Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Tại sao người dân vui mừng vì vụ án ở Yên Bái...

Tại sao người dân vui mừng vì vụ án ở Yên Bái...

Người dân đã tổng hợp hóa các bất mãn của mình với chính quyền bằng lòng căm ghét các viên chức chính quyền bất kể đúng sai. Và câu nói cửa miệng của họ khi nhìn nhận một quan chức chính quyền là : "Ông ấy không thể là người tốt. Vì người tốt thì không thể leo cao như thế trong bộ máy chính quyền".
H1
Ông Phúc và tùy viên tháp tùng không 
mặc áo ngăn ô nhiễm khi vào phòng cấp cứu
Việc người dân vui mừng, đôi khi thái quá trước những cái chết bất đắc kỳ tử của hai quan chức đầu tỉnh Yên Bái đã chứng tỏ một điều thật đơn giản và không có gì phải bàn cãi. Đó là đa số người dân càng lúc càng xa rời chính quyền hơn. Cuộc song hành của người dân với chính quyền, như Cá với Nước nếu có từ thời xa xưa, nay đang dần đi vào thế đứt đoạn, chấm hết.

Chẳng có gì lạ cả là trong khi chính quyền cởi mở hóa một số vấn đề thì lại vẫn giữ nguyên một số điều lỗi thời, gây chia rẽ hoặc không công bằng.

Chiến tranh kết thúc đã hơn 40 năm rồi mà đất nước vẫn chia hai thành phần dân chúng khác nhau. Một số ít thì là người "Có công với Cách Mạng", được hưởng các đặc quyền về tiền bạc, giáo dục, xã hội. Còn tuyệt đại đa số người dân còn lại thì không. Các trường Đại Học thuộc ngành CA hoặc một số ngành khác thì chỉ tuyển con cái cán bộ, CA. Các trường này không thu học phí, thậm chí là còn được hưởng lương khi theo học. Vô lý hơn nữa là các nhân viên, quan chức khi phạm lỗi đi tù thì Tòa Án cũng vì là người có công nên có thể giảm án vô tội vạ. Các CA phạm tội, đáng lẽ ra phải bị trừng trị nặng hơn vì phạm tội trong khi có chức quyền, thì cũng được giảm án theo kiểu như vậy. Khiến cho lực lượng CA, AN, Đảng viên cấp cao luôn là một thứ kiêu binh, lờn mặt với cả người dân lẫn Pháp Luật.

Còn quá nhiều lý do để người dân không đồng tình với chính quyền, có quá nhiều sự kiện để lòng căm ghét ấy dâng lên và thành chuyện căm phẫn. Và các viên chức chính quyền đã trở thành một thứ giỏ rác lãnh đủ các tội nợ của chính quyền, nhất là khi những người đó gặp chuyện không may. 


Người dân đã tổng hợp hóa các bất mãn của mình với chính quyền bằng lòng căm ghét các viên chức chính quyền bất kể đúng sai. Và câu nói cửa miệng của họ khi nhìn nhận một quan chức chính quyền là :

"Ông ấy không thể là người tốt. Vì người tốt thì không thể leo cao như thế trong bộ máy chính quyền".

Nên chuyện người dân vui mừng hả hê vì hai ông quan Yên Bái chết thì cũng là một điều bình thường và không có gì ngạc nhiên trong một xã hội mà người dân và chính quyền càng lúc càng xa rời nhau.

© Mai Tú Ân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét