Kho từ vựng ảo
Văn Biển 26-7-2018 - Cho tới hôm nay giữa thập niên của thế kỷ 21 vẫn có người ảo tưởng rằng từ năm 1986 tình hình Việt Nam có thay đổi, đời sống người dân được nâng cao… Đúng là có “thay đổi” bộ mặt của các đô thị, các biệt thự, nhà cao tầng, khách sạn mọc lên khá nhiều do các nhà đầu tư nước ngoài và các “nô bộc” rút tiền ngân sách, tiền bán đất, bán biển, tham ô, tham nhũng mà có. Nhưng thử hỏi những ai vô. Hơn 90% người dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Trẻ em nhịn đói tới trường.Lỗi không phải chỉ ở người lãnh đạo. Nói như ông An, Chủ tịch Quốc hội, nó hỏng từ bên trong, như cỗ máy, hỏng từ trong ruột, lỗi ở hệ thống, lỗi ở cơ chế, một cơ chế không khoa học, thậm chí phản khoa học, lạc hậu so với thế giới hàng mấy chục thập kỷ. Từ lâu rồi chúng ta quen sống trong lối mòn ngôn ngữ, thích dùng những từ sáo rỗng, lỗi thời. Những từ vì dân, của dân, do dân. Rồi lại dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Nếu làm một cuộc thống kê, những từ vì dân, do dân, của dân phải đứng hàng đầu.
Những từ kêu oang oang đó tưởng sẽ cảm động thấu trời nhưng người dân cứ khổ, cứ nghèo, cứ bị ức hiếp. Hết thời bao cấp lại thêm một số từ mới: Khách hàng là Thượng đế. Rồi quan lại là nô bộc, công bộc, là đầy tớ nhân dân. Mà muốn làm đầy tớ không phải là chuyện dễ dàng gì, phải chạy chọt, phải mất tiền mua bằng, mua ghế, tạo vây cánh. Còn ông chủ là nhân dân thì khốn khổ, khốn nạn trăm bề. Có những từ, từ lâu không còn chỗ đứng của nó. Có bao giai thoại, tiếu lâm về chuyện đầy tớ của dân.
Xin kể chuyện này. Ngọc Hoàng ngày nọ sai một vị quan xuống trần, vì nghe dân chúng ngay ở Thủ đô ta thán, oán khí bốc lên trời. Khi vị quan đó xuống, rơi ngay vào cửa hàng Tôn Đản bèn hỏi:
Cửa hàng này bán cho ai?
Thưa bán cho đầy tớ ạ. Người bán hàng nói.
Vị quan nhìn khắp lượt các gian hàng, toàn những thứ Thiên đình chưa chắc đã có, bèn quay về Trời tâu.
– Thưa Ngọc Hoàng. Chắc là ở nơi nào đó thôi, chứ Hà Nội thì khỏi lo. Hạ thần vào một cửa hàng thì rượu cho tới các loại thực phẩm cao cấp nhìn thôi cũng đủ no.
Nhưng cửa hàng đó bán cho ai?
– Thưa chỉ bán cho đầy tớ nhân dân.
Mọi người vui vẻ.
– Đầy tớ mà được thế thì ông chủ chẳng biết còn sướng thế nào.
Ngọc Hoàng gật gù phán: Thôi, vậy là ta an tâm rồi.
Sau đây là hai câu ca dao mới ra lò:
“Dân cúi mặt còng lưng Làm Chủ
Công bộc là một lũ háu ăn” (1).
Đó là chưa nói tới chuyện dân chủ, tự do mà năm 1945 Chủ tịch nước đã tuyên bố trong bản Tuyên ngôn độc lập. Chẳng lẽ sau gần thế kỷ đấu tranh, hàng chục triệu người hi sinh để cuối cùng người dân sống trong một kho từ vựng ảo. Trong khi đồng tiền các vị bỏ túi lại là đồng tiền thật, xe hơi thật, biệt thự thật, quyền lực thật được bảo đảm bằng vàng, bằng ngoại tệ gửi ở các ngân hàng ngoại quốc, bằng súng ống, bằng các lực lượng vũ trang được nuôi bằng tiền đóng thuế của dân, bằng các cuộc bầu cử giả hiệu.
Nói tới súng ống làm người ta nhớ tới câu nói nổi tiếng của Mao: “chính quyền đẻ ra từ họng súng” và sau hơn nửa thế kỷ người ta vẫn dùng súng ống để giữ chính quyền. Còn chuyện bầu cử Quốc hội thì lại buồn cười: Đảng cử, dân bầu. Để tỏ ra có dân quyền, dân chủ. Đảng cũng chọn vài người có tên tuổi ngoài Đảng, nhưng trước ngày bỏ phiếu, trong nhân dân có đợt học tập, nên xóa tên ai, để tên ai.
Chủ tịch có nghĩ ruộng đất toàn dân là một sáng tạo độc đáo chỉ thấy có trong Hiến pháp Việt Nam. Một sáng tạo thông minh. Mở ra một thời đại cướp đất của dân một cách hợp pháp. Cướp đất của dân nghèo, do họ tự khai phá, khẩn hoang hay Tổ tiên để lại nay sung công. Bọn có tiền muốn lấy lúc nào cũng được, khi dân không chịu đã có chính quyền, sử dụng lực lượng vũ trang cộng với thêm xã hội đen.
Còn những thứ người dân hưởng là những giá trị ảo, cầm chẳng được, sờ chẳng thấy chỉ thấy toàn đau thương, chết chóc, mất mát. Thỉnh thoảng báo chí lại đưa tin chủ nhân blog này blog nọ bị bắt vì lạm dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước và nhân dân. Trời đất. Làm gì Việt Nam có dân chủ, tự do mà người dân xâm phạm? Làm sao có chuyện lạm dụng thứ mà ở một đất nước không bao giờ có.
Tổng Bí thư Lê Duẩn có một công thức nổi tiếng, ông ta cho là một công thức bộ ba: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Mới nghe tưởng là một công thức quá hay, hiện đại văn minh dân chủ. Cái công thức bộ 3 trên chỉ đúng có hai phần đầu, phần cuối dành cho nhân dân, nói như nhà thơ Chế Lan Viên muôn năm chỉ là cái bánh vẽ.
Cả một kho từ vựng ảo rốt cuộc chỉ là trò chơi chữ vụng về, ma quái, những cái bánh vẽ to tướng Đảng, Nhà nước tặng cho Nhân dân thay vì cơm ăn, áo mặc, cuộc sống an lành mà bất cứ người cầm quyền nào cũng phải lo.
Cho tới hôm nay giữa thập niên của thế kỷ 21 vẫn có người ảo tưởng rằng từ năm 1986 tình hình Việt Nam có thay đổi, đời sống người dân được nâng cao… Đúng là có “thay đổi” bộ mặt của các đô thị, các biệt thự, nhà cao tầng, khách sạn mọc lên khá nhiều do các nhà đầu tư nước ngoài và các “nô bộc” rút tiền ngân sách, tiền bán đất, bán biển, tham ô, tham nhũng mà có. Nhưng thử hỏi những ai vô. Hơn 90% người dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Trẻ em nhịn đói tới trường.
Trong các báo cáo, diễn văn, các bài viết của các vị lãnh đạo lúc nào cũng quen dùng các từ, các câu: “Đảng đưa dân tộc từ thắng lợi này tới thắng lợi khác…” hoặc “Từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội”. Hoặc hùng hồn hơn: “Tiến nhanh, tiến mạnh. Tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”. Sau hơn nửa thế kỷ, có bao giờ người ta chịu khó nhìn Việt Nam đang đứng ở cột mốc nào? Chắc không ai nghĩ Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp vào hạng áp chót “nước đáng sống” chỉ trên Lybia, một nước nghèo đói lạc hậu ở Trung Đông. Thế còn may. Chỉ lùi một bước ngắn là sang thế giới “những nước không đáng sống”. Lạy Phật.
Hãy hỏi ai chịu trách nhiệm về tình trạng đáng xấu hổ này. Một đất nước vốn nhiều may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt? Thử lấy vài ví dụ. Bình Định là một trong các tỉnh nằm trong diện xin Trung ương viện trợ cứu đói, nhưng sẵn sàng dựng tượng ông Nguyễn Sinh Sắc và ông Hồ. Người ta nghĩ, hình như cứ mở mắt dậy các vị lãnh đạo địa phương nghĩ ngay tới chuyện dựng tượng đài hay làm một cái gì đó kỳ vĩ được coi như lương tri, lương tâm thời đại.
Sơn La thuộc diện một trong những tỉnh nghèo nhất ở miền núi, nhưng dám đòi bỏ ra 1.400 tỷ dựng tượng đài Bác Hồ, gần như dư luận cả nước phản đối. Trong lúc đó có một vị kỹ sư trưởng ở một thành phố lớn lại ủng hộ. Báo mạng lên tiếng: con chó sủa 100 lần không biến thành người nhưng người chỉ cần sủa một lần biến thành chó. Đủ biết sự công bằng của lòng dân.
Còn ông Chủ tịch tỉnh Sơn La thì than vãn: không dựng được Tượng Đài Bác thì thiệt thòi cho dân. Hãy đi hỏi từng người dân có ai nói như vậy không? Hay thiệt thòi cho những ai không có tiền rút ruột công trình bỏ túi?
Sơn La thuộc diện một trong những tỉnh nghèo nhất ở miền núi, nhưng dám đòi bỏ ra 1.400 tỷ dựng tượng đài Bác Hồ, gần như dư luận cả nước phản đối. Trong lúc đó có một vị kỹ sư trưởng ở một thành phố lớn lại ủng hộ. Báo mạng lên tiếng: con chó sủa 100 lần không biến thành người nhưng người chỉ cần sủa một lần biến thành chó. Đủ biết sự công bằng của lòng dân.
Còn ông Chủ tịch tỉnh Sơn La thì than vãn: không dựng được Tượng Đài Bác thì thiệt thòi cho dân. Hãy đi hỏi từng người dân có ai nói như vậy không? Hay thiệt thòi cho những ai không có tiền rút ruột công trình bỏ túi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét