Vì sao không minh bạch nợ của doanh nghiệp nhà nước
Việt Nam có thể vỡ nợ công bất cứ lúc nào. Theo tôi tiềm ẩn vỡ nợ công ở VN chính là phần nợ công của DNNN con số đã lên đến 7 triệu tỷ đồng. Con số nợ công của chính phủ và nợ chính quyền địa phương thường được công bố tại các kỳ họp quốc hội hay chính phủ vì vậy phần nợ công này ít nhiều được kiểm soát. Trong khi đó phần nợ của DNNN không thấy công bố và nguy hiểm nhất là phần chìm tảng băng này phá nát nền kinh tế VN.
Fb. Thanh Sơn Phạm - Theo định nghĩa quốc tế về nợ công, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ doanh nghiệp nhà nước. Theo định nghĩa nợ công Việt Nam nợ công chỉ bao gồm nợ chính phủ và chính quyền địa phương .
Từ 2 cách định nghĩa trên nên nợ công có 2 con số khác nhau.
Theo cách tính nợ công quốc tế nợ công Việt Nam bằng 432 tỷ đô la tương đương 10 triệu tỷ đồng Việt Nam bằng 200% GDP. Nợ công đầu người khoảng 100 triệu đồng.
Theo cách tính Việt Nam nợ công Việt Nam năm 2017 khoảng 3,1 triệu tỷ đồng bằng 135 tỷ đô la tương đương 62% GDP. Nợ công đầu người 30 triệu đồng.
Hai con số chênh lệch đáng sợ số tuyệt đối (432 – 135 = 297 tỷ đô la), (100 triệu -30 triệu= 70 triệu). Số tương đối (200% – 62 % = 138%).
DNNN đi vay phải được chính phủ bảo lãnh mới vay được tiền. Nhưng họ làm ăn thua lỗ chi tiêu bừa bãi tại sao người dân chúng tôi phải chịu thay cho họ. Ví dụ như Vinashin đi vay quốc tế làm ăn phá sản thua lỗ, Vinashin không trả nợ tiền cho nước ngoài, chính phủ đứng ra trả nợ thay sau đó số tiền đó tính vào nợ công và chia đều cho 100 triệu dân phải gánh chịu.
Nhìn vào cách tính của VN nợ công rất khiêm tốn 135 tỷ đô la bằng 62% GDP. Nhưng cách tính quốc tế là con số kinh hồn 432 tỷ đô la bằng 200% GDP.
Việt Nam có thể vỡ nợ công bất cứ lúc nào. Theo tôi tiềm ẩn vỡ nợ công ở VN chính là phần nợ công của DNNN con số đã lên đến 7 triệu tỷ đồng. Con số nợ công của chính phủ và nợ chính quyền địa phương thường được công bố tại các kỳ họp quốc hội hay chính phủ vì vậy phần nợ công này ít nhiều được kiểm soát. Trong khi đó phần nợ của DNNN không thấy công bố và nguy hiểm nhất là phần chìm tảng băng này phá nát nền kinh tế VN.
Do nợ công tăng cao như vậy nên nhà nước chỉ còn cách tăng thuế và phí hay cạp đất ra mà bán, hay cách huy động 500 tấn vàng trong dân đề bù đắp nợ công.
Ngày 1/7/2018 luật minh bạch thông tin có hiệu lực yêu cầu chính phủ kiến tạo 4.0 minh bạch các thông tin như nợ xấu hay nợ công DNNN để người dân còn biết, còn mù mờ chỉ chết dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét