Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Vụ Formosa: 25 câu hỏi đối với Thủ tướng

"Đã khi nào các ông nhìn lại tấm hình các ông chụp tắm biển để mị dân là biển sạch? các ông đâu có bị bệnh đao (down syndrome) đâu mà có những hành động phản cảm, nhảy xuống tắm biển chứng minh biển sạch. Nó phản cảm bởi: Theo nhìn nhận của phương Tây, tấm ảnh 8 thằng đàn ông trùng trục với nhau như thế thì chỉ có thể là đồng tính. Các ông không bị đồng tính, mà như thế thì là bệnh hoạn. Hình ảnh 8 thằng đàn ông trùng trục ở một vùng biển như thế, nó còn làm cho sự kinh hãi và chắc chắn tâm lý sẽ phải bỏ chạy trước mắt bất cứ người phụ nữ nào khi thấy cảnh đó".
Vụ Formosa: 25 câu hỏi đối với Thủ tướng
Yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim thủ tướng và ông Trần Hồng Hà, đương kim bộ trượng Bộ TN-MT, phải trả lời 25 câu hỏi này một cách minh bạch trước khi người dân cho phép các ông có bất cứ động thái nào đối với Formosa.

Ông Trần Hồng Hà và Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: internet
Ngày 27 tháng 4 sau khi thảm họa Formosa Vũng Áng xảy ra gần một tháng, ông Võ Nhân Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã họp báo trong 7 phút công bố rằng, nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ và những hoạt động của con người, không phải do Formosa [1]. Cả người dân và trí thức đều phản bác kết luận cá chết do thủy triều đỏ. Nhiều nhà trí thức yêu cầu Bộ TNMT nếu kết luận cá chết do thủy triều đỏ thì Bộ TNMT phải công bố ảnh viễn thám và các thông số môi trường như chỉ số N/P chỉ dấu của hiện tượng thủy triều đỏ.

Một số trí thức viết bài chất vấn công bố nguyên nhân cá chết do độc tố từ các hoạt động của con người mà không phải do Formosa là một cách xác định nguồn thải đi ngược lại phương pháp của thế giới, khi cố tình bỏ qua nguồn thải xác định (Point- pollution sources) mà ở đó Formosa là một nguồn xác định/cụ thể, và đưa bài toán về nguồn thải không xác định (non-point-pollution sources) nhằm chạy tội ngay cho Formosa ngay từ phút đầu [2].

Câu hỏi 1Có hay không ngay từ đầu, các ông đã cố tình chạy tội cho Formosa?

Những ngày đầu tháng 6, khi các quan chức chính quyền cùng các bộ ngành đang biến mất trước thảm họa Formosa Vũng Áng, thì báo chí lại đưa ra vụ lô cá nục 30 tấn của một cơ sở đông lạnh ở Quảng Trị bị nhiễm Phenol. Ngày 18 tháng 6 tờ, báo CAND đã cũng tham gia đưa tin Riêng lô cá nục mua ngay vào thời điểm cá biển chết hàng loạt, kết quả phân tích theo phương pháp sắc ký khí phối phổ, cho thấy 10 chỉ tiêu kim loại nặng như asen, chì, cadimi, thủy ngân, croom, niken, đồng, sắt, kẽm, mangan đều nằm trong giới hạn cho phép; cyanua không phát hiện, nhưng lại phát hiện hàm lượng phenol trong cá nục này nhiễm là 0.037mg/kg cân nặng”[3]. Sau đó thông tin rối loạn và kết luận là kết quả dư lượng phenol trong lô cá nục đó là kết quả không chính xác của Sở Y tế Quảng Trị. Bộ Y tế cho rằng phenol không nằm trong qui định chất cấm trong an toàn thực phẩm. Rồi thông tin lô hàng đó ra sao, lại bị rơi vào im lặng. 

Nhưng ngày 24 tháng 8, ngay sau ngày ông Trần Hồng Hà cùng tùy tùng họp báo tại Quảng  Trị (ngày 22 tháng 8), trả lời kênh Tuổi Trẻ online, bà Trần Việt Nga, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã cho biết, lô cá nục đó bị cấm lưu hành do nhiễm kim loại nặng độc hại cadimi. Bà Nga cũng nói, tất cả các thông tin và kết quả xét nghiệm cũng đã được gửi cho Bộ TNMT để công bố ra công luận.

Câu hỏi 2: Vậy thực hư việc nhiễm độc trong lô cá nục đông lạnh ở Quảng Trị là thế nào? Tại sao tờ báo CAND nói không nhiễm Cadimi, nhưng Bà Nga (Bộ Y tế) nói có? việc các ông ỉm thông tin lô thủy sản ở Quảng Trị bị nhiễm độc cadimi là nhằm mục đích tạo đường để những kẻ gian manh sẽ đem những lô cá nhiễm độc này ra thị trường tiêu thụ, và làm ngưng vụ truy xét nhiễm độc trên diện rộng, để hải sản nhiễm độc thoải mái đi vào thị trường, các ông đang đầu độc dân tộc?

Sau 3 tháng các ông dương đông nghinh tây, đăng đàn ca tụng nhau rằng, hàng trăm chuyên gia các cơ quan đầu ngành, cùng chuyên gia nước ngoài cùng với sự quyết liệt của chính phủ về điều tra xác định nguyên nhân cá chết, ngày 30 tháng 6 các ông họp báo công bố nguyên nhân cá chết là do cyanide, phenol và hydroxit sắt, vùng biển bị ảnh hưởng rộng khoảng 15 km, và dài 209 km. Với khoảng 400 hectare (50%) diện tích hệ sinh thái san hô vùng biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị thảm họa quét qua, bị ảnh hưởng và không có rừng ngập mặn bị ảnh hưởng. Một video trình chiếu đại diện tập đoàn Formosa cúi đầu nhận lỗi và hứa đền bù 500 triệu USD[5]. 

Ngày 11 tháng 7, phó chủ tịch tập đoàn Formosa ông Hồng Phúc Nguyên đã chính thức trả lời trước truyền thông Đài Loan rằng “các dữ liệu thống kê của Formosa cho thấy nhà máy thép ở Việt Nam không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn ô nhiễm môi trường khiến cá chết hàng loạt”[6].

Ngày 28 tháng 7 chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội về thảm họa Formosa Vũng Áng với các thông tin: có trên 100 tấn hải sản tự nhiên (chủ yếu là hải sản sống ở tầng đáy) bị chết trôi dạt vào bờ, hải sản bị chết chìm xuống đáy biển còn khá lớn. 17.682 tàu thuyền khai thác hải sản với 40.966 người trực tiếp, 176.285 người phụ thuộc bị ảnh hưởng do sự cố môi trường gây ra. Sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng bị thiệt hại ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch, có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn cá; có 6,7ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường [7].

Câu hỏi 3Các ông đang cố gắng chạy tội cho Formosa bằng cách cố tình đánh tráo khái niệm từ “thảm họa” thành “sự cố”, mặc dù hậu quả gây ra cho người dân và môi trường biển do độc tố của Formosa gây ra như thế?

Câu hỏi 4: Các ông cho rằng nguyên nhân cá chết là do cyanide, phenol and hydroxit sắt. Nhưng tại sao Formosa lại phủ nhận?

Câu hỏi 5: Các ông trả lời thế nào về bài viết phản biện “cần trả lại chân lý khoa học về nguyên nhân cá chết” của TS Nguyễn Đức Thắng đăng trên trang Ba Sàm ngày 20 tháng 7 [8]?

Câu hỏi 6: Liệu các ông có đang ỉm đi hàng loạt các độc tố nguy hại là kim loại nặng (đặc biệt là cadimi) và chỉ trưng ra 2 loại hóa chất là cyanide và phenol để hợp thức hóa dần dần cái gọi là “an toàn thực phẩm thủy sản” ở vùng biển của thảm họa? Và các hợp chất cực độc vòng thơm benzen mà GS Nhật Yasuaki Maeda, Đại học Osaka, Nhật Bản đề cập [9]. Các ông đang chủ tâm đầu độc dân tộc phải không?

Câu hỏi 7: Điều gì mờ ám mà đến giờ này các ông vẫn không công bố danh sách tên hóa chất (không phải tên thương mại) mà Formosa đã nhập về sử dụng hàng trăm tấn?

Câu hỏi 8:  Các ông trả lời sao khi cùng vùng biển bị ảnh hưởng bời thảm họa, chất độc đã bỏ qua sự giết chóc đối với các hệ sinh thái khác như cỏ biển, rừng ngập mặn, bùn cát, lagoon? (khi các ông nói chỉ có san hô bị ảnh hưởng)

Câu hỏi 9: Các ông trả lời sao khi tôi kết luận rằng diện tích san hô chết sẽ còn tăng lên trong vài năm từ hệ lụy của thảm họa này? Xin thưa, khoa học thế giới đã nghiên cứu và thấy rằng các hệ sinh thái biển sau thảm họa dầu tràn còn tiếp tục bị phá hủy, kéo dài đến 10 năm với san hô, đến 20 năm với rừng ngập mặn, và 5 năm với các hệ sinh thái bùn cát [10].

Câu hỏi 10: Cơ sở nào các ông chấp nhận mức đền bù thảm họa Formosa Vũng Áng này là 500 triệu USD? Chả lẽ  những hệ sinh thái ven biển này, từ lúc xuất hiện người An Nam trên dải đất miền Trung này nuôi sống bao nhiêu thế hệ, chỉ có giá trị 500 triệu USD? Các ông trả lời sao với  sự ước tính thiệt hại sinh thái từ thảm họa Formosa Vũng Áng lên tới 1000 tỷ của tôi đăng trên trang Ba Sàm ngày 5 tháng 7? [11] và tại sao lại có sự khác biệt đền bù 500 triệu USD đối với thảm họa Vũng Áng và bước đầu đền bù lên đến 61.7 tỷ USD đối với BP do thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico và BP còn phải tiếp tục chi trả cho bất cứ các hoạt động nghiên cứu liên quan đến thảm họa cũng như ngân sách để duy trì hệ thống quản lý thông tin số liệu liên quan đến thảm họa tràn dầu? Và tại sao chính quyền Hà Nội không kiện Formosa ra tòa án hình sự và dân sự như chính quyền liên bang và các tiểu bang của Hoa Kỳ đã làm với tập đoàn BP, bảo vệ quyền lợi người dân và thực thi pháp luật là những tội phạm mội trường phải bị truy tố [12].

Câu hỏi 11: Phương pháp nghiên cứu đánh giá thảm họa của các ông như thế nào mà siêu đến thế, khi chỉ trong vòng 3 tháng các ông đã đánh giá được thiệt hại thảm họa Vũng Áng là 500 triệu USD, trong khi đó thảm họa tràn dầu Vịnh Mexico phải mất 6 năm (từ 2010 đền đến 2016) mới tạm thời chốt được mức thiệt hại và đền bù, và tập đoàn dầu khí của Anh vẫn đang và sẽ phải tiếp tục chi trả cho tất cả kinh phí liên quan đến các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng nghiên cứu và thực hiện phương pháp phục hồi? Yêu cầu các ông công bố báo cáo cụ thể phương pháp nghiên cứu bao gồm thu mẫu, phân tích, lab thực hiện và thông số hiển thị trên máy phân tích.

Ngày 11 tháng 7, ông PGS. Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo cho rằng, biển có khả năng tự làm sạch. Độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian [13].

Ngày 22 tháng 8 ông Trần Hồng Hà trong họp báo ở Quảng Trị cũng thông báo “người dân miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn”.  “Về bơi lội, tắm biển và nuôi trồng thủy sản, dưới góc độ khoa học, tôi thấy an toàn tuyệt đối, trừ các vũng xoáy ở bắc đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ – Quảng Bình, mũi biển từ Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ – Quảng Trị và Chân Mây – Thừa Thiên Huế“.

Ông GS. Mai Trọng Nhuận cũng đưa ra những con số có vẻ chi tiết hàng ngàn mẫu nước biển:1.080 mẫu (tháng 5), 331 mẫu (tháng 6) và 68 mẫu kiểm chứng (tháng 8) và kết luận đạt/sạch so sánh đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam. Về chất lượng trầm tích biển, hàm lượng tổng phenol và xyanua giảm rõ rệt theo thời gian. Nếu như tháng 5 phenol là 6-12,5 mg/kg thì tháng 6 giảm còn 0,35-1,2 mg/kg. Tương tự, xyanua từ 0,16-0,3 mg/kg tháng 5 giảm 0,11-0,21 mg/kg tháng 6. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra tại các khu vực thuộc Sơn Dương – Hà Tĩnh (khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ – Quảng Bình (khoảng 330 km2), hòn Sơn Chà – Thừa Thiên Huế (khoảng 160 km2) có thông số cao hơn khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Nguyên nhân là do tác động của dòng xoáy cục bộ. Về tồn lưu lớp màng keo sắt, nhóm nghiên cứu thực hiện tại 9 khu vực có rạn san hô và các dạng nền đáy khác với 63 điểm khảo sát. Kết quả, tháng 4 và tháng 5 bề mặt đá và các rạn san hô có hiện tượng lớp bột màu vàng phủ bám. Hàm lượng phenol trong màng bám hệ keo sắt có giá trị cao, dao động 3,80-7,79 ppm. Tháng 6 và 7. Hàm lượng phenol trong màng bám hệ keo sắt ở 9 khu vực giảm mạnh, khoảng 0,32-1,75 ppm. Nhiều nơi lượng phenol giảm trên 90% như hòn Sơn Dương, Chân Mây…Về hệ sinh thái, phân tích hơn 3.000 mẫu thuộc các nhóm sinh vật phù du, động vật đáy, san hô, cá biển…, nhóm nghiên cứu cho biết, tháng 4 và 5, rạn san hô là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất trong các hệ sinh thái biển. Nhưng đến tháng 6 và 7 không còn hiện tượng trên, san hô bắt đầu phục hồi tự nhiên, cá kích thước nhỏ có dấu hiệu trở lại với mật độ dày hơn. Về chất lượng hải sản, theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ 28/4 đến 8/8 hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian.

Đồng thời trong hội nghị đó các ông còn trình làng ông chuyên gia đến từ Đức, TS. Friedhelm Schroeder khẳng định chất lượng báo cáo đa chuẩn như Mỹ và Châu Âu. Và ngay sau đó hình ảnh 8 ông quan lại mình trần trùng trục tắm biển chào và giơ tay “chào hello” mừng chiến thắng [14].

Câu hỏi 12: Các ông có bảo đảm rằng khối nước cùng trầm tích vùng biển, hiện mẫu xét nghiệm vẫn còn đang cho kết quả vượt ngưỡng cho phép, sẽ chỉ quẩn quanh khu vực đó mà sẽ không bị dòng hải lưu mang đến những bãi tắm và vùng nước mà các ông vừa “đóng dấu đỏ” chứng nhận sạch?

Câu hỏi 13: Các ông khẳng định chất lượng cũng như kết quả nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, thế tại sao các ông vẫn không dám công khai báo cáo chi tiết? Lưu ý, khi những trí thức như chúng tôi chưa thấy được báo cáo chi tiết, và các phương pháp nghiên cứu so sánh, đối chứng và các phân tích xác suất thống kê về cái gọi là “hàm lượng độc tố đã giảm” thì các ông khó có thể dùng con số mấy ngàn mẫu ra để lòe.

Câu hỏi 14: Tại sao lại có sự mâu thuẫn về ý kiến của ông TS. Friedhelm Schroeder khi phát biểu ở cuộc họp ngàz 22 tháng 8 tại Quảng Trị và khi ông ấy trả lời tổ chức Deutsche Stifung Meerschutz”, rằng ông ấy không được thu mẫu mang về nghiên cứu, và đánh giá xác định nguyên nhân còn bỏ qua nhiều nhà máy trong khu vực [15]?

Câu hỏi 15: Các ông có tự tin thì khẳng định cho tôi và người dân biết là những vùng san hô vừa thoát ra khỏi cái màng nhày keo sắt của các ông kia hiện vẫn còn sống?

Câu hỏi 16: Các ông có đủ tự tin phát biểu rằng, dưới sự lãnh đạo của các ông, san hô ở vùng biển Việt Nam trở thành siêu nhân khi mới vài tháng đã tự phục hồi và cũng như không cần bất cứ hoạt động phục hồi trợ giúp từ con người? Không cần mất đến vài chục năm như GS Nguyễn Tắc An, Võ Văn Tuấn… và thế giới khẳng định?

Câu hỏi 17: Các ông có dám khẳng định rằng các ông không bị ngu đần để nói bâng quơ rằng biển tự làm sạch? Các ông đừng cố tình đánh tráo khái niệm môi trường tự nhiên có khả năng tự làm sạch, như một ông TS “đánh thuê” dùng từ natural remediation. Xin thưa, biển hay bất kỳ hệ sinh thái nào đó nó luôn có qui luật tự làm sạch bằng những quá trình địa – lý – hóa – sinh (geo-phy-bio-chemical processes). NHƯNG chỉ với  điều kiện ảnh hưởng ở mức phải chăng, ô nhiễm không bị quá tải, còn biển đã chết, lấy cái gì làm sạch nếu chỉ bấu víu vào rửa trôi pha loãng, những vùng san hô đã chết bời chất độc kia dựa vào cái gì để tự phục hồi, nếu không có sự đầu tư và vào cuộc vất vả của con người để hỗ tợ tái tạo. Còn chất độc bị dòng hải lưu và thủy triều phát tán pha loãng kia, nó không được gọi là tự làm sạch đâu, mà chất độc chỉ được mang từ vùng này sang vùng khác. Chất độc có phát tán ra thì phần lớn cũng nằm trong lãnh hải vùng biển VN, và thủy sinh ở đây cũng sẽ hấp thụ và cuối cùng nó cũng đi vào miệng các ông đấy.

Câu hỏi 18: Ông phản biện lại câu nói của ông Chu Xuân Phàm “chọn cá hay thép, chỉ cá hoặc thép chứ không được cả hai” trong khi các ông nói “có cả thép, cá sạch và biển sạch”? Xem ra ông Chu Xuân Phàm, người Đài Loan nhưng lại nhân bản với người Việt hơn là chính các ông đấy.

Câu hỏi 19: Các ông có dám giải bài toán lớp 1 này không? Khi lượng chất độc từ Formosa liên tục xả vào môi trường biển, cho dù nó không vượt chuẩn qui định như cái chuẩn các ông ‘xào nấu” từ chuẩn của quốc tế và các nước phát triển, lượng độc tố này ngày càng tăng trong môi trường biển theo cấp số cộng. Các ông định “bịt miệng cá” hay “tiêm vắc xin” ngăn ngừa chất độc đi vào cơ thể cá mà các ông nói rằng có cả thép và cá sạch? Tôi không cho là các ông không giải được bài toán này, và càng không cho rằng các ông không hiểu cơ chế tích tụ sinh học (bioaccumulation) trong tự nhiên/qua chuỗi thức ăn. Chất độc trong môi trường không gây chết cho sinh vật, nhưng nó tích tụ và tăng rất nhanh thông qua từng mắt xích của chuỗi thức ăn. Con người và chính bản thân các ông cũng nằm ở mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, các ông cũng sẽ “đón nhận” lượng độc tố ở mức cực đại của chuỗi thức ăn. Thế tại sao các ông dám tuyên bố như thế? Các ông tuyên bố như thế, nhưng phía sau sân khấu chính trị này, các ông sẽ không ăn những loại thực phẩm mà các ông biết nó tích tụ nhiều độc tố.

Chỉ còn lại người dân, không hiểu cơ chế của độc tố và tin các ông để rồi chết dưới sự đầu độc của các ông. Tội ác của các ông khi để thực phẩm độc hại của Trung Quốc tràn lan vào VN, hạ chuẩn môi trường, mở cửa ồ ạt các dự án hủy hoại môi trường như Formosa, cũng như việc xúi dại người dân ăn sản phẩm thủy sản độc từ thảm họa Vũng Áng là đây: GS.TS Nguyễn Bá Đức, PCT Hội Ung thư Việt Nam, ngày 04/08/2016, cho biết tốc độ tăng ung thư ở Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới: Năm 2000: 69.000 người mắc ung thưNăm 2010: 126.000 người mắc ung thưNăm 2015: 150.000 người mắc ung thưNăm 2020: ước 200.000 người mắc ung thư/nămCác nguyên nhân: Thực phẩm bẩn: 35%, Hút thuốc lá: 30%, Di truyền: 10%, Nguyên nhân khác: 15%.

Câu hỏi 20: Nếu các ông tự tin là biển đã sạch, các ông có dám để chúng tôi tổ chức nghiên cứu độc lập đánh giá ảnh hưởng? Và tại sao các ông từ chối sự giúp đỡ xác định nguyên nhân cá chết từ UNEP, Hoa Kỳ và Đài Loan? Khi các ông không để một nghiên cứu độc lập thì các ông đừng hy vọng qua mặt được người dân và trí thức. Tôi và nhiều người yêu cầu các ông ngay bây giờ, hãy để UNEP đứng ra điều phối một chương trình nghiên cứu độc lập, xác định nguyên nhân, đánh giá ảnh hưởng lâu dài cũng như các hoạt động phục hồi hệ sinh thái biển, và Formosa phải ứng trước 500 triệu USD cho chương trình này, như tôi đã viết bài yêu cầu [17]. 

Câu hỏi 21: Có gì khuất tất mà các ông đang cho đội quân trí thức quan phủ chính quyền tìm mọi cách bịt miệng và đe dọa những trí thức có những phản biện độc lập về nguyên nhân cá chết như TS. Nguyễn Đức Thắng? Một chính thể thông minh là một chính thể biết lắng nghe phản biện, đừng ngu xuẩn mà dùng đội quân “đánh thuê”, tự cho mình là “trí thức đại bàng” dùng mọi thủ thuật từ “dụ khỉ”, không được, đến lôi hàng lô hàng lốc các loại giáo sư tiến sỹ, sản phẩm khoa học thì không có, chỉ biết dùng quyền lực để hăm dọa những tiếng nói phản biện. Ông  TS. Tô Văn Trường  chuyển lời của ông Trần Huân (cán bộ Bộ Công Thương) để thị phạm TS. Thắng rằng: “Có điều, chính phủ đã công bố nguyên nhân thì phải cố bảo vệ, còn không thì ‘mất mặt’ với dân, với thế giới. Cho nên những ý kiến nói khác là dễ bị loại bỏ” Còn ông GS. Nguyễn Ngọc Kính, nguyên Vụ trưởng Vụ KH&CN Bộ NN&PTNT thì yêu cầu cơ quan TS. Thắng xử lý TS Thắng và đòi TS Thắng phải gỡ bài viết và xin lỗi đoàn kiểm tra [18].

Câu hỏi 22: Các ông còn định ém thông tin và đàn áp những tiếng nói phản biện đến bao giờ? Khi lại tiếp tục trò mèo của giới trí thức chính quyền trước bài viết phản biện về nguyên nhân cá chết của TS. Nguyễn Đức Thắng. Gần đây đến phiên ông giáo sư “khả kính” Phạm Hùng Việt, giám đốc Trung tâm Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã răn đe và nhắn nhủ TS. Nguyễn Đức Thắng rằng Moi viec deu can duoc giai quyet va cong khai tuong minh vao cac thoi diem thich hop. Anh da tung cong tac o Vu giao duc, khoa hoc va moi truong cua MPI, anh cang hieu viec nay ( van de nhay cam va dang hot hien nay) nen thong tin den dau, vao thoi diem nao theo lo trinh cua nha nuoc cho phu hop va toi uu“.

Thảm họa Vũng Áng đã xảy ra hơn 4 tháng rồi, cả nước người dân vẫn còn ngơ ngác với nguồn thực phẩm truyền thống “cá biển”, hàng ngàn ngư dân mất việc, môi trường biển chết đứng, thế giới áp lệnh kiểm tra ngặt nghèo hàng thủy sản xuất khẩu thủy sản, nhiều đối tác đã hủy hợp đồng với các công ty thủy sản ở miền Trung VN thế mà ông GS ấy lại nói chờ thời điểm thích hợp. Là người nhận mình là trí thức, cũng như các ông đang tự ngồi vào những cái ghế quyền lực gọi là “lãnh đạo đất nước” mà lại cung cúc nghe lệnh trên để “thích hợp và ưu tiên” cho những trò chính trị bỉ ổi, đánh đổi sinh mạng người dân, liệu có xứng đáng để đặt tên mình vào danh sách trí thức và lãnh đạo? Đúng ra các ông phải thường xuyên cập nhật và minh bạch mọi thông tin liên quan đến thảm họa để người dân biết mà phòng tránh. Các ông có học hành nhưng các ông đã không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và đạo đức trong khoa học (ethics). Các ông tự cho quyền lãnh đạo, dùng tiền thuế của dân nhưng phản bội lại người dân và đang đầu độc người dân. Các ông hãy bước xuống để chúng tôi chọn ra những người đủ tài và tâm lãnh đạo đất nước này.

Câu hỏi 23: Có phải các ông đang bỏ rơi tình trạng sức khỏe của người dân vùng thảm họa? Trong bài viết “thảm họa Vũng Áng: những hệ lụy và cách chúng ta làm trong dài hạn và ngắn hạn” đầu tháng 5 [2], tôi yêu cầu đoàn nghiên cứu xác định nguyên nhân thảm họa là phải lập hồ sơ bệnh lý cho tất cả những người có khả năng phơi nhiễm bệnh với độc tố. Nhưng tôi chưa hề thấy các ông đề cập bất cứ thông tin nào về tình trạng sức khỏe cộng đồng.

Câu hỏi 24: Ai là người ra lệnh cho công an, quân đội, thanh niên xung phong đàn áp người biểu tình phản đối Formosa những ngày đầu tháng 5? Ai, ai? Các ông nhớ rằng, chính các ông đã đẩy những viên công an và sỹ quan kia trở thành những kẻ ác ôn với dân vì lệnh cưỡng bức của các ông. Và khi họ bị người dân truy xuất, chính những viên công an, sỹ quân kia sẽ nã đạn vào đầu các ông trước đấy, chả cần đợi đến dân đâu, hãy nhìn vụ Yên Bái đấy.

Câu hỏi 25: Đã khi nào các ông nhìn lại tấm hình các ông chụp tắm biển để mị dân là biển sạch?  các ông đâu có bị bệnh đao (down syndrome) đâu mà có những hành động phản cảm, nhảy xuống tắm biển chứng minh biển sạch. Nó phản cảm bởi:

i) Theo nhìn nhận của phương Tây, tấm ảnh 8 thằng đàn ông trùng trục với nhau như thế thì chỉ có thể là đồng tính. Các ông không bị đồng tính, mà như thế thì là bệnh hoạn.

ii) Nó ngạo nghễ khiêu binh với người dân VN trong hoàn cảnh cả nước đang tang thương ngơ ngác với thảm họa.

iii) Nó ngạo nghễ khiêu binh của những tên ngu dốt dưới con mắt của những người trí thức như tôi, khi tôi đang vừa đau vừa kinh hoàng bởi sự mất mát quá lớn, các hệ sinh thái biển đã nuôi sống hàng bao nhiêu thế hệ người Việt trên eo đất nghèo nàn miền Trung, từ thời có loài người trên dải đất hình chữ S này.

iv) Hình ảnh 8 thằng đàn ông trùng trục ở một vùng biển như thế, nó còn làm cho sự kinh hãi và chắc chắn tâm lý sẽ phải bỏ chạy trước mắt bất cứ người phụ nữ nào khi thấy cảnh đó.

Yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc đương kim thủ tướng và ông Trần Hồng Hà đương kim bộ trượng Bộ TNMT phải trả lời 25 câu hỏi này một cách minh bạch trước khi người dân cho phép các ông có bất cứ động thái nào đối với Formosa.

TS Nguyễn Thị Hải Yến
CHLB Đức
Ba Sàm

[1] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-tai-nguyen-thuy-trieu-do-va-doc-to-hoa-hoc-gay-ca-chet-hang-loat-3394360.html
[2] https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/03/8105-tham-hoa-vung-ang-nhung-he-luy-va-cach-chung-ta-can-lam-trong-ngan-han-va-dai-han/
[3] http://cand.com.vn/Xa-hoi/Su-that-30-tan-ca-nuc-nhiem-chat-phenol-o-Quang-Tri-396847/
[4] http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160824/cuoi-thang-8-cong-bo-an-ca-duoc-chua/1159849.html
[5] http://vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/formosa-cam-ket-boi-thuong-500-trieu-usd-sau-su-co-ca-chet-hang-loat-3428561.html
[6] http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/formosa-phu-nhan-viec-gay-ra-tham-hoa.html.
[7] http://laodong.com.vn/chinh-tri/chinh-phu-gui-bao-cao-vu-formosa-den-cac-dai-bieu-quoc-hoi-577662.bld
[8] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/20/9231-can-tra-lai-chan-ly-khoa-hoc-cho-ket-luan-ve-nguyen-nhan-ca-chet/
[9] https://www.talkvietnam.com/2016/07/stop-polluting-the-water-for-the-sea-to-recover/
[10] Effects of oil pollution on marine environment. The International tanker owners pollution federation limited, UK www.ITOPF.com
[11]  https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/05/9022-formosa-can-boi-thuong-1-000-ty-usd-va-dong-cua-formosa-ha-tinh/
[12] https://anhbasam.wordpress.com/2016/08/10/9525-so-sanh-so-tien-boi-thuong-giua-bp-va-formosa/
[13] http://enternews.vn/vu-formosa-xa-thai-bien-co-kha-nang-tu-lam-sach.html
[14] http://vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/nuoc-bien-mien-trung-dat-chuan-cho-tam-va-nuoi-trong-thuy-san-3456202.html
[15] http://www.stiftung-meeresschutz.org/themen/verschmutzung-muell/103-fischsterben-vietnamesische-kueste-grossflaechig-verseucht
[16] http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/an-toan-thguc-pham/319268/an-gi-cung-chet-nguoi-viet-mac-ung-thu-nhanh-nhat-the-gioi.html
[17] https://anhbasam.wordpress.com/2016/08/04/9428-500-trieu-usd-cho-nghien-cuu-tien-danh-gia-anh-huong-sinh-thai-va-moi-truong-tham-hoa-formosa-vung-ang/
[18] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/31/9384-tham-hoa-formosa-vung-ang-nhom-tri-thuc-dai-bang-dang-bang-moi-cach-bit-mieng-nhung-tieng-noi-phan-bien/

3 nhận xét:

  1. câu hỏi thứ 26, các ông có phải cộng sản không?

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa