Công văn 7330 của Bộ Y tế ‘mâu thuẫn’ và ‘mang tính đe dọa’
2021-09-08 - Đây là một văn bản mang tính trừng phạt, đe dọa, chế tài... các bác sĩ và nhân viên y tế. Trước khi Bộ Y tế ra văn bản này, thì chính cơ quan y tế đã sai rất nhiều - Bác sĩ Đinh Đức LongXét nghiệm COVID-19 ở Hà Nội hôm 29/8/2021.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vào ngày 4/9/2021 đã có Công văn số 7330 gửi đến các tỉnh thành về việc tăng cường quản lý người hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, nếu nhân viên y tế tự ý bỏ việc hoặc vi phạm các quy định về đạo đức hành nghề sẽ bị xem xét kỷ luật hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề y khoa.Theo giải thích của cơ quan chủ quản ngành Y tế, sở dĩ có công văn này là do qua các đợt kiểm tra của Bộ Y tế và các tỉnh thành đã phát hiện tình trạng người hành nghề y bỏ vị trí công tác, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Trên mạng xã hội nhiều người cho rằng, sau mấy tháng căng mình cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng, họ đã bị suy kiệt, ‘chanh vắt đã khô’! Trong khi lý do tước chứng chỉ hành nghề y khoa là do không đủ sức khoẻ hành nghề.
Trả lời RFA hôm 8/9, Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, nhận định:
“Về lý, tất cả những ai đào nhiệm thì việc tước giấy phép hành nghề là chuyện bình thường. Nhưng về tình, đất nước hiện nay mà nói thì lực lượng y tế đã vào cuộc và đã đóng góp rất lớn cho quá trình chống dịch và dập dịch của Việt Nam... Và hiện nay theo tôi biết lượng bác sĩ đảo nhiệm không nhiều, chúng ta là người Việt Nam đều muốn đóng góp cho đồng bào của mình... Cho nên theo quan điểm của tôi, Bộ Y tế đưa ra công văn như thế hơi thẳng cánh cò bay và hơi phủ quá, nhưng về lý thì nó là như thế. Nói thật cũng không có nhiều trường hợp, nên cũng không có gì nghiêm trọng, chỉ có cái là công văn không khéo.”
Cùng thời điểm ra công văn 7330, thì chính Bộ Y tế Việt Nam cũng đã nhìn nhận có hàng loạt bất hợp lý với y bác sĩ trong thời điểm chống dịch. Đơn cử như tại các bệnh viện dã chiến ở TP HCM, một bác sĩ, điều dưỡng hàng ngày phải chăm sóc 140-150 bệnh nhân F0, mỗi tua làm việc 8-10 giờ, nhưng sau đó còn phải làm việc hành chính...
Trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 8/9, Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng Bộ Y tế ra công văn 7330 mâu thuẫn và mang tính đe dọa:
“Đây là một văn bản mang tính trừng phạt, đe dọa, chế tài... các bác sĩ và nhân viên y tế. Trước khi Bộ Y tế ra văn bản này, thì chính cơ quan y tế đã sai rất nhiều, cụ thể là ông Trường Sơn đã ký văn bản ngày 24/7, xong 26/7 lại thu hồi văn bản khuyến khích dùng đông y chữa COVID-19, thì ông đã bị chế tài chưa... Ông đi dọa người khác trong khi bản thân ông sai rất nhiều, hay Bình Dương bắt một cô điều dưỡng có thai đi chống dịch, nhưng cô không được tiêm vắc-xin làm chết cả mẹ cả con vì COVID-19...”
Theo Bác sĩ Long, chính cơ quan quản lý đã vi phạm pháp luật trước, nhưng ông chưa thấy cơ quan nhà nước nào bị chế tài. Ông Long nói tiếp:
“Trong khi những nhân viên y tế dù bất kỳ trường hợp nào, có thể nghỉ việc, thì anh phải điều chỉnh chứ. Thí dụ họ là người lao động thì quan hệ theo luật lao động, còn nếu là công chức thì có luật công chức trong trường hợp bỏ việc. Chưa nói theo Luật Khám chữa bệnh, một bác sĩ trực đêm sẽ có tiền bồi dưỡng, được nghỉ bù... thì mấy tháng chống dịch họ có được nghỉ bù, được bồi dưỡng như đi trực chưa? Ông quản lý đã làm đúng luật chưa mà lại đi dọa, hay nhân viên y tế nghỉ hưu bị kêu gọi đi chống dịch, mà họ đa số chưa được tiêm vắc-xin. Thứ hai, người ta nghỉ hưu là không đảm bảo sức khỏe rồi, nhưng giờ người ta nghỉ vì lý do sức khỏe thì anh lại đe dọa người ta... Tức là hoàn toàn mâu thuẫn trong chính hành vi của người quản lý.”
Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, Công văn 7330 của Bộ Y tế Việt Nam không đắc nhân tâm, ít nhất trong lúc này.
Theo các văn bản quy phạm pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa nhân viên y tế và các cơ sở y tế được coi là mối quan hệ hợp đồng. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định rõ cho người lao động theo Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019.
Đối với y bác sĩ là công chức và viên chức, quyền thôi việc và đơn phương chấm dứt cũng được quy định tại Điều 59 của Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Điều 29 của Luật Viên chức 2010.
Các nhân viên y tế Việt Nam chuyển một bệnh nhân nhiễm virus Covid-19 vào xe cấp cứu tại Bệnh viện dã chiến số 6 ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 8 năm 2021. AFP.
Để tìm hiểu thêm về những quy định pháp luật liên quan Công văn 7330, RFA hôm 8/9 liên lạc Luật sư Đặng Đình Mạnh, thuộc Đoàn Luật sư TPHCM và được ông giải thích:
“Ngày 04/09/2021, Bộ Y Tế ban hành Công văn 7330/BYT-KCB V/v tăng cường quản lý người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Tại mục số 3 có nội dung đặt vấn đề kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp vi phạm đã gây xôn xao trong giới hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Thực tế ở một số tỉnh thành, khi dịch COVID-19 bùng phát đã tạo nên áp lực rất lớn đối những y bác sĩ hoạt động trong các cơ sở y tế Nhà nước về khá nhiều phương diện: Áp lực về tâm lý trước rủi ro lây nhiễm virus làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của họ. Áp lực về thời gian làm việc. Trong đó, bao hàm về việc nghỉ ngơi, đãi ngộ chưa xứng đáng với áp lực công việc mà họ phải gánh chịu... Khiến nhiều người đã phải bỏ việc.
Cho nên, Công văn số 7330 của Bộ Y Tế một mặt thừa nhận thực trạng đó, mặt khác lưu ý về khả năng chế tài với các chủ thể là các y bác sĩ làm việc trong phạm vi các cơ sở y tế công trực thuộc nhà nước mà thôi.”
Về pháp lý, theo Luật sư Mạnh, cho dù không có Công Văn số 7330, thì trước nay các y bác sĩ vẫn phải chịu sự quản lý và xử lý về vi phạm công vụ. Trong đó, việc tự ý rời bỏ việc hoặc vi phạm các quy định về đạo đức hành nghề... sẽ phải chịu kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề. Ông Mạnh cho biết tiếp:
“Vì thế, Công văn số 7330 chỉ mang ý nghĩa lưu ý là chính. Bản thân Công văn này không có hiệu lực như là một văn bản pháp lý để làm căn cứ xử lý y bác sĩ.
Chưa kể rằng, với văn bản này, phần thừa nhận về hoàn cảnh gây nên tình trạng y bác sĩ nghỉ việc có một phần nguyên nhân khách quan là do dịch bệnh. Điều này cần được hiểu là yếu tố giảm nhẹ khi cân nhắc việc xử lý các y bác sĩ bị cho là có vi phạm hành chính và y đức.”
Chứng chỉ hành nghề y khoa được hướng dẫn thu hồi theo Điều 29, Luật Khám - Chữa bệnh 2009 bao gồm: Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật hay được cấp không đúng thẩm quyền; Y bác sĩ không hành nghề trong thời hạn hai năm liên tục hoặc có sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh; Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề hay thuộc nhóm không đủ điều kiện hành nghề; Và cuối cùng là người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian hai năm liên tiếp.
Hôm 6/9, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng/Chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hỗ trợ cho nhân viên y tế ở các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên. Lý do của đề nghị được cho biết bởi có nhiều bất cập trong công tác chăm lo đời sống cho lực lượng này khi phải gồng mình chống dịch. Mỗi tua làm việc hằng ngày của bác sĩ, điều dưỡng kéo dài tám đến mười tiếng đồng hồ trong điều kiện phải mặc đồ bảo hộ liên tục… Không có ngày nghỉ. Suất cơm hộp phát cho họ cũng có vấn đề về dinh dưỡng, khẩu vị...
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/official-dispatch-7330-of-the-moh-is-conflicting-and-hreatening-09082021134405.html
Để tìm hiểu thêm về những quy định pháp luật liên quan Công văn 7330, RFA hôm 8/9 liên lạc Luật sư Đặng Đình Mạnh, thuộc Đoàn Luật sư TPHCM và được ông giải thích:
“Ngày 04/09/2021, Bộ Y Tế ban hành Công văn 7330/BYT-KCB V/v tăng cường quản lý người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Tại mục số 3 có nội dung đặt vấn đề kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp vi phạm đã gây xôn xao trong giới hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Thực tế ở một số tỉnh thành, khi dịch COVID-19 bùng phát đã tạo nên áp lực rất lớn đối những y bác sĩ hoạt động trong các cơ sở y tế Nhà nước về khá nhiều phương diện: Áp lực về tâm lý trước rủi ro lây nhiễm virus làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của họ. Áp lực về thời gian làm việc. Trong đó, bao hàm về việc nghỉ ngơi, đãi ngộ chưa xứng đáng với áp lực công việc mà họ phải gánh chịu... Khiến nhiều người đã phải bỏ việc.
Cho nên, Công văn số 7330 của Bộ Y Tế một mặt thừa nhận thực trạng đó, mặt khác lưu ý về khả năng chế tài với các chủ thể là các y bác sĩ làm việc trong phạm vi các cơ sở y tế công trực thuộc nhà nước mà thôi.”
Về pháp lý, theo Luật sư Mạnh, cho dù không có Công Văn số 7330, thì trước nay các y bác sĩ vẫn phải chịu sự quản lý và xử lý về vi phạm công vụ. Trong đó, việc tự ý rời bỏ việc hoặc vi phạm các quy định về đạo đức hành nghề... sẽ phải chịu kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề. Ông Mạnh cho biết tiếp:
“Vì thế, Công văn số 7330 chỉ mang ý nghĩa lưu ý là chính. Bản thân Công văn này không có hiệu lực như là một văn bản pháp lý để làm căn cứ xử lý y bác sĩ.
Chưa kể rằng, với văn bản này, phần thừa nhận về hoàn cảnh gây nên tình trạng y bác sĩ nghỉ việc có một phần nguyên nhân khách quan là do dịch bệnh. Điều này cần được hiểu là yếu tố giảm nhẹ khi cân nhắc việc xử lý các y bác sĩ bị cho là có vi phạm hành chính và y đức.”
Chứng chỉ hành nghề y khoa được hướng dẫn thu hồi theo Điều 29, Luật Khám - Chữa bệnh 2009 bao gồm: Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật hay được cấp không đúng thẩm quyền; Y bác sĩ không hành nghề trong thời hạn hai năm liên tục hoặc có sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh; Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề hay thuộc nhóm không đủ điều kiện hành nghề; Và cuối cùng là người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian hai năm liên tiếp.
Hôm 6/9, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng/Chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hỗ trợ cho nhân viên y tế ở các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên. Lý do của đề nghị được cho biết bởi có nhiều bất cập trong công tác chăm lo đời sống cho lực lượng này khi phải gồng mình chống dịch. Mỗi tua làm việc hằng ngày của bác sĩ, điều dưỡng kéo dài tám đến mười tiếng đồng hồ trong điều kiện phải mặc đồ bảo hộ liên tục… Không có ngày nghỉ. Suất cơm hộp phát cho họ cũng có vấn đề về dinh dưỡng, khẩu vị...
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/official-dispatch-7330-of-the-moh-is-conflicting-and-hreatening-09082021134405.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét