính phủ.
          Văn bản do Phó chánh văn phòng thường trực trung ương đảng Hoàng Thanh Khiết ký ngày 7/2/2012.
          Toàn văn như sau:
          “Ban Bí thư trung ương đảng đã có công văn (số 18-CV/TW ngày 16/9/2011) yêu cầu các cấp ủy và tổ chức đảng tiếp tục tổ chức thực hiện Qui định số 60 QĐ/TW ngày 11/2/2003 của Bộ chính trị (khóa IX) và qui chế làm việc của Ban chấp hành trung ương đảng khóa XI về chế độ đi công tác cơ sở, dự hội nghị, lễ kỷ niệm, lễ hội của các ngành, địa phương, đơn vị và tiếp khách quốc tế.
          Tại hội nghị toàn quốc công tác văn phòng tỉnh ủy thành ủy (ngày 28 và 29/9/2011), đồng chí Lê Hồng Anh, ủy viên BCT, thường trực BBT đã yêu cầu: khi các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước đến thăm và làm việc với địa phương đơn vị, không được treo khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng…” ở ngoài và trong nơi làm việc của lãnh đạo với địa phương, đơn vị. Việc này cần phải được thực hiện thống nhất và thực hiện ngay trong toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.
          Tuy nhiên thời gian vừa qua, nhất là trong dịp trước trong và sau tết Nhâm Thìn 2012, một số tỉnh thành phố cơ quan đơn vị, khi đón tiếp các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước đến thăm, làm việc vẫn treo khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng đồng chí…” hoặc “chào mừng đồng chí…”.
          Theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí thường trực BBT, văn phòng trung ương đảng đề nghị các tỉnh ủy thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn đảng ủy trực thuộc trung ương chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện nghiêm chỉnh các qui định nói trên”

Quân đội Việt Nam — 1979, Cơ hội đánh mất

Nhân ngày 17.2, đọc lại tài liệu cũ:

Quân đội Việt Nam - 1979, Cơ hội đánh mất

Sau chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam rơi vào tình trạng xác ướp. Đến mức ngày nay khi nhắc đến tranh chấp Biển Đông, tuyệt đại bộ phận dân chúng cùng các phân tích gia thế giới đều tin quân đội này không đủ sức đương đầu với Hồng quân Trung Quốc. Đánh giá trái ngược hẳn với danh tiếng của một đạo quân từng chiến thắng ba đế quốc Pháp, Mỹ, Hoa.

Ba mươi năm sau các trận đánh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, quân đội Việt Nam dường như thiếp ngủ. Câu hỏi đặt ra: Có thật trong trận chiến 1979 chúng ta đã chiến thắng? Hệ thống tuyên truyền một thời của nhà nước khiến dân Việt tin Đặng Tiểu Bình thất bại. Có thật như vậy? Có thể trả lời: Đứng trên mặt chiến thuật, quân đội Việt Nam tiêu hao quân Tàu trong giao chiến. Đứng trên mặt chiến lược, quân đội này đánh mất cơ hội xác lập vị thế độc lập bất khả xâm phạm của quốc gia — khi không tiêu diệt các đại binh đoàn Trung Quốc. Kết thúc trận đánh là một thế thủ hòa, nhưng ‘‘hòa’’ vô cùng bất lợi.


Trong quá khứ, sau mỗi cuộc chiến các vương triều Đại Việt rồi Đại Nam thường xuyên triều cống, nhưng gần như chỉ chấp thuận triều cống một cách tượng trưng sau khi đã đánh tan sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Kết quả mập mờ của trận chiến biên giới đã không đặt Việt Nam vào thế mạnh cho phép chính phủ đương quyền thương thuyết bình đẳng, ngược lại, phải chấp nhận triều cống thực sự một phần lãnh hải và lãnh thổ. Quốc gia rơi vào thế yếu đánh mất dần độc lập chính trị hay một cách khiêm tốn, đánh mất dần quyền hành xử nền độc lập này. Chiến tranh biên giới, thực tế là một thất bại chiến lược.


Thất bại không hiển nhiên.


Quân đội Việt Nam đủ sức và đã có thể chiến thắng oanh liệt, đánh gẫy mộng bành trướng về phương Nam của Bắc Kinh, tái lập một lịch sử: sau mỗi chiến thắng lớn, quốc gia thụ hưởng hòa bình lâu dài, vì sau mỗi chiến thắng lớn, Bắc triều kinh hoảng mỗi khi nghĩ đến Nam chinh.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Zurich - Thành phố đắt đỏ nhất thế giới: 120.000 đồng/ổ bánh mỳ

Zurich - Thành phố đắt đỏ nhất thế giới: 120.000 đồng/ổ bánh mỳ

Với mức giá cao ngất ngưỡng 6,15 USD/ổ bánh mỳ trắng (tức hơn 120.000 đồng/ổ), Zurich (Thụy Sĩ) đã chính thức soán ngôi Tokyo trở thành thành phố có giá cả đắt nhất thế giới.

Theo số liệu mới được bộ phân phân tích kinh tế (EIU) của tạp chí Economist (Anh) mới công bố, Zurich đã soán ngôi Tokyo để trở thành thành phố có giá cả đắt đỏ nhất thế giới. Cũng theo báo cáo này, giá cả sinh hoạt ở Thụy Sĩ và Australia đã có sự tăng giá đáng kể.

Trong khi đó, 5 thành phố của Australia lọt top 20 thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Đáng chú ý, Sydney và Melbourne đứng ở vị trí thứ bảy và thứ tám.

Zurich là thành phố thơ mộng của Thụy Sĩ với những tòa nhà cổ kính, những con sông đẹp xuyên qua thành phố. 
 

Biên tập viên Jon Copestake – Người thực hiện khảo sát tuyên bố: “Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn nhất đối với chi phí sinh hoạt ở Australia. Trong đó đồng đô la Australia đã tăng giá trị gấp đôi so với USD, mức tăng cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua”.

Bao giờ chúng ta sống thật và minh bạch

Bao giờ chúng ta sống thật và minh bạch

Đỗ Trường
Cách nay đã mấy năm, trong bài Tính Cách Người Việt, tôi có nhắc lại chuyện cùng Tô Vương (Vương Dứa) báo Nhân Dân, đến thăm Xuân Trường báo Nông nghiệp. Trong lúc trà nước, anh bạn phóng viên báo nông nghiệp kể, ông Tố Hữu Phó chủ tịch thường trực hội đồng Bộ trưởng(Phó thủ tướng- thời giá lương tiền, có nhiều gia đình miền núi phía bắc đã bị chết đói) thăm Pháp về qua Liên Xô. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đang học ở đó, được nghe đồng chí Tố Hữu kể, ra nước ngoài so sánh mới thấy đất nước ta tươi đẹp, dân ta sung sướng ví đang đứng trên đỉnh của cái chóp nón. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đùa rằng, không biết đỉnh của chiếc nón đang nằm úp hay NGỬA, làm cho đồng chí Phó chủ tịch không vui. Tôi ( bán tín bán nghi) không tin, Trần Đăng Khoa dám trả lời như vậy. Nhưng trong bài, Luận Bàn Về Vụ Án Đoàn Văn Vươn, trên báo GDVN gần đây, Trần Đăng Khoa khẳng định, câu trả lời đồng chí lãnh tụ trên của nhà thơ là có thật.
Trong không khí hừng hực ấy, Trần Đăng Khoa dám trả lời như vậy, tôi xin bái phục dũng khí của bác. Cái thời điểm bao người chỉ cần sẩy mồm sa miệng, hay một vài bài thơ, văn vu vơ, như Hoàng Cát, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Trần Mạnh Hảo… bị tẩn không ngóc đầu lên được, thế mà bác cả gan bóp dái ngựa nhưng lại bình an vô sự. Quan lộ thẳng tiến, quả thật bác tốt số. Nghĩ đến bác, tôi lại nhớ câu chuyện mấy chục năm về trước của mình. Họ Đặng bên mẹ tôi có rất nhiều người làm quan to, có bác chức tước còn xếp ngồi chiếu trên so với đồng chí Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Có lần, năm mới hay giỗ chạp gì đó, các bác tề tịu đông đủ. Tôi lúc đó rượu đã tưng tửng, tranh luận, to tiếng với mấy ông em ở mâm dưới, thốt ra câu:
-Không có gì dễ bằng làm quan thời nay, vì xảy ra việc có ông quái nào dám gánh trách nhiệm đâu.
Tôi liền bị ông cậu thứ hai, trong ban bí thư trung ương đoàn, nắm cổ lôi ra ngoài, bàn giao cho mấy ông em áp tải về nhà. Lần sau tôi không được phép đến, nếu cố tình lò dò đến chỉ được phép ngồi mâm các bà.
Nhắc lại những chuyện cũ để thấy rằng, căn bệnh dối trá, hão huyền, tự sướng nó ăn vào lục phủ ngũ tạng mỗi chúng ta từ lâu lắm rồi, từ trên xuống dưới, từ trong nhà ra ngoài xã hội.
Thật đau đớn, xót xa cho nền khoa học nước nhà, chỉ cải tạo môi trường cho một Hồ Gươm nhỏ bé cũng không làm nổi, phải nhờ đến mấy ông kỹ sư hình như tốt nghiệp trường Fachhochschule Dresden, CHLB Đức (Việt Nam gọi là trường cao đẳng) làm giúp. Trong khi đó chúng ta có rất nhiều giáo sư, Tiến sỹ, các viện nghiên cứu đủ các ngành, các cấp đang thao thao bất tuyệt trên mọi diễn đàn. Gần đây chúng ta lại đẻ ra cái viện nghiên cứu toán CÕI TRÊN nghiền nát nhiều tỷ đồng mồ hôi nước mắt của dân, mặc dù trường lớp cơ sở hạ tầng giáo dục ở nông thôn miền núi nhìn như những cái chuồng trâu rách. Không biết những người quản lý nhà nước, và ông viện trưởng mới Ngô Bảo Châu trong giấc mơ có khi nào giật mình thấy các cháu học sinh chân đất, mặt tím ngắt vì đói rét đến trường?

Chiến đấu vì độc lập tự do

Chiến đấu vì độc lập tự do

 



Cách nay vừa đúng 33 năm, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tự lột mặt nạ cộng sản tàn bạo của chúng bằng việc tung hàng chục vạn quân xâm lược tiến đánh đồng loạt 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta, từ tờ mờ sáng 17.2.1979. Tôi còn nhớ như in, chiều 17.2, thầy hiệu trưởng trường Dự bị đại học TP.HCM Nguyễn Văn Năm chỉ đạo mấy thầy giáo trẻ chúng tôi kẻ ngay một loạt khẩu hiệu "Tổ quốc lâm nguy, tất cả sẵn sàng" kêu gọi giáo viên và học sinh chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập ngũ cứu nước. Khí thế sôi sùng sục. Từ được người ta nhắc đến nhiều nhất lúc ấy là cụm từ "bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh". Tin tức từ biên giới phía bắc báo về càng làm lòng căm hờn cháy bỏng. Những tấm gương Hoàng Thị Hồng Chiêm, Bùi Nguyên Khiết... hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu khích lệ chúng tôi ghê lắm. Ai cũng muốn, cũng bừng bừng tinh thần ra trận. Chỉ vài ngày sau, làn sóng phát thanh đã vang lên bài hát này, Chiến đấu vì độc lập tự do, của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

33 năm đã trôi qua, hàng vạn người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước ấy đã yên nghỉ nơi rừng xanh núi đỏ. Họ không có cái may mắn như những anh hùng thời chống Mỹ. Họ ít được nhắc đến. Người ta cố tình quên các anh các chị. Đáng thương, đáng giận thay.

Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”

Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”

Vũ Quang Việt
Thứ Sáu,  17/2/2012


(TBKTSG) - Tôi rất đồng ý với GS. Võ Tòng Xuân về việc đặt lại quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên, và rừng biển (bài Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai - TBKTSG số ra ngày 9-2-2012). Đây là điều tôi cũng suy nghĩ từ lâu nay nhân dịp này xin trao đổi những suy nghĩ sơ lược dưới đây. Những điều này cần được nhiều người cùng phân tích sâu hơn.
Ở Việt Nam, khái niệm sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai đặt ra một số vấn đề:            
1. Luật Đất đai Việt Nam chủ yếu hạn chế quyền tư hữu về ruộng đất đối với nông dân. Trừ đất ở, đất đai không thuộc về công dân. Trong khi mọi tài sản khác đều có chủ và quyền sở hữu được luật pháp bảo vệ. Như thế Luật Đất đai đã tước đoạt quyền sở hữu của cải của nhân dân, đặc biệt là nông dân. Ở bất cứ nước nào, của cải lớn nhất của dân là đất nhưng ở Việt Nam thì không thể. Nông dân chỉ có thể là người nghèo hoặc thoát nghèo chứ không bao giờ vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình được.            
2. “Nhà nước” có thể lấy lại đất bất cứ lúc nào và giá trị bồi thường là do “nhà nước” quyết định. Chúng tôi để “nhà nước” trong ngoặc kép là vì ở đây có thể là chính quyền cấp huyện hay thậm chí cấp xã.           
3. Ở các nước, không có ý niệm sở hữu toàn dân. Như ở Mỹ, quyền công hữu đất đai và tài nguyên thuộc về các địa chỉ rõ ràng: chính phủ liên bang hoặc chính quyền tiểu bang, hay thành phố (60% thuộc tư hữu, 40% thuộc công hữu, trong đó 28% thuộc chính phủ liên bang, 9% thuộc chính phủ bang và chính phủ cấp tương đương tỉnh hay thành phố, 2% thuộc dân da đỏ). Không có đất đai, tài nguyên nào lại thuộc huyện, xã như ở Việt Nam. Quyền sở hữu và trách nhiệm được quy định rất rõ ràng. Để bảo đảm lợi ích chung của khu vực mà lợi ích có thể mâu thuẫn nhau, đất đai bờ biển có thể thuộc khu vực rộng lớn (vượt trên bang, tỉnh, thành phố) thì có cơ quan công quyền liên tiểu bang/liên tỉnh sở hữu để giải quyết nhu cầu chung về hạ tầng cơ sở.

DƯƠNG DANH DY: NHỚ LẠI ĐÊM 17 THÁNG 2 NĂM 1979

DƯƠNG DANH DY: NHỚ LẠI ĐÊM 17 THÁNG 2 NĂM 1979


Ông Dương Danh Dy. Ảnh: Nguyễn Xuân Diện

Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.
Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.
Dòng “nạn kiều” dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác.
Lấy lý do cần có tiền để “nuôi nạn kiều”, ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước.
Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.
Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu).
Chuẩn bị tình huống xấu

Biên giới tháng hai năm 1979

by Huy Đức — Cập nhật : 17/02/2012 00:12
Ngày này, 33 năm trước. Chưa xa, nhưng không được quyền nhắc?

Biên giới tháng hai năm 1979

Huy Đức

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

bia

Những đôi mắt”

Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.

Chỉ Số Tự Do Kinh Tế Năm 2012

Chỉ Số Tự Do Kinh Tế Năm 2012

bởi tuonglaivietnam
 

TS Nguyễn Đăng Hoàng
@IVNF – Kinh Tế
Nhóm Heritage Foundation và nhật báo Wall Street Journal tuần qua vừa công bố phúc trình về Chỉ Số Tự Do Kinh Tế (CSTDKT) năm 2012 cho 179 quốc gia. CSTDKT được ước lượng dựa trên nhiều yếu tố như luật pháp rỏ ràng, ít tham nhũng, ngân quỹ nhà nước thấp, thuế má thấp, tự do buôn bán trong nước, tự do giao thương trên thị trường quốc tế, vv. Bởi vì CSTDKT liên quan mật thiết với sự giàu mạnh của một quốc gia trong tương lai lâu dài, cho nên CSTDKT phản ảnh sức mạnh và sự bền vững kinh tế.
Năm nay bốn quốc gia có CSTDKT cao nhất là bốn quốc gia Á Châu – Hong Kong, Singapore, Australia, và New Zealand. Các quốc gia Âu Mỹ khác đều có CSTDKT thấp hơn. CSTDKT của Hoa Kỳ năm 2012 là 76.3 trên 100, sụt mất 1.5 điểm so với năm trước, và xếp hàng 10 trong số 179 quốc gia.
CSTDKT của Việt Nam năm 2012 là 51.3 trên 100, sụt mất 0.3 điểm so với năm trước, và xếp hàng 136 trong số 179 quốc gia. Như vậy CSTDKT của Việt Nam năm 2012 thấp hơn nhiều quốc gia láng giềng như Malaysia (Chỉ số 66.4, xếp hạng 53), Thailand (Chỉ số 64.9, xếp hạng 60),
Cambodia (Chỉ số 57.6, xếp hạng 102), Philippines (Chỉ số 57.1, xếp hạng 107), Indonesia (Chỉ số 56.4, xếp hạng 115) và India (Chỉ số 54.6, xếp hạng 124).
Sau đây là bản tóm lược của phúc trình CSTDKT năm 2012 này.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

HỊCH TRÍ THỨC

Nguyễn Tường Thụy: Xin thử đứng trộm vào vị trí chủ tịch hội trí thức (tuy chưa thành lập) để viết bài hịch này, đối tượng là bạn bè thân của tớ (chứ không dám nói với toàn thể trí thức đâu nhá).
 

HỊCH TRÍ THỨC

Ta thường nghe, bà Ba Sương chút nữa lâm vào vòng tù tội; Bùi Thị Minh Hằng bị bắt đi cải tạo 2 năm chỉ vì đòi thả khỏi trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà những người biểu tình ủng hộ thủ tướng và quốc hội; Cù Huy Hà Vũ lĩnh án 7 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước; cụ Lê Hiền Đức đi đầu trong việc chống tham nhũng, bất chấp mọi sự đe dọa, được tổ chức Minh bạch quốc tế trao giải thưởng Liêm chính. Đoàn Văn Vươn, một chàng nông dân cần cù khai hoang ngăn biển, dùng súng hoa cải chống lại quân cưỡng chế đểu. Từ xưa đến nay, những người bất khuất sẵn sàng chấp nhận bị trả thù, tù tội đời nào chẳng có. Ví thử những vị đó cứ khư khư theo thói an phận thủ thường thì cũng đến chết già trong xó cửa, sao được toàn dân biết đến, lưu danh trong Việt sử ký Ba Sàm được.

Các ngươi vốn dòng chữ nghĩa nhưng không đủ bản lĩnh của kẻ sĩ, nghe những chuyện ấy dẫu có tin nhưng sợ không dám lên tiếng. Thôi, việc trước đây ta không bàn. Nay ta chỉ lấy chuyện Cống Rộc – xứ thuốc lào mà nói:

Đoàn Văn Vươn là người thế nào? Em trai của anh là Đoàn Văn Quý lại là người thế nào mà giữ ngôi nhà chỉ đáng gọi là “chòi trông cá” đương đầu với quân Đại Ca Ca đông đến hàng đại đội, khiến cho dân oan sau này phải chịu ơn sâu. Nguyễn Thị Thương, vợ Đoàn Văn Vươn là người thế nào, em dâu của Vươn là Nguyễn Thị Hiền lại là người thế nào mà trả lời đài RFA rành rọt, đầy nghĩa khí để công luận đều ghi tiếng tốt.

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi nhiễu nhương. Nhìn bọn tham nhũng cướp bóc của dân giữa ban ngày, đem thân dê chó mà khinh rẻ người thấp cổ bé họng. Ỷ danh chính quyền nhân dân phá nhà, bắt chó nấu nhựa mận, dùng xung điện vét sạch đầm hồ, thành quả lao động của kẻ khác; khoác hiệu đảng, nhà nước để cướp ruộng vườn, quĩ đất có hạn, lòng tham khôn cùng. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao cho khỏi tai họa về sau.

Vài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979

Vài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979

Tác giả: Triệu Cấp Báo
Người dịch: Quốc Thanh
30-5-2011
Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau:

I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.
II.  Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).

NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC KHÔNG TẤN CÔNG HÀ NỘI TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT

NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC KHÔNG TẤN CÔNG HÀ NỘI TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT

31-8-2010
Quốc Thanh trích dịch
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.   
Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội:  “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
———
BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:
- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS (Global Security). Tài liệu này của ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”

ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979


ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

  

Posted by basamnews on 16/02/2012

BTV: 33 năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc chiến khốc liệt này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt Nam, đã xả thân bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội ở biên giới phía Bắc. Hôm nay, xin quý độc giả hãy giành những giây phút tưởng niệm, để nhớ đến những người lính Việt Nam đã anh dũng ngã xuống, hy sinh thân mình bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống hôm nay. Cũng  không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên giới, đã bị Trung Quốc giết hại 33 năm trước.
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, xin được giữ nguyên văn.

ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

Vạn Lý Hải Cương
Người dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
 

Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.

Thăm Đường Lâm, một làng Việt cổ không xa trung tâm Hà Nội

Thăm Đường Lâm, một làng Việt cổ không xa trung tâm Hà Nội

(DVT.vn) - Dịp cuối tuần có lẽ là thích hợp nhất để bạn chìm đắm trong không gian yên lành và thắm đượm tình quê.

Ngay từ quốc lộ rẽ vào, đã nhìn thấy Đường Lâm với đường làng uốn lượn giữa cánh đồng. Làng nay thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Cổng làng nép mình bên gốc đa cổ thụ - nét đặc trưng vùng Bắc bộ. Đi qua những con ngõ ngoằn ngoèo, chúng tôi tới nhà anh Hà Nguyên Huyến - nhà văn, nhà báo (báo Văn Nghệ). Qua tám đời thừa kế, với biết bao thăng trầm và rêu phong, ngôi nhà vẫn luôn là điểm đến của nhiều du khách, là đề tài của biết bao nghệ sĩ nhiếp ảnh trong và ngoài nước, xuất hiện trong nhiều bộ phim truyện Việt Nam, và cũng là nơi giới sinh viên mỹ thuật, kiến trúc tới thực tập sáng tác.
Cổng làng.

  
Đình Mông Phụ.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

BIÊN GIỚI, THÁNG 2 NĂM 1979

BIÊN GIỚI, THÁNG 2 NĂM 1979 

 

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng Đồn Biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi.

Sáng 17/2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi.

Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17/2, làm đám giỗ cho con”.

Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17/2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

Luật Đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 4

Luật Đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 4

Tác giả: David Brown
Người dịch: Đan Thanh
Hiệu đính: David Brown
13-2-2012
 

Trang trại gia đình bị tàn phá kia có thể đưa đến những thay đổi trong luật pháp Việt Nam.
Đôi khi, một sự vụ gây sốc nào đó sẽ thay đổi tư duy chính trị của một quốc gia. Vụ nổ súng ở Tiên Lãng ngày 5-1 – khi các quan chức cố đuổi một gia đình nông dân khỏi mảnh đất của họ với lý do bịa ra là đã hết thời hạn cho thuê – có thể là tiếng súng thay đổi luật chơi ở Việt Nam.
Các nhà bình luận, viết bài cho những tờ báon nội địa và các blog chính trị ở Việt Nam, bảo rằng cuộc đối đầu giữa gia đình tuyệt vọng kia và cảnh sát – những kẻ kéo đến để cướp lại nông trang của họ – đã khiến cho nhiều người, kể cả các lãnh đạo trong đảng Cộng sản, phải nghĩ khác đi về “vấn đề đất đai”.
Ở đây có thể đã có sự thổi phồng từ phía báo chí. Tuy nhiên, các quyết định của chính phủ vào ngày 10-2 vẫn khiến người ta tin rằng đã diễn ra một sự thay đổi về mô hình.
Năm tuần trôi qua kể từ khi gia đình Đoàn Văn Vươn sử dụng súng hỏa mai và mìn tự chế chống lại lực lượng cảnh sát và quân đội kéo đến cưỡng chế trang trại nuôi cá rộng 20 hecta của họ (xem phần 2 loạt bài này để biết thêm chi tiết). Cánh nhà báo, trích lời những người dân làng không ngại mở miệng, đã đổ xô về hiện trường trong những ngày sau khi vụ nổ súng xảy ra và nhanh chóng đập tan cách giải thích của quan chức địa phương về vụ việc. Các chuyên gia về luật đất đai tuyên bố quan chức không có cơ sở pháp lý nào để thu hồi giấy cho ông Vươn thuê đất hoặc từ chối đền bù cho ông. Một số vị tướng về hưu lên án việc sử dụng quân đội để thi hành lệnh cưỡng chế, các thẩm phán đã nghỉ hưu chê trách việc tòa án cấp huyện bác bỏ kháng cáo của ông Vươn.