Độ tuổi sức khỏe nguy hiểm và cách phòng tránh
Học giả Israel đã phát hiện ra đối với người dân của họ, độ tuổi từ 70-79 là giai đoạn nguy hiểm. Vì tuổi thọ trung bình của người Israel là 83 trong khi tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 75, chênh lệch 8 tuổi, nên suy ra dộ tuổi sức khỏe nguy hiểm của người Việt Nam là 62-71.Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng bảo hiểm số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025
Độ tuổi sức khỏe nguy hiểm và cách phòng tránh
Chính sách đối ngoại của Trump
Một bài rất hay về quan điểm và chính sách của ông E. Trump. Đoạn này rất hay làm mình rất thích ông D. Trump: "TT Trump không đồng ý với quan điểm Mỹ làm 'sen-đầm' thế giới như vậy, vì ông cho rằng nước Mỹ đã lo quá nhiều cho thế giới trong khi lơ là những nhu cầu của dân Mỹ, chẳng hạn như số người vô gia cư ngày càng tăng, hay các cựu chiến binh Mỹ bị lơ là, hay khối di dân lậu tràn vào Mỹ quá nhiều, hay đám trộm cướp công khai phá rối an ninh trật tự đang lộng hành. TT Trump chủ trương chính phủ Mỹ phải lo cho dân Mỹ trước. Phải hiểu America First của TT Trump có nghĩa là Mỹ vô địch hơn tất cà thế giới, nhưng cũng có nghĩa chính phủ Mỹ phải lo cho nước Mỹ, dân Mỹ trước". "Mỹ vẫn có đủ sức làm sen-đầm bảo vệ thế giới, nhưng sẽ không còn là một anh khờ bị thế giới lạm dụng. Muốn Mỹ giúp, Mỹ sẵn sàng giúp, nhưng sẽ có cái giá phải trả. Mỹ sẽ không tung tiền thuế của dân Mỹ đóng qua cửa sổ, và Mỹ cũng không cho thanh niên Mỹ chết lung tung khắp thế giới. Một lần nữa, đừng chửi Mỹ ích kỷ, chỉ biết có chính Mỹ". Thực tế tôi nghĩ làm sen đầm thế giới Mỹ cũng có được rất nhiều cái lợi chứ không phải chỉ thiệt; có điều Mỹ làm, còn các nước EU ăn theo được rất nhiều, đấy là điều Trump căm ghét. Bây giờ Mỹ thực chất vẫn làm sen đầm thế giới, nhưng không cho EU bám càng ăn theo nữa, thì Mỹ sẽ lợi hơn rất nhiều.
Trong bài này, tác giả cũng thừa nhận NATO cam kết KHÔNG bành trướng về phía đông đe dọa Nga. Cụ thể: "Khoảng năm 1990-91, LBXV tan rã, Ukraine tách ra, thành độc lập. Nhưng cái họa là Ukraine trước đó chính là kho bom nguyên tử của LBXV. Để tránh mối nguy cơ Ukraine thành cường quốc nguyên tử, Mỹ khi đó nhân danh NATO đồng ý với Nga là Ukraine sẽ phải trao lại cho Nga toàn bộ kho bom nguyên tử, đóng cửa các hãng xưởng sản xuất bom, đổi lấy việc NATO KHÔNG bành trướng về phía đông đe dọa Nga, cũng như Nga sẽ không tấn công Ukraine. NATO phớt lờ cam kết của Mỹ (qua TT Bush cha), hùng hục phát triển về phía Nga, thu thêm 17 quốc gia thành viên, cố tình đặt Mỹ trước thế 'đã rồi', thậm chí gián tiếp lôi Mỹ vào cuộc 'chiến' chống Nga của NATO". Cho nên việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine là hoàn toàn đúng lô gíc. Vì thế tôi ủng hộ cả Trump lẫn Putin.

Bất kể kết cuộc ra sao, điều hiển nhiên là thay đổi lớn nhất mà TT Trump đang cố thực hiện, chính là trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trong bài này, tác giả cũng thừa nhận NATO cam kết KHÔNG bành trướng về phía đông đe dọa Nga. Cụ thể: "Khoảng năm 1990-91, LBXV tan rã, Ukraine tách ra, thành độc lập. Nhưng cái họa là Ukraine trước đó chính là kho bom nguyên tử của LBXV. Để tránh mối nguy cơ Ukraine thành cường quốc nguyên tử, Mỹ khi đó nhân danh NATO đồng ý với Nga là Ukraine sẽ phải trao lại cho Nga toàn bộ kho bom nguyên tử, đóng cửa các hãng xưởng sản xuất bom, đổi lấy việc NATO KHÔNG bành trướng về phía đông đe dọa Nga, cũng như Nga sẽ không tấn công Ukraine. NATO phớt lờ cam kết của Mỹ (qua TT Bush cha), hùng hục phát triển về phía Nga, thu thêm 17 quốc gia thành viên, cố tình đặt Mỹ trước thế 'đã rồi', thậm chí gián tiếp lôi Mỹ vào cuộc 'chiến' chống Nga của NATO". Cho nên việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine là hoàn toàn đúng lô gíc. Vì thế tôi ủng hộ cả Trump lẫn Putin.
Chính sách đối ngoại của Trump
TT Trump đang làm một cuộc 'cách mạng' thuộc cỡ lớn nhất nhì trong lịch sử chính trị Mỹ, đảo lộn chính trường Mỹ như chưa từng thấy, tới độ nhiều người lạc quan cho rằng nước Mỹ sẽ vĩ đại như chưa bao giờ thấy, tuy cũng có nhiều người khác lo ngại đây là ván bài nhất chín nhì bù của ông thần Trump, mà không ai biết được kết cuộc sẽ ra sao, có thể sẽ giết Mỹ, hay ít nhất cũng giết đảng Cộng hòa (CH) chết tươi.Bất kể kết cuộc ra sao, điều hiển nhiên là thay đổi lớn nhất mà TT Trump đang cố thực hiện, chính là trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trump thổi bay trật tự thế giới, VN sẽ ra sao ?
D. Trump đang ồ ạt thực hiện MAGA rất nhanh, cứ cái gì có lợi cho nước Mỹ, cho người dân Mỹ, thì ông làm, bất cần biết luật pháp quốc tế hay đạo lý xã hội. Nói thượng tôn pháp luật thế giới và nhân đạo toàn cầu với ông là thừa. Tuy nhiên, lịch sử loài người là lịch sử cướp đất đai và tài nguyên, nhân lực của nhau, xét theo nguyên lý của kinh tế thị trường và quy luật phát triển của lịch sử thì ông D. Trump hoàn toàn đúng và đó chính là khuyết tật của kinh tế thị trường và quy luật phát triển, nhưng chúng ta phải chấp nhận, không thể tránh được. Thế nên, để tồn tại trong cạnh tranh sinh tồn, tất cả các nước sẽ đều phải gồng lên chiến đấu để tồn tại, qua đó thúc đẩy thế giới phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì thế vào cuối những năm 1990, trong một số bài viết và báo cáo, tôi đã cảnh báo thế giới đang thay đổi rất nhanh, Việt Nam mà cứ đủng đà đủng đỉnh thế này thì rồi sẽ bị đè bẹp trong bánh xe lịch sử, tức là trở thành một tỉnh của nước khác. Tôi cũng đã cảnh báo những giai đoạn hòa bình trong lịch sử của Việt Nam thường rất ngắn và rất hiếm nên vô cùng quý giá; lãnh đạo quốc gia cần phải nắm chắc cơ hội, nâng cao rõ rệt tiềm lực kinh tế và quân sự quốc gia để trong khoảng 20 năm hòa bình 2000-2020-2025, đưa VN trở thành nước công nghiệp hùng mạnh với những đối tác chiến lược tin cậy, thì mới tồn tại được. Tôi cũng đã dự báo đến năm 2010, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc lớn và sẽ bắt đầu tính tới khai thác, sử dụng biển Đông; khi đó sức ép của Trung Quốc với Việt Nam sẽ càng ngày càng mạnh; chỉ cần Trung Quốc lên tiếng phải dạy tiếp cho Việt Nam một bài học hay bắn vài quả tên lửa qua biên giới, thì các nhà đầu tư quốc tế sẽ ra đi và sự phát triển của Việt Nam sẽ chấm dứt. Tiếc thay, VN đã cơ bản lãng phí 25 năm qua... Bây giờ thế giới thay đổi, ba đại siêu cường Mỹ - Trung - Nga chính thức hình thành; siêu cường nào cũng muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thậm chí hợp tác với nhau hay tranh giành nhau mở rộng lãnh thổ như Mỹ và Nga hiện nay. Việt Nam muốn tìm lối thoát e rằng rất khó. Đến châu Âu mà còn không biết xoay xở thế nào thì Việt Nam làm sao tránh nổi. Đây chính là luật nhân quả.
Vào lúc 9 giờ sáng một ngày tháng Hai năm 1947, Đại sứ Anh tại Washington DC, Lord Inverchapel, bước vào Bộ Ngoại giao Mỹ để trao cho Ngoại trưởng George Marshall hai thông điệp ngoại giao được in trên giấy xanh để nhấn mạnh tầm quan trọng: một về Hy Lạp, một về Thổ Nhĩ Kỳ.
Trump thổi bay trật tự thế giới; Việt Nam sẽ ra sao ?
Ông Trump có vẻ như đồng tình với người đồng cấp Vladimir Putin là mong muốn một thế giới nơi các cường quốc, không bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế đã thỏa thuận, được tự do áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn, giống như Nga đã từng làm trong thời Đế quốc Nga Sa hoàng và Liên Xô. Như một chuyên gia nhận định, "Chủ nghĩa Trump sẽ sống sót sau nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy." Vậy những quốc gia nào đủ khả năng đứng lên lãnh đạo khi Mỹ rút lui?
Bánh xèo siêu to để làm gì ?
Nhố nhăng hết cỡ !!! Chắc chỉ có ở Việt Nam thời nay.
Loại bánh xèo bánh "chưng siêu to khổng lồ" này có mời tôi cũng không ăn, vì nó chẳng ra cái gì. Nhân một nơi, bánh một nẻo và chắc chắn 100% không đảm an toàn thực phẩm vì có rất nhiều người sờ mó vào và được chế biến trong không gian đầy ô nhiễm.

Hàn Quốc có Bu-Ju-Cheon, Nhật Bổn có Okonomiyaki, Tàu có Egg Fu Young .. cũng giống y bánh xèo của ta. Cũng cái bột trộn trứng xèo nhanh lên trong chảo rồi cho giá đỗ tôm thịt vào... chỉ khác nước chấm và rau.
Loại bánh xèo bánh "chưng siêu to khổng lồ" này có mời tôi cũng không ăn, vì nó chẳng ra cái gì. Nhân một nơi, bánh một nẻo và chắc chắn 100% không đảm an toàn thực phẩm vì có rất nhiều người sờ mó vào và được chế biến trong không gian đầy ô nhiễm.
Bánh xèo, bánh chưng siêu to để làm gì ?
Thái Vũ - "Bánh xèo siêu to khổng lồ", thì tôi không bàn cái cụm từ bố lếu bố láo đó. Nhưng cái này hoàn toàn không phải bánh xèo của bất kỳ bộ nào, Nam bộ, Bắc bộ, Huế bộ, Phan Thiết bộ, Miền Tây bộ... Không có bộ nào làm cái bánh xèo nham nhở thế này. 
Hàn Quốc có Bu-Ju-Cheon, Nhật Bổn có Okonomiyaki, Tàu có Egg Fu Young .. cũng giống y bánh xèo của ta. Cũng cái bột trộn trứng xèo nhanh lên trong chảo rồi cho giá đỗ tôm thịt vào... chỉ khác nước chấm và rau.
Đảng Cộng hòa tìm cách tôn vinh ông Trump
Đọc bài dưới đây tôi thấy nhiều nghị sĩ Mỹ cũng hơi điên điên, không hơn gì mấy ông nghị sĩ Việt Nam. Tôi có thể khâm phục, kính trọng một số cá nhân này kia vì những cống hiến và thành tựu của họ phục vụ nhân loại, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, cũng như văn hóa, đạo đức trong sáng của họ, nhưng không bao giờ tôi tôn sùng, tung hô, tạc tượng hay thờ cúng họ. Họ cũng là con người; và đã là con người thì đều có khuyết này, tật nọ, đặc biệt là các nhà chính trị khuyết tật đầy mình. Con người cũng như tấm huân chương, đều có mặt phải, mặt trái; thường chúng ta chỉ được nhìn thấy một mặt mà không được thấy mặt kia. Tôi tin là nếu được thấy mặt kia của họ, nhiều người có thể sẽ cực sốc. Các nhà chính trị thì càng kinh khủng, vì làm chính trị là phải mưu mẹo, lừa dối và tàn nhẫn, phải sẵn sàng đạp lên đầu đối thủ mà tiến thì mới có thể leo lên tới đỉnh cao chót vót được.

Ông Donald Trump tại câu lạc bộ golf quốc tế Trump tại West Palm Beach, Florida, hồi tháng 3/2024. Ảnh: Reuters
Đảng Cộng hòa tìm cách tôn vinh ông Trump
31/3/2025 - Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đang thúc đẩy nỗ lực tôn vinh Tổng thống Trump bằng những dự luật chưa từng có, như in hình ông lên tiền hay khắc chân dung trên núi Rushmore. Dù khả năng những dự luật này được thông qua không cao, giới chuyên gia cho rằng chúng cho thấy mức độ mà các đảng viên Cộng hòa sẵn sàng thực hiện để làm hài lòng và tôn vinh Tổng thống Trump.
Ông Donald Trump tại câu lạc bộ golf quốc tế Trump tại West Palm Beach, Florida, hồi tháng 3/2024. Ảnh: Reuters
Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025
Mỹ thu hồi visa của sinh viên nước ngoài tham gia chính trị
Tôi ủng hộ quyết định cứng rắn này của chính phủ Mỹ. Người nước ngoài đến một quốc gia khác vì mục đích gì thì nên tập trung thực hiện mục đích đó; thực hiện xong nên quay về chính quốc. Họ không hiểu phong tục tập quán và hệ thống chính trị của nước sở tại mà tham gia vào thì rất không đúng. Thêm nữa, tôi ủng hộ các dân tộc sống độc lập nhau, chỉ hợp tác, trao đổi lẫn nhau chứ không nên sống xen lẫn, pha trộn nhau. Vì thế người nước ngoài đến một quốc gia khác để học, nếu không hòa nhập được, thì sau khi học xong nên về nước, không nên ở lại gây rắc rối cho xã hội họ.

Các du học sinh Trung Quốc trong một buổi lễ ở trường
Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết đã thu hồi gần 300 visa của các sinh viên du học tại Mỹ vì lý do họ đã tham gia vào các cuộc bạo loạn và ủng hộ khủng bố Hamas.
Mỹ thu hồi visa của sinh viên nước ngoài tham gia chính trị
TH Uyên Vũ 29/03/2025 - Viendong - Đến Mỹ để học thì hãy học đàng hoàng, còn muốn a dua các phong trào thì hãy trở về cố quốc. Quyết định cứng rắn của Ngoại trưởng Marco Rubio dưới quyền tổng thống Trump đã gửi thông điệp rõ ràng: Du học không phải là cái cớ để vi phạm pháp luật Mỹ.
Các du học sinh Trung Quốc trong một buổi lễ ở trường
Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết đã thu hồi gần 300 visa của các sinh viên du học tại Mỹ vì lý do họ đã tham gia vào các cuộc bạo loạn và ủng hộ khủng bố Hamas.
Khẩn cấp lắm rồi !
Khẩn cấp lắm rồi !
Không khí Hà Nội liên tục ô nhiễm đứng đầu thế giới! Đó là một việc khẩn cấp mà toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc ngay lập tức. Xin hãy hành động ngay, họp hành ít thôi. Vì không ai có thể nhịn thở mà đợi ... họp hành và nghị quyết được đâu!
Xin đề nghị ông Tô Lâm, người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước hãy ra chỉ thị cho việc này:
“Trước sau gì thì người Nga cũng sẽ lừa được Mỹ thôi”
Tác giả bài này cho rằng thế giới có năm cường quốc: "Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu, Nga và Ấn Độ". Như vậy, Nga mặc dù GDP và dân số đều thua kém rất xa 4 nước còn lại, nhưng cũng được sánh vai, ngang hàng với 4 nước kia; thật đáng khâm phục nước Nga và dân tộc Nga. Cứ mỗi lần nghĩ tới Nga chỉ có 144 triệu dân mà quản lý được lãnh thổ hơn 17 triệu km2 đâu ra đó, lại sản xuất được đủ mọi thứ người dân và đất nước cần và giúp đỡ rất nhiều nước trên thế giới, thấy thật xấu hổ cho 100 triệu người VN. Một trăm triệu chẳng làm được cái gì ra hồn, đất nước ngày càng tụt hậu, nhưng lúc nào cũng vỗ ngực tự hào vô địch thế giới, chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay... Chỉ bao giờ người dân VN dám nhìn thẳng vào sự thật, dám công khai thừa nhận những tập tính, truyền thống bảo thủ lạc hậu, những tư duy ích kỷ cá nhân duy tình, duy lợi, duy tiền, duy tâm, duy danh, duy thực... của mình, học tập thế giới duy lý, đoàn kết với nhau cùng thay đổi và cùng hướng vào mục tiêu phát triển đất nước, thì đất nước mới thực sự có cơ hội sánh vai được với các cường quốc năm châu như cụ Hồ từng mong muốn.

“Trước sau gì thì người Nga cũng sẽ lừa được Mỹ thôi”
NTV, 29-3-2025 Nhà khoa học chính trị Herfried Münkler mong đợi những quyết định cơ bản về sự tham gia của Đức vào vũ khí hạt nhân sẽ sớm được đưa ra. Ở châu Âu, ông nhận ra một trong năm cường quốc toàn cầu đang đấu tranh giành ảnh hưởng. Tổng thống Trump và nhóm của ông không có ý tưởng chiến lược nào và đang hành động theo cảm tính, có thể thay đổi mỗi ngày: “Họ sẽ thất bại thảm hại vì điều này”.NTV: Ông Münkler, Châu Âu phải xoay xở trong một thế giới có căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Theo ông, ai là người gây ra mối đe dọa lớn nhất hiện nay – Tổng thống Nga Vladimir Putin hay người đồng cấp Hoa Kỳ Donald Trump? Hay chúng ta đang bỏ qua nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình?
Thời sự: Sáp nhập tỉnh (Kỳ 1)
Tôi thấy anh Bùi Tất Thắng nói mục tiêu sáp nhập chưa được chính xác lắm. Nếu đúng thì phải nói là: Yếu tố quan trọng nhất để giữ nguyên hay thực hiện sáp nhập một tỉnh thành không phải là các yếu tố "cứng" như diện tích, dân số; mà điều quan trọng NHẤT (mục tiêu sáp nhập) là phải tạo ra một không gian phát triển rộng, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương, đồng thời tạo liên kết và khai thác được các tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, hướng tới phát triển bền vững cho đất nước. Đáng tiếc khi giải thích từng trường hợp cụ thể thì anh Thắng nói quá lung tung. Theo suy nghĩ của tôi, nếu công nhận điều quan trọng NHẤT (mục tiêu) như trên, thì việc sáp nhập đang thực hiện hiện nay chỉ nửa vời, cả nước từ 63 tỉnh thành xuống còn 34 tỉnh thành là còn quá nhiều, không thể "tạo ra một không gian phát triển rộng, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương, đồng thời tạo liên kết và khai thác được các tiềm năng..." được. Tôi cho rằng cả nước chỉ nên có khoảng 12-15 tỉnh thành, đồng thời Trung ương phân cấp mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, xã), thực hiện theo cơ chế liên bang, với các bang có nhiều quyền tự chủ, thì mới cải cách hành chính mới thực sự hiệu quả. 
Huế là "điểm đến di sản" của du lịch Việt Nam được đề nghị giữ nguyên - Ảnh: NHẬT LINH
Thời sự: Sáp nhập tỉnh (Kỳ 1)
FB Nguyễn Thông 30-3-2025 - Hôm nay 30-3-2025, trên báo Tuổi Trẻ có bài về chuyện này: “Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập?”. Cứ như lời một ông “nguyên” (giờ có còn làm gì nữa không thì chả rõ, bởi những từ “nguyên”, “cựu”, “đương” lâu nay bị nhập nhèm) là Bùi Tất Thắng – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) thì:
Huế là "điểm đến di sản" của du lịch Việt Nam được đề nghị giữ nguyên - Ảnh: NHẬT LINH
Trump dự định miễn thuế thu nhập cá nhân cho 93% người Mỹ !
Chủ trương cắt giảm mạnh thuế má của chính quyền Trump đúng là niềm cảm hứng vô biên đối với các dân tộc và các chính phủ yêu chuộng hòa bình thực sự vì dân vì nước trên toàn thế giới. Tôi thường ước ao ở Việt Nam cũng có những nhà lãnh đạo biết vì dân vì nước như ông TT Mỹ D. Trump mà chưa bao giờ thấy. Hiện nay tỷ lệ người dân phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở nước ta rất cao. Thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) đã phải nộp thuế TNCN căn cứ theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14. Bên cạnh đó, với mỗi người phụ thuộc theo Nghị quyết này người nộp thuế được hưởng mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/người/tháng. Ở VN hoàn toàn không có trợ cấp xã hội như ở Mỹ nên với mức thu nhập 15,4 triệu đồng/tháng cho hai người, họ chỉ đủ sống cuộc sống rất bình thường, không có tích lũy và đầu tư phát triển. Nếu phải thuê nhà, ốm đau bệnh tật, quê xa, đi về thường xuyên để chăm lo cho bố mẹ già, thì số thu nhập trên chắc chắn không thể đủ. Đây là sự thật ai cũng thấy, chỉ có lãnh đạo quốc gia dường như không thấy nên không nghĩ tới cần có giải pháp xử lý. Thu nhập quốc gia được chia làm 2 phần, một phần người dân dùng để tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cuộc sống, phần còn lại để tích lũy, đầu tư phát triển. Chế độ XHCN thường không coi trọng con người, chỉ nhăm nhăm muốn đầu tư phát triển, xây được càng nhiều công trình dự án càng tốt, phô trương hình thức như cờ hoa, cổng chào, pháo hoa, liên hoan mít tinh càng nhiều càng vẻ vang..., nên phân chia thu nhập quốc gia cho người dân rất ít, chia cho nhà nước rất nhiều; hậu quả là tiền sử dụng lãng phí, vô bổ; công sức lao động của người dân bị ném xuống sông xuống biển. Từ 30 năm nay tôi thường nói với các ông quan chức lớn cái gì nhiều bao giờ cũng bị coi là rẻ rúng và bị sử dụng lãng phí. Tiền vào tay nhà nước quá nhiều cũng tương tự như thế; quan chức tha hồ sử dụng vô tội vạ, tha hồ chia chác, ban phát bổng lộc cho cấp dưới mà không cần quan tâm tới hiệu quả. Tuy nhiên các ông ấy thường trả lời, biết rẻ rúng và bị sử dụng lãng phí nhưng vẫn phải chi ra nhiều thì mới có những công trình dự án, và như thế đất nước mới phát triển. Còn cắt giảm, siết chặt đầu tư và đủ loại chi tiêu vô bổ khác, thì kinh tế sẽ trì trệ, quan chức bất mãn, lãn công và lãnh đạo không có gì để khoe với công chúng và đi khắp nơi ban phát cho công chúng.
TRUMP DỰ ĐỊNH MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CHO 93% NGƯỜI MỸ !
FB Hoàng Hải Vân - Chính xác là sẽ miễn thuế thu nhập cho những người có thu nhập dưới 150 ngàn đô la/năm, mà theo dữ liệu từ Cục Thống kê Dân số Mỹ (U.S. Census Bureau) thì khoảng 93% người Mỹ trưởng thành có thu nhập dưới 150 ngàn đô la (số liệu năm 2022).
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025
Chữ tài và chữ họa của một bạo chúa
Viết sách đóng góp ý cho chính quyền thời Tần Thủy Hoàng đáng sợ thế này đây: "Văn nhân nho sĩ trí thức đã trích dẫn từ các tác phẩm kinh điển và chỉ trích chính sách mới của nhà Tần. Họ không chỉ chỉ trích bằng lời nói mà còn viết sách. Nhân một vị danh nho nổi tiếng là Xuân Vũ Nguyệt lên tiếng phản đối chế độ quận huyện và việc khôi phục chế độ phong kiến, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách. Bất cứ ai dám thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử công khai. Bất kỳ ai dùng thông tin từ lịch sử để chỉ trích hiện tại sẽ bị xử tử toàn gia đình. Bất kỳ quan chức nào nhìn thấy vi phạm nhưng không báo cáo đều có tội. Ai không đốt sách sau ba mươi ngày kể từ ngày thông báo sẽ bị xăm mình và bị đày đi xây Vạn lý Trường thành". Tuy nhiên, trời đất có luật nhân quả; kẻ tàn ác, bạo chúa nhất định sẽ bị trừng phạt. Thời đại của bạo chúa này chỉ kéo dài 15 năm, có lẽ là ngắn nhất, đoản thọ nhất trong số các triều đại phong kiến Trung Hoa. Xem ảnh chụp tóm tắt lịch sử và thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Trung Hoa và Việt Nam dưới đây. Đây là bản do tôi tổng kết khi dạy môn Lịch sử Việt Nam và Lịch sử kinh tế Việt Nam.

Ảnh : Bức tranh Đốt sách và chôn nho đời Tần, được vẽ trong thế kỷ 18 (tác giả khuyết danh ở Trung Hoa). Thư viện Quốc gia Pháp, Paris
Chữ tài và chữ họa của một bạo chúa
Khi thành Hoàng đế Trung Hoa sau khi thống nhất 6 nước nhỏ và yếu hơn, năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thực thi hai chính sách tàn bạo: Đốt sách và Xây cung A Phòng, xây Vạn Lý Trường Thành và xây Lăng Mộ của chính ông.
Tại sao Mỹ và ... luôn căm ghét và thù địch nước Nga?
Mình ủng hộ quan điểm của bác Bình trong bài này. Mình thích nhất câu: “Khi Bạn giàu có người Mỹ sẽ xách súng đến nhà bạn”. Năm 1999, sau khủng hoảng kinh tế nặng nề ở Châu Á năm 1997-1998, trong một báo cáo cho lãnh đạo cấp cao, tôi đã dự báo Việt Nam sẽ bị chủ nghĩa tư bản tấn công và đại khủng hoảng giống Thái Lan vào khoảng năm 2020 nếu vẫn phát triển theo mô hình này. Rất may là cuộc tấn công đã không xảy ra vì Việt Nam vào năm 2020 còn quá nghèo, còn xa mới thành quốc gia công nghiệp phát triển. Vì lũ cướp không bao giờ xách súng đến nhà người nghèo nên Việt Nam mới được bình yên sống… nghèo. Dĩ nhiên Nga không phải là Việt Nam nên chiến tranh Nga - Ukraina tất yếu phải xảy ra.
Tại sao Mỹ và các nước phương Tây luôn căm ghét và thù địch nước Nga?
Fb Nguyễn Danh Bình - Thời Liên Xô là nước CNXH là đối kháng với phe TBCN nhưng thời Goocbachop, Boris Yeltsin Nga thay đổi theo Phương Tây nhưng họ vẫn không tha?
Vài học giả ngoại quốc trong lĩnh vực Việt Nam học
Vài học giả ngoại quốc trong lĩnh vực Việt Nam học
Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngoài Việt Nam, những người đã đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu về Việt Nam thông qua các công trình nghiên cứu, xuất bản và lãnh đạo học thuật của họ. Bài này tóm lược các học giả chuyên về Việt Nam tại châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, đồng thời nêu bật lĩnh vực chuyên môn và những đóng góp đáng chú ý của họ.Các học giả ngoại quốc đã đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết của chúng ta về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế chính trị, lịch sử, nhân học và y tế công cộng.
Trong khi các học giả châu Âu như Jonathan London tập trung vào chính trị và phát triển đương đại của Việt Nam, các học giả Bắc Mỹ đã tạo ra những văn bản nền tảng về Chiến tranh Việt Nam và bối cảnh lịch sử của nó. Các nhà nghiên cứu Úc đã đóng góp đáng kể thông qua nghiên cứu ứng dụng và phân tích lịch sử, đặc biệt là về sự tham gia của chính Úc vào Việt Nam.
Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025
Đi tìm Tổ tiên người Châu Âu
Thông tin trong bài này khá lạ. Tôi vẫn tin tổ tiên của người Việt theo thuyết bản địa, người dân và chùa chiền tin theo thuyết thiên di từ Trung Quốc xuống. Nhưng tác giả bài này cho rằng tổ tiên của người Việt từ châu Phi sang. Ngạc nhiên hơn, tác giả còn cho rằng tổ tiên của người châu Âu lại chính là người Việt di cư lên phương Bắc, mặc dù hình thức, vóc dáng của người Việt khác hoàn toàn người châu Âu... Đăng để các bạn tham khảo.

Đi tìm Tổ tiên người Châu Âu
HÀ VĂN THÙY - 83.000 năm trước, 15.000 người châu Phi vượt cửa Hồng Hải đi về phương Đông. Sau cuộc hành trình 13.000 năm, có 6000 người may mắn tới được Việt Nam. 50.000 năm trước, cuộc bùng nổ dân số xảy ra, đưa 100.000 người Việt đi ra làm nên dân cư Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Úc và Ấn độ. 40.000 năm trước, do thời tiết thuận lợi, làm nên cuộc bùng nổ nhân số thứ hai, đưa 40.000 người Việt Nam đi lên Đông Á, làm nên dân cư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và tổ tiên người bản địa châu Mỹ. Một dòng 10.000 người Việt từ Tây Hoa lục đi qua Trung Á, tới vùng đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Tại đây họ gặp khoảng 4000 người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus tới. Hai dòng người hòa huyết cho ra 14.000* người sắc da ngăm đen, là tổ tiên người châu Âu.
CHUYỆN BA CHIẾC GIƯỜNG NẰM
Lê Việt Đức - Bài viết dưới đây của bác Thái Hạo khá hay. Xã hội Việt Nam vận hành theo tư duy duy tình của Nho học tiếp thu từ Trung Quốc nên tình cảm, điều tốt được coi trọng hơn sự thật và lẽ phải; tình cảm cao hơn pháp luật. Vì thế chúng ta ăn cây nào nhất định phải rào cây đó, người nhà mình bao giờ cũng đúng, người thiên hạ bao giờ cũng sai, xử người nhà án nhẹ, xử người ngoài án cao… Những xã hội như vậy chứa đựng đầy bất công, ngang trái nên không bao giờ phát triển. Của cải vật chất tăng lên nhưng văn minh xã hội ngày càng giảm sút, bất công và mâu thuẫn xã hội ngày càng chồng chất.
Muốn phát triển, Việt Nam phải chuyển sang xã hội duy lý, lấy khoa học làm thước đo chân lý; và phương cách sống là cứ theo lý mà hành động. Lý chính là khoa học, là sự thật và lẽ phải như bác Thái Hạo viết. Đừng nghĩ rằng ông Tổng bí thư hay Thủ tướng nói gì cũng đúng. Chỉ có những gì được khoa học và sự thật chứng minh thì mới luôn luôn đúng.
Trong cuộc sống, làm gì cũng phải có cơ sở khoa học, đó là điều quan trọng nhất, vì khoa học mới chính là chân lý và do đó luôn luôn đúng. Tiếp đến phải tuân thủ pháp luật, pháp luật đứng thứ hai vì không phải bao giờ cũng luôn luôn đúng (vì pháp luật được xây dựng để bảo vệ lợi ích của nhà cầm quyền) nhưng chúng ta vẫn phải thượng tôn pháp luật (vì nhiều khi chúng ta có thể dùng pháp luật để bảo vệ chính chúng ta chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền). Thứ ba, phải tôn trọng các truyền thống, phong tục tập quán dân tộc và đạo đức xã hội, tức là điều tốt bác Thái Hạo viết trong bài.
Chính vì đặt khoa học ở vị trí trung tâm nên người duy lý phải học rất nhiều. Học càng nhiều càng tốt; phải học học nữa học mãi, học tập suốt đời là vì thế. Đồng thời cũng phải không ngừng hành động để kết hợp lý thuyết với thực hành, để kiểm định khoa học bằng thực tiễn cuộc sống.
Muốn phát triển, Việt Nam phải chuyển sang xã hội duy lý, lấy khoa học làm thước đo chân lý; và phương cách sống là cứ theo lý mà hành động. Lý chính là khoa học, là sự thật và lẽ phải như bác Thái Hạo viết. Đừng nghĩ rằng ông Tổng bí thư hay Thủ tướng nói gì cũng đúng. Chỉ có những gì được khoa học và sự thật chứng minh thì mới luôn luôn đúng.
Trong cuộc sống, làm gì cũng phải có cơ sở khoa học, đó là điều quan trọng nhất, vì khoa học mới chính là chân lý và do đó luôn luôn đúng. Tiếp đến phải tuân thủ pháp luật, pháp luật đứng thứ hai vì không phải bao giờ cũng luôn luôn đúng (vì pháp luật được xây dựng để bảo vệ lợi ích của nhà cầm quyền) nhưng chúng ta vẫn phải thượng tôn pháp luật (vì nhiều khi chúng ta có thể dùng pháp luật để bảo vệ chính chúng ta chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền). Thứ ba, phải tôn trọng các truyền thống, phong tục tập quán dân tộc và đạo đức xã hội, tức là điều tốt bác Thái Hạo viết trong bài.
Chính vì đặt khoa học ở vị trí trung tâm nên người duy lý phải học rất nhiều. Học càng nhiều càng tốt; phải học học nữa học mãi, học tập suốt đời là vì thế. Đồng thời cũng phải không ngừng hành động để kết hợp lý thuyết với thực hành, để kiểm định khoa học bằng thực tiễn cuộc sống.
CHUYỆN BA CHIẾC GIƯỜNG NẰM
Fb Thái Hạo. Tối qua trên trang cá nhân của mình, bác sĩ Nhàn Lê (Lơ Nhòn) dẫn một câu chuyện, và hỏi ý kiến bạn đọc về đúng sai, tốt xấu của những người liên quan đến câu chuyện ấy.
Suy nghĩ về sinh tồn
Suy nghĩ về sinh tồn
Mai Quốc Ấn – Sinh tồn với tôi không phải là nháo nhào ra siêu thị gom đủ thứ chất đầy tủ lạnh như thiên hạ. Sinh tồn là nên lắng nghe. Người sống lâu hơn ta, đọc nhiều hơn ta, đi nhiều hơn ta chắc chắn sẽ có thứ dạy được ta. Những tháng năm rong ruổi Tây Bắc, Tây Nguyên tôi rất chịu khó nghe về các kinh nghiệm của những già làng hay các anh bộ đội biên phòng nên tích lũy cho mình những kiến thức sinh tồn cơ bản.Hồi trong dịch Covid, khi xung quanh thiếu rau xanh thì tôi vẫn có rau hữu cơ ăn đều nhờ trồng rau Aquaponic trên sân thượng. Mỗi ngày đều đi vào tâm dịch để tặng quà thì sau khi ra khỏi các bệnh viện dã chiến là phơi nắng ít nhất 30 phút, vì biết đến nơi nhiều người chết thì nhiều âm khí, cần dương khí từ ánh nắng bổ sung. Virus, vi khuẩn là tính âm, tính hàn nên cũng rất sợ ánh nắng.
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2025
Kinh tế tư nhân là đòn bẩy để VN thịnh vượng
Hoan hô Tổng Bí thư Tô Lâm đã viết bài dưới đây rất hay. Ông khẳng định và chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước, đồng thời chỉ trích mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước dù được “nắm giữ nhiều tài nguyên, đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng nhưng lại chưa khai thác hiệu quả, thậm chí còn để lãng phí. Đây đều là những thực tế ở VN ai cũng thấy, chúng ta đã nói rất nhiều từ những năm bao cấp 1980 rồi nói rất mạnh mẽ trong những năm đầu đổi mới 1990, thậm chí tôi đã viết rất nhiều trong luận án tiến sĩ của tôi năm 1994-1995. Trước ông Tô Lâm, không có tổng bí thư nào thừa nhận thẳng thắn thực tế đó. Ông Tô Lâm là người đầu tiên dám phá bỏ điều cấm kỵ đó, rất đáng khen ngợi. Tư tưởng ủng hộ kinh tế tư nhân của ông Tô Lâm đối lập hoàn toàn với quan điểm giáo điều của ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều văn bản, ví dụ trong “Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, liên tục khẳng định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,” “doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước”. Tư tưởng giáo điều đề cao doanh nghiệp quốc doanh của ông Trọng đã dẫn đến hàng loạt chính sách kìm hãm doanh nghiệp tư nhân, khiến doanh nghiệp tư nhân không thể lớn nổi. Ông Tô Lâm trong bài này còn đi xa hơn khi khẳng định việc doanh nghiệp tư nhân bị kìm hãm đã đồng thời kìm hãm khả năng phát triển của dân tộc. Ông viết: “Những điểm nghẽn này không chỉ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân, khiến tỷ trọng đóng góp của khu vực này trong GDP gần như không thay đổi trong hơn một thập kỷ qua, mà còn cản trở nền kinh tế nâng cao giá trị gia tăng, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, làm chậm tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 theo mục tiêu Nghị quyết của Đảng và kỳ vọng của Nhân dân”. Quá đúng. Tuy nhiên, hoan hô ông Tô Lâm, nhưng tôi vẫn băn khoăn ba điều: Một là, chính tay ông viết bài này hay người khác viết hộ ông; tư tưởng thực sự trong tâm của ông có giống như trong bài viết này của ông không ? Hai là, ông có dám hành động thực sự để biến Kinh tế tư nhân thành đòn bẩy để VN trở nên thịnh vượng không hay chỉ là hô khẩu hiệu lấy lòng dân trong giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng, tức là nói mà không làm. Ba là ông và đội ngũ xung quanh ông có đủ tâm, đủ tài và đủ quyết tâm để biến ước mơ này thành hiện thực không ? Rất mong băn khoăn của tôi sẽ sớm có lời giải đáp.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay.
Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
26/03/2025 (Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay.
Chuyện đoàn (Kỳ 1)
Lê Việt Đức - Đọc bài "Chuyện đoàn" này của nhà báo Nguyễn Thông thấy vui vui vì làm tôi nhớ lại những kỷ niệm thời đi học. Nhớ hồi năm học lớp 7 (1974), tôi suýt được kết nạp vào Đoàn. Hồi đó, tôi cũng giống bác Thông trong bài này, được gọi lên phòng công tác đoàn và ở đó được báo chuẩn bị để được kết nạp đoàn trong dịp những ngày lễ tới. Tuy nhiên, đợt kết nạp đoàn đó trôi qua mà chẳng thấy ai gọi tôi để kết nạp. Sau đó ít lâu, tôi mới biết có người phản ánh tôi thường xuyên ra cây bàng cạnh quán nước gần nhà đánh cờ tướng với các cao thủ từ khắp nơi phiêu dạt tới, mà thời đó ngồi gần quán nước được coi là phần tử xấu, nên tôi bị loại. Do đó lên cấp 3, tôi mới được kết nạp vào đoàn. Bây giờ tôi cũng không nhớ tôi vào đoàn như thế nào, có phải thề không... Có điều tôi rất nhớ trong cuốn lý lịch đoàn của tôi, ở mục bạn bè, tôi ghi: "Không bạn bè thân thích". Sau này khi chuyển sinh hoạt đoàn vào trường đại học, bí thư đoàn ở đó cứ thắc mắc tại sao người có lý lịch như thế cũng được kết nạp vào đoàn.
Chuyện đoàn (Kỳ 1)
Nguyễn Thông, 27-3-2025 - Đoàn mà tôi nhắc trong bài này là đoàn thanh niên, thanh niên cộng sản, cánh tay đắc lực của đảng. Họ còn gọi là cánh tay phải. Có phải cánh tay không, tay phải hay tay trái, thú thực tôi không biết.Ảnh: FB Nguyễn Thông
Hôm qua 26.3, như thường lệ là ngày kỷ niệm sinh nhật đoàn. Năm nào cũng vậy, người ta làm ầm ĩ lắm. Năm nay lặng hơn nhạt hơn, có lẽ do năm lẻ. Đoàn sinh ngày 26.3.1931 (thì nghe nói thế, chứ bịa ra một ngày nào có khó gì, ngày sinh ngày chết còn bịa được cơ mà), tính đến 2025 tròn 94 niên. Xứ này rất lạ, 94 thì bị coi là năm lẻ, nhưng 95 (năm sau đó) lại là năm chẵn. Không chỉ đoàn, mà với cả đảng, nước, các idol đều được tính kiểu vậy.
Hôm qua 26.3, như thường lệ là ngày kỷ niệm sinh nhật đoàn. Năm nào cũng vậy, người ta làm ầm ĩ lắm. Năm nay lặng hơn nhạt hơn, có lẽ do năm lẻ. Đoàn sinh ngày 26.3.1931 (thì nghe nói thế, chứ bịa ra một ngày nào có khó gì, ngày sinh ngày chết còn bịa được cơ mà), tính đến 2025 tròn 94 niên. Xứ này rất lạ, 94 thì bị coi là năm lẻ, nhưng 95 (năm sau đó) lại là năm chẵn. Không chỉ đoàn, mà với cả đảng, nước, các idol đều được tính kiểu vậy.
Những lỗ hổng an ninh nghiêm trọng ở Washington.
Những lỗ hổng an ninh nghiêm trọng ở Washington.
Lịch sử trò chuyện được công khai giữa các cố vấn an ninh và bộ trưởng cho thấy cách các thành viên trong chính quyền Trump xử lý dữ liệu nhạy cảm. Sử dụng phương pháp đơn giản nhất, một cơ quan truyền thông Đức hiện đang xác định được số điện thoại, địa chỉ email và mật khẩu của các chính trị gia hàng đầu. Dữ liệu và mật khẩu của những người trung thành với Trump được tìm thấy trực tuyến. Lỗ hổng an ninh đang ngày càng lớn hơn. Thứ Tư, 26 tháng 3, 2025
Đừng vội từ bỏ hi vọng về nền dân chủ Trung Quốc
Đừng vội từ bỏ hi vọng về nền dân chủ Trung Quốc
Tại sao vào đầu thập niên 2020, Bắc Kinh lại thúc đẩy câu chuyện hư cấu rằng họ đã là một nền dân chủ? Tại sao Tập lại nói về “nền dân chủ nhân dân toàn diện” của Trung Quốc? Tại sao ĐCSTQ lại nhấn mạnh những khiếm khuyết của các nền dân chủ ở Đài Loan, Mỹ, và nhiều nơi khác trên thế giới? Chẳng phải là do nhu cầu dân chủ ngày càng tăng trong nước hay sao? 
Dù thuyết hiện đại hóa có thể không phải là một công cụ hoàn hảo, nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn có lý do để tin rằng khả năng Trung Quốc mở cửa và dân chủ hóa chưa hoàn toàn biến mất. Các học giả ngày càng đưa ra lập luận ủng hộ việc khôi phục lý thuyết hiện đại hóa.
Phường Đà Lạt, Phường Quy Nhơn, Phường Nha Trang ?
Thật tôi không hiểu các quan chức chủ trì chiến dịch sáp nhập và đặt tên các tỉnh các phường đang suy nghĩ theo loại tư duy gì. Tại sao cứ phải làm biến mất rất nhiều cái tên có ý nghĩa và giá trị lịch sử và văn hóa từ hàng trăm năm và nằm trong tim của mỗi người dân một cách không cần thiết như vậy ? Tôi thấy trong mỗi tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương vừa có phường, vừa có thành phố có sao đâu. Như ở Pháp, trong tỉnh Ile de France có thành phố Paris và hàng loạt Ville (thành phố) khác. Ở Thụy Sĩ, bang Geneva hay vùng Geneva có thành phố Geneva và hàng loạt thành phố nhỏ và xã hay thị trấn nằm san sát cạnh nhau hay xen kẽ nhau... Ở các nước châu Âu và ở Bắc Mỹ, nói chung cứ đô thị dù lớn hay nhỏ thì đều được gọi là City tức là “thành phố”.
Tại sao chúng ta không thể làm như họ, tại sao không thể cùng lúc có các phường và cũng giữ nguyên tên các thành phố như thành phố Đà Lạt, thành phố Quy Nhơn... như hiện nay ?

Dù tin đồn về việc sáp nhập hai tỉnh đã râm ran từ vài tuần trước khi những hình ảnh văn bản rò rỉ xuất hiện trên mạng xã hội, nhưng đến khi chi tiết “Đà Lạt sẽ chỉ là một phường” xuất hiện trong bản tin chính thức, không ít người dân và dư luận mạng đã sửng sốt. Hiện vẫn chưa rõ tên gọi của tỉnh mới sau sáp nhập là gì, nhưng điều chắc chắn là cấu trúc hành chính của Đà Lạt sẽ thay đổi sâu sắc.
Tại sao chúng ta không thể làm như họ, tại sao không thể cùng lúc có các phường và cũng giữ nguyên tên các thành phố như thành phố Đà Lạt, thành phố Quy Nhơn... như hiện nay ?
Phường Đà Lạt, Phường Quy Nhơn, Phường Nha Trang ?
Đà Lạt sắp thành “phường”: Cú sốc hành chính và ký ức khó phai của một thành phố mộng mơ. Một thông tin bất ngờ vừa được báo Tuổi Trẻ tiết lộ ngày 23/3: Đà Lạt – thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và lịch sử trăm năm – có thể sẽ không còn là một đơn vị cấp thành phố mà sẽ trở thành… một phường, sau kế hoạch sáp nhập hành chính giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận.
Dù tin đồn về việc sáp nhập hai tỉnh đã râm ran từ vài tuần trước khi những hình ảnh văn bản rò rỉ xuất hiện trên mạng xã hội, nhưng đến khi chi tiết “Đà Lạt sẽ chỉ là một phường” xuất hiện trong bản tin chính thức, không ít người dân và dư luận mạng đã sửng sốt. Hiện vẫn chưa rõ tên gọi của tỉnh mới sau sáp nhập là gì, nhưng điều chắc chắn là cấu trúc hành chính của Đà Lạt sẽ thay đổi sâu sắc.
Hơn 14 triệu người cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần
Hơn 14 triệu người cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần
Rối loạn tâm thần gia tăng tại Việt Nam, hơn 14 triệu người gặp vấn đề, hệ thống hỗ trợ còn quá mong manh. Tại “Ngày hội chăm sóc sức khỏe tâm thần cho gia đình Việt” do Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn tổ chức hôm 23 Tháng Ba 2025, Bộ Y Tế Việt Nam đã đưa ra cảnh báo đáng lo ngại: tình trạng rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, với khoảng 14 triệu người dân đang gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm trí.Hà Nội đang “chết dần chết mòn” vì ô nhiễm không khí
Hà Nội chắc chắn là thành phố ô nhiễm vào loại bậc nhất thế giới. Tôi đã đi qua, thậm chí sống nhiều năm, nhiều tháng ở hàng trăm thành phố trên thế giới, kể cả ở Lào, Campuchia, Thái Lan hay Philippines, nhưng tôi không thấy ở bất cứ đâu bẩn và thối như ở Hà Nội. Bẩn vì nhìn đâu cũng thấy rác, kể cả bên trong các quán ăn, khách sạn, nhà hàng. Thối vì ở khắp mọi phố phường, khu dân cư hay khu sản xuất, thậm chí cả ra ngoại thành, đâu đâu cũng có mùi cống rãnh bốc lên cực kỳ khó chịu, nhất là mỗi khi có gió thổi. Người VN quen sống trong bầu không khí ô nhiễm này nên vẫn vui vẻ, thích thú chứ tôi thì rất chán. Tác giả bài dưới đây cho biết theo Ngân hàng Thế giới hồi năm 2024, ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại về mặt xã hội và kinh tế cho Việt Nam ước tính lên tới hơn 13 tỷ đô la mỗi năm, tương đương 4% GDP của cả nước. Tăng trưởng kinh tế trung bình chưa tới 6% mỗi năm và thiệt hại riêng về ô nhiễm không khí đã 4% rồi thì tăng trưởng chẳng ý nghĩa gì. Thêm được tý của cải vật chất, nhưng mất đi thứ vô giá là môi trường sống thì mất nhiều hơn được. Tới đây tăng trưởng gấp gáp tới 8% rồi tới 2 con số trong hàng chục năm, thì không biết môi trường sẽ bị hủy hoại bao nhiêu, thực không dám nghĩ, không dám thử ước tính, vì nghĩ và tính đều làm điên đầu và giảm thêm tuổi thọ.
Hà Nội đang “chết dần chết mòn” vì ô nhiễm không khí
Lê Hồng Hiệp - Mỗi khi có dịp quay lại Hà Nội, mình luôn cảm thấy háo hức vì mình từng sống ở đây 7 năm tươi đẹp nhất thời trai trẻ. Với mình, về lại Hà Nội như về lại chốn cũ. Trong mắt mình, Hà Nội vẫn luôn có nét đẹp cổ kính, một nét quyến rũ rất riêng mà ít nơi nào ở Việt Nam có được.Không khí tại Hà Nội luôn ô nhiễm ở top đầu các thành phố trên thế giới. Ảnh: FB Lê Hồng Hiệp
Hai mươi năm qua, Hà Nội phát triển thật nhanh, với đường sá mở rộng, cao ốc hiện đại khắp nơi, hạ tầng ngày càng hoàn thiện… Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó chính là tình trạng ô nhiễm không khí tệ hại. Có thời điểm, Hà Nội được xác định là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Và quả thực, trong chuyến thăm Hà Nội lần này, mình đã được trực tiếp “trải nghiệm” tình trạng ô nhiễm đó, một trải nghiệm kinh hoàng mà có lẽ mình sẽ không bao giờ muốn trải qua lần thứ hai.
Funan Techo: Một chiến trường mới của Trung Quốc và Ấn Độ
Kênh đào Funan Techo: Một chiến trường mới trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Sự tham gia của Trung Quốc vào kênh đào Funan Techo của Campuchia không chỉ đơn thuần là thương mại hay cơ sở hạ tầng — mà còn là về quyền lực, ảnh hưởng và sự thay đổi cán cân địa chính trị ở Đông Nam Á. Bề ngoài, dự án này có vẻ là một sáng kiến kinh tế đơn giản: Một kênh đào dài 180 km nối sông Mekong với vịnh Thái Lan, cho phép Campuchia bỏ qua các cảng của Việt Nam và tiếp cận trực tiếp các tuyến thương mại biển toàn cầu. Một góc nhìn từ trên không cho thấy khu vực xây dựng sau lễ khởi công Kênh đào Funan Techo ở tỉnh Kandal, ngày 5-8-2024. Thủ tướng Hun Manet đã khởi công dự án kênh đào gây tranh cãi trị giá 1,7 tỷ Mỹ kim, nhằm mục đích cung cấp một tuyến đường mới từ Sông Mekong ra biển. Manet gọi dự án dài 180 km (110 dặm) này là “lịch sử” và tuyên bố sẽ “hoàn thành bằng mọi giá”. Nguồn: AFP
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2025
Trump thay đổi cuộc sống ở Washington D.C. ra sao
Đọc những thông tin gần đây về nước Mỹ làm tôi nhớ nước Mỹ và thủ đô Washington DC quá. Mỹ là một đất nước cạnh tranh gần như hoàn hảo nên cuộc sống rất hối hả và sôi động; con người thực sự làm ra làm, chơi ra chơi. Cơ sở vật chất và công nghệ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Mỹ cực kỳ tuyệt vời. Chi phí vật chất trang bị cho các nhà giáo, nhà khoa học, nhà công nghệ không là cái gì so với tiền lương trả cho họ nên các ông chủ đều không tiếc tiền trang bị cơ sở vật chất và công nghệ cho họ để làm sao khai thác được tối đa trí tuệ của họ phục vụ doanh nghiệp và tổ chức của mình. Tôi rất ước ao các nhà giáo, nhà khoa học, nhà công nghệ nước ta cũng được trang bị như thế. Tiếc thay trình độ trang bị của chúng ta chưa bằng họ vào những năm 1990. Đọc tin USAID bị giải thể làm tôi nhớ tới những lần dạy kỹ thuật mô hình hóa kinh tế hay kỹ thuật phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô với tài trợ kinh phí của tổ chức này. Mỗi lớp tôi thường dạy 5-7 ngày, hồi những năm 2000-2023 thì tới 2 tuần; ngày nào cũng lên lớp cả sáng lẫn chiều. Mỹ đang làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về thể chế và Việt Nam cũng đang làm giống Mỹ. Rất mong cả hai nước đều thành công.
Trump thay đổi cuộc sống ở Washington D.C. ra sao
Gần 90% cử tri ở Washington [DC] đã bỏ phiếu cho đối thủ của Trump là Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Kể từ khi quyền lực thay đổi, đặc phái viên của Trump là Musk đã giải thể một số cơ quan. Một bầu không khí u ám bao trùm thành phố, nhiều người lo sợ cho số phận của mình.
NGƯỜI NGA THÍCH ĐỌC BẤT KỂ Ở ĐÂU
Thói quen đọc sách của người NGA là một nét văn hóa ưu việt, một nét đặc trưng nổi bật trong tính cách của dân tộc NGA. Đây cũng là nguồn gốc của những tri thức đỉnh cao của các nhà khoa học Nga và tầng lớp trí thức NGA. Chính nhờ đọc sách người Nga luôn luôn tự làm được những điều vĩ đại, kể cả trong những năm tháng chiến tranh vệ quốc hay trong hàng trăm năm bị phương Tây cấm vận. Tôi thấy người Âu Mỹ không đọc sách nhiều như người Nga. Người Nga đọc sách tự nguyện và đọc theo bản năng dân tộc; người Âu Mỹ đọc sách vì mưu sinh, vì họ phải học cách sinh tồn và phát triển đơn độc trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt kẻ thắng người thua của cơ chế thị trường. Người Âu Mỹ giầu và phát triển hơn Nga ban đầu nhờ 2-3 trăm năm cướp bóc thuộc địa trên khắp thế giới; tiếp đến độc tài thống trị thế giới và dùng tiền mua các nhân tài trên khắp thế giới về phục vụ. Trung bình, mỗi người Nga đọc năm cuốn sách trong ba tháng, tức 20 cuốn sách trong 1 năm. Tôi mơ ước người Việt, nhất là thanh niên Việt, đọc sách bằng 1/10 người Nga, tức là 2 cuốn sách/năm, đã là quá tuyệt vời rồi. Nếu mỗi thanh niên Việt đọc được 2 cuốn sách/năm, thì tôi tin chắc họ sẽ không sống theo bầy đàn và gọi dạ bảo vâng như hiện nay nữa. Khi dạy học cho sinh viên, tôi đều khuyên họ phải chú ý đọc sách, đọc càng nhiều càng tốt, nhất là khi tuổi còn đang trẻ. 
NGƯỜI NGA THÍCH ĐỌC BẤT KỂ Ở ĐÂU
Có lẽ người Nga là dân tộc rất ham đọc sách báo mà chúng ta thấy từ thời Liên Xô cho đến nước Nga hôm nay. Thói quen đọc trên xe buýt, tàu điện ngầm, троллейбус trolleybus, tàu hỏa, máy bay, các loại nhà chờ ở bến xe, sân bay…
Ảnh: Một người vô gia cư ngồi ở lối ngầm qua đường Северное Чертаново район Москва, mặt mũi lấm lem nhưng vẫn vùi đầu vào quyển sách. (Ảnh chụp ngày 22/3/2025)
Tòa nhà "Hàm cá mập": những kỳ vọng không thực tế !
Tòa nhà "Hàm cá mập": những kỳ vọng không thực tế !
FB Người Sưu Tập - Những khiếm khuyết kiến trúc chính xác là lý do tại sao tòa nhà xứng đáng được giữ lại ! Các chiến lược quy hoạch đô thị tốt nhất không xóa bỏ lịch sử vì mục đích hiện đại hóa, cũng không chống lại sự thay đổi vì "nỗi nhớ". Thay vào đó nên kết hợp quá khứ với tương lai, tạo ra những thành phố tôn vinh di sản và cả những "lỗi lầm" có tính lịch sử, trong khi vẫn đón nhận sự tiến bộ.Đập bỏ “Hàm cá mập” để xây mới cũng là một sai lầm tương tự
Quan điểm xưa nay của tôi đều nhất quán. Tôi cực kỳ phản đối việc cứ làm xong, sử dụng một thời gian rồi lại phá. Như thế một là xây - phá thì đất nước không có của cải tích lũy và không bao giờ giầu được. Hai là làm biến mất các vật chứng lịch sử cho mỗi thời đại của đất nước. Ở Âu Mỹ, trong 40 năm nay tôi qua lại khá thường xuyên, sống ở đó gần 20 năm, tôi thấy họ làm gì cũng cẩn thận, làm cái nào tốt cái đó nên số công trình cũ bị phá bỏ rất ít, do đó của cải tích lũy ngày càng nhiều, đất nước ngày càng giầu có, giầu có cả về vật chất lẫn vật chứng lịch sử. Thế hệ trẻ muốn xem lịch sử xây dựng, kiến trúc thời đại nào, thành công và thất bại ra sao, thì có ngay những làng bản, thành phố tương ứng để đến xem. Điều này không hề có ở Việt Nam, thậm chí cả ở Trung Quốc. Chúng ta học Trung Quốc, chùa chiền nhà cửa cổ xưa đập bỏ hết, xây mới bằng gỗ thông hay bê tông cốt thép, sơn xanh đỏ tím vàng giả cổ nhưng thực chất là đồ rởm, hoàn toàn vô văn hóa, chẳng có gì trị lịch sử, người văn minh chẳng ai muốn đến xem. Tôi thích du lịch Trung Quốc để ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ chứ không phải để nhìn toàn nhà cổ rởm bằng gỗ thông đóng thùng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn... Hà Nội còn vô số đất ở ngoại thành, nhất là đất trung du và miền núi; tại sao không ra đó xây nhà mới, lâu đài mới, hội trường mới, mà cứ cố tình xây ngay giữa lòng thủ đô ? Phải chăng họ phá bỏ Hàm Cá Mập không phải để xây công viên nổi mà mục đích là để xây một tòa nhà nhiều tầng ngầm dưới lòng công viên làm trung tâm thương mại sầm uất... nhằm độc quyền kiếm tiền tại khu 36 phố phường lịch sử ? Tôi rất phản đối việc phá bỏ tòa nhà này, cũng như các tòa nhà Quốc hội (Hội trường Ba Đình cũ) và rất nhiều tòa nhà cổ khác ở Hà Nội và ở khắp nơi trong cả nước. Đã là lịch sử thì phải giữ gìn, khôi phục, tôn tạo, chứ không nên phá bỏ xây đồ mới, kể cả xây đồ mới giả cổ. Vì vậy, tôi đồng cảm với tác giả bài này khi nhận xét "việc phá bỏ Hàm Cá Mập không chỉ còn là sự yếu kém của lãnh đạo thành phố và những nhà chuyên môn, hay sự tham lam vô độ của những nhóm lợi ích nữa, mà là sự vô cảm, có gì đó như là độc ác.
Đập bỏ “Hàm cá mập” để xây dựng công trình mới cũng là một sai lầm tương tự
Yến Năng 23-3-2025 Nếu như ba chục năm trước, tòa nhà “Hàm cá mập” là một sai lầm kiến trúc, thì nay, đập nó đi để xây dựng công trình mới cũng là một sai lầm tương tự, nhưng ngu xuẩn và tệ hại hơn nhiều. Đều là tư duy chắp vá của não trạng tự ti và sính thời thượng.Người ta, khi nhận ra mình chưa đúng, chưa tốt trong quá khứ và hiện tại, thì thay đổi là cần thiết, hơn nữa, là cấp thiết. Nhưng không phải bằng cách che giấu hay xóa bỏ quá khứ để trở thành một người khác, vừa đúng vừa tốt, không tì vết. Cái hoàn mỹ đó là giả tạo, nó tệ hơn cả cái chưa đúng chưa tốt trước đây, rất trẻ con. Thừa nhận mình trong quá khứ, bất kể xấu tốt và nỗ lực vươn lên một cách đàng hoàng chững chạc, mới là cách của người trưởng thành.
Câu chuyện khôn ngoan
Nhà báo Lê Phú Khải viết (theo lời kể lại của nhà văn Nguyên Ngọc): Một hôm bà Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi, chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng Nguyên Ngọc nói: “Sai từ đại hội Tour” (cơ quan tình báo KGB của Liên Xô được cho là đã thành lập đảng cộng sản Pháp năm 1920, một bộ phận tách ra từ Đảng Xã Hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc được cử đến đại hội Tour, rồi gia nhập phong trào cộng sản Pháp từ lúc đó). “Bà Bình không đồng ý.” Vậy mà sang ngày hôm sau bà Bình bảo Nguyên Ngọc: “Chị đã suy nghĩ suốt đêm qua, Nguyên Ngọc nói đúng đấy!”. Tôi thì nghĩ từ 4-5 nghìn năm nay, đất nước nào cũng phải có nhà nước; và có nhà nước thì phải có các nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo là con người nên không thể không có những sai lầm, thậm chí sai lầm trầm trọng; nhưng nếu họ biết nhận ra sai lầm, sửa sai và làm tốt hơn, thì đất nước lại phát triển. Do đó chọn ra một mốc thời gian để khẳng định "Chúng ta sai kể từ lúc đó đến tận ngày nay" dường như không hợp lý. Thêm nữa, nói như mọi người (sai từ năm 1951) hay bà Bình và bác Ngọc (sai từ năm 1920), là đổ cho trách nhiệm của một cá nhân hoặc một tổ chức, nhưng một quốc gia đâu phải chỉ gồm duy nhất một cá nhân hay một tổ chức. 600 năm trước Nguyễn Trãi đúc kết: "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân"; và cha ông ta cũng tổng kết "tức nước vỡ bờ", người dân mới là nhân tố quyết định. Vì thế suy nghĩ của nhà báo Lưu Trọng Văn trong bài này có vẻ hợp lý hơn, đó là lỗi của "cả Dân tộc Việt Nam". Đây gốc là khẳng định của chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Cá nhân tôi không tin là có một mốc thời gian cụ thể và duy nhất khẳng định chúng ta (cả Dân tộc Việt) sai từ đó, và tôi cũng không cho rằng "thời gian sai không chỉ là đương đại mà kéo dài nhiều thế kỷ" như nhà báo Lưu Trọng Văn nhận xét. Cá nhân tôi cho rằng chúng ta có những giai đoạn sai và những giai đoạn đúng xen kẽ nhau, tạo nên những giai đoạn thất bại và những giai đoạn thành công xen kẽ nhau. Nho giáo được truyền vào nước ta ngay từ thế kỷ 1 TCN song song với chữ Hán dần Hán hóa ngôn ngữ của người Việt làm nền tảng cho việc tiếp thu những tri thức về xã hội và tự nhiên, văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học từ người Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, đến thời nhà Lý mới chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho giáo lâu dài ở Việt Nam, bằng việc xây dựng Văn Miếu năm 1070 ngay giữa kinh thành và “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám”. Từ đây, con em quý tộc họ Lý chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo. Cũng từ đây, nền đại học Việt Nam được khai sinh. Năm 1156, nhà Lý cho lập miếu riêng thờ Khổng Tử. Điều đó thể hiện “khuynh hướng muốn dựng Nho giáo thành một giáo lý độc tôn, đem Khổng Tử từ bậc tử (thầy) như các Chư Tử lên bậc Thánh Khổng vậy”. Nếu cho rằng chúng ta sai lầm từ thời khởi đầu nhà Lý và kéo dài suốt từ đó tới nay thì làm sao đất nước có được lịch sử chống quân xâm lược, mở mang bờ cõi và xây dựng kinh tế hào hùng trong gần một nghìn năm qua ? Dù sao, nếu bắt buộc phải chọn một mốc thời điểm đất nước ta bắt đầu tụt hậu và tụt hậu mãi đến tận ngày nay, thì tôi chọn mốc năm 1802 khi Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn; chấm dứt chính sách tự do hóa ngoại thương của các triều đại trước và học tập nhà Thanh thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, nhà nước độc quyền ngoại thương và kiểm soát chặt chẽ quan hệ với nước ngoài. Hậu quả là trong 2 thế kỷ 19 và 20, cả ba cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (nửa cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19), lần thứ hai (nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20), và lần thứ ba (1960-1997) đều không lan tỏa vào Việt Nam. Người Việt càng bị nhồi nhét Nho học, tư duy theo lối duy tình và duy thực, bế quan tỏa cảng, không theo xu thế cách mạng công nghiệp là duy lý, tức là lấy khoa học là trung tâm, là thước đo chân lý, làm gì cũng phải có cơ sở khoa học..., cho nên càng ngày càng lạc hậu.
1. Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc chuyện trò thân mật với nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cháu ngoại nhà cách tân vĩ đại Phan Châu Trinh.
Câu chuyện khôn ngoan
Lưu Trọng Văn - Bà Bình ở tuổi gần 100, nhưng vẫn rất tinh tế, uyên thâm và đau đáu sự thay đổi thời cuộc. Bà từng rất nổi tiếng trong giới trí thức phản biện khi hỏi nhà văn Nguyên Ngọc câu hỏi đau đớn nhất đối với cuộc đời làm cách mạng của bà: “Chúng ta sai từ lúc nào?“1. Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc chuyện trò thân mật với nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cháu ngoại nhà cách tân vĩ đại Phan Châu Trinh.
Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2025
Ba là, không được làm quan…
Lê Việt Đức - Con người ai cũng có ham muốn, nhất là ham muốn nhiều tiền vì có tiền là có được rất nhiều thứ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Nhờ có ham muốn hay lòng tham này mà con người mới ra sức lao động và xã hội mới phát triển. Tuy nhiên, trong khi người dân bình thường phải lao động vất vả để kiếm tiền tức là thỏa mãn lòng tham thì có nhiều đối tượng muốn đạt được ham muốn của mình một cách nhàn hạ bằng cách chiếm đoạt công sức lao động của người khác nhờ có quyền lực được nhà nước giao. Chúng chính là đám quan tham.
Muốn chống nạn quan tham, xã hội phải công khai minh bạch và thượng tôn pháp luật; người dân có toàn quyền giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và đuổi cổ những tên quan tham này ra khỏi bộ máy nhà nước.
Muốn chống nạn quan tham, xã hội phải công khai minh bạch và thượng tôn pháp luật; người dân có toàn quyền giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và đuổi cổ những tên quan tham này ra khỏi bộ máy nhà nước.
Ba là, không được làm quan…
…”Hồi hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phú nhân kỷ niệm ngày sinh nhà thơ Tản Đà đã tổ chức lễ kỷ niệm và Hội thảo thơ Tản Đà. Đến mục gia đình phát biểu, ông Nguyễn Khắc Xương là trưởng nam được mời phát biểu, Nguyễn Khắc Xương nói:
Chính trị căn tính… cấp tỉnh, thành
Mình thấy tác giả bài dưới đây viết có vẻ đúng với thực tế hiện nay. Ông cho rằng mục tiêu của sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam thời Minh Mệnh là dẹp bỏ các chức quan mà ông vua này cho là quá quyền uy, có nhiều chân rết ở địa phương và những nguồn lực khác. Do đó, tác giả cho rằng sáp nhập ở VN bây giờ là “Số phiếu (của các phe nhóm) ở Quốc hội, ở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi ra sao; Giữa ban bệ Trung ương với ban bệ địa phương cán cân quyền lực thế nào; và Điều này khiến tiếng nói của người dân và quá trình tham gia của chúng ta vào các quyết định chính trị ra sao”…
Mình nghĩ nếu sáp nhập chỉ để tăng lợi ích của phe này, cấp này, giảm lợi ích của phe kia, cấp kia… thì chẳng mang lại lợi ích gì cho đất nước, cho nhân dân.
Theo mình, mục đích của sáp nhập phải hướng tới phân bố, sử dụng lực lượng sản xuất, đất đai, lao động và tài nguyên ở các địa phương một cách hiệu quả hơn, kết hợp hài hòa và đồng thuận hơn, làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn, đời sống nhân được được cải thiện bền vững hơn và chất lượng hơn.
Và do đó mục tiêu đầu tiên của sáp nhập là phải có sự đồng thuận, tán thành của người dân. Muốn vậy, mục tiêu cụ thể là phải làm rõ thực trạng kinh tế, tài nguyên, văn hóa, phong tục tập quán xã hội, môi trường của mỗi địa phương thì khi sáp nhập mới tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ.

Đã có nhiều tác giả, nhà quan sát nhắc đến cải tổ hành chính của Hoàng đế Minh Mệnh. Cũng có nhiều người liệt kê danh sách tỉnh (hay đúng hơn là hạt) dưới thời Minh Mệnh để chỉ ra cách… đặt tên tỉnh cho đúng. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng những thứ ấy là điều mà Minh Mệnh ít quan tâm đến nhất.
Theo mình, mục đích của sáp nhập phải hướng tới phân bố, sử dụng lực lượng sản xuất, đất đai, lao động và tài nguyên ở các địa phương một cách hiệu quả hơn, kết hợp hài hòa và đồng thuận hơn, làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn, đời sống nhân được được cải thiện bền vững hơn và chất lượng hơn.
Và do đó mục tiêu đầu tiên của sáp nhập là phải có sự đồng thuận, tán thành của người dân. Muốn vậy, mục tiêu cụ thể là phải làm rõ thực trạng kinh tế, tài nguyên, văn hóa, phong tục tập quán xã hội, môi trường của mỗi địa phương thì khi sáp nhập mới tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ.
Chính trị căn tính… cấp tỉnh, thành
Nguyễn Quốc Tấn Trung - 23-3-2025 - Về việc sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam, điều mình ngạc nhiên là có vẻ đại đa số đại chúng sợ tên tỉnh mình biến mất, sợ “căn tính” tỉnh mình không còn là nhiều nhất. Tuy nhiên, ở những thời điểm thế này, có nhiều thứ có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn vẻ bề ngoài ấy.
Đã có nhiều tác giả, nhà quan sát nhắc đến cải tổ hành chính của Hoàng đế Minh Mệnh. Cũng có nhiều người liệt kê danh sách tỉnh (hay đúng hơn là hạt) dưới thời Minh Mệnh để chỉ ra cách… đặt tên tỉnh cho đúng. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng những thứ ấy là điều mà Minh Mệnh ít quan tâm đến nhất.
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2025
Vì sao Việt Nam coi “sa mạc hoá” là đe dọa lớn ?
Vì sao Việt Nam coi “sa mạc hoá” là đe dọa lớn ?
Việt Nam vốn không thuộc khu vực có nhiều nguy cơ sa mạc hóa. Tuy nhiên những năm gần đây, cụm từ « chống sa mạc hóa » đang ngày càng phổ biến trên truyền thông trong nước. Nhiều quan chức nói đến việc Việt Nam hiện có 11,8 triệu ha đất (chiếm hơn 35% đất tự nhiên) đang trong tình trạng « thoái hóa », « hoang hóa » và có nguy cơ dẫn tới « sa mạc hóa ». Vì sao Việt Nam lại coi nguy cơ « sa mạc hoá » là mối đe dọa lớn ?Ảnh Sông Hồng cạn kiệt (ảnh chụp tháng 2 năm 2009) Reuters
Theo định nghĩa chính thức của Công ước chống sa mạc hóa 1994, sa mạc hóa là « sự suy thoái đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra » (điều 1, chương 1). Quá trình đất bị suy thoái do khô hạn là cốt lõi của hiện tượng sa mạc hóa.
Theo định nghĩa chính thức của Công ước chống sa mạc hóa 1994, sa mạc hóa là « sự suy thoái đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra » (điều 1, chương 1). Quá trình đất bị suy thoái do khô hạn là cốt lõi của hiện tượng sa mạc hóa.
Nhiều nước cảnh báo công dân cẩn thận khi nhập cảnh Hoa Kỳ
Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, cảnh báo công dân cẩn thận khi nhập cảnh Hoa Kỳ
Ngày 22/03/2025, tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco đã khuyến cáo công dân có ý định nhập cảnh vào Mỹ thời gian tới cần « cẩn trọng, tỉnh táo, và có trách nhiệm trong mọi lời nói, hành vi, và hoạt động cá nhân ». Nhiều nước trên thế giới, như Đức, Pháp, Đan Mạch… cũng khuyến cáo công dân sau vụ một nhà khoa học Pháp bị từ chối nhập cảnh khi đến Mỹ tham dự hội thảo do bị phát hiện « có ý kiến cá nhân » phản đối tổng thống Trump.
Hành khách làm thủ tục tại một ki-ốt tại Sân bay Quốc tế Denver, Mỹ, ngày 27 tháng 2 năm 2025. AP - David Zalubowski
Khuyến cáo du học sinh và người Việt đang cư trú tại Mỹ
Bài dưới đây được đăng trên các báo VN nhưng ngay sau đó bị gỡ bỏ. Mọi người đọc và lưu ý cho người thân của mình nếu đang sống ở Mỹ, và có thể ở cả châu Âu, phải cảnh giác, giữ gìn lời nói câu viết khi sinh hoạt bên đó.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco khuyến cáo du học sinh, nhà nghiên cứu và người Việt đang cư trú tại Mỹ
Dân Trí 22-3-2025 - Ngày 22/3, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn đã khuyến cáo những thông tin quan trọng liên quan đến du học sinh, nhà nghiên cứu, và những người đang cư trú tại Mỹ (kể cả những người có thẻ xanh), bị từ chối nhập cảnh, hủy thị thực, thậm chí bị trục xuất. Theo Tổng Lãnh sự Hoàng Anh Tuấn, trong thời gian qua, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco ghi nhận một số vụ việc đáng tiếc liên quan đến du học sinh, nhà nghiên cứu, và những người đang cư trú tại Mỹ (kể cả những người có thẻ xanh), bị từ chối nhập cảnh, hủy thị thực, thậm chí bị trục xuất, chỉ vì những hành vi tưởng chừng nhỏ, nhưng lại vi phạm quy định nhập cư, luật pháp, hay chạm đến các vấn đề nhạy cảm về an ninh quốc gia của Mỹ.
THƯ NGỎ GỬI TBT TÔ LÂM...
Bài dưới này khá hay, mình rất đồng tình. Một người cháu kiến nghị với một người bác rất tâm huyết và trí tuệ. Quả thực TBT đang thực hiện chiến dịch sáp nhập các bộ, ngành và địa phương quá nhanh, không có thời gian nghiên cứu chuẩn bị cẩn thận, cũng không có thời gian lấy ý kiến nhân dân, nên nguy cơ thất bại khá cao. Các cụ nhà ta có câu "giục tốc bất đạt"; lo ngại chính là trường hợp chiến dịch này. Bài học sáp nhập vội vàng dẫn tới thất bại đã khá nhiều.
Mục tiêu của sáp nhập là tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và giảm mạnh chi ngân sách. Do đó nếu chỉ sáp nhập các bộ, ngành và địa phương mà không giảm mạnh chức năng quyền hạn của nhà nước, mở rộng mạnh mẽ vai trò của kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của người dân, thì cả hai mục tiêu trên sẽ không thể đạt được.
Nếu là tôi, tôi sẽ giảm số bộ ngành xuống thấp hơn nữa, chỉ 12-13 và giảm số tỉnh xuống chỉ còn khoảng 15 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đi đôi với sáp nhập là cắt giảm mạnh sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ mạnh mẽ các thủ tục hành chính đang hành dân...
Cháu xin phép tự giới thiệu, cháu là người con của Hải Dương. Trong giấy khai sinh của cháu thì quê quán tỉnh là tỉnh Hải Hưng – quê hương chung của bác và cháu một thời. Gần hơn nữa thì cháu còn là hàng xóm cũ của bác.
Mục tiêu của sáp nhập là tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và giảm mạnh chi ngân sách. Do đó nếu chỉ sáp nhập các bộ, ngành và địa phương mà không giảm mạnh chức năng quyền hạn của nhà nước, mở rộng mạnh mẽ vai trò của kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của người dân, thì cả hai mục tiêu trên sẽ không thể đạt được.
Nếu là tôi, tôi sẽ giảm số bộ ngành xuống thấp hơn nữa, chỉ 12-13 và giảm số tỉnh xuống chỉ còn khoảng 15 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đi đôi với sáp nhập là cắt giảm mạnh sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ mạnh mẽ các thủ tục hành chính đang hành dân...
THƯ NGỎ GỬI TBT TÔ LÂM
Ý KIẾN CỦA MỘT CÔNG DÂN VỀ VIỆC ĐẶT TÊN CÁC TỈNH, THÀNH SAU KHI SÁP NHẬP
Kính gửi bác Tô Lâm, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN Cháu xin phép tự giới thiệu, cháu là người con của Hải Dương. Trong giấy khai sinh của cháu thì quê quán tỉnh là tỉnh Hải Hưng – quê hương chung của bác và cháu một thời. Gần hơn nữa thì cháu còn là hàng xóm cũ của bác.
Lý do tại sao lại có chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhận bác làm hàng xóm là bởi vì từ hồi cháu 5,6 tuổi gì đó bố mẹ cháu đã chỉ vào một ngôi nhà trong xóm và nói ”Kia là nhà ông Tô Quyền, trưởng ty công an tỉnh, lớn lên cố gắng mà học giỏi xây được ngôi nhà như nhà ông ấy, đỡ phải ở nhà tập thể như bố mẹ”.
Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2025
AN NINH QUỐC GIA & SỨC MẠNH CỦA NƯỚC NGA ...
Đoạn này hay: Nếu không phải Mỹ và khối phương Tây e sợ hàng nghìn quả bom hạt nhân của Nga, e sợ cá tính dám nói dám làm của Putin, thì chắc hẳn họ đã lao vào cắn xé trực tiếp Nga.
Thứ nhất, trước đây, mọi người thường tin rằng tất cả các nền tảng công cộng là trung lập và sẽ không bị gián đoạn cho dù có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, một số nền tảng được gọi là công cộng đã ngay lập tức tuyên bố tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
KHI AN NINH QUỐC GIA BỊ ĐE DOẠ & SỨC MẠNH CỦA NƯỚC NGA ...
Sau khi xung đột quân sự Nga-Ukraine bùng nổ, hành vi ăn cướp của toàn bộ thế giới phương Tây đã phá vỡ nhận thức của nhiều người, khiến họ cảm thấy lo lắng mãnh liệt và sâu sắc.Thứ Năm, 20 tháng 3, 2025
Vượt “bẫy thu nhập trung bình”
Vượt “bẫy thu nhập trung bình”
Nguyễn Minh Đức, 19-3-2025 Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và sẽ lên hai con số từ năm 2026 trở đi. Mức tăng trưởng cao này sẽ tiếp tục trong hai thập kỷ. Vì sao lại có con số này? Thông điệp khá rõ ràng, lãnh đạo Việt Nam đang quyết tâm thoát bẫy thu nhập trung bình.Tôi từng học chương trình master về quản lý chính sách kinh tế tại Đại học Columbia. Chương trình này được thiết kế dành riêng cho những người mid-career đang làm về chính sách kinh tế tại các nước đang phát triển. Bạn học của tôi đến từ 25 quốc gia trên thế giới, hầu hết là [các] nước đang phát triển. Chúng tôi có duy nhất một bạn học là người Mỹ. Bạn đó theo học chương trình này vì đang làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên về trừng phạt kinh tế các nước đang phát triển.
Nói vậy để các bạn hiểu, chúng tôi cực kỳ tập trung vào chính sách kinh tế của [các] nước đang phát triển. Và đương nhiên, chúng tôi không thể không tranh luận về vấn đề “bẫy thu nhập trung bình” và làm thế nào để thoát khỏi nó.
Thứ Tư, 19 tháng 3, 2025
Donald Trump đang làm tổn hại đến đồng đô la như thế nào
Donald Trump đang làm tổn hại đến đồng đô la như thế nào
16/03/2025 Sự hoài nghi ngày càng tăng, niềm tin giảm sút: Chính sách thuế quan của Donald Trump không chỉ khiến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mà cả đồng đô la lao dốc. Đối với người châu Âu, sức mạnh mới của đồng euro vừa là cơ hội vừa là rủi ro.
Chính sách thất thường của Trump đang làm tổn hại đến danh tiếng của các tài sản của Mỹ. Giống như thị trường chứng khoán, đồng đô la cũng đang phải chịu đựng sự suy giảm lòng tin và sự gia tăng sự hoài nghi
Việc Tổng thống Donald Trump bắt nạt các đồng minh và nước láng giềng của Hoa Kỳ có thể hấp dẫn cơ sở MAGA. Thật không may, các nhà đầu tư lại cảm thấy ngược lại. Niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã bị suy yếu và thị trường tài chính đang chìm xuống. Chỉ số S&P 500 của cổ phiếu Hoa Kỳ đã giảm 9% kể từ mức đỉnh vào tháng 2. Bởi vì chủ nghĩa bảo hộ lúc có lúc không của ông Trump thách thức tính ổn định, nên niềm tin của họ vào khả năng điều hành nền kinh tế của chính quyền ông Trump đang tan biến.
Chính sách thất thường của Trump đang làm tổn hại đến danh tiếng của các tài sản của Mỹ. Giống như thị trường chứng khoán, đồng đô la cũng đang phải chịu đựng sự suy giảm lòng tin và sự gia tăng sự hoài nghi
Việc Tổng thống Donald Trump bắt nạt các đồng minh và nước láng giềng của Hoa Kỳ có thể hấp dẫn cơ sở MAGA. Thật không may, các nhà đầu tư lại cảm thấy ngược lại. Niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã bị suy yếu và thị trường tài chính đang chìm xuống. Chỉ số S&P 500 của cổ phiếu Hoa Kỳ đã giảm 9% kể từ mức đỉnh vào tháng 2. Bởi vì chủ nghĩa bảo hộ lúc có lúc không của ông Trump thách thức tính ổn định, nên niềm tin của họ vào khả năng điều hành nền kinh tế của chính quyền ông Trump đang tan biến.
Người “hy sinh”, người khoe giàu, người cật lực xây kênh
Người “hy sinh”, người khoe giàu, người cật lực xây kênh
Đó có vẻ là tóm tắt bức tranh xã hội Việt Nam mấy tháng qua.
Bình luận của Nguyễn Nhơn - Người “hy sinh” là những lãnh đạo của các cơ quan đơn vị bị sáp nhập chia tách. Chưa có con số tổng kết nhưng cộng sơ sơ theo tin tức trên báo chí thì phải đến hàng chục ngàn người tự nguyện từ chức. Vẫn theo báo chí, họ xin về hưu sớm trước tuổi để ủng hộ chính sách tinh giản biên chế của Nhà nước.Hàng ngày, báo chí đều đặn đưa tin con số người từ chức ở các ngành, các tỉnh. Giá như vào những năm trước thì những con số này cực kỳ ấn tượng, nhưng vào lúc này thì nó chẳng gây bao nhiêu xáo động trong xã hội.
Một số người khác thì miệt mài khoe giàu trên mạng xã hội. Như cô ca nương Kiều Anh, hay cô Linh Remy tóc đỏ-hai người khá nổi gần đây trên mạng xã hội Tik Tok-chẳng hạn. Họ dẫn tất cả mọi người (trên mạng) vào tận từng ngóc ngách trong nhà, khoe từ chiếc gối, cái chăn, giá trị chiếc giường, cái tivi, bộ nồi chảo, cái bếp, chiếc tủ lạnh… đến bộ sưu tập xe hơi đắt tiền, túi xách hàng hiệu, quần áo… Từng món giá tiền bao nhiêu, hiệu gì, đều được cần mẫn khoe rất chi tiết.
Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ ?
Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?
Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”. Khi giai đoạn thứ hai của kế hoạch hoàn tất, thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe được Mỹ bảo vệ an ninh với cái giá là đồng tiền tăng giá, mất đi các nhà máy sản xuất, và phải mua thêm hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, bao gồm cả vũ khí. Phe còn lại sẽ có vị trí chiến lược gần với Trung Quốc và Nga hơn, nhưng vẫn duy trì quan hệ với Mỹ thông qua việc giao thương dù ít hơn, dù vậy điều này vẫn mang lại một nguồn thu ổn định từ thuế quan cho Mỹ.

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc.

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc.
Gốc rễ của các cuộc chiến hiện nay ở Ukraina, Trung Đông
Đây là một bài trên FB, bản gốc có những câu chữ làm nội dung không rõ, tôi điều chỉnh một chút cho rõ hơn, không biết có đúng ý tác giả không. Vì phân tích khá đặc biệt nên tôi đăng ở đây cho các bạn xem.
2/ Cuộc điện đàm giữa 2 lãnh đạo Mỹ & Nga này ko có sự tham gia của EU & Ukraina cho thấy sự coi thường của Trump ra mặt đối với EU sau mấy vụ á. m s. á t hụt và tẩy chay bầu cử ông của EU & Ukraina. Cần phải nhớ 02 vấn đề này để hiểu các chính sách của Trump sau này với EU bởi nó ám ảnh Trump ko thể quên và sẽ trả thù. Đặt vị trí bạn vào đó cũng vậy.
Gốc rễ của các cuộc chiến hiện nay ở Ukraina, Trung Đông
1/ KẾT QUẢ ĐIỆN ĐÀM TRUMP & PUTIN: Nội dung chính điện đàm giữa Trump & Putin nói về nối lại ngoại giao và kinh tế, về Iran và ít nói về Ukraina. Chính xác 100%. Ko tin bạn có thể kiểm tra lại bài TIN NÓNG 18/3 khi cuộc họp này chưa diễn ra.Thứ Ba, 18 tháng 3, 2025
HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC NGOẠI NGỮ
TỪ CHÀNG TRAI TỈNH LẺ ĐẾN GIẢI NHẤT THÀNH PHỐ: HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC NGOẠI NGỮ
Ngày đầu tiên bước chân vào Trường Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ Hà Nội, tôi đã thấy mình như một kẻ lạc loài. Những đứa bạn xung quanh đều có gốc gác “khủng khiếp”—con nhà ngoại giao, từng đi du học từ bé, hoặc ít nhất cũng học ngoại ngữ từ lớp một. Còn tôi? Một chàng trai tỉnh lẻ từ Quảng Ninh, lần đầu tiên tiếp xúc với tiếng Pháp, mà còn vào hẳn một môi trường toàn những cao thủ. Thầy cô giảng bài vèo vèo bằng thứ ngôn ngữ mà tôi còn chưa kịp nhớ hết bảng chữ cái. Lúc đó, tôi đã nghĩ: “Mình có lẽ chọn sai cuộc chơi rồi.”Nhưng nếu đã bước vào, tôi không thể bỏ cuộc. Tôi tự hứa với mình: Mình sẽ không chỉ theo kịp họ. Mình sẽ vượt lên! Và đó là lúc tôi bước vào một cuộc hành trình mà sau này nhìn lại, tôi thấy nó gần như là một phép màu.
1. HỌC NGOẠI NGỮ NHƯ HỌC CÁCH SỐNG
Lính Ukraine kể lại cảnh rút khỏi vùng lãnh thổ của Nga
'Mọi thứ đã kết thúc': Lính Ukraine kể lại cảnh rút khỏi vùng lãnh thổ của Nga
BBC News, đưa tin từ Ukraine - Những binh sĩ Ukraine chiến đấu ở khu vực Kursk của Nga đã mô tả cảnh tượng "như phim kinh dị" khi họ rút lui khỏi mặt trận. BBC đã trao đổi với những người lính Ukraine, những người kể lại cuộc rút lui "thảm khốc" trước hỏa lực dữ dội, với các đoàn xe quân sự bị phá hủy và các cuộc tấn công liên tục từ những thiết bị bay không người lái (drone) bay theo đàn của Nga.

Một người lính Ukraine an ủi đồng đội trong cuộc chiến ở Kursk, một thành phố thuộc phía Tây nước Nga

Một người lính Ukraine an ủi đồng đội trong cuộc chiến ở Kursk, một thành phố thuộc phía Tây nước Nga
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)