GS.NGND Ngô Thúc Lanh - Thầy của các thầy ngành Toán sư phạm
3 tháng 10, 2011 - Năm 1956, hai trường ĐH Sư phạm Khoa học và ĐH Sư phạm Văn khoa được nhập lại rồi tách ra thành hai trường hoàn chỉnh: ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội. GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Ngô Thúc Lanh là những vị lãnh đạo đầu tiên của khoa Toán (tiền thân là khoa Toán - Lý) Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Dù được vinh danh hàng đầu ở khoa Toán – Tin trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Ngô Thúc Lanh chỉ nhận mình là người dạy toán chứ không phải nhà toán học. Nhiều người cứ nghĩ ông ít nhiều có ảnh hưởng tới người cháu họ nổi tiếng - GS Ngô Bảo Châu, song kỳ thực con đường đi của họ “chẳng liên quan gì đến nhau”. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Ngô Thúc Lanh: “Con đường của Ngô Bảo Châu không liên quan gì đến tôi. Giữa chúng tôi, mối dây liên hệ duy nhất là có họ hàng” .
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Ngô Thúc Lanh, người từng dạy
PGS Văn Như Cương, chống gậy đến tận bên linh cữu chia tay học trò.
Nghề cha truyền con nối
Giáo sư Ngô Thúc Lanh đang sống trong một không gian tĩnh lặng tại một căn hộ chung cư ở khu đô thị Trung Hoà, Hà Nội. Khách đến chơi nhà có thể nhận thấy gia phong của một gia đình trí thức Hà Nội xưa vẫn được lưu giữ trong căn hộ hiện đại này.
Ngồi vừa ấm chỗ, cậu học trò vừa nãy mở cửa cho chúng tôi bước vào phòng giáo sư với khay nước trên tay. Cậu khẽ khàng đặt khay nước trên bàn rồi cất tiếng mời ông và khách. Một lát sau, cậu bước vào khoanh hai tay, đầu hơi cúi xuống: “Thưa ông, cháu đi học ạ”, đoạn quay sang chào chúng tôi rồi bước ra ngoài. Giáo sư giới thiệu: “Cháu ngoại tôi, đang học lớp 12”.
Trước khi đến gặp giáo sư Lanh, chúng tôi cũng được nghe những học trò, đồng nghiệp một thuở của ông giới thiệu nhiều về gia đình ông: một gia đình đầm ấm, con cái ngoan, hiếu thảo và đều thành đạt, phương trưởng.
Họ Ngô của giáo sư Ngô Thúc Lanh khởi phát từ nghề dạy học. Cụ thân sinh giáo sư Lanh là cụ Ngô Đình Nhã cùng em trai là Ngô Huy Tân (ông nội của giáo sư Ngô Bảo Châu) đều làm nghề “gõ đầu trẻ” (giáo viên tiểu học). Con cháu của hai cụ chỉ có GS Lanh (đời thứ hai) và GS Châu (đời thứ ba) gắn bó sâu sắc với nghề dạy học và điều thú vị là cả hai đều là giáo sư toán học.
Nói đến đây, GS Lanh cười tủm tỉm: “Một số người thấy báo chí giới thiệu Ngô Bảo Châu có bác họ là nhà toán học Ngô Thúc Lanh nên tưởng tôi có chút ít ảnh hưởng tới Châu trên con đường toán học. Kỳ thực con đường đi của Châu không liên quan gì đến tôi. Giữa chúng tôi, mối dây liên hệ duy nhất là có họ hàng”. Rồi ông đính chính tiếp: “Mà tôi cũng không phải là nhà toán học, tôi chỉ là người dạy toán”.
Sáng lập ngành toán sư phạm
PGS.TS Bùi Văn Nghị, Chủ nhiệm Khoa Toán - Tin trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, mặc dù xuất thân từ khoa có rất nhiều giáo sư danh tiếng như Hoàng Xuân Sính, Đoàn Quỳnh, Phan Đình Diệu... nhưng chỉ có hai người được tôn xưng là “khai quốc công thần” của ngành sư phạm toán: GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Ngô Thúc Lanh.
Lý giải điều này, GS Lanh kể: “Vị trí của tôi trong ngành là do lịch sử tạo nên. Hồi đó số người biết toán học rất ít. Thời Pháp thuộc, ngay cả những trường cao đẳng kỹ thuật, trình độ toán học cũng không vượt quá chương trình giải tích lớp 12 hiện nay.
Các ông Tạ Quang Bửu, Nguỵ Như Kon Tum muốn học toán thì phải sang Pháp. Mãi đến năm 1941, Pháp mở trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương, Toán học đại cương mới được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam. Tôi học khoá 3 trường này, học xong toán học đại cương thì diễn ra Cách mạng Tháng Tám và sau đó là toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Tôi bắt đầu vào ngành giáo dục khi tham gia kháng chiến.
Khi trường Sư phạm Cao cấp được thành lập, người dạy toán hồi đó chỉ có GS Lê Văn Thiêm, GS Nguyễn Xiển và trợ lý cho họ là anh Nguyễn Cảnh Toàn. Về sau có thêm tôi, anh Nguyễn Thúc Hào, anh Khúc Ngọc Khảm... Lớp sau nữa có thêm anh Hoàng Tuỵ.
Trong đội ngũ trên, anh Nguyễn Cảnh Toàn và anh Hoàng Tuỵ là những người đặc biệt có khả năng về toán, chỉ tiếc anh Toàn về sau làm lãnh đạo nên không còn nhiều thời gian dành cho toán”.
Sau giải phóng Thủ đô, trường Sư phạm Cao cấp chuyển về Hà Nội tiếp quản trường Cao đẳng Khoa học, rồi sáp nhập với một số trường khác để thành lập trường ĐH Sư phạm Khoa học. GS Ngô Thúc Lanh vẫn là một trong những trụ cột phụ trách môn Toán.
Chỉ tồn tại 2 năm với 3 khoá đào tạo nhưng trường ĐH Sư phạm Khoa học trở thành máy cái cung cấp cán bộ giảng dạy cho các trường đại học được thành lập sau đó.
Năm 1956, hai trường ĐH Sư phạm Khoa học và ĐH Sư phạm Văn khoa được nhập lại rồi tách ra thành hai trường hoàn chỉnh: ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội. GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Ngô Thúc Lanh là những vị lãnh đạo đầu tiên của khoa Toán (tiền thân là khoa Toán - Lý) trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Theo GS Vũ Tuấn (nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội), thời kỳ GS Ngô Thúc Lanh làm Chủ nhiệm khoa (1956 – 1972) là giai đoạn “khoa Toán làm việc nghiêm túc nhất, dạy dỗ chuẩn mực, học tập và lao động hăng say nhất”.
GS Đoàn Quỳnh, một đồng nghiệp đàn em của GS Ngô Thúc Lanh nhớ lại: “Tuy anh Lanh là lãnh đạo nhưng chúng tôi cảm giác rất dễ dàng chia sẻ các vấn đề với anh. Thời đó, người ta đánh giá con người thiên về thành phần xuất thân nhưng anh Lanh lại rất rộng lượng. Ai cứ có tài, ham học hỏi là được anh ghi nhận, khuyến khích. Anh tạo nên không khí hăng say tìm tòi cái mới trong khoa.
Năm 1967, GS Alexander Grothendieck – một nhà khoa học đoạt giải Fields người Pháp đến Việt Nam. Dù cán bộ giảng dạy của khoa còn thiếu thốn, nếu có ai nghỉ dài ngày khoa phải bố trí người dạy thay rất phức tạp nhưng anh Lanh chủ động khích lệ anh em chúng tôi đi nghe giảng”.
Câu chuyện giữa chúng tôi và giáo sư Ngô Thúc Lanh lại trở về với phong trào học toán ở Việt Nam gắn với cái tên Ngô Bảo Châu. “Thời Ngô Bảo Châu là đỉnh điểm của phong trào học toán. Đến năm 2000 thì phong trào suy yếu. Nhưng thành công của Ngô Bảo Châu - dù là dấu ấn cá nhân- nhưng tôi tin sẽ mang lại một hy vọng mới cho các bạn trẻ yêu toán. Mọi cái có thể thay đổi theo thời gian nhưng giá trị của những thành tựu toán học đối với cuộc sống không bao giờ thay đổi”- GS Ngô Thúc Lanh nhận xét.
Quý Hiên
Theo: www.tienphong.vn
Cập nhật ngày: 20/11/08
Về “Chân dung nhà giáo”, tôi đã viết có dễ hơn một chục bài về Nhà giáo nhân dân, giáo sư Ngô Thúc Lanh. Bài lâu nhất đã 30 năm, bài gần nhất đã 4 năm nhân anh Ngô Thúc Lanh lên lão 80 với tiêu đề: "Người thầy của ngành Toán sư phạm".
Có những bài viết về riêng anh Lanh. Lại có những bài viết về gia đình hiếu học ham khoa học của anh. Nhưng về chân dung của giáo sư Ngô Thúc Lanh, tôi cứ nghĩ một vài bài là chưa đủ. Cuộc đời có những con người như vậy. Ta dựng được nét vẽ này lại thiếu đi một khía cạnh khác. Và tôi thấy cần phải làm thêm các nét phác thảo khác về chân dung giáo sư Ngô Thúc Lanh ...
Quả là trái khoáy: tôi dạy Văn, không thuộc dân làng Toán ! Tôi có bệnh “cực đoan”. Cứ nghĩ: làm Toán, nghiên cứu Toán, dạy Toán phải là có bộ óc hơn người? Nhưng lại nghĩ: Toán khô như ngói!?! Giáo sư Ngô Thúc Lanh đã “chỉnh lại ” “sự ngộ nhận”của tôi...
Khi còn dạy học ở Tuyên Quang, tôi đã nghe loáng thoáng những “giai thoại” về giáo sư Ngô Thúc Lanh qua những học trò của anh, nay đã là những cô giáo, thầy giáo phổ thông. Nào là bậc thầy mẫu bục khi đứng trên mục giảng với cách diễn giải khúc triết; nào là được điểm 8 điểm 9 môn Đại số của thầy Lanh đã khó, huống hồ đạt điểm 10?
Cứ tưởng chỉ là “kính nhi viễn chi” thôi! Ai ngờ năm 1968, tôi được điều động từ “miền núi” về dạy Văn cho khối chuyên Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội, làm “quân” của giáo sư Ngô Thúc Lanh - lúc đó đang là chủ nhiệm khoa Toán, tại nơi sơ tán: thôn Viên Nội, ứng Hòa, Hà Tây.
Tôi lọt thỏm giữa một làng Toán: các cán bộ giảng dạy ở các bộ môn toán khác nhau, ngay các lớp học sinh cũng lại là chuyên Toán!
Nhưng gặp anh Ngô Thúc Lanh, tôi yên tâm ngay. Một con người bình dị hơn tôi tưởng. Một chủ nhiệm khoa, lại vào lúc bom đạn, sinh viên ở rải ra mấy xã, mấy thôn ven sông Đáy, phải lo từ kế hoạch giảng dạy đến khâu nghiên cứu khoa học, chưa đủ lại còn lo chuyện đời sống cho cán bộ, sinh viên trong thời kỳ còn bao cấp. Vất vả lắm ! mà tôi thấy anh Lanh vẫn điềm tĩnh ung dung. Anh có cốt cách của một "nhà nho mới": "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Tôi thầm phục anh Lanh ở điểm đó. Có thể giữa chúng tôi còn thân tình riêng: Lúc đó, hai con lớn của anh đang học cuối cấp ở khối chuyên Toán - cháu Ngô Trung Việt bé nhỏ và cháu Ngô Lan Anh thùy mị. Mà anh Lanh vừa là người cha đẻ của hai con, lại còn là người Cha đẻ của khối chuyên Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội !
Tôi được biết: quê gốc anh Lanh ở Vân Đình huyện ứng Hòa, Hà Tây, gần nơi khoa Toán đang sơ tán thời chống Mỹ. Đất quê anh lắm nhân tài: xưa có Dương Lâm, Dương Khuê là các nhà nho khí tiết, nổỉ tiếng thơ phú; hậu sinh lại có Dương Thiệu Tước - một trong những nhạc sĩ tân nhạc tài danh, là bác ruột của nhạc sĩ Dương Thụ bây giờ và anh Ngô Thúc Lanh đi con đường khác: con đường Toán học mà tuổi hoa niên đã vào học tại trường Bưởi ở Hà Nội ...
Rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, anh Lanh dạy trường trung học kháng chiến đầu tiên, có học trò nghèo được anh cưu mang rèn tập là giáo sư Nguyễn Đình Trí hiện nay.
Năm 1951 khu Học xá được nước bạn Trung Quốc giúp đỡ mở tại Tâm Thu (Nam Ninh), anh Lanh là một trong những thầy dạy Toán cho Ban khoa học Tự Nhiên ở bên đó. Để rồi sau này lại là người giúp phần gây dựng trường Đại học Sư Phạm Hà Nội như ngày nay...
Một nhà giáo hơi cao to, có giọng nói hồn hậu, giữ “cái nghiêm” trong "cái hiền", độ lượng...
Còn nhớ, tôi về khoa Toán một năm thì hè năm sau 1969, sinh viên và các cán bộ giảng dạy cả khoa đi đào mương làm thuỷ lợi giúp dân bên Quế Võ (Hà Bắc). Không kể lớp sinh viên đang tuổi ăn tuổi học, sức vóc trai tráng, các cán bộ giảng dạy nam và nữ quen giáo trình tay phấn nay quần xắn cao, chân lội bùn xắn từng miếng đất, dây chuyền bằng tay để vật đất lên thành mương cao, sao mà ái ngại !
Chiều xong việc, dây người mệt rũ phải đi qua chiếc cầu bằng những tấm ván gỗ rung rinh qua mặt mương cao, mưa ướt và vết bùn nhão nhoét làm ván cầu trơn như bôi mỡ, dò từng bước đi chỉ sợ ngã. Có lần qua cầu rồi, tôi phải quay lại dắt tay giúp chị Hoàng Xuân Sính kẻo “qua cầu gió bay”
Là chủ nhiệm khoa nhưng anh Lanh cũng tham gia một tháng trời đào mương ấy.
Lúc đó, tôi còn trẻ đang sinh hoạt Đoàn thanh niên, lại còn là chân cầu thủ có tiếng mà còn mệt bở hơi tai ... huống hồ ...?!?
Có một bữa, nghỉ giải lao giữa buổi ăn sắn luộc và uống nước chè bát. Anh Lanh kéo tôi ra một góc xa để dễ nói chuyện cho riêng hai người.
Hình như biết tôi hay viết báo làm thơ, anh Lanh thủ thỉ toàn chuyện “văn nghệ”. Anh đố tôi một câu đố, nghe như toàn là chữ Hán. Thí dụ một đoạn: "Quẫn ra bình, thôi sắc tệ!" nghe êm tai quá! Nhưng đọc lại, ngẫm nghĩ lại thì ra là câu đối “chữ nho giả cầy”, kêu câu đối “lưỡm” - nó là tiếng Việt nói lái, nói ngược mà tôi không tiện dịch xuôi ra đây, e bạn đọc bảo tôi “Tiếu lâm”... cả hai chúng tôi cười nghiêng ngả.
Rồi anh Lanh lại kể tôi nghe giai thoại về ba Khang. Một thầy giáo dạy Sử có tài khi còn ở khu Học xá bên Trung Quốc.
Thuở ấy, mình còn trẻ như Cao Sơn bây giờ vì yêu mến nên gọi ông ta là “ba Khang”.
Ba Khang dí dỏm đã cho anh Lanh xem những bức tranh lạ thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu. Những tấm tranh ấy mà lọt ra ngoài cứ gọi là tội... tày đình!
Chúng tôi lại cười ! và tôi vừa thú vị vừa trách mình lâu nay “ếch ngồi đáy giếng”! Dân toán khô đâu nào? cũng tâm hồn đa dạng như ông Ngô Thúc Lanh đang sờ sờ ngồi trước mặt! Người làm Toán giỏi cũng phải rành tiếng Việt chả kém gì người làm Văn. Anh kể tôi mới hay lúc đó anh Lanh đang tham gia công trình Từ điển Toán học. Tỉ mỉ lắm lại phải am tường ngôn ngữ và hiểu biết rộng.
ít lâu sau, tôi biết thêm ở đây cũng còn nhiều người sành ngôn ngữ, ham đọc văn học như anh Lanh. Đó là các anh Đoàn Quỳnh, Lê Khắc Bảo, chị Hoàng Xuân Sính, anh Vũ Tuấn... tôi không còn cô độc, thỉnh thoảng phải đàm luận với các anh chị về ngôn ngữ, về văn học Pháp, văn học Việt Nam.
Lại nói về khối “Toán con” - người ta gọi yêu các lớp học sinh chuyên toán như thế. Sơ tán thiếu thốn trăm bề, ở nhà dân, đêm học đèn dầu, vặn nhỏ, có chụp che để phòng máy bay địch vào ban đêm. Các lớp tranh tre, lá mía đặt ở bìa làng, có luỹ đất đắp bao quanh lớp, giao thông hào xẻ sâu vào giữa lớp. Giờ học đôi khi bị cắt ngang khi có kẻng báo động, thầy trò trú tạm dưới hầm kèo nhưng vẫn háo hức và vui lắm! Học say mê. Lại còn văn nghệ diễn kịch, hát hò như ai. Đá bóng cũng nổi tiếng trong khoa, trong trường.
Từ một lớp với hơn 40 em ban đầu, dần dần có đủ 3 lớp toàn cấp, trở thành khối chuyên Toán. Anh Lanh tận tình chăm sóc những mầm non tương lai. Vừa chỉ đạo hướng phát triển cho khối, anh vừa lên lớp dạy chuyên đề cho các cháu.
Khó khăn nhất là năm 1972, giặc Mỹ lăm le đánh bom vào Thủ đô Hà Nội, có lệnh cấp tán: Cả khoa di chuyển qua sông Hồng sang tận Vĩnh Tường-Vĩnh Phú. Khối chuyên Toán được bốc đi theo. Lớp chưa có thì học tại thềm chùa, trong nhà kho của Hợp tác xã. ở tản mát khắp vùng mà khóa học của sinh viên vẫn hoàn thành, các giờ học chuyên Toán không đứt đoạn.
Có nhớ lại giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" này mới thấy hết ý nghĩa của sự thành công của đội tuyển học sinh Việt Nam đi thi Toán quốc tế vào hai năm sau: Tháng 7 năm 1974 tại Ecphuốc (CHDC Đức) mà trong đó có anh Vũ Đình Hòa đoạt huy chương bạc, anh Tạ Hồng Quảng huy chương đồng đều là học sinh chuyên Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội- những học sinh xuất sắc mở đầu cho truyền thống của khối ta.
Có phải chăng? Những đêm cấp tán ấy, đứng ở Vĩnh Tường hướng về phương trời Hà Nội rực sáng, rung tiếng bom rền, lóe tia lửa phòng không đã thôi thúc thầy trò khối chuyên Toán càng quyết tâm thắng giặc bằng những giờ giảng sâu, những tiết học miệt mài?
Vẫn đi thi Toán toàn quốc, vẫn đi thi quốc tế, vẫn chiếm số đông đạt điểm đi du học nước bạn.
Công sức là của chung, tôi nghĩ trong đó có phần không nhỏ của giáo sư Ngô Thúc Lanh !
Thế mà một chiều hè ở nơi sơ tán ấy, tôi bắt gặp anh Lanh đạp xe bên bờ mương. Anh vừa đi họp ở Hiệu bộ nhà trường về.
Anh dừng xe bên tôi:
- Mình vừa nhận quyết định thôi giữ chủ nhiệm khoa!
Tôi không tin vào tai mình. Hỏi lại thì đúng là như vậy...
- Tối nay, Cao Sơn đến nói chuyện với mình nhé!
Anh dặn tôi như vậy và lên xe đạp đi...
ăn cơm tối xong, tôi đi bộ đến nơi anh Lanh sơ tán. Có chủ trương chung! Lãnh đạo khoa phải là đảng viên. Anh Lanh không phải là đảng viên. Nghĩ chức chủ nhiệm khoa là như vậy!?!
- Mình chấp hành thôi! Anh cười, nói với tôi như vậy.
Tối đó, chúng tôi nói chuyện rất lâu.
Chỉ tiếc rằng: Sau đó ít lâu, trên mặt báo, có tới 5 hoặc 6 bài gì đó, tôi viết về giáo sư Ngô Thúc Lanh, về chị Sa- vợ anh và những đứa con hiếu học và học giỏi của anh …
Thầy Ngô Thúc Lanh, từ buổi đầu kháng chiến chống Pháp năm 1946 đã tận tụy đi theo cách mạng, góp sức xây nền giáo dục mới, giúp phần tạo nên một ngành Toán sư phạm: Có biết bao thế hệ sinh viên trưởng thành được học thầy Lanh. Không ít giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú khởi nghiệp từ những buổi học được thầy Lanh khai tâm khai trí. Trong đó có khối phổ thông chuyên Toán không bao giờ quên ơn: “Người Cha đỡ đầu” từ những buổi còn trứng nước.
Đó là nhân cách lớn của một trí thức yêu nước, thuỷ chung với nghề cao quý- nghề dạy học, trồng người.
Trước và sau, giáo sư Ngô Thúc Lanh luôn trọng Tín- Nghĩa, trong công việc và cách sống đời thường.
Về nghỉ hưu, anh vẫn nặng lòng với ngành giáo dục, vẫn viết sách Toán cho các lớp phổ thông, vẫn góp tiếng nói cho ngành nói chung, cho ngành Toán nói riêng.
Không nệ dài dòng, tôi cần kể thêm chuyện nhỏ này, ngõ hầu thêm một nét chấm phá vào chân dung Nhà giáo nhân dân Ngô Thúc Lanh.
Cách đây mấy năm, gia đình anh Lanh còn ở phố Đội Cấn. Chiều chiều anh đi bộ ở đường Liễu Giai để luyện thân thể. Không may bị xe máy gây tai nạn. Cũng may được cứu chữa kịp thời.
Sau khi dự 20/11 ở Đại học Sư Phạm, tôi ôm bó hoa đạp xe đến thăm anh. Loay hoay thế nào quên mất địa chỉ, dù đã đến phố Đội Cấn.
Đã trưa, trời nắng gắt. Tôi đành vào cửa hàng tư nhân gọi điện thoại cho anh Lanh.
Đầu dây bên kia là tiếng nói thân quen của anh. Anh Lanh hỏi tôi đang ở đâu, rồi anh hướng dẫn tôi đi ngược lại phía nhà thờ Liễu Giai, sẽ đến cái ngõ dẫn vào nhà anh.
Tôi lộn xe lại và đi theo lời anh chỉ dẫn. Đến nơi, trời đất, tôi thấy anh Lanh còn yếu, mà đi bộ ra đầu ngõ đón tôi. Cái ngõ dẫn vào nhà anh dài hơn 200m!
Tôi vừa mừng vừa thương, ứa nước mắt. Tôi tặng anh bó hoa và dồn dập hỏi, đầy lo lắng về sức khỏe của anh, vì anh mới ra viện có một tuần. Anh vẫn vui vẻ khoe: “Khá hơn nhiều”, nào là anh luyện và xem lại trí nhớ bằng cách đọc cửu chương; đọc thơ La Fontaine theo trí nhớ, “Vẫn chạy tốt Cao Sơn ạ!”.
Nghe anh nói, tôi không còn cười được nữa. Lại vừa mừng vừa thương, vừa trách mình làm cho anh vất vả!
Về sau tôi còn được nghe một số người kể lại: Anh Lanh còn đi bộ ở bể bơi Ba Đình để thắng bệnh tật! Tôi hỏi anh có đúng như thế không? Anh cười, xác nhận...
Nhân cách lớn biểu hiện từ những chuyện nhỏ hàng ngày.
Năm nay (2006) giáo sư Ngô Thúc Lanh đã vào tuổi 85. Anh vẫn không ngừng làm việc, dù mắt có kém đi, tai có nặng hơn.
Có một lần anh đi dự họp mặt cựu cán bộ ở Đại học Sư Phạm, không thấy tôi có mặt. Tối về nhà, anh Lanh gọi điện thoại hỏi thăm tôi. Thấy tôi khỏe, anh bảo mừng.
Tôi ân hận quá! Tôi coi anh Lanh là người Anh lớn. Có thể còn là người thầy, dù tôi không học Toán.
Hà Nội ,18/11/2006
Nguyễn Cao Sơn
GV. Khối PTTH Chuyên
Theo: http://www.truongchuyensupham.edu.vn
THẾ VĂN
Lời ban biên soạn
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Ngô Thúc Lanh là một vị “Trưởng lão” trong ngành sư phạm toán ở nước ta. GS từng là chủ nhiêm khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chúng tôi xin được đăng lại đây bài viết được gọi là ghi chép của nhà báo Thế Văn về GS Ngô Thúc Lanh.
Dù ngót thất tuần mới về hưu, từ bấy đến giờ cũng đã bảy năm, mà nhà giáo Nhân dân Ngô Thúc Lanh, thoáng gặp, tưởng như mới ngoài sáu mươi. Dáng rất hoạt, đôi mắt tinh nhanh mà ân cần, nhất là nụ cười tươi, nguyên hàm răng trắng khỏe. Quả thật chất khỏe khoắn, sáng trẻ ấy là “lộc nghề nhà giáo”, cho những bậc thầy hết lòng, hết mình, hết đời vui buồn chỉ vì một nghề là yêu thương, săn sóc lớp lớp học trò trẻ trung may mắn được học thầy. Hai tiếng “may mắn” là của một giáo sư đầu bạc: “Mình có cái may mắn nhất trong đời, là thời trẻ được học thầy Lanh”. Một học trò khác, nay cũng là giáo sư tóc trắng, bảo: “Thầy mới thật là nhà sư phạm sáng như gương. Mình ấy à, mỗi khi không thanh thản, lại đến thăm thầy, cảm thấy lòng mình cũng sáng hơn ra.” Thật là hạnh phúc cho những nhà giáo hóa thân mình, hóa đời mình thành được tấm gương soi.
Mừng thọ thầy tròn tuổi 70, các thế hệ học trò bây giờ làm giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, tướng tá đến chật nhà vui như hội. Các trò mừng thầy bức trướng đỏ thắm thêu chữ vàng: “Nhà giáo nhân dân hạng lão thành – Giáo sư toán học bậc đàn anh”, khiến thầy vốn khiêm nhường, thấy khó xử quá. Ừ thì đây là tấm lòng các cô, các cậu, mình nhận. Nhưng mà chữ nghĩa thế này, e hơi quá!
Ồ không, đó đâu chỉ là lời tôn vinh của các học trò, mà là ghi nhận của nền giáo dục cách mạng nước nhà đối với cuộc đời, sự nghiệp của giáo sư Ngô Thúc Lanh, cùng với huân chương Lao động hạng ba, danh hiệu Nhà giáo nhân dân thầy được phong tặng đợt đầu tiên, 1988.
Là con ông giáo làng ở vùng chiêm trũng Ứng Hòa (Hà Tây), cậu bé Lanh theo học trường tiểu học ở trường làng, rồi trường phủ. Thi lấy bằng, tỉnh Hà Đông lúc ấy không có hội đồng thi, phải lên Hà Nội. Rồi thi đỗ vào trường Bưởi, học một lèo lấy được bằng tú tài toàn phần năm 1943. Chả hiểu sao, đi học cậu Lanh thích văn hơn toán. Thế mà vào trường Bưởi cảm phục thầy, nhà giáo nhân từ và giỏi giang, cậu lại say mê học toán từ đó đến hết đời. Cậu tú tài Lanh còn đang học tiếp Cao đẳng khoa học thì cách mạng tháng Tám 1945, rồi kháng chiến bùng nổ. Lớp lớp trai làng và bạn học đi kháng chiến, và cậu hăm hở lên chiến khu. May quá, trường Trung học kháng chiến đầu tiên mang tên Chu Văn An mở ở Đào Giã (Thanh Ba, Phú Thọ), 1947. Thế là kháng chiến xếp tú tài Lanh vào đội ngũ ít ỏi những thầy giáo đầu tiên của trường. Bên văn có thầy Trần Văn Giáp, Pháp văn có thầy Phạm Văn Bảng. Trường mời các giáo sư như Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu, nhà văn Hoài Thanh giảng ngoại khóa triết học, chính trị, văn học.
- Chà, đấy là những năm tháng đẹp nhất. Giờ có tuổi, vẫn còn mường tượng được như chuyện năm ngoái, năm kia – Nhà giáo Ngô Thúc Lanh mắt sáng lên – gian khổ, thiếu thốn đủ bề. Giáo trình, sách tham khảo nào đã có, thường dựa vào giáo trình Tây mà soạn, mà giảng. Ấy thế mà cả thầy lẫn trò đều hăm hở, say mê. Vì dạy học cũng là đánh giặc mà. Vì học trò tự xin tiền nhà đến học, hết tiền thì nuôi lợn, trồng rau, hay đi làm gia sư, hay làm tạp dịch bên nhà in lấy tiền học, kỹ thuật, văn hóa của đất nước văn hiến bảo vệ nền độc lập của mình mà. Cái nghĩa lớn đó hồi ấy thiêng liêng lắm, lôi cuốn tất cả thầy trò. Ba năm sau, tất cả học trò đều tòng quân, tung vào các nẻo đường chiến dịch.
Những năm tháng đẹp, khiến thầy trò cảm nhận hết cái đạo lớn của trường học, là học làm người trước hết.
Nhà giáo hăm hở lấy cho tôi xem tập hồi kí của ông, tít rất đậm: Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Thuở ban đầu làm thầy học, vào nghiệp nhà giáo, vào đời đi làm cách mạng của ông. Những con chữ tưởng ấm hơi thở của kháng chiến và reo vui như lá. Những gương mặt thầy giáo, học sinh hiện lên, trẻ trung, háo hức vượt đuổi thời gian. Thầy hiệu trưởng Trần Văn Khang, các thầy giáo trẻ và học sinh gọi “Ba Khang”, người lặng lẽ nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp cho học sinh Trường Bưởi, người khai phá, tạo dựng, nuôi lớn trường Trung học kháng chiến ấy. Ba Khang tận tụy chăm lo cho thầy trò từ chất lượng bài giảng đến ngọn rau, củ sắn bữa ăn. Thấy thầy trò gian khổ quá, thầy thương phát khóc. Ít vàng bạc, kim cương của riêng mang theo cứ bán dần, bán mãi đến hết để bù đắp chi phí cho trường, mà chả hề tiếc. Thầy Nguyễn Trường Dự dạy lý – hóa, rất hiền và thương trò, gầy guộc ốm yếu do từng bị hành hạ trong nhà giam của phát xít Nhật, vẫn gắng gỏi tận tâm và tươi vui với đời sống gian khổ chiến khu. Cô giáo Nguyễn Thị Thục Viên dạy văn – sử nghiêm khắc mà giàu lòng, cô vẫn dạy giỏi dù bận cả công việc của một thành viên Ban thường trực Quốc hội vào BCH T.Ư Hội LHPN Việt Nam, thầy giáo trẻ Phạm Văn Hoàn, dạy toán hay, lại đem lên chiến khu cả cây vi-ô-lông lập ban nhạc giáo viên, cũng biểu diễn, hội diễn xôm lắm.
Ông giáo nhớ nhất là những học trò xuất sắc mà ông thổ lộ rằng chính họ thắp lên cho ông niềm vui ấm áp trong những năm tháng gian truân nhất. Kỳ lạ, việc dạy và học đơn sơ lắm, mà sao có trò vẫn giỏi bất ngờ. Bởi họ học với tất cả niềm ham mê, tất cả trí não. Thầy giảng như chỉ gợi thôi, còn thì họ vắt óc, tự tìm lấy những kiến giải riêng, có khi thông minh, độc đáo đến thầy phải ngỡ ngàng. Như học trò Chu Xuân Thu được cả lớp phục lăn. Như Đỗ Quốc Sam, ngồi học năm thứ hai trên nhà sàn, lắng nghe bài giảng, lớp năm thứ ba dưới sàn. Dương Thị Duyên dành kỳ nghỉ hè tự học chương trình năm thứ hai với sự giúp đỡ của thầy Phạm Văn Hoàn. Thi, đỗ thẳng vào năm thứ ba. Rồi những Nghiêm Chưởng Châu, Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Tài Thu… Và cả những năng khiếu sớm bộc lộ (để về sau là những tài năng của đất nước) như Lưu Công Nhân, Trần Thị Thục Phi, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn Đăng Mạnh… Chiến trường thôi thúc, họ cướp thời gian mà học.
Ông giáo như chìm khuất trong một tập thể đặc biệt ấy, giống một đạo quân xung trận mài gươm – bút hơn là một trường học. Ông hòa mình vào, ông hào hứng, gian lao cùng cái tập thể kháng chiến ấy. Ông chỉ còn vài dòng nhớ lại về mình. Chẳng kể công lao, mà nhớ tình quyến luyến với trò đến nỗi ông thuộc lòng cả nét chữ lẫn tính nết từng đứa. “Do chấm bài nhiều, cho nên tôi thuộc nét chữ của từng người, và qua nét chữ, không những tôi nhận ra tên tác giả, mà còn nói lên được một vài đặc điểm của con người họ nữa”.
Tôi bị hút vào từng dòng hồi ký của giáo sư. Còn ông, ông ngồi lặng lẽ, đôi mắt xa xăm, như chìm vào hồi tưởng. Hồi lâu, ông đưa tay vuốt mái tóc trắng mềm:
- Chà, thế mà đã hơn 50 năm, chóng thật – Giọng ông trầm xuống. Lứa thầy giáo chiến khu chúng tôi, mười ba người cả thảy, thì bảy vị đã quy tiên.
Tôi bất giác liếc nhìn mái tóc giáo sư óng ánh, ngỡ bóng “vó câu” vút qua cửa sổ.
- Những người vẫn bám trụ ngành giáo dục tới cuối đời, thảy đều thành giáo sư, được phong “Nhà giáo Nhân dân”. Nguyễn Thạc Cát, Nguyễn Văn Chiển, Dương Trọng Bái. Thi thoảng gặp nhau, chuyện loanh quanh thế nào rồi cũng quay về thời chiến khu, lạ thế.
Tôi hiểu rằng chính là thế hệ “lão làng” nhà giáo ấy nhiễm vào sâu xa tâm thức mình, như là duyên số, từ cuộc kháng chiến thần thánh ấy, chất lửa sư phạm say sưa, nó đốt nóng ước ao tìm nguồn vui sống ở giữa học trò, gian lao, khóc cười đều là vì chúng cả. Tôi nghe các nhà giáo lớp sau, vốn là học trò của giáo sư Ngô Thúc Lanh, nói rằng giáo sư cả đời miệt mài làm nghề trong thanh bạch. Ông không biết đến thuốc lá, bia rượu. Ông không nửa lời than vãn cả khi nghèo túng nhất. Ông xa lạ với chức quyền, danh vị. Ông chỉ lậm lụi mà tươi tỉnh soạn giảng, lên lớp, chấm bài, tự học, viết sách, suốt hơn 50 năm vẫn thế. Từ hồi trẻ chuyển sang dạy ở trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, cũng ở chiến khu, rồi sang dạy ở Khu học xá Trung ương (đóng bên Nam Ninh, Trung Quốc), đến khi về trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm giảng viên, rồi một thời làm Chủ nhiệm khoa Toán. Ông không được ngồi đào tạo thêm ở viện nào cả, ngoài chuyến đi tu nghiệp ở Liên Xô (cũ) một năm (1957). Thế mà sinh viên nào thông minh, ham học, giải nổi những đề toán khó ông ra, thì thường giỏi cả. Thế mà, ông “độc quyền” tác giả trong suốt 50 năm ấy cả thế hệ sách giáo khoa phổ thông cho chí giáo trình đại học và trên đại học môn đại số và giải tích, cộng tới hơn mười đầu sách, mà hàng chục triệu học trò học sách ấy đã nên người, ít ai để ý đến tên soạn giả.
- Thưa bác, nay thì bác đã được thư nhàn chứ ạ? – Tôi hỏi. Và bỗng thấy mình ngô nghê khi giáo sư liếc sang chồng bản thảo.
- À ở, tôi được hưu mà!! Giờ vui với gia đình sum họp vợ chồng, con cháu, với khí trời (sáng nào cũng tập thể dục, rồi đi bộ, hè thì chiều chiều đi bơi). Giáo sư cười tươi – Nhờ giời, thế nên khỏe mạnh, thư thái.
- Dạ thưa, bác vẫn viết?
- À, khi nào thấy muốn viết.
- Cháu có đọc nhiều bài báo bác viết, nhưng không phải về đại số.
- Hà hà, vì trăn trở trong lòng quá, phải nhờ báo mà báo động, mà bàn bạc sao cho giáo dục ta đỡ rối hơn, đạo làm thầy, nết làm trò cho ngay ngắn hơn. Nhất là sao cho trẻ được học theo cách tự chúng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Thế kỷ tới mà ta không sáng tạo thì chạy đua với thế giới sao nổi.
- Và bác vẫn còn viết sách ạ?
Giáo sư thoáng đắn đo, rồi không giấu giếm:
- Thú thật, tôi vừa tham gia soạn xong Từ điển toán học thông dụng, đang in. Cũng viết xong Toán học vui, sắp in. Đang chỉnh lý sách giáo khoa toán học phổ thông trung học.
Chao ơi, trót duyên nợ từ thuở ban đầu với niềm say sưa nhà giáo, với buồn vui gửi vào các thế hệ tương lai, là vậy đấy. Giáo sư không còn lên bục giảng. Nhưng chưa dứt nghiệp làm thầy. Ông vẫn lậm lụi vắt óc mình vào sách giáo khoa dùng cho năm học mới đầu thiên niên kỷ mới. Vị “trưởng lão” ngành sư phạm vậy là đã sống ngót 80 năm thế kỷ này và vẫn đang sống say sưa như thời trai trẻ./.
Giáo sư Ngô Thúc Lanh đang sống trong một không gian tĩnh lặng tại một căn hộ chung cư ở khu đô thị Trung Hoà, Hà Nội. Khách đến chơi nhà có thể nhận thấy gia phong của một gia đình trí thức Hà Nội xưa vẫn được lưu giữ trong căn hộ hiện đại này.
Ngồi vừa ấm chỗ, cậu học trò vừa nãy mở cửa cho chúng tôi bước vào phòng giáo sư với khay nước trên tay. Cậu khẽ khàng đặt khay nước trên bàn rồi cất tiếng mời ông và khách. Một lát sau, cậu bước vào khoanh hai tay, đầu hơi cúi xuống: “Thưa ông, cháu đi học ạ”, đoạn quay sang chào chúng tôi rồi bước ra ngoài. Giáo sư giới thiệu: “Cháu ngoại tôi, đang học lớp 12”.
Trước khi đến gặp giáo sư Lanh, chúng tôi cũng được nghe những học trò, đồng nghiệp một thuở của ông giới thiệu nhiều về gia đình ông: một gia đình đầm ấm, con cái ngoan, hiếu thảo và đều thành đạt, phương trưởng.
Họ Ngô của giáo sư Ngô Thúc Lanh khởi phát từ nghề dạy học. Cụ thân sinh giáo sư Lanh là cụ Ngô Đình Nhã cùng em trai là Ngô Huy Tân (ông nội của giáo sư Ngô Bảo Châu) đều làm nghề “gõ đầu trẻ” (giáo viên tiểu học). Con cháu của hai cụ chỉ có GS Lanh (đời thứ hai) và GS Châu (đời thứ ba) gắn bó sâu sắc với nghề dạy học và điều thú vị là cả hai đều là giáo sư toán học.
Nói đến đây, GS Lanh cười tủm tỉm: “Một số người thấy báo chí giới thiệu Ngô Bảo Châu có bác họ là nhà toán học Ngô Thúc Lanh nên tưởng tôi có chút ít ảnh hưởng tới Châu trên con đường toán học. Kỳ thực con đường đi của Châu không liên quan gì đến tôi. Giữa chúng tôi, mối dây liên hệ duy nhất là có họ hàng”. Rồi ông đính chính tiếp: “Mà tôi cũng không phải là nhà toán học, tôi chỉ là người dạy toán”.
Sáng lập ngành toán sư phạm
PGS.TS Bùi Văn Nghị, Chủ nhiệm Khoa Toán - Tin trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, mặc dù xuất thân từ khoa có rất nhiều giáo sư danh tiếng như Hoàng Xuân Sính, Đoàn Quỳnh, Phan Đình Diệu... nhưng chỉ có hai người được tôn xưng là “khai quốc công thần” của ngành sư phạm toán: GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Ngô Thúc Lanh.
Lý giải điều này, GS Lanh kể: “Vị trí của tôi trong ngành là do lịch sử tạo nên. Hồi đó số người biết toán học rất ít. Thời Pháp thuộc, ngay cả những trường cao đẳng kỹ thuật, trình độ toán học cũng không vượt quá chương trình giải tích lớp 12 hiện nay.
Các ông Tạ Quang Bửu, Nguỵ Như Kon Tum muốn học toán thì phải sang Pháp. Mãi đến năm 1941, Pháp mở trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương, Toán học đại cương mới được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam. Tôi học khoá 3 trường này, học xong toán học đại cương thì diễn ra Cách mạng Tháng Tám và sau đó là toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Tôi bắt đầu vào ngành giáo dục khi tham gia kháng chiến.
Khi trường Sư phạm Cao cấp được thành lập, người dạy toán hồi đó chỉ có GS Lê Văn Thiêm, GS Nguyễn Xiển và trợ lý cho họ là anh Nguyễn Cảnh Toàn. Về sau có thêm tôi, anh Nguyễn Thúc Hào, anh Khúc Ngọc Khảm... Lớp sau nữa có thêm anh Hoàng Tuỵ.
Trong đội ngũ trên, anh Nguyễn Cảnh Toàn và anh Hoàng Tuỵ là những người đặc biệt có khả năng về toán, chỉ tiếc anh Toàn về sau làm lãnh đạo nên không còn nhiều thời gian dành cho toán”.
Sau giải phóng Thủ đô, trường Sư phạm Cao cấp chuyển về Hà Nội tiếp quản trường Cao đẳng Khoa học, rồi sáp nhập với một số trường khác để thành lập trường ĐH Sư phạm Khoa học. GS Ngô Thúc Lanh vẫn là một trong những trụ cột phụ trách môn Toán.
Chỉ tồn tại 2 năm với 3 khoá đào tạo nhưng trường ĐH Sư phạm Khoa học trở thành máy cái cung cấp cán bộ giảng dạy cho các trường đại học được thành lập sau đó.
Năm 1956, hai trường ĐH Sư phạm Khoa học và ĐH Sư phạm Văn khoa được nhập lại rồi tách ra thành hai trường hoàn chỉnh: ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội. GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Ngô Thúc Lanh là những vị lãnh đạo đầu tiên của khoa Toán (tiền thân là khoa Toán - Lý) trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Theo GS Vũ Tuấn (nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội), thời kỳ GS Ngô Thúc Lanh làm Chủ nhiệm khoa (1956 – 1972) là giai đoạn “khoa Toán làm việc nghiêm túc nhất, dạy dỗ chuẩn mực, học tập và lao động hăng say nhất”.
GS Đoàn Quỳnh, một đồng nghiệp đàn em của GS Ngô Thúc Lanh nhớ lại: “Tuy anh Lanh là lãnh đạo nhưng chúng tôi cảm giác rất dễ dàng chia sẻ các vấn đề với anh. Thời đó, người ta đánh giá con người thiên về thành phần xuất thân nhưng anh Lanh lại rất rộng lượng. Ai cứ có tài, ham học hỏi là được anh ghi nhận, khuyến khích. Anh tạo nên không khí hăng say tìm tòi cái mới trong khoa.
Năm 1967, GS Alexander Grothendieck – một nhà khoa học đoạt giải Fields người Pháp đến Việt Nam. Dù cán bộ giảng dạy của khoa còn thiếu thốn, nếu có ai nghỉ dài ngày khoa phải bố trí người dạy thay rất phức tạp nhưng anh Lanh chủ động khích lệ anh em chúng tôi đi nghe giảng”.
Câu chuyện giữa chúng tôi và giáo sư Ngô Thúc Lanh lại trở về với phong trào học toán ở Việt Nam gắn với cái tên Ngô Bảo Châu. “Thời Ngô Bảo Châu là đỉnh điểm của phong trào học toán. Đến năm 2000 thì phong trào suy yếu. Nhưng thành công của Ngô Bảo Châu - dù là dấu ấn cá nhân- nhưng tôi tin sẽ mang lại một hy vọng mới cho các bạn trẻ yêu toán. Mọi cái có thể thay đổi theo thời gian nhưng giá trị của những thành tựu toán học đối với cuộc sống không bao giờ thay đổi”- GS Ngô Thúc Lanh nhận xét.
Quý Hiên
Theo: www.tienphong.vn
Cha đẻ của khối chuyên Toán
Cập nhật ngày: 20/11/08
Về “Chân dung nhà giáo”, tôi đã viết có dễ hơn một chục bài về Nhà giáo nhân dân, giáo sư Ngô Thúc Lanh. Bài lâu nhất đã 30 năm, bài gần nhất đã 4 năm nhân anh Ngô Thúc Lanh lên lão 80 với tiêu đề: "Người thầy của ngành Toán sư phạm".
Có những bài viết về riêng anh Lanh. Lại có những bài viết về gia đình hiếu học ham khoa học của anh. Nhưng về chân dung của giáo sư Ngô Thúc Lanh, tôi cứ nghĩ một vài bài là chưa đủ. Cuộc đời có những con người như vậy. Ta dựng được nét vẽ này lại thiếu đi một khía cạnh khác. Và tôi thấy cần phải làm thêm các nét phác thảo khác về chân dung giáo sư Ngô Thúc Lanh ...
Quả là trái khoáy: tôi dạy Văn, không thuộc dân làng Toán ! Tôi có bệnh “cực đoan”. Cứ nghĩ: làm Toán, nghiên cứu Toán, dạy Toán phải là có bộ óc hơn người? Nhưng lại nghĩ: Toán khô như ngói!?! Giáo sư Ngô Thúc Lanh đã “chỉnh lại ” “sự ngộ nhận”của tôi...
Khi còn dạy học ở Tuyên Quang, tôi đã nghe loáng thoáng những “giai thoại” về giáo sư Ngô Thúc Lanh qua những học trò của anh, nay đã là những cô giáo, thầy giáo phổ thông. Nào là bậc thầy mẫu bục khi đứng trên mục giảng với cách diễn giải khúc triết; nào là được điểm 8 điểm 9 môn Đại số của thầy Lanh đã khó, huống hồ đạt điểm 10?
Cứ tưởng chỉ là “kính nhi viễn chi” thôi! Ai ngờ năm 1968, tôi được điều động từ “miền núi” về dạy Văn cho khối chuyên Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội, làm “quân” của giáo sư Ngô Thúc Lanh - lúc đó đang là chủ nhiệm khoa Toán, tại nơi sơ tán: thôn Viên Nội, ứng Hòa, Hà Tây.
Tôi lọt thỏm giữa một làng Toán: các cán bộ giảng dạy ở các bộ môn toán khác nhau, ngay các lớp học sinh cũng lại là chuyên Toán!
Nhưng gặp anh Ngô Thúc Lanh, tôi yên tâm ngay. Một con người bình dị hơn tôi tưởng. Một chủ nhiệm khoa, lại vào lúc bom đạn, sinh viên ở rải ra mấy xã, mấy thôn ven sông Đáy, phải lo từ kế hoạch giảng dạy đến khâu nghiên cứu khoa học, chưa đủ lại còn lo chuyện đời sống cho cán bộ, sinh viên trong thời kỳ còn bao cấp. Vất vả lắm ! mà tôi thấy anh Lanh vẫn điềm tĩnh ung dung. Anh có cốt cách của một "nhà nho mới": "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Tôi thầm phục anh Lanh ở điểm đó. Có thể giữa chúng tôi còn thân tình riêng: Lúc đó, hai con lớn của anh đang học cuối cấp ở khối chuyên Toán - cháu Ngô Trung Việt bé nhỏ và cháu Ngô Lan Anh thùy mị. Mà anh Lanh vừa là người cha đẻ của hai con, lại còn là người Cha đẻ của khối chuyên Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội !
Tôi được biết: quê gốc anh Lanh ở Vân Đình huyện ứng Hòa, Hà Tây, gần nơi khoa Toán đang sơ tán thời chống Mỹ. Đất quê anh lắm nhân tài: xưa có Dương Lâm, Dương Khuê là các nhà nho khí tiết, nổỉ tiếng thơ phú; hậu sinh lại có Dương Thiệu Tước - một trong những nhạc sĩ tân nhạc tài danh, là bác ruột của nhạc sĩ Dương Thụ bây giờ và anh Ngô Thúc Lanh đi con đường khác: con đường Toán học mà tuổi hoa niên đã vào học tại trường Bưởi ở Hà Nội ...
Rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, anh Lanh dạy trường trung học kháng chiến đầu tiên, có học trò nghèo được anh cưu mang rèn tập là giáo sư Nguyễn Đình Trí hiện nay.
Năm 1951 khu Học xá được nước bạn Trung Quốc giúp đỡ mở tại Tâm Thu (Nam Ninh), anh Lanh là một trong những thầy dạy Toán cho Ban khoa học Tự Nhiên ở bên đó. Để rồi sau này lại là người giúp phần gây dựng trường Đại học Sư Phạm Hà Nội như ngày nay...
Một nhà giáo hơi cao to, có giọng nói hồn hậu, giữ “cái nghiêm” trong "cái hiền", độ lượng...
Còn nhớ, tôi về khoa Toán một năm thì hè năm sau 1969, sinh viên và các cán bộ giảng dạy cả khoa đi đào mương làm thuỷ lợi giúp dân bên Quế Võ (Hà Bắc). Không kể lớp sinh viên đang tuổi ăn tuổi học, sức vóc trai tráng, các cán bộ giảng dạy nam và nữ quen giáo trình tay phấn nay quần xắn cao, chân lội bùn xắn từng miếng đất, dây chuyền bằng tay để vật đất lên thành mương cao, sao mà ái ngại !
Chiều xong việc, dây người mệt rũ phải đi qua chiếc cầu bằng những tấm ván gỗ rung rinh qua mặt mương cao, mưa ướt và vết bùn nhão nhoét làm ván cầu trơn như bôi mỡ, dò từng bước đi chỉ sợ ngã. Có lần qua cầu rồi, tôi phải quay lại dắt tay giúp chị Hoàng Xuân Sính kẻo “qua cầu gió bay”
Là chủ nhiệm khoa nhưng anh Lanh cũng tham gia một tháng trời đào mương ấy.
Lúc đó, tôi còn trẻ đang sinh hoạt Đoàn thanh niên, lại còn là chân cầu thủ có tiếng mà còn mệt bở hơi tai ... huống hồ ...?!?
Có một bữa, nghỉ giải lao giữa buổi ăn sắn luộc và uống nước chè bát. Anh Lanh kéo tôi ra một góc xa để dễ nói chuyện cho riêng hai người.
Hình như biết tôi hay viết báo làm thơ, anh Lanh thủ thỉ toàn chuyện “văn nghệ”. Anh đố tôi một câu đố, nghe như toàn là chữ Hán. Thí dụ một đoạn: "Quẫn ra bình, thôi sắc tệ!" nghe êm tai quá! Nhưng đọc lại, ngẫm nghĩ lại thì ra là câu đối “chữ nho giả cầy”, kêu câu đối “lưỡm” - nó là tiếng Việt nói lái, nói ngược mà tôi không tiện dịch xuôi ra đây, e bạn đọc bảo tôi “Tiếu lâm”... cả hai chúng tôi cười nghiêng ngả.
Rồi anh Lanh lại kể tôi nghe giai thoại về ba Khang. Một thầy giáo dạy Sử có tài khi còn ở khu Học xá bên Trung Quốc.
Thuở ấy, mình còn trẻ như Cao Sơn bây giờ vì yêu mến nên gọi ông ta là “ba Khang”.
Ba Khang dí dỏm đã cho anh Lanh xem những bức tranh lạ thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu. Những tấm tranh ấy mà lọt ra ngoài cứ gọi là tội... tày đình!
Chúng tôi lại cười ! và tôi vừa thú vị vừa trách mình lâu nay “ếch ngồi đáy giếng”! Dân toán khô đâu nào? cũng tâm hồn đa dạng như ông Ngô Thúc Lanh đang sờ sờ ngồi trước mặt! Người làm Toán giỏi cũng phải rành tiếng Việt chả kém gì người làm Văn. Anh kể tôi mới hay lúc đó anh Lanh đang tham gia công trình Từ điển Toán học. Tỉ mỉ lắm lại phải am tường ngôn ngữ và hiểu biết rộng.
ít lâu sau, tôi biết thêm ở đây cũng còn nhiều người sành ngôn ngữ, ham đọc văn học như anh Lanh. Đó là các anh Đoàn Quỳnh, Lê Khắc Bảo, chị Hoàng Xuân Sính, anh Vũ Tuấn... tôi không còn cô độc, thỉnh thoảng phải đàm luận với các anh chị về ngôn ngữ, về văn học Pháp, văn học Việt Nam.
Lại nói về khối “Toán con” - người ta gọi yêu các lớp học sinh chuyên toán như thế. Sơ tán thiếu thốn trăm bề, ở nhà dân, đêm học đèn dầu, vặn nhỏ, có chụp che để phòng máy bay địch vào ban đêm. Các lớp tranh tre, lá mía đặt ở bìa làng, có luỹ đất đắp bao quanh lớp, giao thông hào xẻ sâu vào giữa lớp. Giờ học đôi khi bị cắt ngang khi có kẻng báo động, thầy trò trú tạm dưới hầm kèo nhưng vẫn háo hức và vui lắm! Học say mê. Lại còn văn nghệ diễn kịch, hát hò như ai. Đá bóng cũng nổi tiếng trong khoa, trong trường.
Từ một lớp với hơn 40 em ban đầu, dần dần có đủ 3 lớp toàn cấp, trở thành khối chuyên Toán. Anh Lanh tận tình chăm sóc những mầm non tương lai. Vừa chỉ đạo hướng phát triển cho khối, anh vừa lên lớp dạy chuyên đề cho các cháu.
Khó khăn nhất là năm 1972, giặc Mỹ lăm le đánh bom vào Thủ đô Hà Nội, có lệnh cấp tán: Cả khoa di chuyển qua sông Hồng sang tận Vĩnh Tường-Vĩnh Phú. Khối chuyên Toán được bốc đi theo. Lớp chưa có thì học tại thềm chùa, trong nhà kho của Hợp tác xã. ở tản mát khắp vùng mà khóa học của sinh viên vẫn hoàn thành, các giờ học chuyên Toán không đứt đoạn.
Có nhớ lại giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" này mới thấy hết ý nghĩa của sự thành công của đội tuyển học sinh Việt Nam đi thi Toán quốc tế vào hai năm sau: Tháng 7 năm 1974 tại Ecphuốc (CHDC Đức) mà trong đó có anh Vũ Đình Hòa đoạt huy chương bạc, anh Tạ Hồng Quảng huy chương đồng đều là học sinh chuyên Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội- những học sinh xuất sắc mở đầu cho truyền thống của khối ta.
Có phải chăng? Những đêm cấp tán ấy, đứng ở Vĩnh Tường hướng về phương trời Hà Nội rực sáng, rung tiếng bom rền, lóe tia lửa phòng không đã thôi thúc thầy trò khối chuyên Toán càng quyết tâm thắng giặc bằng những giờ giảng sâu, những tiết học miệt mài?
Vẫn đi thi Toán toàn quốc, vẫn đi thi quốc tế, vẫn chiếm số đông đạt điểm đi du học nước bạn.
Công sức là của chung, tôi nghĩ trong đó có phần không nhỏ của giáo sư Ngô Thúc Lanh !
Thế mà một chiều hè ở nơi sơ tán ấy, tôi bắt gặp anh Lanh đạp xe bên bờ mương. Anh vừa đi họp ở Hiệu bộ nhà trường về.
Anh dừng xe bên tôi:
- Mình vừa nhận quyết định thôi giữ chủ nhiệm khoa!
Tôi không tin vào tai mình. Hỏi lại thì đúng là như vậy...
- Tối nay, Cao Sơn đến nói chuyện với mình nhé!
Anh dặn tôi như vậy và lên xe đạp đi...
ăn cơm tối xong, tôi đi bộ đến nơi anh Lanh sơ tán. Có chủ trương chung! Lãnh đạo khoa phải là đảng viên. Anh Lanh không phải là đảng viên. Nghĩ chức chủ nhiệm khoa là như vậy!?!
- Mình chấp hành thôi! Anh cười, nói với tôi như vậy.
Tối đó, chúng tôi nói chuyện rất lâu.
Chỉ tiếc rằng: Sau đó ít lâu, trên mặt báo, có tới 5 hoặc 6 bài gì đó, tôi viết về giáo sư Ngô Thúc Lanh, về chị Sa- vợ anh và những đứa con hiếu học và học giỏi của anh …
Thầy Ngô Thúc Lanh, từ buổi đầu kháng chiến chống Pháp năm 1946 đã tận tụy đi theo cách mạng, góp sức xây nền giáo dục mới, giúp phần tạo nên một ngành Toán sư phạm: Có biết bao thế hệ sinh viên trưởng thành được học thầy Lanh. Không ít giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú khởi nghiệp từ những buổi học được thầy Lanh khai tâm khai trí. Trong đó có khối phổ thông chuyên Toán không bao giờ quên ơn: “Người Cha đỡ đầu” từ những buổi còn trứng nước.
Đó là nhân cách lớn của một trí thức yêu nước, thuỷ chung với nghề cao quý- nghề dạy học, trồng người.
Trước và sau, giáo sư Ngô Thúc Lanh luôn trọng Tín- Nghĩa, trong công việc và cách sống đời thường.
Về nghỉ hưu, anh vẫn nặng lòng với ngành giáo dục, vẫn viết sách Toán cho các lớp phổ thông, vẫn góp tiếng nói cho ngành nói chung, cho ngành Toán nói riêng.
Không nệ dài dòng, tôi cần kể thêm chuyện nhỏ này, ngõ hầu thêm một nét chấm phá vào chân dung Nhà giáo nhân dân Ngô Thúc Lanh.
Cách đây mấy năm, gia đình anh Lanh còn ở phố Đội Cấn. Chiều chiều anh đi bộ ở đường Liễu Giai để luyện thân thể. Không may bị xe máy gây tai nạn. Cũng may được cứu chữa kịp thời.
Sau khi dự 20/11 ở Đại học Sư Phạm, tôi ôm bó hoa đạp xe đến thăm anh. Loay hoay thế nào quên mất địa chỉ, dù đã đến phố Đội Cấn.
Đã trưa, trời nắng gắt. Tôi đành vào cửa hàng tư nhân gọi điện thoại cho anh Lanh.
Đầu dây bên kia là tiếng nói thân quen của anh. Anh Lanh hỏi tôi đang ở đâu, rồi anh hướng dẫn tôi đi ngược lại phía nhà thờ Liễu Giai, sẽ đến cái ngõ dẫn vào nhà anh.
Tôi lộn xe lại và đi theo lời anh chỉ dẫn. Đến nơi, trời đất, tôi thấy anh Lanh còn yếu, mà đi bộ ra đầu ngõ đón tôi. Cái ngõ dẫn vào nhà anh dài hơn 200m!
Tôi vừa mừng vừa thương, ứa nước mắt. Tôi tặng anh bó hoa và dồn dập hỏi, đầy lo lắng về sức khỏe của anh, vì anh mới ra viện có một tuần. Anh vẫn vui vẻ khoe: “Khá hơn nhiều”, nào là anh luyện và xem lại trí nhớ bằng cách đọc cửu chương; đọc thơ La Fontaine theo trí nhớ, “Vẫn chạy tốt Cao Sơn ạ!”.
Nghe anh nói, tôi không còn cười được nữa. Lại vừa mừng vừa thương, vừa trách mình làm cho anh vất vả!
Về sau tôi còn được nghe một số người kể lại: Anh Lanh còn đi bộ ở bể bơi Ba Đình để thắng bệnh tật! Tôi hỏi anh có đúng như thế không? Anh cười, xác nhận...
Nhân cách lớn biểu hiện từ những chuyện nhỏ hàng ngày.
Năm nay (2006) giáo sư Ngô Thúc Lanh đã vào tuổi 85. Anh vẫn không ngừng làm việc, dù mắt có kém đi, tai có nặng hơn.
Có một lần anh đi dự họp mặt cựu cán bộ ở Đại học Sư Phạm, không thấy tôi có mặt. Tối về nhà, anh Lanh gọi điện thoại hỏi thăm tôi. Thấy tôi khỏe, anh bảo mừng.
Tôi ân hận quá! Tôi coi anh Lanh là người Anh lớn. Có thể còn là người thầy, dù tôi không học Toán.
Hà Nội ,18/11/2006
Nguyễn Cao Sơn
GV. Khối PTTH Chuyên
Theo: http://www.truongchuyensupham.edu.vn
CÁI THUỞ BAN ĐẦU
THẾ VĂN
Lời ban biên soạn
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Ngô Thúc Lanh là một vị “Trưởng lão” trong ngành sư phạm toán ở nước ta. GS từng là chủ nhiêm khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chúng tôi xin được đăng lại đây bài viết được gọi là ghi chép của nhà báo Thế Văn về GS Ngô Thúc Lanh.
Dù ngót thất tuần mới về hưu, từ bấy đến giờ cũng đã bảy năm, mà nhà giáo Nhân dân Ngô Thúc Lanh, thoáng gặp, tưởng như mới ngoài sáu mươi. Dáng rất hoạt, đôi mắt tinh nhanh mà ân cần, nhất là nụ cười tươi, nguyên hàm răng trắng khỏe. Quả thật chất khỏe khoắn, sáng trẻ ấy là “lộc nghề nhà giáo”, cho những bậc thầy hết lòng, hết mình, hết đời vui buồn chỉ vì một nghề là yêu thương, săn sóc lớp lớp học trò trẻ trung may mắn được học thầy. Hai tiếng “may mắn” là của một giáo sư đầu bạc: “Mình có cái may mắn nhất trong đời, là thời trẻ được học thầy Lanh”. Một học trò khác, nay cũng là giáo sư tóc trắng, bảo: “Thầy mới thật là nhà sư phạm sáng như gương. Mình ấy à, mỗi khi không thanh thản, lại đến thăm thầy, cảm thấy lòng mình cũng sáng hơn ra.” Thật là hạnh phúc cho những nhà giáo hóa thân mình, hóa đời mình thành được tấm gương soi.
Mừng thọ thầy tròn tuổi 70, các thế hệ học trò bây giờ làm giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, tướng tá đến chật nhà vui như hội. Các trò mừng thầy bức trướng đỏ thắm thêu chữ vàng: “Nhà giáo nhân dân hạng lão thành – Giáo sư toán học bậc đàn anh”, khiến thầy vốn khiêm nhường, thấy khó xử quá. Ừ thì đây là tấm lòng các cô, các cậu, mình nhận. Nhưng mà chữ nghĩa thế này, e hơi quá!
Ồ không, đó đâu chỉ là lời tôn vinh của các học trò, mà là ghi nhận của nền giáo dục cách mạng nước nhà đối với cuộc đời, sự nghiệp của giáo sư Ngô Thúc Lanh, cùng với huân chương Lao động hạng ba, danh hiệu Nhà giáo nhân dân thầy được phong tặng đợt đầu tiên, 1988.
Là con ông giáo làng ở vùng chiêm trũng Ứng Hòa (Hà Tây), cậu bé Lanh theo học trường tiểu học ở trường làng, rồi trường phủ. Thi lấy bằng, tỉnh Hà Đông lúc ấy không có hội đồng thi, phải lên Hà Nội. Rồi thi đỗ vào trường Bưởi, học một lèo lấy được bằng tú tài toàn phần năm 1943. Chả hiểu sao, đi học cậu Lanh thích văn hơn toán. Thế mà vào trường Bưởi cảm phục thầy, nhà giáo nhân từ và giỏi giang, cậu lại say mê học toán từ đó đến hết đời. Cậu tú tài Lanh còn đang học tiếp Cao đẳng khoa học thì cách mạng tháng Tám 1945, rồi kháng chiến bùng nổ. Lớp lớp trai làng và bạn học đi kháng chiến, và cậu hăm hở lên chiến khu. May quá, trường Trung học kháng chiến đầu tiên mang tên Chu Văn An mở ở Đào Giã (Thanh Ba, Phú Thọ), 1947. Thế là kháng chiến xếp tú tài Lanh vào đội ngũ ít ỏi những thầy giáo đầu tiên của trường. Bên văn có thầy Trần Văn Giáp, Pháp văn có thầy Phạm Văn Bảng. Trường mời các giáo sư như Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu, nhà văn Hoài Thanh giảng ngoại khóa triết học, chính trị, văn học.
- Chà, đấy là những năm tháng đẹp nhất. Giờ có tuổi, vẫn còn mường tượng được như chuyện năm ngoái, năm kia – Nhà giáo Ngô Thúc Lanh mắt sáng lên – gian khổ, thiếu thốn đủ bề. Giáo trình, sách tham khảo nào đã có, thường dựa vào giáo trình Tây mà soạn, mà giảng. Ấy thế mà cả thầy lẫn trò đều hăm hở, say mê. Vì dạy học cũng là đánh giặc mà. Vì học trò tự xin tiền nhà đến học, hết tiền thì nuôi lợn, trồng rau, hay đi làm gia sư, hay làm tạp dịch bên nhà in lấy tiền học, kỹ thuật, văn hóa của đất nước văn hiến bảo vệ nền độc lập của mình mà. Cái nghĩa lớn đó hồi ấy thiêng liêng lắm, lôi cuốn tất cả thầy trò. Ba năm sau, tất cả học trò đều tòng quân, tung vào các nẻo đường chiến dịch.
Những năm tháng đẹp, khiến thầy trò cảm nhận hết cái đạo lớn của trường học, là học làm người trước hết.
Nhà giáo hăm hở lấy cho tôi xem tập hồi kí của ông, tít rất đậm: Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Thuở ban đầu làm thầy học, vào nghiệp nhà giáo, vào đời đi làm cách mạng của ông. Những con chữ tưởng ấm hơi thở của kháng chiến và reo vui như lá. Những gương mặt thầy giáo, học sinh hiện lên, trẻ trung, háo hức vượt đuổi thời gian. Thầy hiệu trưởng Trần Văn Khang, các thầy giáo trẻ và học sinh gọi “Ba Khang”, người lặng lẽ nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp cho học sinh Trường Bưởi, người khai phá, tạo dựng, nuôi lớn trường Trung học kháng chiến ấy. Ba Khang tận tụy chăm lo cho thầy trò từ chất lượng bài giảng đến ngọn rau, củ sắn bữa ăn. Thấy thầy trò gian khổ quá, thầy thương phát khóc. Ít vàng bạc, kim cương của riêng mang theo cứ bán dần, bán mãi đến hết để bù đắp chi phí cho trường, mà chả hề tiếc. Thầy Nguyễn Trường Dự dạy lý – hóa, rất hiền và thương trò, gầy guộc ốm yếu do từng bị hành hạ trong nhà giam của phát xít Nhật, vẫn gắng gỏi tận tâm và tươi vui với đời sống gian khổ chiến khu. Cô giáo Nguyễn Thị Thục Viên dạy văn – sử nghiêm khắc mà giàu lòng, cô vẫn dạy giỏi dù bận cả công việc của một thành viên Ban thường trực Quốc hội vào BCH T.Ư Hội LHPN Việt Nam, thầy giáo trẻ Phạm Văn Hoàn, dạy toán hay, lại đem lên chiến khu cả cây vi-ô-lông lập ban nhạc giáo viên, cũng biểu diễn, hội diễn xôm lắm.
Ông giáo nhớ nhất là những học trò xuất sắc mà ông thổ lộ rằng chính họ thắp lên cho ông niềm vui ấm áp trong những năm tháng gian truân nhất. Kỳ lạ, việc dạy và học đơn sơ lắm, mà sao có trò vẫn giỏi bất ngờ. Bởi họ học với tất cả niềm ham mê, tất cả trí não. Thầy giảng như chỉ gợi thôi, còn thì họ vắt óc, tự tìm lấy những kiến giải riêng, có khi thông minh, độc đáo đến thầy phải ngỡ ngàng. Như học trò Chu Xuân Thu được cả lớp phục lăn. Như Đỗ Quốc Sam, ngồi học năm thứ hai trên nhà sàn, lắng nghe bài giảng, lớp năm thứ ba dưới sàn. Dương Thị Duyên dành kỳ nghỉ hè tự học chương trình năm thứ hai với sự giúp đỡ của thầy Phạm Văn Hoàn. Thi, đỗ thẳng vào năm thứ ba. Rồi những Nghiêm Chưởng Châu, Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Tài Thu… Và cả những năng khiếu sớm bộc lộ (để về sau là những tài năng của đất nước) như Lưu Công Nhân, Trần Thị Thục Phi, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn Đăng Mạnh… Chiến trường thôi thúc, họ cướp thời gian mà học.
Ông giáo như chìm khuất trong một tập thể đặc biệt ấy, giống một đạo quân xung trận mài gươm – bút hơn là một trường học. Ông hòa mình vào, ông hào hứng, gian lao cùng cái tập thể kháng chiến ấy. Ông chỉ còn vài dòng nhớ lại về mình. Chẳng kể công lao, mà nhớ tình quyến luyến với trò đến nỗi ông thuộc lòng cả nét chữ lẫn tính nết từng đứa. “Do chấm bài nhiều, cho nên tôi thuộc nét chữ của từng người, và qua nét chữ, không những tôi nhận ra tên tác giả, mà còn nói lên được một vài đặc điểm của con người họ nữa”.
Tôi bị hút vào từng dòng hồi ký của giáo sư. Còn ông, ông ngồi lặng lẽ, đôi mắt xa xăm, như chìm vào hồi tưởng. Hồi lâu, ông đưa tay vuốt mái tóc trắng mềm:
- Chà, thế mà đã hơn 50 năm, chóng thật – Giọng ông trầm xuống. Lứa thầy giáo chiến khu chúng tôi, mười ba người cả thảy, thì bảy vị đã quy tiên.
Tôi bất giác liếc nhìn mái tóc giáo sư óng ánh, ngỡ bóng “vó câu” vút qua cửa sổ.
- Những người vẫn bám trụ ngành giáo dục tới cuối đời, thảy đều thành giáo sư, được phong “Nhà giáo Nhân dân”. Nguyễn Thạc Cát, Nguyễn Văn Chiển, Dương Trọng Bái. Thi thoảng gặp nhau, chuyện loanh quanh thế nào rồi cũng quay về thời chiến khu, lạ thế.
Tôi hiểu rằng chính là thế hệ “lão làng” nhà giáo ấy nhiễm vào sâu xa tâm thức mình, như là duyên số, từ cuộc kháng chiến thần thánh ấy, chất lửa sư phạm say sưa, nó đốt nóng ước ao tìm nguồn vui sống ở giữa học trò, gian lao, khóc cười đều là vì chúng cả. Tôi nghe các nhà giáo lớp sau, vốn là học trò của giáo sư Ngô Thúc Lanh, nói rằng giáo sư cả đời miệt mài làm nghề trong thanh bạch. Ông không biết đến thuốc lá, bia rượu. Ông không nửa lời than vãn cả khi nghèo túng nhất. Ông xa lạ với chức quyền, danh vị. Ông chỉ lậm lụi mà tươi tỉnh soạn giảng, lên lớp, chấm bài, tự học, viết sách, suốt hơn 50 năm vẫn thế. Từ hồi trẻ chuyển sang dạy ở trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, cũng ở chiến khu, rồi sang dạy ở Khu học xá Trung ương (đóng bên Nam Ninh, Trung Quốc), đến khi về trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm giảng viên, rồi một thời làm Chủ nhiệm khoa Toán. Ông không được ngồi đào tạo thêm ở viện nào cả, ngoài chuyến đi tu nghiệp ở Liên Xô (cũ) một năm (1957). Thế mà sinh viên nào thông minh, ham học, giải nổi những đề toán khó ông ra, thì thường giỏi cả. Thế mà, ông “độc quyền” tác giả trong suốt 50 năm ấy cả thế hệ sách giáo khoa phổ thông cho chí giáo trình đại học và trên đại học môn đại số và giải tích, cộng tới hơn mười đầu sách, mà hàng chục triệu học trò học sách ấy đã nên người, ít ai để ý đến tên soạn giả.
- Thưa bác, nay thì bác đã được thư nhàn chứ ạ? – Tôi hỏi. Và bỗng thấy mình ngô nghê khi giáo sư liếc sang chồng bản thảo.
- À ở, tôi được hưu mà!! Giờ vui với gia đình sum họp vợ chồng, con cháu, với khí trời (sáng nào cũng tập thể dục, rồi đi bộ, hè thì chiều chiều đi bơi). Giáo sư cười tươi – Nhờ giời, thế nên khỏe mạnh, thư thái.
- Dạ thưa, bác vẫn viết?
- À, khi nào thấy muốn viết.
- Cháu có đọc nhiều bài báo bác viết, nhưng không phải về đại số.
- Hà hà, vì trăn trở trong lòng quá, phải nhờ báo mà báo động, mà bàn bạc sao cho giáo dục ta đỡ rối hơn, đạo làm thầy, nết làm trò cho ngay ngắn hơn. Nhất là sao cho trẻ được học theo cách tự chúng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Thế kỷ tới mà ta không sáng tạo thì chạy đua với thế giới sao nổi.
- Và bác vẫn còn viết sách ạ?
Giáo sư thoáng đắn đo, rồi không giấu giếm:
- Thú thật, tôi vừa tham gia soạn xong Từ điển toán học thông dụng, đang in. Cũng viết xong Toán học vui, sắp in. Đang chỉnh lý sách giáo khoa toán học phổ thông trung học.
Chao ơi, trót duyên nợ từ thuở ban đầu với niềm say sưa nhà giáo, với buồn vui gửi vào các thế hệ tương lai, là vậy đấy. Giáo sư không còn lên bục giảng. Nhưng chưa dứt nghiệp làm thầy. Ông vẫn lậm lụi vắt óc mình vào sách giáo khoa dùng cho năm học mới đầu thiên niên kỷ mới. Vị “trưởng lão” ngành sư phạm vậy là đã sống ngót 80 năm thế kỷ này và vẫn đang sống say sưa như thời trai trẻ./.
http://hnue.edu.vn/Tintuc/Tintonghop/tabid/260/news/391/ChandungnhagiaotieubieuGSNGNDNgoThucLanh-ThaycuacacthaynganhToansupham.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét