Đi Mỹ chỉ để mua sắm ?
Mai Ka - 26/03/2019 - Chị Hà cùng 2 người bạn vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sau chuyến du lịch 10 ngày đến thành phố Seatlte (Mỹ) để thực hiện cấy tế bào gốc. 3 người 7 va li lớn, chưa kể mỗi người một va li nhỏ xách tay, thế mà chị Dương Hà vẫn tiếc rẻ chép miệng "nếu còn quota, tôi sẽ mua thêm nữa"
Một đoàn du khách tham quan Mỹ - VIETRAVEL
"Au- tu" bảo đảm chất lượng"Chị mua gì mà nhiều dữ vậy", "Quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... nhiều lắm, không thể nhớ hết, kể cả mấy loại hạt hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ nữa" - chị Hà trả lời hào hứng. "Việt Nam giờ cũng đâu thiếu thương hiệu xa xỉ, cả Hermes cũng vô mấy năm rồi mà chị mất công mang từ bển về chi cho cực?", "Mua ở Mỹ vừa rẻ, vừa chắc ăn. Ở Việt Nam hàng giả, hàng lậu nhiều quá không biết đâu mà lần. Trước tôi cũng hay mua giỏ xách, bóp ví hàng hiệu ở Việt Nam nhưng sau mấy vụ công an điều tra hàng hiệu nhái, dỏm dùng không tự tin" - chị Hà trả lời và cho biết, theo liệu trình cấy tế bào gốc mà chị đang theo, mỗi năm chị sẽ đi Mỹ một lần nên tranh thủ mua đồ xài cả năm cho gia đình luôn.
Thực tế, mua hàng hiệu nhận hàng dỏm ở trong nước không hiếm. Chị Nguyên Trân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thường xuyên đi Mỹ cho biết, trước chị vẫn thường mua hàng hiệu trong nước dù công việc vẫn luôn phải đi nước ngoài. Nhưng sau lần mua chiếc bóp hiệu D. dùng một thời gian thấy chất liệu da xuống cấp nhanh, đường may mũi chỉ không chuẩn chỉnh nên chị "cạch" luôn.
Mấy năm nay, cứ mỗi dịp đi nước ngoài công tác, chị lại "càn quét" từ giỏ xách, bóp ví cho tới mỹ phẩm mang về dùng. "Hàng xa xỉ như Hermes, Gucci, Dior, Salvatore Ferragamo... thì ít sale nhưng chất lượng đảm bảo, giá cũng mềm hơn là hàng nhập khẩu về Việt Nam. Còn hạng trung như Coach, Michael Kors, Ando, CK... thì giảm nhiều lắm, chịu khó tìm thì giá chỉ còn 1/4, 1/5 giá mua trong nước mà lại an tâm" - chị Trân nói.
Tâm lý hoang mang đến mức, có người còn "ngửi" được mùi hàng giả. Hương Trịnh, trợ lý giám đốc một công ty bất động sản lớn tại Đà Nẵng kể, dịp mùng 8.3 vừa rồi chị được "sếp" giao nhiệm vụ mua một chiếc giỏ của một thương hiệu xa xỉ làm quà tặng vợ. Màu sắc, kiểu dáng, giá cả... đã có sẵn nên chị Trịnh chỉ cần "phi" ra trung tâm thương mại xách về là xong. "Ai ngờ sếp em cầm cái giỏ ngửi ngửi rồi phán luôn "hàng giả". Sếp bảo mua ở nước ngoài mùi da khác hẳn" - Hương Trịnh nhăn nhó kể.
Chẳng biết thực hư chiếc giỏ mà Hương Trịnh đã mua thế nào nhưng nghi ngờ chất lượng hàng hiệu trong nước ngày càng lớn, nhất là sau nhiều vụ mua hàng hiệu dỏm được phanh phui. Vì thế, chẳng riêng gì chị Hà, rất nhiều người đi công tác hay du lịch Mỹ đều tranh thủ tối đa thời gian để mua đồ. Nhưng cũng vì tâm lý như vậy, không ít người rơi vào tình trạng mua vô tội vạ, mua cả những thứ không sử dụng chỉ vì "thấy rẻ, đẹp thì cứ nhặt thôi".
Ở Mỹ cái gì cũng rẻ?
Túi to, túi nhỏ... mua sắm mệt nhoài vẫn thấy chưa đủ, M.K
Ở Mỹ cái gì cũng rẻ?
Báo cáo vừa công bố của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, 23% người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn du lịch nước ngoài để mua sắm hàng cao cấp ngay tại cửa hàng có thương hiệu lớn dù ở trong nước, 2/3 trong số này vẫn chọn các cửa hàng truyền thống để tiêu tiền.
Có nhiều lý do khiến người Việt thích mua hàng hiệu ở Mỹ. Đầu tiên là tin tưởng vào chất lượng. Thực tế, hàng hóa ở Mỹ có chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn châu Âu hoặc Úc. Hơn nữa, hầu hết người Việt đều có tâm lý, cứ mua hàng ở Mỹ là "auto bảo đảm". Nước Mỹ cũng chính là thiên đường shopping với rất nhiều chợ (mart), mall (phức hợp nhiều cửa hàng), cửa hàng và đặc biệt là các outlet (điểm bán sản phẩm xuất phát thẳng từ nhà máy sản xuất) nên "kiềm lòng không đặng và cũng không muốn kiềm, cứ quẹt thẻ thả ga" - chị Dương Hà vừa cười, vừa kể.
Chị Khánh Minh (Q.4, TP.HCM) cũng mới có chuyến đi công tác tại Mỹ cho biết, ông xã chị thích thương hiệu Tommy Hilfiger nên ở Việt Nam chị là khách hàng thường xuyên của thương hiệu này. Nhưng mua ở Việt Nam, giá rất cao, một chiếc áo tới vài triệu đồng mà mẫu mã ít. "Qua Mỹ thì cơ man các thể loại, lại được sale nên giá rất mềm. Áo sơ mi còn khoảng 1 triệu đồng/chiếc, còn áo pull dao động từ 500.000 - 1 triệu đồng/cái. Tôi mua cho ổng hơn chục cái, mặc cả năm không hết" - chị Minh kể.
Nói về mức giá "chát chúa" của hàng hiệu trong nước, chị Khánh Minh vẫn chưa hết "đau lòng" khi dẫn chứng, một chiếc áo pull hiệu Polo Ralph Lauren mua tại Mỹ giá 79 USD (chưa VAT), cũng sản phẩm này ở Việt Nam bán 5,5 triệu đồng. "Ở Việt Nam có giảm đến 80% cũng đừng mong có quần áo Tommy giá vài trăm ngàn đâu. Còn ở Mỹ, chịu khó săn hàng giảm giá thì đầy" - chị nói, giọng đầy tiếc rẻ khi về Việt Nam ngay lập tức tới mấy shop hàng hiệu để so sánh giá và "tự sướng".
Để dẫn chứng cho "cái sự rẻ" ở Mỹ, chị Khánh Minh kể, khách sạn chị ở đối diện với siêu thị Metropolitian nên chị thường xuyên qua mua trái cây, thực phẩm. "Một ký cá hồi ở Mỹ giá chỉ 18 USD trong khi ở Việt Nam tôi mua trong siêu thị khoảng 600.000 đồng. Nghe nói trong nước nuôi được rồi mà sao giá cao gấp đôi nước Mỹ" - chị thắc mắc.
Tượng Nữ thần Tự do - địa điểm tham
quan nổi tiếng tại Mỹ - SHUTTERSTOCK
Để dẫn chứng cho "cái sự rẻ" ở Mỹ, chị Khánh Minh kể, khách sạn chị ở đối diện với siêu thị Metropolitian nên chị thường xuyên qua mua trái cây, thực phẩm. "Một ký cá hồi ở Mỹ giá chỉ 18 USD trong khi ở Việt Nam tôi mua trong siêu thị khoảng 600.000 đồng. Nghe nói trong nước nuôi được rồi mà sao giá cao gấp đôi nước Mỹ" - chị thắc mắc.
Còn trái cây thì ôi thôi "ngon, bổ, rẻ". 1/2 ký dâu (trong nước gọi là dâu tây) trái to, giòn, vị rôn rốt "cực ngon" ở Mỹ chỉ có 6 USD trong khi mua ở Việt Nam loại này phải 500.000 đồng/ký mà không tươi, ngon bằng. Cũng vì cái sự rẻ đó, chị Khánh Minh "cõng" cả hạnh nhân, óc chó, dừa khô từ Mỹ về Việt Nam dù trong nước những loại hạt này ngập từ chợ đến siêu thị. "Ở Việt Nam toàn rang muối, rang bơ, dừa khô thì 100% sao đường ăn không tốt. Tôi thích các loại hạt nguyên bản, chỉ sấy khô ăn tốt cho sức khỏe" - chị nói.
Báo cáo của Nielsen cho biết, top 5 nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả để mua hàng cao cấp bao gồm: mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện tử cá nhân, sản phẩm chăm sóc cơ thể và thịt, hải sản. Chất lượng và công dụng vượt trội là 2 yếu tố khiến người Việt hào phóng xuống tiền để sử dụng hàng hiệu.
Báo cáo của Nielsen cho biết, top 5 nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả để mua hàng cao cấp bao gồm: mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện tử cá nhân, sản phẩm chăm sóc cơ thể và thịt, hải sản. Chất lượng và công dụng vượt trội là 2 yếu tố khiến người Việt hào phóng xuống tiền để sử dụng hàng hiệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét