Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Bê tông chết người: Dân đòi bỏ, Sở không nghe

Khối bê tông chết người: Dân đòi bỏ hẳn, sở quyết không nghe
014/03/2019  Sau tai nạn thanh niên chạy xe máy tông dải bê tông tử vong, đơn vị quản lý cho lắp đặt nhiều cọc tiêu nhựa mới. Người đi đường bất bình đề nghị dỡ bỏ. Anh Nguyễn Đức Huỳnh thường xuyên qua khu vực này và chứng kiến nhiều vụ người đi xe máy va quẹt vào dải bê tông té ngã. "Khối bê tông này rất nguy hiểm. Mình đi thường xuyên thì không sao nhưng những người đi vội, chưa quen đường chạy qua đoạn đường này rất dễ dính bẫy"- anh Huỳnh nói.  Theo anh, cần dỡ bỏ dải phân cách này, nhất là sau vụ tai nạn chết người vừa qua. Cơ quan chức năng cần lắp camera giám sát để phạt nguội các trường hợp ô tô cố tình chạy vào làn đường xe máy. 

Trước dải bê tông chỉ có 2 cọc tiêu bằng nhựa
Chiều 13/3, một ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn chết người, nhiều công nhân được huy động để tháo dỡ những cọc tiêu bằng nhựa đã cũ trước dải phân cách bê tông gây chết người và thay bằng những cọc tiêu nhựa mới. Ghi nhận vào trưa cùng ngày, khu vực nơi lắp đặt dải bê tông nằm dưới chân cầu Đỗ Xuân Hợp. Vị trí này là điểm giao cắt của dòng xe di chuyển theo hướng đường Vành đai 2 đi An Phú và đường dẫn hướng từ Đỗ Xuân Hợp vào cao tốc.


Khu vực lắp đặt dải bê tông có điểm giao cắt giao thông và nằm trong đoạn đường cong, uốn lượn. Bên cạnh đó, dải phân cách không gắn phản quang

Quan sát, đoạn đường phía trước khu vực lắp dải bê tông có gắn một số biển cảnh báo giảm tốc, tốc độ di chuyển 50km/h. Tuy nhiên, khu vực này nằm trong đoạn đường cong, uốn lượn. Tại vị trí xảy ra tai nạn, chỉ có 2 cọc tiêu bằng nhựa nằm phía trước dải phân cách. Trên dải phân cách không gắn phản quang.

Đến hơn 16h chiều cùng ngày, một số công nhân được đơn vị quản lý huy động đến lắp thêm rất nhiều cọc tiêu nhựa mới phía trước dải phân cách.

Mặc dù có sự thay đổi nhưng phía trên dải bê tông vẫn không gắn phản quang. Do "chướng ngại vật' nằm ngay giữa làn đường xe máy khiến các xe đều phải giảm tốc độ dưới 50 km/h theo bảng chỉ dẫn. 


Một số công nhân đến lắp thêm nhiều cọc tiêu nhựa phía trước dải bê tông


Mặc dù khu vực có thay đổi nhưng người đi xe máy vẫn phải luồn lách, di chuyển chậm để tránh 'chướng ngại vật' giữa đường

“Thiếu gì cách ngăn ô tô chạy vào làn đường xe hai bánh mà lại đặt khối bê tông chình ình giữa đường như thế này? Tôi nghĩ đơn vị chức năng nên chuyển khối bê tông đi nơi khác, chỉ để cọc tiêu nhựa là được”, anh Minh Hoàng ngụ quận 9 chia sẻ.

Trong khi đó, anh Trương Quang Nghị nhận xét việc lắp đặt khối bê tông này rất nguy hiểm.

"Khối bê tông nằm giữa đường, ban đêm trở thành cái bẫy hết sức nguy hiểm. Tôi không hiểu họ đặt ở đó để làm gì"- anh Nghị bức xúc.

Anh Nguyễn Đức Huỳnh (ngụ khu dân cư Gia Khang, quận 9) cho biết thường xuyên qua khu vực này và chứng kiến nhiều vụ người đi xe máy va quẹt vào dải bê tông té ngã.

"Khối bê tông này rất nguy hiểm. Mình đi thường xuyên thì không sao nhưng những người đi vội, chưa quen đường chạy qua đoạn đường này rất dễ dính bẫy"- anh Huỳnh nói.

Theo anh, cần dỡ bỏ dải phân cách này, nhất là sau vụ tai nạn chết người vừa qua. Cơ quan chức năng cần lắp camera giám sát để phạt nguội các trường hợp ô tô cố tình chạy vào làn đường xe máy.

Anh Vĩnh Phú (ngụ quận 2) cho rằng, đoạn đường dẫn cao tốc từ khu vực cầu Đỗ Xuân Hợp đến nút giao thông An Phú, dọc hành lang phía bên ngoài làn đường xe máy có hệ thống barie và không có lối mở nào vào khu dân cư. Bên cạnh đó, làn đường ô tô rất rộng thì xe 4 bánh di chuyển vào làn đường xe 2 bánh để làm gì.

"Đoạn đường này đã phân làn rạch ròi giữa xe máy và ô tô. Hiển nhiên khi xe ô tô chạy vào làn xe máy thì phải phạt ngay. Tại sao không sử dụng các biện pháp khác mà chọn cách cưỡng bức lắp đặt dải phân cách như vậy" - anh Phú nói và cho rằng, cơ quan quản lý thể hiện sự bất lực, thiếu năng lực.


Dải bê tông không hề gắn phản quanh trở thành chướng ngại vật 'bẫy' người đi xe máy

Liên quan đến vụ việc, ông Lê Ngọc Hùng, Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Khu 2) thuộc Sở GTVT TP.HCM (đơn vị quản lý đoạn đường nơi xảy ra tai nạn) cho biết, khối bê tông đặt giữa làn đường xe hai bánh được lắp nhằm “chống” ô tô đi vào.

Theo ông Hùng, dải phân cách được lắp từ năm 2017 và đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên liên quan đến dải phân cách.

Trong khi đó, Trưởng phòng Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) Ngô Hải Đường thừa nhận, việc lắp dải phân cách ngăn ô tô đi vào là biện pháp tình thế nhằm 'bảo vệ' người đi xe máy.

Sở GTVT sẽ cho rà soát các vị trí lắp dải phân cách, thay đổi vật liệu bằng cao su phòng ngừa xảy ra sự cố va đập. Bên cạnh đó, Sở đang đẩy nhanh tiến độ lắp camera quan sát để xử phạt ô tô đi vào làn xe máy.

"Về lâu dài, đường song hành cao tốc sẽ được triển khai đầu tư và đưa vào khai thác cho xe máy lưu thông, tách biệt làn đường xe máy và ô tô", ông nói thêm.

Tối 12/3, anh Lý Vũ Hảo (26 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) đi xe máy lưu thông trên cao tốc HLD (hướng từ đường Đỗ Xuân Hợp về nút giao An Phú). Khi đến cột đèn số TL3/49 (phường An Phú, quận 2), anh tông vào dải phân cách bằng bê tông đặt giữa đường ở làn xe hai bánh, ngã xuống đường, chết tại chỗ.


Thanh niên chết giữa đường: Lắp dải bê tông để 'bảo vệ' người đi xe máy

Trưởng Phòng Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) Ngô Hải Đường nói, việc lắp dải ....

Tuấn Kiệt
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/dan-doi-thao-dai-phan-cach-chet-nguoi-so-khac-phuc-thay-tru-phan-quang-513450.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét