Đảo ngọc Phú Quốc bị băm nát: Vỡ vụn trước khi thành đặc khu
24/07/2018 TP - Hơn 15 năm qua, “Hòn Ngọc biển Tây” đã thay đổi chóng mặt. Ðạt được một số thành tựu vượt bậc, song Phú Quốc đang phải trả giá cho sự phát triển “nóng” của mình. Ðó là đất đai bị “băm nát”, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong khi chính quyền huyện đảo tỏ ra bất lực…Đâu rồi đảo ngọc
Mười sáu năm trước, năm 2002, khi ấy chưa có những con tàu cao tốc, hành khách ra Phú Quốc phải đi tàu gỗ, lênh đênh cả ngày mới đặt chân đến đảo Ngọc. Trong một lần đi công tác chung với đoàn của Kiểm ngư Kiên Giang chúng tôi lên đảo Phú Quốc; cảm nhận đầu tiên là hòn đảo lớn nhất Việt Nam mang tên đảo Ngọc còn hoang sơ.
Biển Bãi Trường xanh ngắt, sóng vỗ rì rầm, chạy dài hàng chục km từ xã Dương Tơ đến thị trấn An Thới với những rừng cây tràm, những hàng dừa trĩu quả. Ngư dân ở trải dài ven biển, sống chân chất trong những mái nhà tranh. Trong khi đó, Bãi Dài (được bình chọn là một trong 10 bãi biển đẹp của thế giới), Bãi Khem, Bãi Thơm… được ví là vùng… hoang của đảo.
Một đại gia ở Hà Nội thôn tính đất bức tử sông ở Phú Quốc. Ảnh: PV.
Những “thổ dân” trên đảo thời ấy kể rằng, họ sống chủ yếu tự cung tự cấp. Ra biển thì lúc nào cũng tôm cá đầy ghe. Một số loài cá còn được đánh bắt về để… làm phân, lên rừng thì gặp nhiều nai, heo, chồn, rắn. Thậm chí thú rừng còn chạy cả vào vườn nhà. Ông Nguyễn Văn Khanh kể lại, thời xa xưa, cái vùng Bắc đảo này vắng vẻ lắm. Ðàn bà lội ra biển thả lưới chơi chơi cũng bắt được rất nhiều cá. Còn Dogong (cá cúi) hả, tôi thích bắt lúc nào thì bắt. Bây giờ thì cạn kiệt hết rồi.
Thời ấy Phú Quốc dân số chỉ khoảng 80 ngàn người, tập trung chủ yếu ở thị trấn Dương Ðông và An Thới. Anh Nguyễn Văn Tấn - một ngư dân sống ở thị trấn An Thới mời cả đoàn khách về nhà thưởng thức các món hải sản tươi sống do chính anh đánh bắt như: Mực tươi nướng mọi, ốc hương hấp sả, cá bống mú hấp hành… Lai rai xong, chủ nhà trải chiếu rồi nằm lăn ra ngủ cùng khách. Nhà không có cổng, cửa nhà không thiết kế khóa, cứ mở toang cho gió biển tràn vào. Phú Quốc thời đó không có trộm cắp, cướp giật, đánh chém như bây giờ. Ði đánh bắt suốt đêm nhưng nhà không cần khóa cửa xe máy không cần đưa vào nhà, khóa để nguyên trên xe ai cần thì lấy chạy.
Ông Nguyễn Văn Bảy - một người sống lâu năm trên đảo Phú Quốc tâm sự: Nói hoang tàn thì có vẻ nặng nề, mất quan điểm. Nhưng, những gì đang xảy ra trên hòn đảo này thật là khủng khiếp. Ðất đai, núi đồi, sông suối, bãi biển… tất cả đang bị xới tung lên, làm thay đổi hiện trạng, cảnh quan và đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Tàn phá
Phú Quốc bắt đầu được chú ý tới từ khoảng đầu năm 2002 khi những tin đồn (chủ yếu được phát ra từ các cán bộ lãnh đạo) về việc Chính phủ sẽ qui hoạch xây dựng hòn đảo này thành Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của khu vực. Một số người ở đất liền đã ra đảo để mua đất đầu cơ. Ðến năm 2004, “phong trào” đầu cơ đất Phú Quốc rộ lên khi Quyết định 178/TTg của Thủ tướng Chính phủ được chính thức công bố.
Sau sự kiện trên, hàng trăm công ty, tập đoàn trong và ngoài nước đã “đổ bộ” vào Phú Quốc lập dự án, đăng ký kinh doanh dịch vụ, du lịch. Các Cty tàu cao tốc liên tiếp ra đời, nối đất liền (TP Rạch Giá) với Phú Quốc chỉ còn 2 tiếng 35 phút. Trên bầu trời, các chuyến bay cũng tới tấp đến Phú Quốc. Ðiện lưới quốc gia cũng nhanh chóng được kéo ra đảo thay cho những chiếc máy phát điện cũ kỹ, lỗi thời. Ðường, cầu cảng nhanh chóng được nâng cấp, mở rộng.
Làn sóng di dân ra đảo ngày càng nhiều, hòn đảo vốn yên bình bỗng náo nhiệt hẳn lên. Trong sự phát triển “nóng” ấy, đảo Ngọc đã phải chịu nhiều tổn thương. Một trong những vấn đề đó là vấn nạn phá và lấn chiếm đất rừng, núi đồi bị san phẳng… Hầu hết các chiến sỹ lúc đó đều vượt ngục từ nhà tù Phú Quốc. Vì thế nơi đây đang được kiến nghị xây dựng một tượng đài chiến thắng. Tuy nhiên sau nhiều kiến nghị ngọn núi vẫn bị… san phẳng. Như vậy, Phú Quốc từ 99 ngọn núi nay chỉ còn 97.
Hàng trăm chiếc máy đào, máy xúc, máy ủi đang ngày đêm quần thảo trên những sườn đồi, sông suối, những bãi biển hoang sơ, những vườn tiêu, vườn điều của người dân. Sự việc đau lòng diễn ra liên tiếp cả chục năm qua. Những bãi biển hoang sơ giờ đây đã nhường chỗ cho bê tông, hầu hết đều bị rào bít lối đi; nhiều khu vực rừng đã bị xóa sổ. Con sông Dương Ðông thơ mộng bao đời nay cũng đang… hấp hối. Dòng sông Cửa Cạn cũng bị lấn chiếm công khai từ thượng nguồn cho tới hạ lưu.
Không chỉ môi trường, cảnh quan ở Phú Quốc bị tàn phá, xã hội Phú Quốc cũng đang có sự đổi thay, phân hóa, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, nổi bật là hoạt động của những băng nhóm xã hội đen. Ðại tá Lưu Thành Tín - Phó Giám đốc Công an Kiên Giang cho biết, đã lập danh sách, mời hơn 160 đối tượng nghi vấn hoạt động theo kiểu băng nhóm đến làm việc, trong đó có tới 63 đối tượng có tiền án, tiền sự, hầu hết đến từ các tỉnh thành phía Bắc.
Cố đại tá quân đội, ông Trần Văn Ứng, ngay từ những năm đầu của thập kỷ trước đã phản ứng quyết liệt, yêu cầu ngưng ngay việc khai thác đất, đá tại 2 ngọn núi số 37 và 58 ở khu vực thị trấn An Thới. Bởi đây là những điểm cao chiến lược quân sự đã được xác định từ thời chống Pháp và Mỹ.
Nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết: Ðiều tra ban đầu cho thấy, có khoảng 50 triệu mét khối đất đá nằm trong khu vực rừng, sông suối, đất nông nghiệp đã bị đào bới, san lấp. Tổng cục Cảnh sát đang vào cuộc làm rõ một số sai phạm liên quan đến lấn chiếm đất rừng.
P.V
Những “thổ dân” trên đảo thời ấy kể rằng, họ sống chủ yếu tự cung tự cấp. Ra biển thì lúc nào cũng tôm cá đầy ghe. Một số loài cá còn được đánh bắt về để… làm phân, lên rừng thì gặp nhiều nai, heo, chồn, rắn. Thậm chí thú rừng còn chạy cả vào vườn nhà. Ông Nguyễn Văn Khanh kể lại, thời xa xưa, cái vùng Bắc đảo này vắng vẻ lắm. Ðàn bà lội ra biển thả lưới chơi chơi cũng bắt được rất nhiều cá. Còn Dogong (cá cúi) hả, tôi thích bắt lúc nào thì bắt. Bây giờ thì cạn kiệt hết rồi.
Thời ấy Phú Quốc dân số chỉ khoảng 80 ngàn người, tập trung chủ yếu ở thị trấn Dương Ðông và An Thới. Anh Nguyễn Văn Tấn - một ngư dân sống ở thị trấn An Thới mời cả đoàn khách về nhà thưởng thức các món hải sản tươi sống do chính anh đánh bắt như: Mực tươi nướng mọi, ốc hương hấp sả, cá bống mú hấp hành… Lai rai xong, chủ nhà trải chiếu rồi nằm lăn ra ngủ cùng khách. Nhà không có cổng, cửa nhà không thiết kế khóa, cứ mở toang cho gió biển tràn vào. Phú Quốc thời đó không có trộm cắp, cướp giật, đánh chém như bây giờ. Ði đánh bắt suốt đêm nhưng nhà không cần khóa cửa xe máy không cần đưa vào nhà, khóa để nguyên trên xe ai cần thì lấy chạy.
Ông Nguyễn Văn Bảy - một người sống lâu năm trên đảo Phú Quốc tâm sự: Nói hoang tàn thì có vẻ nặng nề, mất quan điểm. Nhưng, những gì đang xảy ra trên hòn đảo này thật là khủng khiếp. Ðất đai, núi đồi, sông suối, bãi biển… tất cả đang bị xới tung lên, làm thay đổi hiện trạng, cảnh quan và đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Tàn phá
Phú Quốc bắt đầu được chú ý tới từ khoảng đầu năm 2002 khi những tin đồn (chủ yếu được phát ra từ các cán bộ lãnh đạo) về việc Chính phủ sẽ qui hoạch xây dựng hòn đảo này thành Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của khu vực. Một số người ở đất liền đã ra đảo để mua đất đầu cơ. Ðến năm 2004, “phong trào” đầu cơ đất Phú Quốc rộ lên khi Quyết định 178/TTg của Thủ tướng Chính phủ được chính thức công bố.
Sau sự kiện trên, hàng trăm công ty, tập đoàn trong và ngoài nước đã “đổ bộ” vào Phú Quốc lập dự án, đăng ký kinh doanh dịch vụ, du lịch. Các Cty tàu cao tốc liên tiếp ra đời, nối đất liền (TP Rạch Giá) với Phú Quốc chỉ còn 2 tiếng 35 phút. Trên bầu trời, các chuyến bay cũng tới tấp đến Phú Quốc. Ðiện lưới quốc gia cũng nhanh chóng được kéo ra đảo thay cho những chiếc máy phát điện cũ kỹ, lỗi thời. Ðường, cầu cảng nhanh chóng được nâng cấp, mở rộng.
Làn sóng di dân ra đảo ngày càng nhiều, hòn đảo vốn yên bình bỗng náo nhiệt hẳn lên. Trong sự phát triển “nóng” ấy, đảo Ngọc đã phải chịu nhiều tổn thương. Một trong những vấn đề đó là vấn nạn phá và lấn chiếm đất rừng, núi đồi bị san phẳng… Hầu hết các chiến sỹ lúc đó đều vượt ngục từ nhà tù Phú Quốc. Vì thế nơi đây đang được kiến nghị xây dựng một tượng đài chiến thắng. Tuy nhiên sau nhiều kiến nghị ngọn núi vẫn bị… san phẳng. Như vậy, Phú Quốc từ 99 ngọn núi nay chỉ còn 97.
Hàng trăm chiếc máy đào, máy xúc, máy ủi đang ngày đêm quần thảo trên những sườn đồi, sông suối, những bãi biển hoang sơ, những vườn tiêu, vườn điều của người dân. Sự việc đau lòng diễn ra liên tiếp cả chục năm qua. Những bãi biển hoang sơ giờ đây đã nhường chỗ cho bê tông, hầu hết đều bị rào bít lối đi; nhiều khu vực rừng đã bị xóa sổ. Con sông Dương Ðông thơ mộng bao đời nay cũng đang… hấp hối. Dòng sông Cửa Cạn cũng bị lấn chiếm công khai từ thượng nguồn cho tới hạ lưu.
Không chỉ môi trường, cảnh quan ở Phú Quốc bị tàn phá, xã hội Phú Quốc cũng đang có sự đổi thay, phân hóa, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, nổi bật là hoạt động của những băng nhóm xã hội đen. Ðại tá Lưu Thành Tín - Phó Giám đốc Công an Kiên Giang cho biết, đã lập danh sách, mời hơn 160 đối tượng nghi vấn hoạt động theo kiểu băng nhóm đến làm việc, trong đó có tới 63 đối tượng có tiền án, tiền sự, hầu hết đến từ các tỉnh thành phía Bắc.
Cố đại tá quân đội, ông Trần Văn Ứng, ngay từ những năm đầu của thập kỷ trước đã phản ứng quyết liệt, yêu cầu ngưng ngay việc khai thác đất, đá tại 2 ngọn núi số 37 và 58 ở khu vực thị trấn An Thới. Bởi đây là những điểm cao chiến lược quân sự đã được xác định từ thời chống Pháp và Mỹ.
Nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết: Ðiều tra ban đầu cho thấy, có khoảng 50 triệu mét khối đất đá nằm trong khu vực rừng, sông suối, đất nông nghiệp đã bị đào bới, san lấp. Tổng cục Cảnh sát đang vào cuộc làm rõ một số sai phạm liên quan đến lấn chiếm đất rừng.
P.V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét