Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Vụ Formosa: 25 câu hỏi đối với Thủ tướng

"Đã khi nào các ông nhìn lại tấm hình các ông chụp tắm biển để mị dân là biển sạch? các ông đâu có bị bệnh đao (down syndrome) đâu mà có những hành động phản cảm, nhảy xuống tắm biển chứng minh biển sạch. Nó phản cảm bởi: Theo nhìn nhận của phương Tây, tấm ảnh 8 thằng đàn ông trùng trục với nhau như thế thì chỉ có thể là đồng tính. Các ông không bị đồng tính, mà như thế thì là bệnh hoạn. Hình ảnh 8 thằng đàn ông trùng trục ở một vùng biển như thế, nó còn làm cho sự kinh hãi và chắc chắn tâm lý sẽ phải bỏ chạy trước mắt bất cứ người phụ nữ nào khi thấy cảnh đó".
Vụ Formosa: 25 câu hỏi đối với Thủ tướng
Yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim thủ tướng và ông Trần Hồng Hà, đương kim bộ trượng Bộ TN-MT, phải trả lời 25 câu hỏi này một cách minh bạch trước khi người dân cho phép các ông có bất cứ động thái nào đối với Formosa.

Ông Trần Hồng Hà và Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: internet
Ngày 27 tháng 4 sau khi thảm họa Formosa Vũng Áng xảy ra gần một tháng, ông Võ Nhân Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã họp báo trong 7 phút công bố rằng, nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ và những hoạt động của con người, không phải do Formosa [1]. Cả người dân và trí thức đều phản bác kết luận cá chết do thủy triều đỏ. Nhiều nhà trí thức yêu cầu Bộ TNMT nếu kết luận cá chết do thủy triều đỏ thì Bộ TNMT phải công bố ảnh viễn thám và các thông số môi trường như chỉ số N/P chỉ dấu của hiện tượng thủy triều đỏ.

Hội nghị ở Nội Mông

Hội nghị ở Nội Mông
Hội nghị ở nội Mông nếu có thật thì do đâu mà có, bảo rằng do Trung quốc giải nghệ nghề ăn cướp thì ai mà tin nổi! Còn nếu bảo rằng do áp lực của phán quyết tòa án quốc tế hoặc của Mỹ, của phương tây… thì không hề có cơ sở nào hết.
Hội nghị Trung Quốc – ASEAN diễn ra ở Nội Mông 
giữa tháng 8 vừa qua. Nguồn: internet
Ngày 15/8/2016 Trung quốc đã mời các nước Asean đến tận vùng Mãn Châu Lý, thuộc nội Mông để họp về biển Đông. Không hiểu tại sao phải họp hành xa xôi như vậy, nhưng sau khi họp xong, người ta thông báo cuộc họp thành công tốt đẹp và cho biết rằng đến giữa năm sau (2017) thì quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) sẽ ra đời. Cả thế giới bán tín bán nghi, giới truyền thông dè dặt, không có tin nào cụ thể lọt ra, biết làm sao mà bàn luận.

Thái Bá Tân: Nhà nước hèn thì sao?

Hiện tượng Thái Bá Tân
Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.

Nhà thơ Thái Bá Tân. Thái độ của nhà thơ Thái Bá Tân là 
thái độ của một sĩ phu Bắc Hà.. Photo courtesy of tinhhoa.net
Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân.

Con ai: 32 tuổi cùng lúc làm sếp 5 doanh nghiệp

32 tuổi cùng lúc làm sếp 5 doanh nghiệp
Dù tuổi còn khá trẻ, song ông Tuấn đang cùng lúc đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp lớn. Tổng công ty Thiết bị Điện Gelex vừa có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn làm Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật công ty chỉ sau một tháng tham gia vào doanh nghiệp thiết bị điện hàng đầu của Việt Nam này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 6/9.
Gelex vừa có Tổng giám đốc 32 tuổi.
Gelex tiến hành họp đại hội cổ đông bất thường giữa tháng 7, khi đó ông Tuấn mới "chân ướt chân ráo" vào công ty và được giới thiệu tham gia là thành viên Hội đồng quản trị.

Không rõ ông Thanh ở đâu, còn Vũ Huy Hoàng ?

Ông Trịnh Xuân Thanh không ở Hậu Giang cả tháng nay
28/08/2016 TTO - Chiều 27-8, ông Đồng Văn Thanh, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết từ khoảng hơn một tháng nay ông Trịnh Xuân Thanh không có mặt ở UBND tỉnh. Cho đến thời điểm hiện tại, lãnh đạo tỉnh chưa nghe bất cứ thông tin gì liên quan đến ông Thanh từ các cơ quan trung ương. Phòng làm việc của ông Trịnh Xuân Thanh tại UBND tỉnh Hậu Giang luôn đóng kín cửa - Ảnh: H.T.D.

Không rõ ông Thanh ở đâu
“Ông Trịnh Xuân Thanh hiện vẫn còn là tỉnh ủy viên, sinh hoạt Đảng tại chi bộ Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, nhưng từ ngày đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương vào làm việc, ông Trịnh Xuân Thanh ít có mặt tại Hậu Giang. Riêng hơn tháng nay chúng tôi không rõ ông Thanh ở đâu” - ông Thanh nói.

Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’ (trích)

Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’
Nguyễn Tiến Trung - Một sỹ quan an ninh mà tôi có dịp tiếp xúc cũng công nhận với tôi rằng anh thấy xấu hổ khi là một đảng viên cộng sản. Anh cảm thấy tội lỗi khi phải im lặng trước hiện trạng đất nước, bởi vì “đồng chí” trong đảng cộng sản bây giờ nghĩa là đồng lõa phi pháp với những kẻ “bán nước hại dân”.
Nhóm lợi ích cần được sớm diệt trừ. Ảnh: internet
Theo dõi báo chí chính thống “lề phải” những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí “lề dân” ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.

Vụ Yên Bái là ‘khủng hoảng mô hình?’

Vụ Yên Bái là ‘khủng hoảng mô hình?’
Nguy hiểm cho sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và của chế độ thì đã đành, nhưng đó không phải là mối quan ngại của những người lâu nay công khai bầy tỏ ý kiến bất đồng đối với những đường lối, chủ trương, chính sách sai trái của đảng và nhà nước. Những người này, trong đó có chúng tôi, âu lo về sự an nguy của dân tộc khi xẩy sự bạo loạn ngoài tầm kiểm soát - Giáo sư Chu Hảo
Vụ Yên Bái là ‘khủng hoảng mô hình?’ Nhà quan sát Nguyễn Thị Từ Huy từ Paris bàn về nguyên nhân các vụ bạo lực ở Việt Nam gần đây và đề cập giải pháp cho vấn đề. Các vụ bạo lực từ nổ súng ở tỉnh Yên Bái cho tới sỹ quan công an xã ở tỉnh Bình Thuận của Việt Nam bắn hai viên đạn cao su vào lưng của công dân địa phương khi 'mời' lên trụ sở làm việc tiếp tục là đề tài được dư luận quan tâm.

Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ

Không biết thời làm giám đốc sở, ông Long này có ứng xử bằng thứ văn hoá không biết xấu hổ không ? Tôi tin là có, giám đốc Sở dưới quyền các ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo hay Nguyễn Phú Trọng, các bí thư, chủ tịch Hà Nội các khóa trước, thì bố bảo cũng không dám trái ý các quan thầy. Quan thầy đã bảo "nước ngược dòng cũng chảy" thì giám đốc sở nhất định phải nói "quả thế không sai"... Ghét cái đám quan cả đời tham lam, xu nịnh, nhưng lúc về già nói điều nhân nghĩa dạy người khác.
Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ
Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ…, sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố… Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian “cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết”. Điên lắm.
PGS TS Phạm Quang Long, cựu Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, cựu Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cựu Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội (2005-2013). Nguồn:documentary.vn  - Tôi mượn ý của cuốn sách “Về một nền văn hoá biết xấu hổ” do NXB Văn học ấn hành để nói về thứ văn hoá ứng xử không biết xấu hổ đang lan nhanh như bệnh dịch hiện nay.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

VN tìm và diệt ‘ruồi’ thuộc phe thất thế (trích)

Việt Nam khởi sự việc tìm và diệt ‘ruồi’ thuộc phe thất thế
HÀ NỘI – Công an Việt Nam khám xét tư gia của ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội vào chiều 26 tháng 8, làm gợi lại thành ngữ “đả hổ, diệt ruồi,” cách gọi chuyện chống tham nhũng ở Trung Quốc. Dựa trên cách gọi này, Việt Nam cũng đang diệt “ruồi,” nhưng đó là những con “ruồi” thuộc phe thất thế.

Trịnh Xuân Thanh khi đang là bí thư đảng ủy, chủ tịch Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam. (Hình: Ảnh: PVC-MT)

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Tại sao người Việt tôn thờ cọp, không thờ sư tử

Tại sao người Việt tôn thờ cọp mà không thờ sư tử
Sau bài đăng “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” trên trang nghiencuulichsu.com vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi tôi câu hỏi liên quan đến việc thờ cọp và sư tử trong văn hóa Việt Nam. Giữa hai con vật này tại sao có sự khác biệt trong quan niệm về tôn thờ. Trong khi cọp được gọi kính cẩn bằng những tên gọi như “Ông Ba Mươi”, “Thần Hổ”, “Chúa Sơn Lâm” thì sư tử chỉ là linh vật trang trí trong các công trình tín ngưỡng, tâm linh với vị thế là canh giữ công trình. Nay có thời gian, xin phép được lý giải thử vấn đề này từ phương pháp tiếp cận 3 góc độ: Sinh học-Lịch sử-Văn hóa.
Tranh thờ Cọp ở Đình thần huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Giã từ GDP “bẩn”

Giã từ GDP “bẩn”
Một loạt số liệu gây kinh ngạc, cũng được Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiết lộ, theo đó trên cả nước hiện có 500.000 cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ lạc hậu; 13.500 cơ sở y tế phát sinh mỗi ngày 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế. Ngoài ra hàng năm ở Việt Nam có thể có tới 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật bị sử dụng sai qui định. Đó là chưa kể tới 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, 630 nghìn tấn chất thải nguy hại. Đồng thời trong số 458 bãi chôn lấp có tới 337 bãi không hợp vệ sinh, cùng hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, furan. Bức tranh mô tả Việt Nam như bãi rác thải khổng lồ vượt khả năng kiểm soát còn được tô đậm nét hơn, qua mấy thập niên áp dụng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài FDI bằng mọi giá, đánh đổi chi phí cơ hội về môi trường.

Bên ngoài nhà máy thép Formosa, tỉnh Hà Tĩnh hôm 3/12/2015. AFP photo
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa lên tiếng kêu gọi thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Muốn ăn sạch phải có chính quyền sạch

Muốn ăn sạch phải có chính quyền sạch
Giống như nhiều người trong chúng ta, ca sĩ Mỹ Linh giờ đây sẽ phải trả một mức giá cao hơn nhiều nếu cô muốn ăn hải sản không có xyanua từ nhà máy Formosa. Trường hợp này hoàn toàn đúng với phát biểu của cô được báo chí dẫn lại trong hôm nay và tạo ra nhiều tranh cãi trên mạng: "Muốn rẻ đừng đòi hỏi thực phẩm sạch".
Ca sĩ Mỹ Linh phát biểu tại diễn đàn về thực phẩm sạch. Ảnh: Thành Đạt
Tiếc thay, hải sản - một loại thực phẩm bị bẩn lại không phải vì người nông dân hám lời làm bậy mà bởi vì những người đã tiếp tay đưa Formosa vào để giết chết cả vùng biển miền Trung. Vậy chúng ta đang phải trả tiền nhiều hơn cho món hải sản mà chẳng liên quan gì đến ngư dân hay trình độ của người tiêu dùng.

Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia

Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia
“Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân” – Lao Tzu
Đi hay ở là một câu hỏi đã ám ảnh nhiều người Việt, ít nhất hai thế hệ, như một bi kịch của quốc gia, với nhiều hệ quả khôn lường. Phải rời bỏ quê hương đất nước “di cư” tới một xứ sở khác là điều bất đắc dĩ. Các cuộc di cư lớn thường do chiến tranh hay thay đổi chế độ chính trị. Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây không phải là về chuyện di cư thông thường đã từng xảy ra trong lịch sử (như sau năm 1975), mà về hiện tượng ra đi bất thường đang diễn ra hiện nay tại một số nước chuyên quyền (như Trung Quốc và Việt Nam).
Đã có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài
Có một cuốn sách nhỏ mà mỗi khi đọc lại người ta không khỏi liên tưởng đến thực trạng đang diễn ra tại quốc gia, công ty, hay cơ quan của mình. Đó là cuốn “Ra đi, Lên tiếng, và Trung thành” (Exit, Voice, and Loyalty, Albert Hirschman, Harvard University Press, 1970). Một cuốn sách hay nhưng dường như ít người đọc.

Thủ đoạn tinh vi biến tờ 20.000đ thành 500.000đ

Thủ đoạn tinh vi biến tờ 20.000đ thành 500.000đ
Thời gian qua, cư dân mạng đang lan truyền rộng rãi thông tin về chiêu trò lửa đảo mới hô biến một tờ 500.000 đồng và một tờ 20.000 đồng thành hai tờ 500.000 đồng. Đây là thủ thuật lừa đảo hay được sử dụng vào những lúc ánh sáng mập mờ hoặc một số tiền lớn. Do vậy khi mua sắm, chi tiêu vào thời điểm này mọi người cần đề cao cảnh giác.
Thủ đoạn lừa đảo này được thực hiện bằng cách ghép nối hai tờ tiền 500.000 đồng và 20.000 đồng. Hai tờ tiền này sẽ được cắt làm đôi rồi dán ghép lại với nhau để thành hai tờ 500.000 đồng. Sau đó, nó sẽ được lẫn vào tập tiền đếm đưa cho khách hàng hoặc chỉ để cho người nhận tiền nhìn thấy nửa của tờ 500.000 đồng. Với cách này kẻ gian đã lừa gạt được không ít người.

Làm gì để tránh bạo lực như ở Yên Bái?

Làm gì để tránh bạo lực như ở Yên Bái?
‘Xử đảng như xử dân’Vụ bạo hành bằng súng làm chết người hôm 18/8/2016 ở tỉnh Yên Bái của Việt Nam giữa một số quan chức lãnh đạo tỉnh này đã gây ra những quan ngại trong dư luận và cho thấy những chỉ dấu đáng báo động về tình trạng bạo lực và ứng xử bạo hành trong xã hội Việt Nam, theo các khách mời Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.

Vụ bạo hành nổ súng chết người ở tỉnh Yên Bái hôm 18/8/2016 đặt ra những câu hỏi lớn về hành vi, ứng xử trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ảnh: VTC1

Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ

Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ
Lữ Giang
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay có rất nhiều chuyện lạ đã xảy ra. Chúng tôi đã viết hai bài nói về những chuyện lạ đó. Bài thứ nhất là “Đảng cử đảng bầu” phổ biến ngày 14.4.2016 và bài thứ hai là “Hoa Kỳ và biến loạn bầu cử” ngày 11.8.2016. Những gì chúng tôi tiên đoán đang đúng. Chúng tôi xin nhắc lại những câu quan trọng chúng tôi đã trích dẫn làm chủ đề cho sự tiên đoán:
Trong một lá thư gởi cho một cộng tác viên của mình đề ngày 21.11.1933, Tổng Thống Franklin Rooseveltđã viết:
Sự thật của vấn đề, như bạn đã biết, là yếu tố tài chánh trong các trung tâm rộng lớn đã làm chủ chính quyền của nước Mỹ kể từ thời Andrew Jackson."
Huy hiệu của Siêu Quyền Lực Bilderberg Group. 
Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã từng nói: Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.”

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Chiến sỹ công an làm đơn xin được đi Tù

Chiến sỹ công an kêu oan: Một mình sao làm được?
Bình Luận Án: Dưới đây là một bài viết đăng trên trang cá nhân của một nhà báo với tit "Nét chữ công an". Nhiều khả năng báo chính thống sẽ đưa tin về sự việc này. Chuyện tất cả cùng làm, nhưng chỉ cấp dưới phải chịu như một con tốt thí hoàn toàn không phải là điều mới mẻ trong xã hội "ưu việt" của chúng ta. Chính tôi, trong nghề nghiệp của mình, đã thấy nhiều trường hợp như vậy. Có vậy mới phần nào hiểu vì sao có những phát súng k59! Tôi có hỏi, thì được người viết cho biết thêm là "Cơ quan điều tra VKSNDTC vào rồi, nhưng không biết họ bới ra hay gói lại". Thấy thương và bức xúc cho anh công an gặp vận đen!
Theo đơn của Tiền, số tang vật này Tiền đem bán và đem cho đều theo chỉ đạo của cấp trên và số tiền bán xe cũng được giao hết cho cấp trên chứ Tiền không giữ

Thượng úy công an nổ 3 phát súng bắn chết cấp trên

Đây là vụ án cũ, lạ lùng cho hành vi, lời nói của cán bộ công an, chiều bắn nhau thì trong buổi trưa, cả hai người có uống bia; cấp trên buông lời “xúc phạm danh dự nhân phẩm bản thân và phụ huynh”; “Nãy giờ mày chửi ai, mày có tin tao bắn chết mày không”; “Tao cho mày sửa súng, mày sửa súng rồi bắn chết tao đi”.
Thượng úy công an nổ 3 phát súng bắn chết cấp trên
Thiếu kiềm chế khi bị thiếu tá cấp trên xúc phạm, thượng úy trại giam Lê Văn Hùng nổ 3 phát súng K59 bắn chết ông này tại nơi làm việc. Ngày 27/5/2016, TAND tỉnh Quảng Trị mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Văn Hùng (35 tuổi, nguyên thượng úy cán bộ Trại giam Nghĩa An thuộc Bộ Công an, đóng tại Quảng Trị) về tội Giết người và Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Lê Văn Hùng tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Táo
13h50 ngày 23/8/2015, bị cáo Lê Văn Hùng nhận 2 phạm nhân về khu trồng rau màu và chăn nuôi để quét dọn chuồng và nấu cám. Đến 15h, cấp trên là thiếu tá Trần Đức Hùng (Phó phân trại 2) và một cán bộ khác đến kiểm tra khu vực này.

Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa

Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa 
Lê Anh Đạt Tiền Phong TP - Đại dự án Formosa có những chuyện giờ mới thấy thấm, không chỉ việc gây ô nhiễm môi trường và những hệ lụy khác. Chuyện về đồng tiền là chiêm nghiệm sâu sắc nhất cho cả “quan” và dân không chỉ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Một khu tái định cư dự án Formosa.
Bia miệng
Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, nguyên Trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng Formosa, nguyên Trưởng ban Giải quyết tồn đọng, vừa bị khởi tố bị can, cho tại ngoại, chờ ngày ra tòa vì gây thất thoát tiền đền bù giải phóng mặt bằng dự án Formosa. Ông gần như mất hết ở tuổi 58.

Quan bắn nhau và lời cay độc của một nông dân...

Vụ thảm sát Yên Báy và lời nói cay độc của một bác nông dân...
Lưu Trọng Văn - Một lão nông gốc Huế bực mình nói: Chuyện đất mình chết, chuyện chính nông dân mình chết không lo cứ lo chuyện mấy ông lãnh đạo chết đâu đâu! Nghe lão nông nói, mọi người im thin thít. Nhưng rồi gã thấy một bác chuyên trồng bắp cải vỗ đít cái phạch nói: Thế cụ nghĩ là chuyện mấy ổng trên đó bắn nhau chết không liên quan tới đất của mình , không liên quan đến nông dân mình đang bị chất độc giết chết à? Liên quan đó! Liên quan lắm đó!
Cha gã kể, thời học Quốc học Huế, cha gã và nhà văn Hoài Thanh đã kéo nhau ra bờ Sông Hương để cùng khóc khi nghe tin Nguyễn Thái Học và các đồng chí đảng viên Quốc dân đảng của ông bị bắn chết, cuộc Khởi nghĩa Yên Báy bị dìm trong biển máu.

Bị CA đánh ho ra máu vẫn bày tỏ sự ‘biết ơn’

Bị đánh ho ra máu vẫn viết thư bày tỏ sự ‘biết ơn’
CÀ MAU – Báo giới và nhiều luật sư ở Việt Nam nhấn mạnh, ngoài việc bồi thường cho ba thanh niên bị hàm oan ở Cà Mau, không thể bỏ qua trách nhiệm những viên chức tư pháp có liên quan. Tối 2 tháng 6 năm 2015, ông Lâm Chí Nhẫn cấp báo với công an xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, rằng ông mới bị ba thanh niên tấn công, cướp điện thoại.
Chỉ có ở Việt Nam: Bị đánh ho ra máu vẫn viết thư bày tỏ sự ‘biết ơn’ - Các bị can không được cắt tóc vì tóc ngắn thì không giống với mô tả của bị hại về thủ phạm. (Hình: Dân Việt)

Tai nạn nghề nghiệp hay vận hạn của Dũng - Phúc?

‘Nhà nước kiến tạo’, tai nạn nghề nghiệp hay vận hạn của Dũng - Phúc?
Từng là một cấp dưới quen im lặng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn giữ được đức tính khôn khéo, thận trọng và kiệm lời khi thế vào chỗ thủ tướng cũ. Nếu so sánh với Bí thư thành ủy Đinh La Thăng liên tục hô hào trong một tháng rưỡi đầu tiên chấp nhiệm ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau đó lặng tăm và dần biệt tăm, ông Phúc tỏ ra khiêm tốn hơn hẳn. Cũng bởi lẽ đó mà cho tới nay, trong khi đang có những đồn đoán về khả năng Đinh La Thăng không thể “trụ” được ở thành phố Hồ Chí Minh mà sẽ bị “rút” ra trung ương cho một cái ghế vô thưởng vô phạt, vị trí chính trị của Nguyễn Xuân Phúc vẫn có vẻ an toàn.

Trần đời chẳng có ai là hoàn hảo, Nguyễn Xuân Phúc cũng thế.


Dưới thời Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tiếng là người nhẫn nhịn đến mức có lúc còn bị xem là “mất tích”. Chỉ mới từ sau Đại hội XII của đảng cầm quyền ông mới được bình yên “mở miệng”, nhưng nay ông lại phải bắt đầu giải quyết hậu quả của những sai lầm trong hành chính và phong cách chính trị.

Cho tới nay, Thủ tướng Phúc là quan chức cao cấp duy nhất đang lặp lại lý thuyết “Nhà nước kiến tạo” của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật mà khi đưa ra thông điệp đầu năm 2014 - trong đó có chủ trương “Nhà nước kiến tạo phát triển” - rất có thể đã không biết dàn tham mưu vẽ vời cái gì trong đó.

Họ đã làm được gì cho đất nước?

Họ đã làm được gì cho đất nước?
Mới đây, vào ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng ghé thăm khu Phố cổ Hội An. Chuyến viếng thăm sẽ không có điều gì đáng nói nếu đoàn xe hơi của phái đoàn do ông dẫn đầu không chạy vào con đường đi bộ dành cho du khách. Không có tờ báo chính thống nào ở Việt Nam đề cập đến chi tiết ấy. Nhưng nó không thoát khỏi mắt của dân chúng. Nhiều người chụp hình đoàn xe và đưa lên facebook. Các bức hình ấy được phát tán nhanh chóng và thu hút sự chú ý của quần chúng, làm rộ lên những sự phê phán gay gắt đối với việc lộng quyền của thủ tướng. Cuối cùng, chưa tới mười ngày sau, trong cuộc hội nghị về công tác cải cách hành chính, ông Nguyễn Xuân Phúc công khai xin lỗi; sau đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng công khai xin lỗi về việc để đoàn xe của thủ tướng đi vào khu phố cổ.

Những lời xin lỗi ấy không thể có nếu không có những sự phê phán của quần chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch Quốc hội khoá 14 vào ngày 23 tháng 7, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một mặt, ca tụng các thành tựu của đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, phê phán các tổ chức xã hội dân sự và những người thường xuyên phản biện lại các chính sách của đảng và nhà nước. Bà nói:

Vì sao dân “hả hê” khi đảng viên giết nhau ?

Vì sao người dân có tâm trạng “hả hê” trong vụ đảng viên giết nhau ở Yên Bái?
Ở xã hội VN, có bao giờ công lý được thực thi hay chưa ? Theo tôi là chưa. Nếu có thì cũng hai tốc độ khác nhau.

Thử xét trường hợp mới đây ở phố cổ Hội An, (di sản văn hóa quốc gia và thế giới), người dân nào dẫn đoàn xe hai chục chiếc vào đây thì phải “tả tơi như cái mền”, vì bị pháp luật trừng trị. Trong khi ông thủ tướng đi vào thì không hề gì cả.

Thí dụ khác, cướp 2 ổ bánh mì thủ phạm gỡ lịch mỏi tay. Trong khi cán bộ đảng viên thụt két, rút ruột xí nghiệp quốc gia, làm phá sản, gây ra hàng tỉ đô la tiền nợ. Nếu “đúng qui trình” thì hòa cả làng, người dân nai lưng trả nợ.

Theo tôi, tâm trạng hả hê của người dân là có thật. Đó là tâm lý “thù nhà được báo” được thể hiện ra bề mặt. “Thù nhà được báo”, cách nói khác của “công lý được thiết lập”, là văn hóa “nền tảng” không chỉ của đông phương mà còn cả nhân loại. Ở xã hội văn minh, “công lý” là cột trụ của các định chế pháp lý quốc gia và quốc tế.

Không khuyến khích dân ăn cá vùng biển ô nhiễm

Không khuyến khích người dân đánh cá và ăn cá vùng biển ô nhiễm
Ngay tại hội nghị, chính Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng đã thừa nhận kết quả của báo cáo mới chưa trả lời được hoàn toàn câu hỏi cá đã ăn được chưa. Ông nói thêm là một số vũng xoáy ở bắc đèo Ngang, cửa biển Nhật lệ thuộc tỉnh Quảng Bình, mũi biển từ Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị và Chân Mây thuộc Thừa Thiên Huế không thuộc vùng an toàn tuyệt đối theo nghiên cứu.
Không khuyến khích người dân đánh cá và ăn cá vùng biển ô nhiễm - Tàu đánh cá neo gần một bãi biển ở Qui Nhơn hôm 4/8/2016. Ảnh AFP. Một ngày sau khi Bộ tài nguyên và môi trường công bố kết quả đánh giá thực trạng môi trường biển miền Trung, hôm 22 tháng 8, cho biết biển đã an toàn cho tắm biển, thể thao dưới nước và nuôi trồng thủy sản, giới chức Y tế Việt Nam và các nhà khoa học tiếp tục cảnh báo người dân nên chờ thêm kết luận điều tra về sự an toàn của cá và tránh đánh bắt cá gần bờ.

Biển đã sạch. Thật không? Dân không tin

Biển đã sạch. Thật không?
Ngày 22 tháng 8 năm 2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Kết quả mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra ngay lập tức gặp phản ứng gần như tiêu cực của người dân lẫn mạng xã hội và báo chí cả nước. “Hôm nay thì có một câu chốt cuối cùng mà báo Dân Trí và Lao Động có đưa ra đó là chưa biết cá biển đánh lên thì đã ăn được chưa, đấy là câu chốt. Tức là hiện nay cá biển vẫn chưa có thể ăn được, và chưa ăn được thì ngư dân chưa ra khơi vì ra khơi đánh cá mà cá không ăn được thì đánh cá làm gì? Vì vậy nói tóm lại phải khởi tố Formosa."
Du khách tại Ghềnh Đá Dĩa, một địa điểm du lịch phổ biến tại Tuy An, tỉnh Phú Yên hôm 1/8/2016.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Ồ ạt đi xem “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”

Ồ ạt đi xem “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”
20/08/2016 (NLĐO) – Khán giả TP HCM đổ xô đến các cụm rạp BHD, Galaxy, Lotte Cinema… để xem phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” trong ngày đầu công chiếu 19-8. Hầu hết các suất chiếu đều kín rạp, có nhóm gồm cả đại gia đình ba thế hệ cùng xem phim.
Nhân vật Dì ghẻ và Cám trong phim
Thông tin về “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” dày đặc trên mạng xã hội, các báo, trang thông tin điện tử trước ngày công chiếu. Nhiều người tò mò muốn xem cổ tích Việt Nam biến hóa thế nào trên phim, một số thì không biết phim thế nào mà lại gắn với cuộc khẩu chiến ồn ào giữa hai nhà phát hành CGV, BHD. Một số khác chỉ đến để xem phim mới ra rạp như thói quen giải trí lâu nay…

Khi chức tước là hàng hóa

Khi chức tước là hàng hóa
Tại sao chức tước lại biến thành hàng hóa? Vì người dân chẳng có quyền gì khi bầu chọn hay giám sát quyền lực của hệ thống chính trị hiện thời.
Tôi tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng biết hết, biết rành rẽ, biết tường tận mọi ngón nghề bậy bạ trong công tác tổ chức cán bộ.
Khi ông phát biểu về nạn chạy luân chuyển, tôi còn không tin, nhưng khi vụ Trịnh Xuân Thanh bị phanh phui thì không những tin sái cổ mà tôi còn tìm ra một vụ tương tự.

Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể

Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể
Tấm Cám kể chuyện cho mấy mẹ nghe:
Đầu tiên kể chuyện con Tấm:
- Từ đầu phim tới cuối con Tấm ngoài khóc và hỏi " why ! Why" thì méo thấy nó làm cái mẹ gì hết.
Bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể (2016)
... Mất tôm tép nó ngồi khóc,
... Con bống chết nó ngồi khóc,
... Đéo được đi hội nó ngồi khóc...
Tóm lại nó khóc miết, khóc đến nỗi Bụt còn thấy mắc mệt với nó. Cơ mà tại nó cũng đẹp nên cứ mỗi lần nó khóc là có bụt hiện lên giúp nó. Giống mấy em kiểu Ngọc Trinh thời nay ấy, cứ đẹp là dễ được đàn ông thương cảm và nâng niu.

Đỗ Cường Minh và Những cánh sen Yên Bái

Những cánh sen Yên Bái
63 ô tô lớn nhỏ là cái nhiều người đếm được khi xem một clip đang lưu hành trên mạng quay lại đám tang của ông Đỗ Cường Minh, người được cho là nghi can đã giết chết Bí thư tỉnh ủy cùng với Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tình Ủy tỉnh Yên Bái.
Đám tang ông Đỗ Cường Minh tại Yên Bái
5 chiếc xe đi đầu có màu đen và giống với cung cách của xã hội đen trong các phim Hongkong. Trên mui mỗi chiếc là 1 hoa sen khổng lồ màu vàng cho thấy đám tang này được tổ chức khá tốt, có điều không hiểu cái biểu tượng hoa sen này có phải do vợ của ông Minh, hay người nhà bên vợ ông Minh nghĩ ra hay không.

Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có thép, cá và biển an toàn

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn
(VnMedia) - "Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định tại Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, tổ chức sáng nay (22/8).
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu được đưa ra tại Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, tổ chức sáng nay (22/8) tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?
Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam. Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác.
Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ TP HCM trao giấy chứng nhận thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard hôm 11/7/2015.

Ông Tô Huy Rứa có ‘hạ cánh an toàn?’

Ông Tô Huy Rứa có ‘hạ cánh an toàn?’
Ông Tô Huy Rứa, cựu trưởng ban tổ chức trung ương đầy quyền lực, nhân vật mà vào Tháng Mười Một, 2015 từng có một bài viết trên báo nhà nước kỳ vọng về “đào luyện một lãnh tụ” mà một số dư luận cho là ẩn ý cổ vũ cho ông Nguyễn Phú Trọng trước đại hội 12, đang đối diện nguy cơ bị “lãnh tụ” truy xét trách nhiệm trong quá khứ. Nhân vật đầu tiên báo điềm xấu hồi tố với ông Rứa là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội.
Ông Tô Huy Rứa 
“Ngân nói” hay “đảng nói?”
Sau hai lần liên tiếp được bầu bán và tổ chức tuyên thệ, khi đã chắc suất trong “tứ trụ” kiêm chức chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu phát tác uy quyền của mình.
Hành động đầu tiên ngay sau khi nhậm chức chủ tịch quốc hội là bà Ngân thẳng thừng bác bỏ Luật Biểu Tình – một quyền dân mà Quốc Hội Việt Nam nợ dân từ một phần tư thế kỷ qua – với lý do “rối loạn đất nước.” Tuy nhiên, hành động này là không quá bất ngờ bởi vì dư luận đều biết rõ không chỉ bà Ngân mà từ Tổng Bí Thư Trọng đến Bộ Công An đều hết sức lo sợ Luật Biểu Tình trong một xã hội Việt Nam đang tiệm cận bùng nổ.

Nông dân Việt Nam khốn đốn vì các loại thuế, phí

Nông dân Việt Nam khốn đốn vì các loại thuế, phí
Nông dân Việt Nam phải đóng nhiều khoản phí, thậm chí có những khoản họ cho là vô lý, trong khi thu nhập quá ít ỏi khiến đời sống của họ vốn đã vất vả thêm phần nặng nhọc. Chị Hiền ở Nghệ An cho biết: “Người dân làm gì cũng phải xuống xã xin dấu, như người dân xuống xin triện vay ngân hàng họ không chấm triện, trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh họ cũng không chấm triện, các hồ sơ đi làm ăn xa họ cũng không chấm triện, họ bắt nạp tiền sản lượng họ mới chấm triện. Có trường hợp chị kia là gia đình hộ nghèo đi mổ đi mổ lại nhiều lần, chị ấy xuống xã nhận tiền hộ nghèo thì họ trừ vào tiền sản lượng chứ cũng không trả tiền hộ nghèo đó.”
Một nông dân mang lúa đã thu hoạch trên một cánh đồng 
ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 9 Tháng 6 năm 2016. AFP photo
Các khoản thuế đối với người làm nông nghiệp
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là trồng lúa theo phương thức thủ công, chưa được cơ giới hóa nhiều. Trong khi đó ruộng đất lại manh mún, nhất là ở những tỉnh đất nông nghiệp ít ỏi.

Đời ông (bí thư YB) là tấm gương “chói lọi”

Đời ông là tấm gương “chói lọi”
Tại sao chúng nỡ bắn vào ông
Một vị bí thư nguyện dốc lòng
Trọn đời tận tụy chung xây đảng
Để nghèo đất nước hại non sông
Thương ông sự nghiệp còn dang dở
Cấp dưới, cấp trên phải buồn lòng
Sao không cho đợi dăm năm nữa
Trung Việt một nhà có vui không

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

VĂN TẾ TAM ĐỒNG CHÍ YÊN BÁI

Chúc đảng và nhà nước có một ngày mới, một tuần mới bình an, không có bắn giết nhau tiếp như ở Yên Bái
VĂN TẾ TAM ĐỒNG CHÍ YÊN BÁI
Hoàng Xuân Sơn, 19-8-2016
Mù Căng Chải mây che
Dòng Nậm Thia sóng nổi
Một phút đổi dời trời long đất lở
Yên Bái yên bình phút chốc thương đau
Tình đồng chí Đảng viên
Nghĩa Đồng bào dân Việt 

Từ trái qua: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet.

Chết rồi, họ đã gọi nhau là đồng chí...

Chết rồi, họ đã gọi nhau là đồng chí...
Hôm nay nhà bà H có cuộc họp chi bộ thôn; đang lúi húi nấu cơm, chợt thấy trên nhà có ai đó đang to tiếng. Lát sau cô con gái chạy xuống bếp, bà H hỏi có chuyện gì trên nhà mà ầm ỹ thế con?
- Dạ, đang kiểm điểm phê bình nhau mẹ ạ. Con lo cứ kiểu này khéo lại cãi nhau to...

Bà H hỏi: Các vị ấy đang xưng hô với nhau như thế nào?
- Dạ, đang gọi nhau là Ông...với ...Tôi ;
- Thế thì không lo, con cứ mang nước lên nhà cho các bác ấy uống...

Từ vụ Yên Bái: Thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thư gửi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

KTS Trần Thanh Vân 21-8-2016
Thưa ông Thủ tướng,
Hôm nay thì ông Cường không còn nữa. Có lẽ ông ấy không có duyên với việc này? Nhưng Hồ Thác Bà vẫn còn đó và nhân dân Yên Bái vẫn nghèo và vẫn mong cơ hội đổi đời. Hôm nay ông đã là Thủ tướng. Hôm nay tôi thấy có trách nhiệm phải gửi đến ông. Ông có nghĩ và băn khoăn chút nào không?

Thưa ông Thủ tướng,
Tôi là Trần Thanh Vân. Kiến trúc sư cảnh quan, ở Hà Nội.
Tôi viết gửi ông bức thư này với một trách nhiệm rất cao của một người làm công tác khoa học chân chính, cho dù năm nay tôi đã 75 tuổi, có thể tôi đi lại không được nhanh nhẹn nữa, nhưng tôi tự thấy, nhận thức và trí tuệ của tôi chưa bị già đi theo năm tháng.

Vụ án Yên Bái: Minh chưa chắc đã là thủ phạm?

Vụ án Yên Bái: Quá nhiều uẩn khúc, Đỗ Cường Minh chưa chắc đã là thủ phạm?
"...Đỗ Cường Minh chưa chắc đã là thủ phạm bắn chết Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn bởi không ai có thể tự bắn vào đầu mình từ sau gáy ra phía trước. Phải có một nhân vật thứ tư thực hiện hành động sát thủ này. Người đó là ai? Chỉ có Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn và (may ra) Đỗ Cường Minh mới có thể trả lời..."  Công an Việt Nam làm việc thật tài tình, toàn bộ vụ án mạng được kết thúc một cách “cực kỳ” nhanh chóng.

Án mạng tại Yên Bái - Đâu là sự thật?
Một vụ án mạng xảy ra ở tỉnh Yên Bái, ngay trụ sở ủy ban hành chánh tỉnh với 3 người chết gồm 2 nạn nhân và một hung thủ vào ngày 18.08.2016 đã khiến cho cộng đồng mạng nóng hẳn lên. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN, một vụ sát nhân xảy ra ngay tại công đường, trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh giữa các người đồng chí, đồng thời cũng là lãnh đạo cao cấp nhất của tỉnh Yên Bái.

Bài hay: GIẢI MÃ BẤT NGỜ YÊN BÁI

Đau lòng: Yên Bái là tỉnh nghèo, nhưng tài nguyên rừng rất giàu, không ít giới chức địa phương giàu nứt đố đổ vách (dãy phố nguy nga nhà quan ở Yên Bái. Bí thư Cường vừa tậu biệt thự 80 tỷ ở Hà Nội. Minh kiểm lâm chu cấp cho con du học xong Thụy Sĩ và sắp du học tiếp Anh quốc. Đưa tang Minh, xế hộp xịn nhiều như cây rừng Yên Bái) nhờ ăn của rừng mà không rưng rưng mắtĐó là nguyên nhân để cuộc tranh đua chức quyền ở Yên Bái trở nên gay gắt, quyết liệt, mang tính sống mái. 
GIẢI MÃ BẤT NGỜ YÊN BÁI
FB Võ Văn Tạo 21-8-2016 Tiếng súng dữ dằn vô tiền khoáng hậu bất ngờ sáng 18-8-2016 ở Tỉnh ủy Yên Bái làm cả nước kinh hoàng. Lần đầu tiên, sếp ngành cấp tỉnh chơi hàng nóng “xử” gọn gàng các “đồng chí” cỡ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, rồi tự sát. Vụ ra tay đoạt mạng nội bộ giới chức đảng còn kinh hoàng hơn phim mafia Ý, thậm chí cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy.

Quyền đẻ ra tiền. Ba “đồng chí không bằng đồng tiền” ở Yên Bái. 
Từ trái qua: Phạm Duy Cường, Đỗ Cường Minh, Ngô Ngọc Tuấn

Thông tin trái chiều vụ nổ súng Yên Bái

Thông tin trái chiều vụ nổ súng Yên Bái
Người Buôn Gió 21-8-2016 - Hầu hết các báo lúc đầu đều đưa tin hai ông Cường và Tuấn bị bắn trọng thương, bệnh viện nỗ lực cứu chữa. Một tấm hình cho biết ngay khi nghe tin xảy ra vụ việc, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên Yên Bái để thăm bệnh tình hai nạn nhân.
Ông Vàng A Sảng giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái cho báo VnExpress biết, hai ông Cường và Tuấn mỗi ông bị bắn ba phát vào ngực và bụng, tử vong trước khi nhập viện. Vậy khi thủ tướng Phúc đến thăm hai ông Cường và Tuấn, là thăm những xác chết?

Tại sao người dân vui mừng vì vụ án ở Yên Bái...

Tại sao người dân vui mừng vì vụ án ở Yên Bái...

Người dân đã tổng hợp hóa các bất mãn của mình với chính quyền bằng lòng căm ghét các viên chức chính quyền bất kể đúng sai. Và câu nói cửa miệng của họ khi nhìn nhận một quan chức chính quyền là : "Ông ấy không thể là người tốt. Vì người tốt thì không thể leo cao như thế trong bộ máy chính quyền".
H1
Ông Phúc và tùy viên tháp tùng không 
mặc áo ngăn ô nhiễm khi vào phòng cấp cứu
Việc người dân vui mừng, đôi khi thái quá trước những cái chết bất đắc kỳ tử của hai quan chức đầu tỉnh Yên Bái đã chứng tỏ một điều thật đơn giản và không có gì phải bàn cãi. Đó là đa số người dân càng lúc càng xa rời chính quyền hơn. Cuộc song hành của người dân với chính quyền, như Cá với Nước nếu có từ thời xa xưa, nay đang dần đi vào thế đứt đoạn, chấm hết.

Từ vụ quan bắn quan ở Yên Bái: Làm quan đâu phải dễ

Một vài suy nghĩ từ vụ thanh toán nhau của các quan chức ở Yên Bái
...Quần chúng bây giờ thì tinh lắm, họ chỉ cần soi vào mấy bài báo, mấy cái hình là thấy bao nhiêu chi tiết mâu thuẫn lộ ra. Nào giờ chết, nào hướng đạn đi và vết thương như thế thì bắn làm sao mà được như vậy, còn người bị xem là thủ phạm có đúng là tự sát, có đúng là thủ phạm hay còn có ai khác v.v...
1. Lòng dân
Lòng dân như thế nào qua vụ các “đồng chí quan chức cộng sản” bắn nhau này thì quá nhiều ý kiến, lời bình cho tới các bài blog, bài báo trên các blog cá nhân, các trang mạng xã hội đã thể hiện quá rõ. Không cần phải nói lại. Nhất là sau khi VTC News đăng tải bài báo“Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án”, chỉ trích, lên án những người đang “hả hê” trước “sự mất mát quá lớn về cán bộ lãnh đạo cho địa phương cũng như cho hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền nói chung.”,

Phát động ‘Vì môi trường biển miền Trung VN’ tại Đài Loan

Phát động ‘Vì môi trường biển miền Trung Việt Nam’ tại Đài Loan
Bà Lin: Với chính phủ Việt Nam, chúng tôi muốn nói rằng họ phải quan tâm đến người dân của họ và môi trường dân sinh. Họ phải có trách nhiệm cung cấp một môi trường sống lành mạnh cho người dân. Bất chấp là nhà đầu tư nào tại Việt Nam tuyên bố rằng giúp phát triển kinh tế cho đất nước, khi họ gây ô nhiễm cho môi trường sống của người dân Việt Nam tức là họ đang phá hủy lợi ích của người dân. Tôi không nghĩ là chính quyền Việt Nam sẽ lắng nghe những yêu cầu chúng tôi đưa ra. Để họ lắng nghe, người dân Việt Nam cần có hành động. Đã bùng phát nhiều cuộc biểu tình của người dân Việt chống Formosa và điều này một phần nào đã khiến cho chính phủ phải chuyển đổi động thái, không thể tiếp tục bao biện cho Formosa như từ bước đầu
Các tổ chức xã hội dân sự của người Việt trong và ngoài nước phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự Đài Loan, quê nhà của công ty Formosa, vừa khởi sự cuộc vận động “Vì Môi Trường Biển Miền Trung”, thúc giục chính phủ Đài Loan điều tra vụ Formosa gây thảm họa môi trường tại Việt Nam. Cuộc vận động diễn ra trong lúc chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 500 triệu đôla bồi thường của Formosa để dàn xếp sự việc trong khi dân Việt vẫn phẫn nộ. (Ảnh: EJA)

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Làm cán bộ Đảng là một nghề nguy hiểm, chết như chơi.

Nghĩ ngợi về vụ đồng chí giết nhau ở Yên Bái
Nguyễn Thông - Tôi mà là ông Huynh ông Thưởng, chắc tôi phải nát óc khi có không ít người dân vốn hiền lành chất phác lại tỏ ra dửng dưng (tôi chỉ nói ở mức độ "hiền" nhất) trước cái chết của cán bộ to trong bộ máy cai trị của các ông. Họ còn hát "tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới" như dự báo một điều gì ghê gớm lắm, đã gần lắm. Làm cán bộ thời này quả là một nghề nguy hiểm, nhất là cán bộ đảng, chết như chơi.
Vụ nổ súng ở Yên Bái 3 khiến cán bộ chết sẽ còn rất nhiều điều để nói để viết. Tôi cạn nghĩ dân chúng nếu bàn thì nên có cả ý (trí) lẫn tình (tâm). Thôi thì người chết rồi, dù có là cán bộ đi chăng nữa, đừng sẵn ghét cán bộ mà nói nhời nặng nhẹ, cho hồn người chết đi được dễ dàng, trong cái tháng đặc âm khí này.

Chính người cộng sản biến nhân dân thành kẻ thù

Vụ Yên Bái: Dư Luận không tin đó là sự thật
Lê Sơn - “Chính người cộng sản tạo ra kẻ thù cho mình là nhân dân. Kẻ thù của họ là dân oan, đám dân đen không còn gì để mất. Cho nên lãnh đạo có mấy vị dám ra đường dám gặp gỡ dân đen đâu”. Trước đó, Thượng tướng Tô Lâm nêu vấn đề này tại phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Cảnh vệ. Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc Hội tâm tình về cảnh vệ thân tín của mình. Sau vụ Yên Bái thì người dân bây giờ mới hiểu tại sao QH bàn về việc tăng cường bảo vệ yếu nhân.

08h ngày 18/8/201, trước cuộc họp HĐND tỉnh Yên Bái, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm đã bất ngờ rút súng bắn thẳng về phía 2 lãnh đạo của tỉnh Yên Bái. Vụ việc Chi cục trưởng Kiểm lâm Yên Bái Đỗ Cường Minh mang súng vào tận phòng bắn chết Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Ngô Ngọc Tuấn làm dấy lên những luồng ý kiến khác nhau.

Người Việt Nam đóng bao nhiêu thuế?

Người Việt Nam đóng bao nhiêu thuế?
Tony Buổi Sáng nói: “Làm sao để sống với 6 triệu/tháng?”
Café Ku Búa nói: “Tại sao bạn không sống được với 6 triệu/tháng?”
Một công nhân, như TBS ví dụ, với mức lương 6 triệu thì phải đóng bao nhiêu thuế?

Nếu bạn cho rằng bạn không đóng thuế gì thì bạn quá sai lầm. Chính phủ, tất cả chính phủ chứ không riêng gì Việt Nam, đều ban hành và áp dụng hàng trăm loại thuế khác nhau để đánh lừa người dân. Thay vì an phận và chấp nhận tư duy “mình nên làm gì để sống với lương 6 triệu,”có bao giờ bạn tự hỏi hay suy nghĩ khác như:

“Không được chết vì nợ thôn 1,7 triệu“: Táng tận lương tâm!

Vụ “không được chết vì nợ thôn 1,7 triệu“: Táng tận lương tâm!
Chỉ vì còn nợ 1,7 triệu đồng tiền thuế phí, ủng hộ mà một người phụ nữ tàn tật khi chết không được làm giấy chứng tử, không cho mượn đồ tang… 
Gia đình bà Lê đang trao đổi với phóng viên. Ảnh: Lao động Thủ đô.
Dư luận hiện đang bàng hoàng trước thông tin về việc một người tàn tật qua đời bị chính quyền địa phương ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) “bỏ rơi”, không cho làm giấy chứng tử, không phát loa truyền thanh thông báo, không cho mượn xe tang, kèn trống… chỉ vì người chết còn nợ thuế đất nông nghiệp và các khoản đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng (Theo báo Lao động Thủ đô).

Lờ mờ nguyên nhân vụ bắn chết 2 quan đầu tỉnh Yên Bái

Lờ mờ nguyên nhân vụ bắn chết 2 quan đầu tỉnh Yên Bái
Một ít chi tiết được lộ ra trên mặt một số báo trong nước cho người ta suy diễn phần nào về nguyên nhân chi cục trưởng Kiểm Lâm bắn chết hai quan đầu tỉnh Yên Bái. Trong cuộc họp báo lúc chiều, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, phủ nhận nguyên đã khiến ông Ðỗ Cường Minh bắn chết hai ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn là vì “có xáo trộn trong công tác cán bộ” hay việc điều tra về nạn phá rừng ở tỉnh Yên Bái.

Buổi chiều ngày Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016, bà Phạm Thị Thanh Trà, chủ tịch UBND; ông Ðặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh; ông Hà Ðức Hoan, trưởng Ban Tuyên Giáo tỉnh 
Yên Bái; mở cuộc họp báo nói về vụ ông Ðỗ Cường Minh, chi cục trưởng Chi Cục Kiểm Lâm, đã bắn chết ông Phạm Duy Cường, bí thư Tỉnh Ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch HÐND kiêm trưởng Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy Yên Bái, vào buổi sáng cùng ngày.

Dân không bảo vệ chính quyền không phải của họ

Dân sẽ không bảo vệ chính quyền khi họ nhận ra rằng chính quyền đó không phải của họ
Nếu có một nhóm quân nhân đảo chính định xử toàn bộ quan chức chóp bu như Thổ Nhĩ Kỳ thì dân chúng có đổ xuống đường biểu tình, và có ai nằm xuống lấy thân mình cản bước xe tăng như ở đường phố Ankara để bảo vệ chính quyền dân sự không? Có vẻ là không. Vì sao vậy? Đơn giản thôi, Dân sẽ không bảo vệ chính quyền nếu họ thấy chính quyền đó không phải của họ. Nghĩa là, không phải là một chính quyền dân chủ.
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền khi họ nhận ra rằng chính quyền đó không phải của họ - Người dân xuống đường ở Ordu trong lần đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/7/2016

Dân hả hê vì đế chế "Quan Tham" bị lung lay

Dân hả hê vì đế chế văn minh "Quan Tham" bị lung lay
Tôi ít học, chỉ biết rằng sự hả hê trước cái chết của 3 vị kia không phải là man rợ – quay lưng với văn minh mà là HẢI HÊ TRƯỚC (CÁI) ĐẾ CHẾ QUAN THAM SẮP BỊ LUNG LAY, vô hình chung 3 vị kia là những nhân vật bị coi là đại diện. Mà văn minh là gì? Đòi hỏi tuyệt đối sự công bằng trong xã hội là ngu ngốc nhưng xã hội văn minh là đừng có sự chênh lệch giàu nghèo đến độ dân phải đi cướp bánh mì để ăn, dân bị dỡ giường để đóng góp cho xã. Trong khi tài nguyên của đất nước dần dần bị cạn kiệt bởi quan tham, môi trường sống của dân (trong đó có cả quan) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những chữ ký ngu xuẩn của quan tham (Fomorsa) 
Từ hôm qua đến nay, tôi đọc được quá nhiều stt trên Facebook về sự kiện 3 người bị bắn đã tử vong bằng K59 ở tỉnh Yên Bái, hai trong số ba người là các vị đứng đầu tỉnh Yên. R.I.P cả ba người, theo tôi cho đến lúc này các nhà chức trách chớ vội kết luận ai là thủ phạm. Một vài Facebook thân quen như chị Thảo Dân đã có tổng kết trong các stt bạn của chị thì chỉ có hai người tỏ lòng xót thương 3 người này nhưng với giọng văn tưng tửng.

Khủng hoảng Yên Bái, khủng hoảng Công Lý

Khủng hoảng Yên Bái, khủng hoảng Công Lý
Chỉ khi không còn chút hy vọng nào vào công lý người dân và các đồng chí của quý vị mới tìm đến bạo lực. Đừng sợ hãi bạo lực đến mức tăng cường bạo lực cho dù có nấp dưới mỹ từ kỷ cương. Đừng củng cố những thiết chế chỉ để bảo vệ chính quyền bởi cách làm đó cũng không khác chi tự cài bom dưới ghế. Hãy nghĩ đến một lộ trình cải cách chính trị để không chỉ quý vị tránh được những viên đạn của đồng chí mình mà còn để cho dân tránh được bể dâu lần nữa.
Ông Đỗ Cường Minh, nghi can trong vụ bắn
 2 lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Ảnh: internet
Khởi tố là cần thiết vì nếu có thể tìm ra nguyên nhân vụ án mạng ở Yên Bái thì cho dù không còn bị can, bị cáo nào, chính quyền vẫn có thể rút ra nhiều bài để học. Tuy nhiên, không cần chờ khi công cuộc điều tra khép lại, cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCS VN mới cần ngồi xuống để nhận ra đâu là căn nguyên của cuộc khủng hoảng này.

Hậu duệ nhà Lê Duẩn: “Mối tình ngang trái Việt-Nga”

Hậu duệ nhà Lê Duẩn hay “Mối tình ngang trái Việt-Nga”
"...Có rất nhiều trở ngại – quyền lợi chính trị của hai quốc gia, cục an ninh, cơn thịnh nộ của người cha độc đoán. Họ đã vượt qua tất cả. Song số phận dường như quá nghiệt ngã..."
Maslov (bên trái) và Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn. 
Ảnh: RIA Novosti/ tư liệu gia đình của V. Maslov
Mấy ngày gần đây cư dân mạng hay share bản dịch tiếng Việt Hồi ký của Victor Maslov. Có thể đối với dân VN thì cái tên này không nói lên điều gì cả. Nhưng đối với dân khoa học Nga thì trong lĩnh vực toán học Maslov tương đương với Picasso trong hội họa hay Mayakoskyi trong thơ ca. Và Maslov còn “nổi tiếng” bởi vì ông là con rể của … Lê Duẩn, cố Tổng bí thư Đảng CSVN nổi tiếng một thời.