Thời điểm Liên Xô tan rã (1991-1992) tôi đang ở nước Nga và được chứng kiến quá trình chuyển tiếp trong hòa bình từ Liên Xô thành 15 quốc gia. Đời sống người dân Liên Xô lúc đó rất khó khăn, kém xa so với những năm 1980 khi tôi ở đó, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nước Nga khi đó có một chương trình chuyển đổi kinh tế với mục tiêu trong vòng 300 ngày đưa nước Nga từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tôi đã đọc chương trình này, rất hấp dẫn, nhưng theo tôi nó quá viển vông vì việc chuyền đổi một nền kinh tế khổng lồ của Nga trong 300 ngày là điều không tưởng. Thực tế hành động quá vội vàng, thiếu các chuẩn bị cần thiết đã làm nước Nga tiếp tục rơi vào suy thoái ngày càng nặng; tài sản quốc gia bị rơi hết vào tay một số đại gia tư bản và quan lại tham nhũng, trong khi ngân sách quốc gia kiệt quệ, may mà đất nước không tan rã tiếp. Ngược lại, lúc đó tôi đánh giá rất cao chương trình chuyển đổi kinh tế của ông Võ Văn Kiệt ở VN, không phải trong 300 ngày mà ước khoảng 15 năm (1991-2005). Trong 5 năm đầu (1991-1995), chương trình tự do hóa kinh tế toàn diện trên mọi lĩnh vực của ông Kiệt kèm theo phá giá mạnh nội tệ và xây dựng hàng trăm đạo luật để phát triển nền kinh tế dựa trên pháp luật chứ không dựa trên các nghị quyết của Đảng được sự ủng hộ của Tổng bí thư Đỗ Mười nên đã đi đúng hướng và thành công; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này cao nhất trong lịch sử đất nước. Tuy nhiên từ năm 1996 tình hình đã bị đảo ngược; chương trình tự do hóa kinh tế bị chặn lại, thậm chí bị đảo ngược; cơ chế kế hoạch hóa tập trung được phục hồi trên nhiều lĩnh vực; vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò then chốt của các DNNN được đề cao; đầu tư nước ngoài bị hạn chế... 10 năm 1996-2005 là giai đoạn chuyển đổi kinh tế trì trệ, tiến hai bước thì lùi một bước; nền kinh tế phát triển chậm lại. 10 năm 2006-2015 là giai đoạn không có những chuyển đổi kinh tế thực chất; tiến một bước thì lùi một bước. Do đó đến nay, sau 30 năm đổi mới, về cơ bản đất nước vẫn chưa có cơ chế kinh tế thị trường; nhà nước vẫn can thiệp khắp nơi trong nền kinh tế. Trong khi ở VN, TQ thực hiện chuyển đổi tuần tự nên quá chậm thì nước Nga chuyển đổi quá nhanh; cả hai trường hợp này đều kém hiệu quả. Trái lại, phần lớn các nước cựu XHCN ở Đông Âu có quy mô kinh tế nhỏ và đã thực hiện chuyển đổi trong khoảng 10 năm (1991-2000) nên vừa tránh được khủng hoảng, vừa vững bước sang kinh tế thị trường.
1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông Âu không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu. Nhưng sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991, dù chưa bị lật đổ, Mikhail Gorbachev đã hầu như mất hết quyền lực. Chức vụ tổng thống Liên Xô của Gorbachev chỉ còn trên danh nghĩa. Trên thực tế, quyền lực nước Nga do Yeltsin nắm. Quyền lực ở Ukraine thuộc về Kravchuk. Và quyền lực ở Belarus trong tay Shushkevich.
Liên Xô tan rã như thế nào? Và có nước nào còn kỷ niệm Cách mạng tháng 10 không?
fb Nguyễn Ngọc Chu 9-11-2019 - Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), nước Nga qua các đế chế quyền lực Yeltsin, Putin, Medvedev, Putin đã không kỷ niệm Cách mạng tháng Mười nữa. Duyệt binh ngày 7/11 hàng năm là nhớ lại cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941. Đừng hiểu nhầm duyệt binh ngày 7/11 hiện nay ở Nga là kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Ngoại trừ Việt Nam, hiện nay trên thế giới không có nước nào kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba đều không nhắc đến Cách mạng tháng Mười vào ngày 7/11.

Diện tích Liên Xô rất rộng lớn, 22,4 triệu km2
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông Âu không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu. Nhưng sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991, dù chưa bị lật đổ, Mikhail Gorbachev đã hầu như mất hết quyền lực. Chức vụ tổng thống Liên Xô của Gorbachev chỉ còn trên danh nghĩa. Trên thực tế, quyền lực nước Nga do Yeltsin nắm. Quyền lực ở Ukraine thuộc về Kravchuk. Và quyền lực ở Belarus trong tay Shushkevich.