Tăng trưởng GDP nhờ FDI: Cần minh bạch được - mất
Nước Úc từng phải chấp nhận đánh đổi tộc độ tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm để đổi lấy sự cân bằng trong cơ cấu tỉ trọng đầu tư FDI. Mấu chốt trong thu hút FDI là phải từng bước làm chủ được công nghệ, tham gia vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI chứ không chỉ bằng lòng với việc vắt kiệt sức lao động, tạo ra mấy xu lẻ từ việc gia công cái áo, cái quần và xem đó là thành quả trong thu hút FDI. Nếu thu hút FDI mà chỉ dừng lại ở việc nhận gia công, lắp ráp, thu lợi từ lao động giá rẻ thì không thể tạo ra được động lực thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất trong nước phát triển", ông Nhường cảnh báo.
Thu hút FDI và sự thật kém vui
Cần minh bạch cái được - mất để tránh bị thiệtĐBQH đoàn Bình Định Lê Công Nhường cũng bày tỏ nhiều lo lắng và đồng tình với những phân tích, nhận định của chuyên gia kinh tế - TS Bùi Trinh, khi cho rằng càng tăng trưởng GDP, nguồn lực của đất nước càng bị suy giảm nếu tăng trưởng dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tiêu dùng đầu tư nước ngoài. Cụ thể, ông chỉ ra số liệu tăng trưởng GDP bình quân theo giá hiện hành giai đoạn 2007-2017 là 22%, trong khi luồng tiền chảy ra nước ngoài thuần là 32%, từ đó làm tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP giảm từ 97,2% năm 2000 xuống 95,2% năm 2017.
Ông Nhường cho biết, từ những báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ đều cho thấy cơ cấu tăng trưởng GDP trong năm qua vẫn phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI, đặc biệt là lượng nhập khẩu hàng hóa trong năm qua của khối này tăng rất cao.
Tiếp đến là sự đóng góp tăng trưởng của khối BĐS. Đối với khối sản xuất kinh doanh trong nước thì tăng trưởng rất chậm. Do đó, ông cho rằng, phân tích cũng như những cảnh báo của TS Bùi Trinh và giới chuyên gia là cơ sở để Chính phủ và các bộ ngành quản lý nhà nước phải hết sức lưu tâm, tìm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa và thực chất hơn nữa với khối doanh nghiệp nội.
Để làm được như vậy, ông Nhường cho hay, Chính phủ phải gỡ bỏ những rào cản kỹ thuật, điều chỉnh lại cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo sự công bằng, bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
"FDI mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều mặt trái. Muốn có được công nghệ, kỹ năng chuyên môn thì thời gian đầu chúng ta phải chấp nhận mở cửa thu hút FDI với nhiều ưu đãi và nhiều chính sách đặc thù, đó được xem như khoản học phí trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nếu học mãi mà không hấp thụ được thì không những mất vốn mà còn có thể thất thu thuế, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hay để mất công nghệ về tay nước khác.
Mấu chốt trong thu hút FDI là phải từng bước làm chủ được công nghệ, tham gia vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI chứ không chỉ bằng lòng với việc vắt kiệt sức lao động, tạo ra mấy xu lẻ từ việc gia công cái áo, cái quần và xem đó là thành quả trong thu hút FDI. Nếu thu hút FDI mà chỉ dừng lại ở việc nhận gia công, lắp ráp, thu lợi từ lao động giá rẻ thì không thể tạo ra được động lực thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất trong nước phát triển", ông Nhường cảnh báo.
Thừa nhận chính sách thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua đã có quá nhiều bất cập, ông Nhường cho rằng cần phải khôn ngoan hơn trong chính sách thu hút FDI, ví dụ, như đưa lộ trình thu hút cụ thể cùng với đó là những cơ chế giàng buộc rõ ràng, chặt chẽ về công nghệ.
"Tôi lấy ví dụ, thu hút trong 5 năm thì sau 5 năm đó phải buộc được doanh nghiệp FDI bàn giao lại công nghệ cho Việt Nam làm chủ.
Quan trọng nhất là trong quá trình 5 năm năm đó, các doanh nghiệp Việt phải từng bước tham gia được vào chuỗi sản xuất của họ để đến khi được bàn giao lại công nghệ thì doanh nghiệp Việt đã có thể tự làm chủ dây chuyền công nghệ, tự điều hành sản xuất và tạo ra được sản phẩm của riêng mình.
Tôi thấy, vì chính sách thu hút FDI thời gian qua không chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung sang Việt Nam đầu tư, sản xuất nhưng những khâu sản xuất công nghệ cao đều được giao cho các công ty con, doanh nghiệp Việt vẫn chỉ le ve vòng ngoài, thậm chí còn không đủ tiêu chuẩn để thực hiện gia công, lắp ráp.
Vì thế, việc thiết kế những chính sách thu hút FDI làm sao có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế rất quan trọng. Tôi cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi mô hình thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc hoặc Thái Lan, những năm qua họ đã làm rất tốt vấn đề này", ông Nhường gợi ý.
Mặc dù vậy, đại biểu Lê Công Nhường cũng ghi nhận nhiều kết quả đạt được trong quá trình thu hút FDI. Ông lấy ví dụ sự thay đổi của Trường Hải, ông cho rằng, việc tham gia lắp ráp, sản xuất của Trường Hải đang tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, sự chuyển biến đó còn quá chậm chạp, cần đẩy nhanh tiến độ hội nhập, nếu không, đến khi FDI rút đi, sẽ không còn điều kiện để thay đổi.
Trên cơ sở đó, vị đại biểu kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ chế đánh giá cụ thể, chi tiết kết quả thu hút FDI mà nền kinh tế đã đạt được, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định được - mất nhằm điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp.
Phải chấp nhận đánh đổi
Một vấn đề nữa khiến vị đại biểu không hài lòng đó là vẫn còn tình trạng chạy đua thu hút FDI ở nhiều địa phương.
Vị đại biểu cho biết, mặc dù chính sách thu hút FDI đã có nhiều thay đổi, theo đó, có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần sự ưu đãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Tuy nhiên, nhiều địa phương do còn tâm lý chạy đua thành tích nên vẫn tiếp tục có những cơ chế ưu đãi đặc thù, nhiều dự án FDI đã hết thời hạn ưu đãi lại tiếp tục được ưu đãi để khuyến khích tái đầu tư, đây là một bất cập cần phải xem xét lại.
Tăng trưởng GDP nhờ FDI và sự thật khó vui
Theo kiến nghị của vị đại biểu đoàn Bình Định, ông Lê Công Nhường nói, kịch bản thu hút FDI trong thời gian tới được xây dựng phải dựa trên việc chấp nhận sự đánh đổi thật sự.
"Kịch bản đó phải đưa ra lộ trình cụ thể về yêu cầu chuyển giao công nghệ nhưng cũng đồng thời phải chấp nhận hi sinh tốc độ tăng trưởng GDP, hi sinh tốc độ xuất khẩu trong những năm đầu của khối FDI nhằm tái cơ cấu lại tỉ trọng khối doanh nghiệp FDI trong nước.
Khi thực hiện như vậy, sẽ có một số doanh nghiệp FDI chuyển ra nước ngoài hoặc không tiếp tục tái đầu tư mở rộng vì không còn ưu đãi nhưng đó là việc phải làm. Với những doanh nghiệp FDI làm ăn nghiêm túc, họ thật sự muốn tim kiếm cơ hội đầu tư lâu dài ở Việt Nam họ sẽ tiếp tục gắn bó với Việt Nam.
Còn về phía doanh nghiệp trong nước, đây sẽ là giai đoạn đầu giúp doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận và làm chủ công nghệ. Nền kinh tế có thể sẽ phải chứng kiến sự tăng trưởng chậm, cùng với những khó khăn trước mắt nhưng đổi lại doanh nghiệp của chúng ta sẽ lớn dần lên.
Đây là bài học cách đây khoảng 20 năm của nước Úc. Khi Thủ tướng nước này lên nắm quyền, ông đã tuyên bố đóng cửa những doanh nghiệp may mặc, những doanh nghiệp được cho là biến nước Úc thành xưởng gia công, không đóng góp nhiều vào chiến lực phát triển những ngành công nghiệp đỉnh cao của nước này.
Khi đó, Chính phủ Úc cũng gặp khó khăn rất lớn cùng với sự phản đối mạnh mẽ của người dân do tình trạng thất nghiệp gia tăng, kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, những phản đối đó không làm nhụt ý chí quyết tâm của chính phủ nước này và chỉ 2-3 năm sau, ông đã giúp diện mạo nước Úc thay đổi với sự phát triển của những ngành công nghiệp cao, mang lại những giá trị đóng góp toàn cầu.
Đó là những bài học đánh đổi mà chúng ta cần phải học hỏi", ông Nhường dẫn chứng.
Lam Nguyễn
http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/tang-truong-gdp-nho-fdi-can-minh-bach-duoc--mat-3376754/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét