Vì sao người dân có tâm trạng “hả hê” trong vụ đảng viên giết nhau ở Yên Bái?
Ở xã hội VN, có bao giờ công lý được thực thi hay chưa ? Theo tôi là chưa. Nếu có thì cũng hai tốc độ khác nhau.
Thử xét trường hợp mới đây ở phố cổ Hội An, (di sản văn hóa quốc gia và thế giới), người dân nào dẫn đoàn xe hai chục chiếc vào đây thì phải “tả tơi như cái mền”, vì bị pháp luật trừng trị. Trong khi ông thủ tướng đi vào thì không hề gì cả.
Thí dụ khác, cướp 2 ổ bánh mì thủ phạm gỡ lịch mỏi tay. Trong khi cán bộ đảng viên thụt két, rút ruột xí nghiệp quốc gia, làm phá sản, gây ra hàng tỉ đô la tiền nợ. Nếu “đúng qui trình” thì hòa cả làng, người dân nai lưng trả nợ.
Theo tôi, tâm trạng hả hê của người dân là có thật. Đó là tâm lý “thù nhà được báo” được thể hiện ra bề mặt. “Thù nhà được báo”, cách nói khác của “công lý được thiết lập”, là văn hóa “nền tảng” không chỉ của đông phương mà còn cả nhân loại. Ở xã hội văn minh, “công lý” là cột trụ của các định chế pháp lý quốc gia và quốc tế.
Thử đọc một truyện kiếm hiệp TQ, thứ này lan truyền sâu rộng trong quần chúng VN, hầu hết các cốt truyện đều xoay quanh vấn đề “báo thù”. Báo thù cho cha, cho sư phụ v.v… Tây phương thì có “vendetta”, tức cũng “báo thù”. Trong kinh thánh Do Thái cũng đã đề cập tới vấn đề “mắt trả mắt, răng trả răng”, tức cũng “báo thù”. Khi luật pháp quốc gia chưa thành hình, “báo thù” là phương cách của cá nhân để thiết lập lại “công lý”.
Xã hội văn minh hơn, việc “báo thù – vendetta” ít thấy xảy ra trong xã hội. Nhưng nó vẫn xảy ra âm ỉ trong các xã hội “đen” mafia. Còn các đảng chính trị, họ có luật riêng của họ. Họ xử nhau theo kiểu “thanh toán, thủ tiêu”… Cốt lõi của mọi vấn đề vẫn là “thiết lập lại công lý”.
Ở xã hội VN, có bao giờ công lý được thực thi hay chưa ?
Theo tôi là chưa. Nếu có thì cũng hai tốc độ khác nhau.
Thử xét trường hợp mới đây ở phố cổ Hội An, (di sản văn hóa quốc gia và thế giới), người dân nào dẫn đoàn xe hai chục chiếc vào đây thì phải “tả tơi như cái mền”, vì bị pháp luật trừng trị. Trong khi ông thủ tướng đi vào thì không hề gì cả.
Thí dụ khác, cướp 2 ổ bánh mì thủ phạm gỡ lịch mõi tay. Trong khi cán bộ đảng viên thụt két, rút ruột xí nghiệp quốc gia, làm phá sản, gây ra hàng tỉ đô la tiền nợ. Nếu “đúng qui trình” thì hòa cả làng, người dân nai lưng trả nợ. Ta có thể kể ra hàng ngàn thí dụ về pháp lý hai tốc độ như vậy.
Trong khi các chính sách về đất đai của đảng hiện nay, hay các chính sách đánh tư sản, vụ “Nhân văn giai phẩm”… ngày trước, vô hình chung đảng viên nào cũng có một “món nợ” khó phai đối với nạn nhân (chiếm đại đa số trong xã hội). Món nợ này nặng như “nợ máu”, hay nhẹ hơn, là tùy ở đối tượng.
Vụ đảng viên giết nhau ở Yên Bái, cốt lõi vấn đề vẫn là “thiết lập lại công lý”. Công lý ở đây là theo cách nhìn của người trong cuộc. Hai anh kia “đã làm cái gì” nên mới bị anh nọ bắn.
Nhưng cái nhìn của người dân, nạn nhân của sộng sản, ba đảng viên bắn nhau chết, trong chừng mực “công lý được thiết lập”.
Đảng CSVN vay nợ máu quá nhiều. Dân VN từ bi làm gốc, không chủ trương “vendetta” như các nước phương tây. Nhưng có dịp là họ cũng bày tỏ sự hả hê, khi mà họ cảm thấy “công lý được thiết lập”.
Vấn đề “hòa giải quốc gia” lý ra là chính sách trọng tâm của mọi chính sách, để mọi uất ức trong lòng người dân được giải tỏa. Đảng CSVN vẫn dùng sức mạnh để đàn áp. Nợ lại chồng lên nợ. Mà nợ thì phải trả thôi.
Vấn đề là khi nào và trả nợ bằng cách nào?
FB Trương Nhân Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét