Đọc bài này mình thấy có mấy điểm lăn tăn, không thích nhưng cũng không muốn phê phán vì tác giả viết cũng không thật rõ ràng. Thứ nhất, tác giả viết "Có ý kiến cho rằng quốc gia đích đến với chính sách nhập cư của nước đó phải chịu trách nhiệm chính cho cái chết của người vượt biên trái phép, như nước Anh chẳng hạn. Tuy nhiên, các nước có người ra đi trái phép cũng không thể không gánh phần trách nhiệm". Như vậy theo ý tác giả thì các nước có người ra đi trái phép chỉ phải gánh một phần trách nhiệm rất nhỏ, còn lỗi chính là ở quốc gia mà người nhập cư muốn vào à ? Theo tôi quan điểm này hoàn toàn sai, mà ngược lại, lỗi chính là ở các nước có người ra đi trái phép. Thứ hai, tác giả liệt kê một loạt giải pháp rồi cuối cùng mới nói tới vai trò của nhà nước; điều này không hợp lý. Quan điểm của tôi là vì lỗi chính là ở các nước có người ra đi trái phép, nên trách nhiệm đầu tiên và giải pháp đầu tiên phải là các nhà nước này. Tác giả viết "Có hai việc cần thực hiện song song. Thứ nhất, kiên quyết chống nạn buôn người. Thứ hai, thủ tục và cách tổ chức cho người Việt làm việc chính thức ở nước ngoài phải công khai minh bạch". Đây chỉ là những giải pháp về ngọn, không giải quyết được tận gốc vấn đề. Vấn đề gốc là phải để người dân thấy sống trong nước là tốt, tiền lương đủ sống, cuộc sống ấm no, thu nhập ngày càng tăng, môi trường sống ngày càng được cải thiện; tương lai càng ngày càng tốt hơn... Đây chính là trách nhiệm của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước VN đã không làm tốt trách nhiệm này; đã để phần lớn người dân sống trong điều kiện tồi tệ, và làm họ không còn tin vào tương lai nên họ phải ra đi bằng mọi giá, kể cả chấp nhận cái chết. Tôi tin rằng nếu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý xem có bao nhiêu người muốn ra đi một cách hợp pháp, thì chắc 90% dân số muốn ra đi, kể cả những người già cũng muốn ra đi, vì họ đã quá chán, quá thất vọng về cái thể chế này.
Quỳnh Thư - 8/11/2019 (TBKTSG) - Nhân thân của những nạn nhân người Việt trong vụ vượt biên trái phép ở Anh đã sáng tỏ. Gần bốn mươi người mất mạng chỉ trong một vụ làm chấn động truyền thông thế giới vì chỉ đứng sau một tình huống tương tự vào năm 2000 làm chết 58 người Trung Quốc. Tuy nhiên, những cái chết như vậy chưa làm chùn bước không ít người muốn đổi đời qua các đường dây đưa người vượt biên trái phép.
Mong ước cải thiện thu nhập là chính đáng nhưng lý do này khó biện minh cho những lựa chọn quá mạo hiểm. Ảnh minh họa Thành Hoa
Vì sao họ ra đi? Trước hết, họ mong tìm được một cuộc sống sung túc hơn. Và họ không phải ngoại lệ. Người lao động chấp nhận tha hương để có thu nhập cao hơn là một thực trạng trên toàn cầu. Số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết năm 2017 có đến 164 triệu người trên khắp thế giới ra nước ngoài làm việc.
Lấy ví dụ Philippines. Theo thống kê của ngân hàng trung ương nước này, năm 2018, có 2,3 triệu người Phi làm việc ở nước ngoài. Năm 2018, họ gửi về nước 21,2 tỉ đô la Mỹ, bằng 6,3% GDP của Philippines. Chỉ riêng tháng 8 năm nay, họ chuyển 2,9 tỉ đô la Mỹ về quê nhà.
Việt Nam đi sau, cũng đang theo hướng trên. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2014 đến nay, mỗi năm có trên 100.000 người Việt ra nước ngoài làm việc hợp pháp. Số tiền họ gửi về nước qua các kênh chính thức - tuy chưa thấm tháp gì so với người Phi - cũng rất đáng kể, từ 2-2,5 tỉ đô la Mỹ/năm.
Những con số trên cho thấy đóng góp đang tăng lên của xuất khẩu lao động vào nền kinh tế quốc gia. Xét điều kiện hiện nay, có lẽ không có lý do nào đủ vững chắc để phản đối người mong muốn được làm việc ở nước ngoài bằng con đường hợp pháp vì lợi cả đôi đường - vừa kiếm thu nhập tốt hơn cho bản thân, vừa tăng thu nhập quốc gia. Do vậy, đây là một nhu cầu chính đáng.
Nhưng cũng cần khẳng định ngay rằng dù động cơ là gì đi nữa, chính những người vượt biên trái phép là người đầu tiên gánh chịu trách nhiệm về sự an nguy của họ. Dù mong ước cải thiện thu nhập là chính đáng, lý do này cũng khó biện minh cho lựa chọn quá mạo hiểm của họ bởi lẽ nó có thể đánh đổi bằng tính mạng.
Có ý kiến cho rằng quốc gia đích đến với chính sách nhập cư của nước đó phải chịu trách nhiệm chính cho cái chết của người vượt biên trái phép, như nước Anh chẳng hạn. Tuy nhiên, các nước có người ra đi trái phép cũng không thể không gánh phần trách nhiệm. Thử xem Philippines, quốc gia có nhiều người lao động ở nước ngoài như đã nói ở trên, vì sao ít thấy những kết cục bi thảm trong container như một số nước khác, đặc biệt là châu Phi? Phải chăng đó một phần cũng từ vấn đề chính sách?
Có hai việc cần thực hiện song song. Thứ nhất, kiên quyết chống nạn buôn người, trước hết là dẹp bỏ các đường dây, băng nhóm tổ chức vượt biên trái phép. Nếu các cơ quan chức năng liên quan quan tâm đúng mức, đây không phải là việc đội đá vá trời, hoặc chí ít, tệ nạn này cũng không thể ngang nhiên hoành hành.
Thứ hai, thủ tục và cách tổ chức cho người Việt làm việc chính thức ở nước ngoài phải công khai minh bạch, trong đó phải loại bỏ tiêu cực trong khâu tuyển chọn. Các cơ quan truyền thông cũng không thể đứng ngoài cuộc. Những bài báo về thu nhập cao của người lao động xa xứ và hình ảnh nhà cửa hoành tráng của họ ở quê nhà cần được chọn lọc kỹ lưỡng để không vô hình trung khuyến khích người trong nước ra đi bằng mọi giá, mà còn cần có tác dụng cảnh báo mặt trái của con đường vượt biên trái phép.
Cuối cùng, khi nói đến vấn đề cải thiện thu nhập của công dân, nhìn chung, Nhà nước có vai trò rất lớn. Người ta sinh ra thường gắn bó với quê hương. Chắc không mấy ai muốn rời bỏ nơi mình chôn nhau cắt rốn, nhất là khi phải dấn thân trên con đường đầy bất trắc. Một nhà nước thành công gắn liền với một quốc gia thịnh vượng nơi môi trường cạnh tranh công bằng giúp người dân tạo dựng hạnh phúc, ấm no. Một quốc gia như thế sẽ giữ được chân công dân của mình.
Tha hương vì thu nhập
Mong ước cải thiện thu nhập là chính đáng nhưng lý do này khó biện minh cho những lựa chọn quá mạo hiểm. Ảnh minh họa Thành Hoa
Vì sao họ ra đi? Trước hết, họ mong tìm được một cuộc sống sung túc hơn. Và họ không phải ngoại lệ. Người lao động chấp nhận tha hương để có thu nhập cao hơn là một thực trạng trên toàn cầu. Số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết năm 2017 có đến 164 triệu người trên khắp thế giới ra nước ngoài làm việc.
Lấy ví dụ Philippines. Theo thống kê của ngân hàng trung ương nước này, năm 2018, có 2,3 triệu người Phi làm việc ở nước ngoài. Năm 2018, họ gửi về nước 21,2 tỉ đô la Mỹ, bằng 6,3% GDP của Philippines. Chỉ riêng tháng 8 năm nay, họ chuyển 2,9 tỉ đô la Mỹ về quê nhà.
Việt Nam đi sau, cũng đang theo hướng trên. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2014 đến nay, mỗi năm có trên 100.000 người Việt ra nước ngoài làm việc hợp pháp. Số tiền họ gửi về nước qua các kênh chính thức - tuy chưa thấm tháp gì so với người Phi - cũng rất đáng kể, từ 2-2,5 tỉ đô la Mỹ/năm.
Những con số trên cho thấy đóng góp đang tăng lên của xuất khẩu lao động vào nền kinh tế quốc gia. Xét điều kiện hiện nay, có lẽ không có lý do nào đủ vững chắc để phản đối người mong muốn được làm việc ở nước ngoài bằng con đường hợp pháp vì lợi cả đôi đường - vừa kiếm thu nhập tốt hơn cho bản thân, vừa tăng thu nhập quốc gia. Do vậy, đây là một nhu cầu chính đáng.
Nhưng cũng cần khẳng định ngay rằng dù động cơ là gì đi nữa, chính những người vượt biên trái phép là người đầu tiên gánh chịu trách nhiệm về sự an nguy của họ. Dù mong ước cải thiện thu nhập là chính đáng, lý do này cũng khó biện minh cho lựa chọn quá mạo hiểm của họ bởi lẽ nó có thể đánh đổi bằng tính mạng.
Có ý kiến cho rằng quốc gia đích đến với chính sách nhập cư của nước đó phải chịu trách nhiệm chính cho cái chết của người vượt biên trái phép, như nước Anh chẳng hạn. Tuy nhiên, các nước có người ra đi trái phép cũng không thể không gánh phần trách nhiệm. Thử xem Philippines, quốc gia có nhiều người lao động ở nước ngoài như đã nói ở trên, vì sao ít thấy những kết cục bi thảm trong container như một số nước khác, đặc biệt là châu Phi? Phải chăng đó một phần cũng từ vấn đề chính sách?
Có hai việc cần thực hiện song song. Thứ nhất, kiên quyết chống nạn buôn người, trước hết là dẹp bỏ các đường dây, băng nhóm tổ chức vượt biên trái phép. Nếu các cơ quan chức năng liên quan quan tâm đúng mức, đây không phải là việc đội đá vá trời, hoặc chí ít, tệ nạn này cũng không thể ngang nhiên hoành hành.
Thứ hai, thủ tục và cách tổ chức cho người Việt làm việc chính thức ở nước ngoài phải công khai minh bạch, trong đó phải loại bỏ tiêu cực trong khâu tuyển chọn. Các cơ quan truyền thông cũng không thể đứng ngoài cuộc. Những bài báo về thu nhập cao của người lao động xa xứ và hình ảnh nhà cửa hoành tráng của họ ở quê nhà cần được chọn lọc kỹ lưỡng để không vô hình trung khuyến khích người trong nước ra đi bằng mọi giá, mà còn cần có tác dụng cảnh báo mặt trái của con đường vượt biên trái phép.
Cuối cùng, khi nói đến vấn đề cải thiện thu nhập của công dân, nhìn chung, Nhà nước có vai trò rất lớn. Người ta sinh ra thường gắn bó với quê hương. Chắc không mấy ai muốn rời bỏ nơi mình chôn nhau cắt rốn, nhất là khi phải dấn thân trên con đường đầy bất trắc. Một nhà nước thành công gắn liền với một quốc gia thịnh vượng nơi môi trường cạnh tranh công bằng giúp người dân tạo dựng hạnh phúc, ấm no. Một quốc gia như thế sẽ giữ được chân công dân của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét