Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

TÌM HIỂU KHU TỰ TRỊ TÂY TẠNG VÀ NAM VIỆT

TÌM HIỂU KHU TỰ TRỊ TÂY TẠNG VÀ NAM VIỆT
Nguyễn Đình Cống - Gần đây xuất hiện một nỗi lo âm thầm : Không khéo thì đất Việt sẽ rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc mới và bọn Đại Hán sẽ biến non sông này thành một khu tự trị ở phương Nam, gọi là Khu tự trị Nam Việt, gần giống như khu tự trị Tây Tạng ở phương Tây. Nhiều bạn đã biết rõ nguy cơ trên, nhưng một số bạn chưa biết Khu tự trị sẽ là như thế nào. Bài viết ngắn gọn này xin cung cấp vài điều cần thiết về Tây Tạng ( đang tồn tại ) để từ đó suy ra NamViệt ( có thể sẽ xuất hiện).Tibet in China (undisputed + other de-facto hatched) (+all claims hatched).svg
Tây Tạng là vùng đất rộng người thưa ở phía tây tây nam của Trung quốc, có biên giới với Ấn Độ và Nê Pan, được gọi là Nóc nhà của thế giới, nơi có dãy núi Hymalaya, nơi đầu nguồn của các sông lớn ( Hằng , Ấn, Hoàng hà, Dương tử, Cửu long).



Tây Tạng đã từng là một đất nước hùng mạnh, trước đây có tên Thổ Phồn, có vị vua nổi danh Tùng Tán Can Bố. Trong lịch sử trên 5 ngàn năm Tây Tạng cũng đã vài lần bị phong kiến Trung Hoa xâm chiếm, thống trị. Thế kỷ 19, Tây Tạng bị nhà Thanh đô hộ, bị người Anh dòm ngó. Năm 1912 Tây Tạng đuổi được quân chiếm đóng của nhà Thanh, thành lập quốc gia độc lập. Năm 1950 quân của Mao Trạch Đông, dựa vào thế lực cộng sản địa phương đã chiếm đóng Tây Tạng, biến thành Khu tự trị. Khu này được biểu trưng bằng 1 ngôi sao nhỏ trên cờ Trung quốc ( ngôi sao lớn là đân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là Tây Tạng, Mãn Châu, Tân Cương, Nội Mông ).

Sau khi chiếm được Tây Tạng, Trung cộng chỉ giữ lại một phần đất cũ để lập Khu tự trị với trung tâm là thành phố Lhasa, phần đất còn lại của Tây Tạng bị cắt ra, sáp nhập vào các tỉnh xung quanh như Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Vân Nam. Như vậy Khu tự trị Tây Tạng chỉ là một phần của đất nước Tây Tạng trước đây.


Về dân cư. Người bản địa là người gốc Tạng. Tại những vùng bị sáp nhập với các tỉnh, người gốc Tạng bị đồng hóa dần với người Hán. Tại khu tự trị, một số người trẻ, vì tham gia vào các công việc hoặc nghĩa vụ đối với nhà nước mà bị điều động đi các địa phương khác, nhà nước điều người nơi khác và di dân về Tây Tạng. Hiện nay ở Khu tự trị, người gốc Tạng chỉ khoảng dưới 45%, còn người Hán trên 55%. Sau khi làm xong đường sắt Thanh Tạng ( đường sắt ở độ cao nhất thế giới) thì sự di dân các nơi đến Tây Tạng càng tăng mạnh. 

Về xã hội, Người Tạng chủ yếu theo đạo Phật. Trước năm 1950, đứng đầu Phật giáo cũng như chính quyền là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, sinh năm 1935. Năm 1959 dân Tây Tạng nổi dậy chống lại sự chiếm đóng và thống trị độc tài của Trung cộng. Phong trào bị đàn áp tàn khốc ( lịch sử Trung cộng gọi là cuộc đại bạo boạn Tây Tạng, do các thế lực thù địch gây ra ). Đạt Lai Lạt ma trốn sang Ấn Độ, sống lưu vong cho đến ngày nay. Sau này Trung cộng lập ra một Lạt Ma khác, nuôi dưỡng và huấn luyện tại Bắc Kinh, làm bù nhìn cho cộng sản.

Khi dân Việt, nếu vì hèn yếu, vì sợ, vì quá tin vào ý thức hệ, vì chỉ lo cho sự yên ổn của gia đình, không thấy tai họa cho dân tộc đang dần dần ập đến, mà không đủ bản lĩnh ngăn cản thế lực muốn dâng đất nước cho Trung cộng để biến thành một khu tự trị mới, để trên cờ Trung quốc thêm một ngôi sao nhỏ nữa, thì xin tham khảo tình hình của Tây Tạng hiện tại để dự đoán tương lai của Khu tự trị Nam Việt mà bọn Đại Hán rất muốn dành cho đất nước này.
Mọi người hãy nâng cao cảnh giác, có hành động thiết thực để ngăn cản, để phá tan âm mưu thâm độc của chúng nó.
----------------

Khu tự trị Tây Tạng (tiếng Tạng: བོད་རང་སྐྱོང་ལྗོངས་; Wylie: Bod-rang-skyong-ljongs; tiếng Trung giản thể: 西藏自治区; tiếng Trung phồn thể: 西藏自治區; bính âm: Xīzàng Zìzhìqū) là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó bao trùm phân nửa Tây Tạng. Khác với các khu tự trị khác ở Trung Quốc nơi mà sắc tộc đa số vẫn là người Hán, ở Khu tự trị Tây Tạng sắc tộc đa số là người Tạng.

Từ 1912 đến 1950, khu vực Khu tự trị Tây Tạng hiện nay (bao gồm Ü-Tsang và miền tây Kham) do chính phủ Tây Tạng quản lý và đứng đầu là Đạt Lai Lạt Ma. Các nơi khác của khu vực dân tộc - ngôn ngữ Tây Tạng (phía đông KhamAmdo) không nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Tây Tạng từ giữa thế kỷ XIX.[1]; và ngày nay được phân thuộc các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ XuyênVân Nam.

Năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốctiến vào khu vực Chamdo của Tây Tạng và gặp phải sự kháng cự rất nhỏ. Năm 1951, đại diện Tây Tạng dưới sức ép của quân đội Trung Quốc đã ký một Hiệp ước 17 điểm với chính quyền Trung ương Trung Quốc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng. Hiệp ước được phê chuẩn tại Lhasa ít tháng sau đó.[2][3]

Mặc dù hiệp ước 17 điểm đảm bảo duy trì một chính quyền tự trị do Đạt Lai Lạt Ma đứng đầu, một "Ủy ban Soạn thảo về Khu tự trị Tây Tạng" được tạo ra năm 1955 để xúc tiến thành lập một hệ thống sông song về hành chính theo đường lối cộng sản dưới mô hình Xô viết: tục lệ ngầm được quy định rằng Chủ tịch Khu tự trị Tây Tạng là một người thuộc dân tộc Tạng còn bí thư Đảng ủy sẽ là người thuộc các dân tộc khác, thường là người Hán. Trong đó, đáng chú ý là Hồ Cẩm Đào, ông đã giữ chức vụ bí thư trong thập niên 1980. Đạt Lai Lạt Ma lưu vong sang Ấn Độ năm 1959 và từ bỏ hiệp ước 17 điểm. Khu tự trị Tây Tạng được thành lập năm 1965, và từ đó Tây Tạng trở thành một đơn vị hành chính ngang với cấp tỉnh tại Trung Quốc.

Khu tự trị Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, khu vực cao nguyên cao nhất trên trái đất. Tại miền bắc Tây Tạng độ cao trung bình lên tới 4572 m (15000 ft). Đỉnh Everest nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal.

Các khu vực Tân Cương, Thanh Hải và Tứ Xuyên nằm ở phía bắc và đông của khu tự trị. Trung Quốc có tranh chấp biên giới với Ấn Độ ở phía nam bao gồm Đường McMahon tại Nam Tây Tạng, Aksai Chin ở phía tây. Các nước khác ở phía nam là Myanma, BhutanNepal. Khu tự trị Tây Tạng cũng có ranh giới đông nam với tỉnh Vân Nam trên một đoạn ngắn.

Về mặt tự nhiên, Khu tự trị Tây Tạng có thể được chia thành hai phần, "khu vực hồ" ở phía tây và tây bắc và "khu vực sông", trải rộng trên ba mặt đông, nam và tây. Cả hai khu vực đều nhận được lượng mưu khiêm tốn do bị dãy Himalaya chắn ở phía nam, tuy nhiên tên các khu vực tỏ ra tương phản với điều này và cũng phản ánh các khác biệt văn hóa vì khu vực hồ là nơi sinh sống của người du cư còn khu vực sông là nơi những người làm nghề nông định cư.[4] Ranh giới phía nam là dãy núi Himalaya, phần phía bắc của nó là một hệ thống núi rộng lớn và không có các hẻm núi quá sâu để có thể tạo ra các ngọn núi riêng biệt. Các hệ thống núi tại Khu tự trị Tây Tạng là khởi nguồn của ba dòng sông lớn đổ ra Ấn Độ Dươngsông Ấn, sông Brahmaputrasông Salween cùng các phụ lưu của chúng, ngoài ra còn có các dòng suối đổ vào các hồ muối kín ở phía bắc.

Khu vực hồ trải dài từ Hồ Pasong Tso tại Ladakh, Hồ Rakshatal, Hồ Yamdrok và Hồ Manasarovar gần khởi nguồn sông Ấn, tới nguồn của các sông Mê Kông, Salween và Trường Giang. Các hồ khác bao gồm Dagze Co, Nam CoPagsum Co. Khu vực hồ là một sa mạc khô cằn và lộng gió và cũng không có dòng sông nào tại đây, vùng này được gọi là Chang Tang (Byang sang) hay ‘Cao nguyên phương bắc’ bởi những người dân tại Tây Tạng. Khu vực này kéo dài khoảng 1100 km (700 mi) và có diện tích tương đương với nước Pháp. Các dãy núi chia tách các thung lũng có độ cao tương đối thấp, vùng đồng quê được tô điểm với nhiều hồ lớn nhỏ, thường là hồ muối hay kiềm. Có những vùng đất đóng băng không cố định tại Chang Tang, đất trở nên lầy lội và được bao phủ bởi cỏ, giống như các lãnh nguyên Siberi.

Khu vực sông bao gồm các thung lũng núi phì nhiêu và gồm cả sông Yarlung Tsangpo (thượng nguồn sông Brahmaputra) và các phụ lưu chính của sông này, sông Nyang, sông Salween, Trường Giang, Mê Kông và Hoàng Hà. Hẻm núi Yarlung Tsangpo tạo thành một chiếc móng ngựa trên sông gần Nam cha Barwa là hẻm núi sâu nhất và có thể là dài nhất trên thế giới.[5] Giữa các dãy núi có nhiều các thung lũng hẹp. Các thung lũng Lhasa, Shigate, Gyantse và Brahmaputra không bị đóng băng, và có chất đất tốt cũng như thuận lợ về tưới tiêu nên đã trở thành những vùng trồng trọt.

Thung lũng Nam Tây Tạng được tọa thành bởi sông Yarlung Zangbo ở đoạn sông này chảy từ tây sang đông, Thung lũng dài xấp xỉ 1200 km và rộng 300 km. Thung lũng có độ cao thấp nhất chỉ là 2800 mét so với mực nước biển. Các ngon núi ở hai bên thung lũng thường cao trên 5000 mét.[6][7] Khu vực này cũng có một số hồ như PaikuPuma Yumco.

Khu tự trị Tây Tạng là đơn vị hành chính cấp tỉnh có mật độ dân số thấp nhất tại Trung Quốc, chủ yếu do địa hình núi cao và hiểm trở. Năm 2000, 92,8% cư dân khu tự trị là người Tạng, dân tộc này chủ yếu theo Phật giáo Tây TạngBön. Người Hán chiếm 6,1% dân số.[8] Tuy nhiên khu tự trị đã đón nhận rất nhiều người Hán nhập cư trong các thập niên gần đây, đặc biệt là từ năm 2006 khi hoàn thành tuyến đường sắt Thanh-Tạng giúp kết nối khu tự trị với phần còn lại của Trung Quốc.[9]

Các dân tộc Hồi giáo như người Hồingười Tát Lạp đã có một lịch sử cư trú lâu dài tại Khu tự trị Tây Tạng. Nhóm khác là người Tạng Hồi giáo, là những người Tạng nhưng có đức tin Hồi giáo và họ được chính quyền Trung Quốc phân loại là dân tộc Tạng.[10]

Các nhóm bộ tộc nhỏ hơn là MonpaLhoba, họ tin theo cả Phật giáo Tạng và các thần linh truyền thống. Hai dân tộc này chủ yếu sinh sống tại khu vực phía nam của khu tự trị.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_t%E1%BB%B1_tr%E1%BB%8B_T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng

1 nhận xét:

  1. Cộng nô, tàu nô, liên xô nô là mục tiêu phấn đấu cao đẹp nhất của dâm đảng hù chuột chù.

    Trả lờiXóa