Dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua osin về nghỉ Tết 10 ngày, gia đình tôi thuê người khác trông giúp tiền công 600.000 đồng/ngày. Nhưng thuê được cũng là may. Họ làm vất vả và môi trường độc hại nên tiền lương cũng cần tương xứng. Thu nhập này chẳng là gì so với nhân viên của các DNNN chuyên thua lỗ.
Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012
Liệu kết luận của Thủ tướng về khởi nghĩa Hai Ông Đoàn có được thực hiện
Bài này đã được đưa lên Blog ngay sau khi có Kết luận của TT. Tuy nhiên, với hy vọng kết luận của TT lần này sẽ được thực hiện nghiêm túc nên sau 1 ngày Blog đã rút xuống. Đến sáng nay, đọc được nhiều tin mới về việc Hải Phòng triển khai thực hiện Kết luận này mà thấy bức xúc nên đành lôi ra đăng lại. Chán quá.
Một số người đã hy vọng vụ đất đai Tiên Lãng sẽ làm thay đổi cơ bản chế độ sở hữu đất đai ở VN theo hướng chuyển từ sở hữu toàn dân sang chế độ tư hữu. Nếu như vậy thì đúng là một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu kể từ ngày khai quốc (1945) đến nay và mở ra một thời đại hoàn toàn mới trong lịch sử phát triển 4000 năm của đất nước. Với ý nghĩa đó và nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã có người gọi cuộc chiến bảo vệ đất đai của hai anh em nhà họ Đoàn là cuộc khởi nghĩa Hai Ông Đoàn. Kể cũng hơi quá, nhưng nếu được như hy vọng đó thì gọi như vậy cũng xứng đáng.
Thực ra cũng chẳng cần lưu kết luận này của TT làm gì vì nó chẳng hay cũng chẳng lạ. Nhất là vì đã quá quen với những văn bản kết luận của các bác. Chỉ có điều đọc kết luận của bác này lại nhớ hồi mới về nước năm 1998, mới chân ước chân ráo lên cơ quan, vừa mới mở miệng hỏi tình hình thế nào thì được 1 anh cười bảo: "Hay lắm, chưa bao giờ thú vị như bây giờ. Có một ông Thủ tướng thì chẳng bao giờ dám ký, cái gì cũng xin ý kiến cấp dưới chán chê rồi mới ký. Còn ông Phó trực thì đưa cái gì ký cái đấy, nhưng ký cái gì sai cái đấy; còn thực hiện thì mười phần không được một". Sau này qua quá trình làm việc thì thấy có vẻ thế thật. Thôi thì hy vọng khi ông Phó thành Trưởng và làm Trưởng đến 7 năm rồi thì có khi cũng có những kết luận đúng. Chắc là cái kết luận này nằm trong số đó (dù kết luận này còn khối chỗ nên bàn thêm) ? Nhưng cái người ta vẫn lăn tăn là không biết trong đầu ông có nghĩ được như kết luận (do cấp dưới chuẩn bị) ông ký không ? Và liệu kết luận này có được thực hiện đến nơi đến chốn không ?. Hy vọng !!!!!!
Một số người đã hy vọng vụ đất đai Tiên Lãng sẽ làm thay đổi cơ bản chế độ sở hữu đất đai ở VN theo hướng chuyển từ sở hữu toàn dân sang chế độ tư hữu. Nếu như vậy thì đúng là một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu kể từ ngày khai quốc (1945) đến nay và mở ra một thời đại hoàn toàn mới trong lịch sử phát triển 4000 năm của đất nước. Với ý nghĩa đó và nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã có người gọi cuộc chiến bảo vệ đất đai của hai anh em nhà họ Đoàn là cuộc khởi nghĩa Hai Ông Đoàn. Kể cũng hơi quá, nhưng nếu được như hy vọng đó thì gọi như vậy cũng xứng đáng.
Thực ra cũng chẳng cần lưu kết luận này của TT làm gì vì nó chẳng hay cũng chẳng lạ. Nhất là vì đã quá quen với những văn bản kết luận của các bác. Chỉ có điều đọc kết luận của bác này lại nhớ hồi mới về nước năm 1998, mới chân ước chân ráo lên cơ quan, vừa mới mở miệng hỏi tình hình thế nào thì được 1 anh cười bảo: "Hay lắm, chưa bao giờ thú vị như bây giờ. Có một ông Thủ tướng thì chẳng bao giờ dám ký, cái gì cũng xin ý kiến cấp dưới chán chê rồi mới ký. Còn ông Phó trực thì đưa cái gì ký cái đấy, nhưng ký cái gì sai cái đấy; còn thực hiện thì mười phần không được một". Sau này qua quá trình làm việc thì thấy có vẻ thế thật. Thôi thì hy vọng khi ông Phó thành Trưởng và làm Trưởng đến 7 năm rồi thì có khi cũng có những kết luận đúng. Chắc là cái kết luận này nằm trong số đó (dù kết luận này còn khối chỗ nên bàn thêm) ? Nhưng cái người ta vẫn lăn tăn là không biết trong đầu ông có nghĩ được như kết luận (do cấp dưới chuẩn bị) ông ký không ? Và liệu kết luận này có được thực hiện đến nơi đến chốn không ?. Hy vọng !!!!!!
Toàn văn kết luận của Thủ tướng
(về vụ Hai Ông Đoàn)
(về vụ Hai Ông Đoàn)
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
I. Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn.
Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài.
Trong những năm qua, cấp uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu qủa sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển KTXH khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với ông Đoàn Văn Vươn chính quyền địa phương đã giao đất, kể cả giao bổ sung phần đất lấn chiếm sau khi đã xử phạt hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ông Vươn đầu tư tôn tạo, nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao.
Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện “ba bỏ”
Bình luận này đã được đưa lên Blog ngay sau khi đọc bài của bác Nguyễn Xuân Diện. Tuy nhiên sau đó đã rút xuống. Giờ đọc được nhiều tin mới về việc Hải Phòng triển khai thực hiện Kết luận của TT mà thấy ngao ngán cho hệ thống chính trị này nên Blog đăng lại.
Blog Nguyễn Xuân Diện đăng bài dưới đây với tiêu đề hấp dẫn: "TIN MỚI ĐÂY ! TIN MỚI ĐÂY !".
Blog Nguyễn Xuân Diện đăng bài dưới đây với tiêu đề hấp dẫn: "TIN MỚI ĐÂY ! TIN MỚI ĐÂY !".
Thực ra thì không có mới gì cả. Bác Trọng đã cố thực hiện những điều này trong thời gian qua để làm gương cho cấp dưới noi theo. Thói thường khi sếp cao nhất đã gương mẫu như vậy thì các cấp thấp hơn sẽ phải tự động làm theo, có làm trái thì cũng phải dấu diếm và tùy cơ hội. Tuy nhiên, dường như các bác trong Bộ CT chẳng ai học bác Trọng cả. Rồi cấp dưới của các bác này thấy thế cũng lờ đi, coi như không biết bác Trọng làm gì. Thế là cả guồng máy vẫn thế. Điều này cho thấy uy tín của bác Trọng có vấn đề, và việc chỉnh đốn đảng mà TBT Nguyễn Phú Trọng vừa phát động chắc chẳng mấy ai nghiêm túc thực hiện (ví dụ như Hải Phòng đang cử anh Thoại chủ trì chấn chỉnh vụ Hai Ông Đoàn, còn hai anh Hiền Liêm thì tạm bị đình chỉ công tác 15 ngày để từ ngày thứ 16 sẽ lại... làm tiếp).
Mặt khác, việc thực hiện 3 bỏ cũng tốt, song cái dân cần ở bác là vạch ra được đường lối phát triển khoa học, phù hợp để đưa đất nước tiến lên, theo kịp với các nền văn minh, dân chủ khác. Cái này sợ bác cũng lại có quan điểm chắc nịch như bác Nguyễn Thi Doan (cũng là GSTS).
Cuối bài có một số ảnh bác Trọng đi thăm và làm việc tại một số địa phương, các phông phía sau bác không có dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng… bác”.
Vì đây không phải là tin mới nên tiêu đề có thể được đặt lại như sau:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện “ba bỏ”
![]() |
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG Đ/C NGUYỄN VĂN THÀNH, UV TW ĐẢNG, BÍ THƯ TỈNH ỦY HẢI PHÒNG |
TIN MỚI NHẬN
Trường Nhân
Theo thông tin chúng tôi nhận được, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện “ba bỏ”:
1- Khi về các địa phương thì bỏ khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng…”
2- Khi đi công cán bỏ xe cảnh sát huýt còi dẹp đường.
3- Bỏ việc đưa tiễn và đón tiếp khi từ địa phương này sang địa phương kia.
( Thời gian qua có chuyện khi các đồng chí lãnh đạo cao cấp đến tỉnh nào thì quan chức tỉnh đó chờ đón tại cửa ngõ tỉnh nhà nhiệt liệt chào đón. Khi rời địa phương đó các quan chức lại tiễn chân cho đến hết phần đất tỉnh mình. Tỉnh bạn đã tụ tập cán bộ nghênh đón ngay bên “biên giới” tỉnh mình. Và lại tiễn lại đón. Có tỉnh còn bày tiệc rượu tiễn chân ngay bên “biên giới” và chúc lãnh đạo thượng lộ bình an. Thật là hoành tráng chỉ có ở Việt Nam !)
1- Khi về các địa phương thì bỏ khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng…”
2- Khi đi công cán bỏ xe cảnh sát huýt còi dẹp đường.
3- Bỏ việc đưa tiễn và đón tiếp khi từ địa phương này sang địa phương kia.
( Thời gian qua có chuyện khi các đồng chí lãnh đạo cao cấp đến tỉnh nào thì quan chức tỉnh đó chờ đón tại cửa ngõ tỉnh nhà nhiệt liệt chào đón. Khi rời địa phương đó các quan chức lại tiễn chân cho đến hết phần đất tỉnh mình. Tỉnh bạn đã tụ tập cán bộ nghênh đón ngay bên “biên giới” tỉnh mình. Và lại tiễn lại đón. Có tỉnh còn bày tiệc rượu tiễn chân ngay bên “biên giới” và chúc lãnh đạo thượng lộ bình an. Thật là hoành tráng chỉ có ở Việt Nam !)
Hoan hô đồng chí TBT đã gương mẫu bỏ đi những phiền nhiễu, hình thức rất phong kiến
Một số ảnh bác Trọng đi thăm và làm việc tại một số địa phương, các phông phía sau bác không có dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng… bác”:
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ
Thật khâm phục Giáo sư Trương Nguyện Thành. GS thực sự là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
Tuy nhiên, đọc đoạn dưới đây của GS trong bài này, tôi không được thích: Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”
Đúng như GS nói, tiềm năng mỗi người là do trời phú. Ngoài ra, mỗi cá nhân còn còn nhu cầu, sở thích khác nhau, dẫn tới lựa chọn ngành nghề khác nhau, không nhất thiết cứ phải thành GS TS, có như vậy mới là xã hội. Nếu không có nó (cậu bạn GS) móc ruột gà thì làm sao có gà cho GS thưởng thức ? Và chắc gì nó đã muốn thành GS và sống như GS ? Thử ngẫm xem ở VN người lao động đóng góp nhiều cho đất nước hay đám GSTS nhan nhản khắp nơi ? Rồi hệ thống chính trị toàn những người có bằng cấp cao nhưng làm được gì cho đất nước ? Sống ở Mỹ mà tư duy xã hội của GS thế này thì hơi lạ.
Tuy nhiên, đọc đoạn dưới đây của GS trong bài này, tôi không được thích: Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”
Đúng như GS nói, tiềm năng mỗi người là do trời phú. Ngoài ra, mỗi cá nhân còn còn nhu cầu, sở thích khác nhau, dẫn tới lựa chọn ngành nghề khác nhau, không nhất thiết cứ phải thành GS TS, có như vậy mới là xã hội. Nếu không có nó (cậu bạn GS) móc ruột gà thì làm sao có gà cho GS thưởng thức ? Và chắc gì nó đã muốn thành GS và sống như GS ? Thử ngẫm xem ở VN người lao động đóng góp nhiều cho đất nước hay đám GSTS nhan nhản khắp nơi ? Rồi hệ thống chính trị toàn những người có bằng cấp cao nhưng làm được gì cho đất nước ? Sống ở Mỹ mà tư duy xã hội của GS thế này thì hơi lạ.
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN
trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ
trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ
VOA, Chủ nhật, 05 tháng 2 2012
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
Trà Mi-VOA | Washington DC
Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại
Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn
Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
Tiến sĩ Thành chia sẻ:
“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”
“Sói biển” – Người bám biển Hoàng Sa
“Sói biển” – Người bám biển Hoàng Sa
Gia Minh, biên tập viên RFA, 2012-02-09
Nhiều ngư dân thuộc đảo Lý Sơn vẫn tiếp tục đi đánh bắt tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa, dù nơi đây bị phía TQ cưỡng chiếm từ năm 1974 và thường xuyên tuần tra không cho ngư dân Việt Nam vào làm ăn.
Courtesy nld
Ông Mai Phụng Lưu, ngư dân huyện đảo Lý Sơn,
chuẩn bị ngư cụ trong một lần ra khơi.
Quyết bám giữ ngư trường
Một trong những người được mệnh danh ‘sói biển’, tiếp tục bám giữ ngư trường này là ông Mai Phụng Lưu.Gia Minh hỏi chuyện ông này nhân dịp một số người quyên góp tặng cho ông một máy liên lạc ICOM và một bộ lưới đánh cá hôm ngày 5 tháng 2 vừa qua. Trước hết ông Mai Phụng Lưu cho biết:
Tôi đi vùng Hoàng Sa. Đây là vùng mà ông bà từng làm ở đó, và mong muốn con cháu cũng có thể làm ăn ở đó, giàu có nhờ biển.Mai Phụng Lưu: Giờ mới có ICOM chất lượng này vì đắt tiền hơn mà.
Ô. Mai Phụng Lưu
Gia Minh: Vừa qua chính phủ có chương trình tài trợ ICOM cho ngư dân, vậy ông có nghe và thấy có ai nhận được không?
Mai Phụng Lưu: Có nghe chương trình này cho xứ biển; nhưng chuyển về huyện, xã thì họ giao cho bà con họ chứ mình đâu được. Chuyến này tôi mới được nhờ báo chí, bà con đóng góp. Có máy này thì đi ra Biển Đông sẽ có an toàn hơn.
Máy ICOM quan trọng lắm vì đi ra Biển Đông, radio nghe không rõ, còn ICOM báo gió bão rõ, nên mình có thể biết để né. Trong trường hợp nếu bị tàu nước ngoài ép chế cũng có thể điện về cho gia đình biết.
Gia Minh: Thông thường ông đi đánh bắt ở vùng nào? Khi có báo bão thì vào tránh ở những nơi nào?
Mai Phụng Lưu: Tôi đi vùng Hoàng Sa. Đây là vùng mà ông bà từng làm ở đó, và mong muốn con cháu cũng có thể làm ăn ở đó, giàu có nhờ biển.
Nếu chạy Hoàng Sa tôi ra khoảng 100 đến 210 hải lý; còn nếu đi Trường Sa đến 400 hải lý.
Khuôn mặt mới từ hoang tàn cộng sản
Lưu để nhớ những ngày lang thang ở Sân vận
động Mười Năm tại thủ đô Warsaw của Ba Lan:
Khuôn mặt mới từ hoang tàn cộng sản
Lê Diễn Đức

Sân vận động Quốc gia Ba Lan mọc lên từ chợ trời cũ
Dù đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ vào năm 1989, nhiều sự kiện xảy ra ở Ba Lan vẫn đan kết với quá khứ trong tâm lý của dân bản xứ, cũng như với người Việt, nhất là những người trực tiếp chứng kiến tiến tình thay đổi trên đất nước này.
Sự kiện mà tôi trình bày trong bài viết này có ấn tượng sâu sắc, thú vị, liên quan tới cuộc sống của hàng ngàn, nếu không nói là hàng chục ngàn người Việt, đã và đang sinh sống tại Ba Lan.
Sân vân động Mười Năm
Sân vận động Muời Năm gọi tắt từ tên đầy đủ: “Sân vận động Mười Năm của Tuyên ngôn Tháng Bảy”.
Tuyên ngôn Tháng Bảy là hiệp ước giữa Ba Lan và Liên Xô được Stalin phê chuẩn tại Moscow ngày 20 tháng 7 năm 1944, kêu gọi chống xâm lược Đức, thành lập Hội đồng Dân tộc như là đại diện duy nhất của Ba Lan, bác bỏ Chính phủ Ba Lan hợp pháp lưu vong tại London, thành lập Công an nhân dân, quốc hữu đất đai và các ngành công nghiệp, giáo dục miễn phí, hồi hương người Ba Lan…
Thực chất Tuyên ngôn Tháng Bảy là nền tảng kiến tạo thể chế cộng sản tại Ba Lan trong hệ thống do Liên Xô đứng đầu sau Chiến tranh Thế giới II.
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012
Say trời say đất Mộc Châu
Tôi yêu Tây Bắc hùng vĩ.
Say trời say đất Mộc Châu
Đã nhiều lên Mộc Châu (Sơn La), đắm mình trong không khí và cảnh vật thiên nhiên nơi này, không lần nào quay về mà không tiếc nuối.
Mùa xuân này ở Mộc Châu, những triền cải trắng vàng mê mải, mận trổ hoa
trắng xóa bản làng, cải vàng điểm tô cho bức tranh thiên nhiên thêm rực rỡ.
Nếp nhà sàn dưới rừng mận trắng xóa ở Bản Áng |
Con đường nhỏ giữa 2 bên là bạt ngàn hoa cải |
Đinh La Thăng – người tài hay kẻ phá hoại xã hội?
Lại chuyện ông #. Ngao ngán !
Đinh La Thăng – người tài hay kẻ phá hoại xã hội?
Mấy bữa nay tuy mải theo dõi vụ án Đoàn Văn Vươn, nhưng cũng không bỏ qua câu chuyện giao thông ở Việt Nam - vốn quá ầm ĩ và ồn ào không cần thiết - do ông bộ trưởng Đinh La Thăng khuấy động. Cho đến hôm nay, những gì mà ông Thăng thực hiện chỉ gây rắc rối thêm cho vấn nạn giao thông ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
![]() |
Bộ trưởng cười tít... |
Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử hơn 60 năm cầm quyền, trong Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) mới xuất hiện một ông bộ trưởng có biệt tài “nổ sảng” như ông bộ trưởng Bộ giao Thông vận tải Đinh La Thăng.
Ban đầu người ta ủng hộ ông Thăng, tuy không ít người đã bán tín bán nghi về những quyết sách không giống ai, mang đậm chất tự PR cho cá nhân mình của ông bộ trưởng này. Nhưng nay thì đã rõ: Ông Thăng chỉ là một kẻ phá hoại, không hơn không kém! Những cái gọi là “sáng kiến đột phá” của ông Thăng nay chỉ còn lại chữ “phá” mà thôi…
Kiểm lại những gì ông Thăng đã làm từ ngày nhậm chức đến nay, chỉ trong vài tháng trời, ông Thăng đã liên tiếp tung những chiêu trò hết sức “phi quản lý”, mà vốn dĩ trong tầm vĩ mô cỡ quốc gia, mỗi chính sách đưa ra đều cần phải có cân nhắc kỹ càng đến hiệu quả khoa học của nó, đồng thời vấn đề tác động tích cực, tiêu cực như thế nào đến đời sống xã hội cũng là điều hết sức quan trọng.
Nhận định: “Ông bộ trưởng nói khoác” và xác định: “Ông bộ trưởng đã lòi đuôi nói khoác” là những bằng chứng ban đầu cho sự bất tài và thiếu óc quản lý của ông Thăng. Tuy bị báo chí, đặc biệt là giới blogger phản ứng gay gắt, nhưng ông Thăng vẫn bỏ ngoài tai tất cả, vẫn căng cứng với nếp suy nghĩ thiển cận, thiếu thực tế của mình.
Hiện chưa có thống kê thiệt hại về vật chất là bao nhiêu xuất phát từ các quyết định của ông Thăng. Chỉ biết rằng các con đường “dự án nghìn tỉ” vừa làm xong (thậm chí chưa nghiệm thu xong) đã hư hỏng thê thảm. Những động thái “kiểm tra” nội bộ ngành của bộ giao thông, dường như chỉ nhằm “nhắc nhở” đàn em cấp dưới mau mang Vàng, USD mà “ra mắt” ông bộ trưởng mới – Đinh La Thăng - mà thôi. Và ngay trong tháng 9/2011 (tháng ông Thăng chọn làm tháng an toàn giao thông) thì tai nạn giao thông cả nước đã tăng một cách đột biến…
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xuất bản
Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics

Các đại biểu thống nhất các nội dung trong bản Thoả thuận hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics
Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics
Ngày 17/1/2012, tại Viện KHCNVN đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics (VJM) giữa Viện KHCNVN và Spring Science + Business Media Singapore Private Ltd (gọi tắt là Nhà xuất bản Springer). Tham dự buổi ký kết, về phía Viện KHCNVN có GS.TSKH. Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện KHCNVN, các đại diện lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế, Viện Toán học, Tạp chí Toán học Việt Nam (VJM) và Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. phía Nhà xuất bản Springer có TS. Joachim Heinze, Phó Chủ tịch điều hành lĩnh vực Toán học, Ông Harmen van Paradijs, Giám đốc Biên tập Springer Science + Business Media Singapore Private Ltd.
Các đại biểu thống nhất các nội dung trong bản Thoả thuận hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics
Sau trao đổi và thống nhất ý kiến, hai bên đều bày tỏ sự hài lòng với các kết quả hợp tác đã đạt được trước đây và nhất trí đi đến ký kết bản thỏa thuận hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam. Trong khuôn khổ của Bản thỏa thuận, Nhà xuất bản Springer sẽ xuất bản và phát hành Tạp chí từ Số 1, Tập 41 vào ngày 01/01/2013 theo đúng với quy trình, thủ tục tiêu chuẩn quy định trong thỏa thuận. Tạp chí được xuất bản với tần xuất 01 tập mỗi năm, bao gồm 04 số phát hành thường xuyên dung lượng khoảng 125 trang biên tập/số. Tổng khối lượng trang biên tập hàng năm khoảng 500 trang, không bao gồm trang đầu và các tài liệu khác được Nhà xuất bản Springer cho là cần thiết cho việc xuất bản Tạp chí. Nhà xuất bản Springer sẽ chuẩn bị các điều kiện về thời gian và tài chính để tiến hành số hoá các số của Tạp chí từ Tập 25 (1995) đến Tập 40 (2012) và phát hành các tập tin điện tử nêu trên ra thị trường toàn thế giới.
Các bên đều tin tưởng chắc chắn rằng việc hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics giữa Viện KHCNVN và Nhà xuất bản Springer sẽ mang lại những bước tiến mới trong việc xuất bản, phát hành, giới thiệu và quảng cáo Tạp chí Toán học Việt Nam ra thế giới.
Các bên đều tin tưởng chắc chắn rằng việc hợp tác xuất bản Tạp chí Toán học Việt Nam - Vietnam Journal of Mathematics giữa Viện KHCNVN và Nhà xuất bản Springer sẽ mang lại những bước tiến mới trong việc xuất bản, phát hành, giới thiệu và quảng cáo Tạp chí Toán học Việt Nam ra thế giới.
Chơi xuân “nhà hàng xóm” (2)
Thăm Campuchia:
Chơi xuân “nhà hàng xóm” (2)
KHÁNH TRÂM
Hôm nay là ngày thứ hai ở Bangkok, chiều qua mình đến khu « thiên đường mua sắm và giải trí MBK » Vừa đến nơi đã thấy tầu điện trên không chạy vù vù. MBK được cho là hấp dẫn, sầm uất của thành phố, nơi đây hội đủ các yếu tố : Hàng hóa từ bình dân đến cao cấp, nhiều nhà hàng với ẩm thực Âu, Á, Ấn, kể cả fast food…, khu giải trí gần đó có thể đi bộ qua với các rạp chiếu phim, sân khấu. Vào thứ tư hàng tuần từ 18h :00 có thể xem Thai boxing, vô cửa miễn phí. Từ đây đi bộ sang bảo tàng sáp một phiên bản của Madame Tussauds’s Wax Museum ở London. Ai muốn xem tượng những nhân vật nổi tiếng, các chính khách hay nguyên thủ quốc gia bằng sáp với kích thước như người thật thì đến đây….
Đi xem nhiều gian hàng, từ quần áo đến giày dép, mỹ phẩm, hàng thủ công…cả bốn người chẳng ai mua gì mặc dù nhiều lúc cầm lên đặt xuống nhưng người bán không tỏ ra khó chịu nếu không muốn khen là họ rất hiền ( nhiều người như thế). Đến gian bán hàng điện máy, chiếc Ipad 2 hàng chính hãng thật quyến rũ, giá tính ra tiền Mỹ là 663 usd, thế là móc bóp. Cũng nhờ nó mà cả chặng đường bé gái 10 tuổi có cái tiêu khiển. Chiều hôm nay, khám phá tiếp một địa chỉ khác. Thử đến khu King Power, nơi bán hàng miễn thuế xem sao. Đi tuk tuk mất 30 phút giá 150 baht. Gọi là miễn thuế nhưng giá cả các mặt hàng đều rất cao. Nó cao như tòa tháp 94 tầng lừng lửng chọc lên trời trên đường đến mình nhìn thấy. Bác tuk tuk thỉnh thoảng lại làm hướng dẫn viên khi đi qua những địa chỉ quan trọng như Bộ Ngoại Giao, hay khu nhà Hoàng Gia ở, vườn thú Bangkok…nên những khách như mình rất thích. Bác này có tuổi nên khi nghe mình nói đã đến Thái Lan ba lần rồi thì không gạ đi shop nữa. Những lần trước thật khổ, đa số họ đều gạ vô shop đá quý, không đồng ý họ cũng cứ chở đến. Mình phải ngồi lỳ trên xe không xuống.
Lại nói về King Power. Mua hàng ở đây sẽ được hoàn thuế VAT cho hóa đơn từ 2000 baht chở lên. May hôm trước đã mua Ipad 2, ở đây chỉ trưng hàng mẫu và anh nhân viên cho biết hàng đã bán hết, hỏi giá thì cũng thế, khoảng 663 usd. Trước khi rời tòa nhà, ông xã mình có tý kỷ niệm là hai cái áo T-shirt của hãng Jaguar còn mình nhớ mãi bức ảnh khổng lồ với nhiều gương mặt các hoàng gia thế giới chụp chung với nhà vua Bhumibol Adulyadej (Rama X) năm 2006 nhân kỷ niệm 60 năm ngài trị vì quốc gia được treo kín bức tường ngay lối vào. Ông là đương kim hoàng thượng lâu đời nhất trên thế giới. Nhà vua lên ngôi ngày 9 tháng 1 năm 1946 và là ông vua thứ 9 trong triều đại Chakri. Đến Thái Lan người ta dễ dàng nhận ra hai điều: Sự tôn kính đức Phật và nhà vua. Trên đường phốBangkok, hình ảnh nhà vua được trưug ở nhiều nơi. Với người dân Thái, ông đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.
Chơi xuân “nhà hàng xóm” (1)
Thăm Campuchia:
Chơi xuân “nhà hàng xóm” (1)
KHÁNH TRÂM
Bài viết này mình sẽ kể chuyện “Dế mèn phưu lưu ký ”. Năm nay chú dế mèn không ăn tết ở quê nhà mà chú lại lảng vảng sang nhà hàng xóm xem bên ấy có gì vui? Hàng xóm của chú là hai người bạn láng giềng Campuchia và Thái Lan. Trong du lịch, người ta thường ví von rằng Thái Lan là một trong những gã khổng lồ của khu vực ASEAN còn Campuchia là nàng chim ruồi bé nhỏ xinh xinh…Nhưng đối với mình mảnh đất nào cũng có nền văn hóa, lối sống, và những di sản văn hóa đặc thù.
1. Tạm biệt quê hương: Trước tết khoảng 20 ngày, mình đến công ty SAPACO để mua vé xe đò đi Phnom Penh, giá vé khá rẻ 200.000 đ một người. Tổng cộng hết 800.000 đ mà lại được ra nước ngoài. Vì mua vé sớm nên gia đình mình ngồi bốn ghế hàng đầu ngay sau bác tài. Vị trí này tha hồ quan sát và chụp ảnh.
Năm nay được nghỉ tết dài ngày, từ 21/1/2012 – 29/1/2012 ( tức 27AL– 7 Tết ). Ngày 28 AL mình bắt đầu khởi hành. Chuyến xe 9h:00 xuất phát từ bến Phạm Ngũ Lão đến trạm Cộng Hòa rước thêm khách rồi lên đường lúc 9h:45. Hành khách lên xe ngồi đúng số ghế. Phụ lái đi thu passport/ hộ chiếu. Chuyến xe kín chỗ. Có nhiều khách phương tây cùng gia đình đi du lịch, họ đem theo cả trẻ nhỏ. Tiếng Anh, tiếng Đức của những thiên thần bé nhỏ cứ ríu rít như chim. Mình ngồi lặng lẽ quan sát. Dọc đường Trường Chinh, bên ngoài sân bay, hè phố rộng nơi tập trung nhiều đại lý cây cảnh. Nhiều nhất là mai vàng, thứ đặc sản của đất Nam Bộ. Mai nở rực trời thu hết nắng phương nam vào những cánh hoa mỏng và mềm của mình. Con đường này nối với quốc lộ 22 để đi cửa khẩu Mộc Bài, giáp với biên giới Campuchia. Từ đây xe chạy khoảng 1h:30 phút nữa là mình sẽ tạm biệt quê hương ViệtNam. Năm nay lại ăn tết xa nhà. Hôm qua 27ALmình đã làm cỗ và hương khói các cụ đầy đủ nên cũng yên tâm ra đi. Sáng nay Hải, ông xã mình lại thắp hương lần nữa.
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012
Những bữa cơm 'siêu đạm bạc' của học trò
Những bữa cơm 'siêu đạm bạc' của học trò
Phòng học kiêm phòng ngủ và cũng là nơi ăn cơm hàng ngày của những học sinh trường tiểu học và THCS Tà Xi Láng (Xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, Yên Bái). Hầu như bữa nào cũng chỉ có cơm trắng. |
Học sinh lớp 1A ở Trường Tà Xi Láng lại thay phiên nhau đi lấy cơm cho cả lớp. |
Việt Nam năm 1915 qua những bức ảnh màu Вьетнам 1915 г. на цветных фото
Phong cảnh điện Kremlin
Mái Ritz Carlton
Крыша Ritz Carlton
Nguồn: chistoprudov.livejournal.com
Kichbu post on 08.02.2012
Đó chính là ngày mà các nhà nhà dự báo thời tiết gọi là lạnh nhất trong mùa.
Và không thể không đồng ý với họ.
Dưới đây là một số phong cảnh điện Kremlin:
Под катом панорамы и фотообои Кремля.

1. Панорама Кремля.

Увеличить изображение
2. Троицкая башня, Троицкий мост и Комендантская башня.
1. Панорама Кремля.
Увеличить изображение
2. Троицкая башня, Троицкий мост и Комендантская башня.
Dư âm nụ cười của Đá -Du xuân ở Campuchia
Đi Campuchia nhiều mà không biết viết thế nào, có bài này
của Kim Dung hay quá, lưu lại để nhớ về những nơi đã qua:
Dư âm nụ cười của Đá
Bài của Kim Dung/Kỳ Duyên
Ngắm nhìn những nụ cười của Đá, có ai hiểu, còn biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của con người lao động lẫn con vật đổ xuống, để lại cho đất nước CPC ngày nay những kỳ quan, kiêu hãnh về trí tuệ và sự tài hoa của một dân tộc…
Quả thật, chưa bao giờ người viết bài nghĩ được mình lại có chuyến “Campuchia du xuân ký”, vào đúng Tết con Rồng.
Nhưng chuyến du xuân đã hiển hiện. Như từ rét buốt, mưa phùn Hà Nội, bỗng chốc đã nắng vàng rực rỡ Phnom Pênh. Như từ áo măng tô, bốt cao, khăn len casơmia ấm áp, bỗng chốc đã quần lửng, áo cộc tay, giầy thể thao và chút hồng phớt của nắng vàng trên má. Như sự hẹn hò với Nụ cườiAngkortừ kiếp nảo kiếp nào, qua những trang văn kỳ thú về một nền văn minh rực rỡ đã thành hiện thực.
Vàng- xám, đều là… vàng cả
Hoàng Cung, nơi ở của Hoàng gia Vương quốc CPC đương đại, được xây dựng hơn thế kỷ, từ năm 1866 đến giờ, nơi luôn diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia, hiện ra uy nghiêm, vàng son lộng lẫy trong nắng sớm, bao giờ cũng là điểm hấp dẫn đầu tiên với khách du lịch tứ xứ.
Bởi Hoàng Cung- một quần thể các di tích đặc trưng kiến trúc Khmer, còn là biểu tượng của Vương quốc CPC. Đặc biệt trong đó có chùa Bạc độc đáo. Nền chùa được lát 5329 miếng bạc, mỗi miếng bạc đều làm thủ công, trọng lượng 1,125kg. Chùa còn được gọi là chùa Vàng vì có pho tượng Phật Di Lặc bằng vàng ròng, cùng hơn 1050 báu vật toàn là bằng vàng, bạc, đồng quý giá.
Sống thiện chết lành
Sống thiện chết lành
bởi tuonglaivietnamNgô Văn Xuân – chuyển ngữ
Chết lành
Như chúng ta đã biết, sự chết là điều chắc chắn sẽ xẩy ra. Chẳng ai tránh đựơc. Ngay cả đến những vị tâm linh phát triển tột mức cũng không tránh khỏi. Chẳng có ai sống mãi. Chẳng có ai từng đọc cuốn sách này sẽ sống mãi, bất kể gìa, trẻ, đẹp, xấu, giầu, nghèo cuả người đó ra sao. Nhưng thay vì chúng ta trốn tránh những ý tưởng về sự chết, chúng ta nên làm một điều gì đó cho chính mình nếu chúng ta thử nhìn xem điều gì sẽ tới hay chí ít thì cũng hãy tưởng tượng ra điều ấy. Điều này không chỉ giúp chúng ta thu nhỏ nỗi sợ hãi, mà nó còn tạo nền móng cho chúng ta có cơ hội để đổi thay tiến trình tử biệt vào tiến trình giác ngộ. Còn nếu chúng ta không thể hoàn thành đựơc điều này, thì tối thiểu, chúng ta cũng sẽ có một cái chết an lành.
Bất kể sinh lực chúng ta có ngay từ lúc khởi đầu như thế nào, thì cũng chẳng có thể kéo dài mãi đựơc. Thời gian, ngày, tuần, tháng, năm sẽ làm cạn mòn dần sinh lực đã đựơc ban cho ấy. Rồi tới một ngày, giống như một chiếc giếng cạn sau khi toàn bộ số nước đã bốc hơi hết. Những điều kiện sống cuả chúng ta có thể dễ dàng trở thành những nguyên nhân cho cái chết cuả mình. Những hóa chất trong thân xác chúng ta bị hư hoại. Một món ăn không lành mạnh hoặc một liều thuốc nhầm lẫn có thể đưa tới những hiệu ứng phụ.
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012
Đổ xô sang Lào làm ăn sau tết
Đổ xô sang Lào làm ăn sau tết
Sau những ngày tết, người dân xã Lộc Bổn và một số ít ở xã Lộc Sơn (Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) lại bắt đầu đổ xô sang Lào tìm kiếm việc làm mong thay đổi cuộc đời nơi miền đất mới.
“Hai đứa bạn ở Lào, làm nghề cắt tóc một tháng có khi thu nhập trên 5 triệu đồng, tụi nó bảo mình sang bên đó làm cùng. Do dự nhiều lần, năm nay mình quyết định sang Lào một phen xem sao, may nhờ, rủi đành chịu...” - chị Nguyễn Thị Lan ở xã Lộc Bổn chia sẻ.
Không chỉ riêng chị Lan, vợ chồng anh Nguyễn Đình Chinh và chị Nguyễn Thị Nhàn ở thôn Hòa Mỹ, xã Lộc Bổn vừa cưới nhau được vài ngày cũng quyết định dẫn nhau sang Lào tìm kiếm việc làm. Theo những người bạn của anh đã sang Lào mấy năm trước đó, nếu kiếm được việc làm phù hợp chắc chắn lương cao hơn so với cùng công việc làm ở TP.HCM.
Đoàn người chen chân lên xe sang Lào. Ảnh: V.LONG
Người Việt sang Lào chủ yếu làm nghề cắt tóc, thợ xây, buôn bán, chăn nuôi, buôn ve chai... Theo anh Võ Đại Trường (thôn Bình An, xã Lộc Bổn), đã có hai năm làm nghề sửa xe ô tô ở thủ đô Viêng Chăn thì không phải ai sang Lào cũng “đổi đời”. Nhiều người vì thích ăn chơi, đua đòi nên dính vào nghiện hút. Bi đát hơn là những trường hợp tin vào lời người môi giới việc làm với mức lương cao nhưng khi sang bên đó thực tế hoàn toàn khác, lương thấp, lại còn bị chủ bắt làm việc cả ngày lẫn đêm.
Việt nam quyết tâm xây dựng Ngân Hàng Trung Ương?
Việt nam quyết tâm xây dựng Ngân Hàng Trung Ương?
Thanh Trúc, phóng viên RFA, 2012-02-06
Tại một hội nghị về kinh tế đối ngoại ở Hà Nội tháng trước, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố Việt Nam đang nghiêm túc xem xét các đề xuất về việc xây dựng Ngân Hàng Trung Ương thay cho Ngân Hàng Nhà Nước hiện thời.
Ở Việt Nam , Ngân Hàng Trung Ương còn
được gọi là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Điều này liệu có gây ngộ nhận vì trước giờ báo chí trong nước lúc thì gọi Ngân Hàng Trung Ương khi thì nêu tên Ngân Hàng Nhà Nước mà tựu chung vẫn là hệ thống tài chánh do chính phủ kiểm soát? Thanh Trúc hỏi chuyện các chuyên gia để hiểu rõ hơn:
Phải nắm vững quyền hạn và vai trò của N.H.T.Ư
Đó là bản tin trên báo VNEconomy phát hành tại Việt Nam, trích dẫn lời phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trước hội nghị quốc tế lần thứ ba về kinh tế đối ngoại, rằng Việt Nam đang nghiêm túc xem xét các đề xuất về việc xây dựng Ngân Hàng Trung Ương thay cho Ngân Hàng Nhà Nước hiện nay.Đây là hội nghị do Bộ Ngoại Giao Việt Nam phối hợp tổ chức cùng tập đoàn truyền thông The Economist của Anh quốc với chủ đề Hành Trang Mới Vào Một Thế Giới Mới.
Trước khoảng bốn trăm người tham dự gồm quan chức chính phủ, đại diện hơn một trăm năm mươi tập đoàn kinh tế tài chính và các công ty đa quốc gia, lãnh đạo các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố dù đã ghi nhận và lắng nghe nhiều ý kiến nhưng chính phủ chưa có quyết định cụ thể nào vì Ngân Hàng Trung Ương là vấn đề quan trọng, rằng mô hình nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm của nó.
Chén đẫy thịt chó vào tết Nguyên tiêu
Chén đẫy thịt chó vào tết Nguyên tiêu
Đến Ước Lễ vào dịp Rằm tháng giêng bên cạnh các loại giò, chả truyền thống thì không thể thiếu các hàng thịt chó sống, chín phục vụ cho bà con trong làng và khách thập phương.
Anh Đặng Hồng Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề giò chả vào hạng lâu đời nhất tại Ước Lễ rất tự hào khi nói về món thịt chó đặc biệt của làng mình: “Thịt chó Ước Lễ là món ăn không ở đâu có. Chúng tôi chọn thịt chó cũng kĩ càng như chọn thịt lợn để làm giò vậy. Thịt phải thật tươi, thật mới…
Vào ngày tết Nguyên tiêu không mâm cỗ nào ở Ước Lễ có thể thiếu món thịt chó. Ngay từ sáng sớm người dân làng đã đổ xô đi mua miếng thịt chó ngon nhất, tươi nhất để có được bát thịt chó nấu tươi ngon đúng vị”.
“Không biết có tự bao giờ, chỉ biết rằng từ khi tôi sinh ra món thịt chó đã có trong mâm cơm ngày Rằm tháng giêng của bất kì gia đình nào trong làng rồi. Nó trở thành một thói quen, tập tục mà mỗi người làng Ước Lễ dù đi đâu, thưởng thức món thịt chó ở đâu cũng không thấy “đã”, không thể quên hương vị đặc biệt của bát chó nấu quê nhà” - anh Trang Công Trịnh, Trưởng thôn trẻ của Ước Lễ chia sẻ.
Không “cầy tơ 7 món” như chó Nhật Tân, chó Vân Đình… ở Ước Lễ chỉ duy nhất có một món chó nấu nhựa mận. Vẫn có những gia vị quen thuộc là giềng, mẻ nhưng thành phần quan trọng nhất tạo nên hương vị khác biệt của món thịt chó Ước Lễ là mắm tép chứ không phải mắm tôm.
Làng Ước Lễ có tục ăn tết lại bởi những ngày áp Tết, chỉ thấy người dân rục rịch lên đường đi làm ăn xa. Từ thanh niên đến phụ nữ, cả cánh đàn ông cũng sẵn sàng lên đường gói bánh, làm giò thuê khắp trong Nam ngoài Bắc.
Người dân cả làng chỉ lũ lượt trở về từ chiều 30 Tết và thực sự đông đủ từ ông già bà cả, con cháu lớn bé vào Rằm tháng giêng. Tết Nguyên tiêu mới thực sự là ngày hội, ngày Tết của cả làng.
Chùm ảnh Tết muộn với món thịt chó ở Ước Lễ
Vào dịp tết Nguyên tiêu, đường làng Ước Lễ mù mịt khói rơm thui chó. |
THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG 2012 CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (2)
THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG 2012 CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (2)
Trong 3 năm qua, mối quan hệ đối tác của chúng ta với khu vực tư nhân đã đặt nước Mỹ vào vị trí là nước sản xuất pin công nghệ cao hàng đầu trên thế giới. Vì những đầu tư của liên bang, việc sử dụng năng lượng tái sinh gần như đã tăng gấp đôi, và hàng nghìn người Mỹ có công ăn việc làm vì nó.
Khi Bryan Ritterby bị sa thải khỏi công việc của ông là sản xuất đồ dùng ông nói ông lo lắng rằng ở tuổi 55, không ai cho ông cơ hội lần thứ hai. Nhưng ông đã tìm được việc làm tại Energetx, một nhà máy sản xuất tuốc bin chạy bằng sức gió ở Michigan. Trước cuộc suy thoái, nhà máy này chỉ sản xuất các du thuyền hạng sang. Hiện nay, nhà máy này đang thuê các công nhân như Bryan, ông nói: “Tôi tự hào đang làm việc trong ngành công nghiệp của tương lai”.
Kinh nghiệm của chúng ta về khí đốt từ đá phiến, kinh nghiệm cúa chúng ta về khí đốt tự nhiên, cho chúng ta thấy rằng kết quả về đầu tư công này không phải luôn đến ngay lập tức. Một số công nghệ chưa mang lại kết quả; một số công ty thất bại: Nhưng tôi sẽ không từ bỏ lời hứa về năng lượng sạch. Tôi sẽ không từ bỏ những người lao động như Bryan. Tôi sẽ không nhường lại ngành công nghiệp về sức gió, năng lượng mặt trời, hoặc pin cho Trung Quốc hoặc Đức vì chúng ta từ chối đưa ra cam kết tương tự ở đây.
Chúng ta đã trợ cấp cho các công ty dầu lửa trong một thế kỷ. Thế là quá đủ rồi. Đã đến lúc phải chấm dứt việc lấy tiền của những người đóng thuế cho một ngành công nghiệp hiếm khi mang lại nhiều lợi nhuận cao hơn, và tăng cường cho ngành công nghiệp năng lượng sạch mà chưa bao giờ nhiều hứa hẹn đến thế. Hãy thông qua việc cắt giảm thuế cho năng lượng sạch. Tạo ra những công ăn việc làm này.
THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG 2012 CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (1)
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG 2012 CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (1)
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 5/2/2012
TTXVN (Hà Nội 4/2)
Đồi Capitol, Washington D.C, 24/1/2012
Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, thưa ngài Phó Tổng thống, thưa các nghị sĩ Quốc hội, các vị khách quý và toàn thể đồng bào Mỹ:
Tháng trước, tôi đã tới Căn cứ Không quân Andrews và chào đón một số binh lính cuối cùng của chúng ta phục vụ tại Irắc trở về. Chúng tôi đã cùng nhau cử hành một lễ chào cờ cuối cùng, đáng tự hào mà dưới ngọn cờ đó hơn một triệu đồng bào của chúng ta đã chiến đấu – và vài nghìn người đã hy sinh tính mạng của họ.
Chúng ta tụ họp tối nay biết rằng thế hệ những người anh hùng này đã làm cho nước Mỹ an toàn hơn và được tôn trọng hơn trên toàn thế giới. Lần đầu tiên trong vòng 9 năm, không còn một người Mỹ nào chiến đấu ở Irắc. Lần đầu tiên trong hai thập kỷ qua, Osama bin Laden không phải là một mối đe dọa cho đất nước này. Phần lớn những chỉ huy cấp cao của Al Qaeda đã bị đánh bại. Động lực của Taliban đã bị phá vỡ, và một số binh lính ở Ápganixtan đã bắt đầu trở về nhà.
Những thành tựu này là một minh chứng cho lòng dũng cảm, sự quên mình và tinh thần đồng đội của Các lực lượng Vũ trang Mỹ. Vào thời điểm khi quá nhiều các thể chế của chúng ta làm chúng ta thất vọng, họ đã vượt mọi trông đợi. Họ không bị hao mòn bởi tham vọng cá nhân. Họ không bị ám ảnh về những khác biệt của họ. Họ tập trung vào sứ mệnh sắp tới. Họ làm việc cùng với nhau.
Hãy tưởng tượng chúng ta có thể thực hiện những gì nếu chúng ta noi theo tấm gương của họ. Hãy suy nghĩ về nước Mỹ trong tầm tay của chúng ta: Một đất nước đi đầu thế giới trong việc giáo dục người dân của mình. Một nước Mỹ thu hút một thế hệ mới những công việc sản xuất công nghệ cao và được trả lương cao. Một tương lai mà chúng ta có thể kiểm soát năng lượng của chính chúng ta, và an ninh và sự thịnh vượng của chúng ta không ràng buộc đến như vậy vào những phần bất ổn của thế giới. Một nền kinh tế bền vững, nơi mà làm việc chăm chỉ đem lại kết quả, và trách nhiệm được khen thưởng.
Chúng ta có thể làm được điều này. Tôi biết chúng ta có thể, bởi vì trước đây chúng ta đã từng làm được như vậy. Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi một thế hệ những người anh hùng khác chiến đấu trở về, họ đã xây dựng nên nền kinh tế và tầng lớp trung lưu hùng mạnh nhất mà thế giới từng biết đến. Ông của tôi, một cựu chiến binh trong Quân đội của Patton, đã có cơ hội học đại học theo đạo luật GI Bill. Bà của tôi, người làm việc trong một dây chuyền lắp ráp máy bay ném bom, là thành viên của một lực lượng lao động sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất trên Trái đất.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)